Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 384/KH-UBND | Lào Cai, ngày 03 tháng 11 năm 2021 |
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ EM TỪ 12-17 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Thực hiện Công văn số 8688/BYT-DP ngày 14/10/2021 của Bộ Y tế về việc tiêm phòng vắc xin phòng Covid- 19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi; Công điện số 1675/CĐ-BYT ngày 22/10/2021 của Bộ Y tế về việc triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau:
1. Mục tiêu chung
Phòng chống dịch chủ động bằng việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ và cộng đồng; hình thành cộng đồng an toàn để phát triển kinh tế, xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đạt 100% số đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi cư trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID 19 theo quy định.
- Tiếp nhận, cung ứng kịp thời và triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh;
- Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN TRIỂN KHAI
1. Đối tượng: Vắc xin được cấp và tiêm miễn phí cho các đối tượng:
Trẻ từ 12-17 tuổi cư trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai, bao gồm: Trong các trường học công lập và ngoài công lập, các cơ sở bảo trợ xã hội, các địa phương.
2. Thời gian triển khai:
- Tổ chức triển khai đồng loạt, dự kiến từ ngày 05/11/2021.
- Nhận vắc xin và chuyển đến tuyến huyện: Ngay sau khi nhận vắc xin phân bổ tiêm cho trẻ em từ Bộ Y tế.
3. Loại vắc xin:
- Vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi 12-17, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế.
- Vắc xin sử dụng 02 liều cơ bản/đối tượng.
- Phân bổ vắc xin: UBND tỉnh phân bổ vắc xin để triển khai thí điểm, s au khi triển khai thí điểm, UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Y tế phân bổ và điều chỉnh vắc xin theo từng đợt cung ứng vắc xin của Bộ Y tế cho các đối tượng từ 12-17 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh.
III. PHƯƠNG THỨC, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC TIÊM
- Tổ chức tiêm theo hình thức tiêm ngắn ngày: Trẻ em trên địa bàn huyện nào tiêm tại huyện đó.Triển khai theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, ưu tiên tiêm cho nhóm 16-17 tuổi trước và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vắc xin.
Đối với học sinh đi học: Thành lập các tổ tiêm chủng lưu động tổ chức tiêm tại các trường học cho học sinh và phải đảm bảo các điều kiện trang thiết bị đáp ứng công tác an toàn tiêm chủng, công tác phòng chống dịch COVID-19.
Đối với trẻ em không đi học: Thành lập các điểm tiêm cố định theo cụm xã tại Trạm Y tế hoặc Phòng Khám Đa khoa khu vực.
Các huyện, thị xã, thành phố: Duy trì điểm tiêm tại Bệnh viện Đa khoa huyện/các điểm tiêm cố định để tiêm cho các trẻ em cần thận trọng phải tiêm ở cơ sở y tế.
- Đối với trẻ đi học: Học sinh trường nào tiêm tại trường đó. Ngành y tế phụ trách hoạt động tiêm chủng và an toàn tiêm chủng; ngành giáo dục phụ trách các điều kiện để tổ chức các điểm tiêm đảm bảo an toàn theo quy định.
- Đối với trẻ không đi học: Trung tâm Y tế bố trí các điểm tiêm cố định tùy thuộc số lượng trẻ; lực lượng hỗ trợ là các tổ chức đoàn thể tại các xã.
3. Tổ chức triển khai thí điểm
- Đối tượng: Toàn bộ học sinh các Trường Phổ thông trung học, Trường Cao đẳng Lào Cai, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố. Tổng 09 trường với tổng số đối tượng khoảng 6.753 học sinh.
- Thời gian triển khai: Từ 05-09/11/2021
- Địa điểm: Tiêm tại trường học, học sinh trường nào tiêm tại trường đó.
- Đơn vị chủ trì tổ chức tiêm: UBND thành phố, Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai (chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị thuốc, vắc xin, vật tư, trang thiết bị cần thiết khác).
- Đơn vị phối hợp tổ chức tiêm: Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường có học sinh được tiêm (chuẩn bị danh sách, địa điểm, bàn ghế, hỗ trợ nhân lực tổ chức tiêm…).
- Thành lập 02 tổ thường trực cấp cứu 24/24: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi (Mỗi bệnh viện 01 tổ kèm theo trang thiết bị và phương tiện cấp cứu).
- Các đối tượng thận trọng cần tiêm tại cơ sở Y tế: các trường hợp có bệnh nền lập danh sách tổng hợp tiêm vào 01 buổi cuối cùng tại Bệnh viện Sản Nhi.
- UBND thành phố chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức phát phiếu đồng ý tiêm cho cha mẹ/ người giám hộ học sinh ký cam kết, tuyên truyền vận động cha mẹ/người giám hộ học sinh cho con em đi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
1. Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin và vật tư tiêm chủng
-Thực hiện bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C trong toàn bộ quá trình tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển vắc xin ở tất cả các tuyến.
- Vắc xin còn tồn cuối đợt tiêm tại các đơn vị được trả lại cho đơn vị cung ứng để điều phối sử dụng trong thời hạn bảo quản.
- Các điểm tiêm tại tuyến huyện lập dự trù và đến lĩnh vắc xin tại kho của Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố.
2. Điều tra, lập danh sách đối tượng tiêm vắc xin COVID-19
- Rà soát, lập danh sách đối tượng từ 12-17 tuổi nhập sẵn trên hệ thống hồ sơ sức khỏe trên địa bàn; hoàn thiện trước ngày 05/11/2021.
- Tổ chức phát Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng cho cha mẹ, người giám hộ của đối tượng được tiêm ký đồng ý vào phiếu (theo mẫu gửi kèm). Lưu ý, sau khi tổng hợp phiếu có xác nhận đồng ý mới tiêm.
- Sau khi được phân bổ vắc xin, các điểm tiêm khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết cho đối tượng. Bản kế hoạch phải xác định rõ thời gian, địa điểm, nhân lực, danh sách, số đối tượng được tiêm tại mỗi thời điểm; các điều kiện đảm bảo an toàn tiêm chủng; có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan, đặc biệt Sở Giáo dục và Đào tạo khi triển khai tại các trường học.
- Phổ biến kế hoạch tiêm chủng tới các đơn vị thực hiện.
- Yêu cầu các đơn vị tổ chức cập nhật lại cho 100% các cán bộ tham gia chiến dịch tiêm chủng về việc tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển sử dụng vắc xin; hướng dẫn tổ chức điểm tiêm chủng; cập nhật thông tin về vắc xin; tiêm chủng vắc xin an toàn; khám sàng lọc trước tiêm chủng; theo dõi phản ứng sau tiêm, xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng; an toàn tiêm chủng, thống kê báo cáo.
5.1. Nội dung truyền thông
-Truyền thông Kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em tại địa phương; hiệu quả của tiêm chủng vắc xin phòng COVID- 19 trong phòng, chống dịch COVID-19, các khuyến cáo về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, theo dõi và xử lý phản ứng sau tiêm chủng, cách nhận biết các phản ứng sau tiêm chủng…
5.2. Các hoạt động truyền thông
- Truyền thông kịp thời, chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng về kế hoạch tiêm chủng, vận động người dân đưa con em đi tiêm chủng khi đến lượt.
- Truyền thông trên mạng xã hội, nhóm zalo cho cha mẹ học sinh, người giám hộ về lợi ích tiêm chủng, trách nhiệm và quyền lợi đối với cộng đồng…
- Trong thời gian triển khai tiêm chủng phải duy trì thường trực cấp cứu, xử trí các trường hợp phản ứng, tai biến do tiêm chủng. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, huyện phải bố trí tối thiểu 5 giường hồi sức cấp cứu/điểm tiêm để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
- Các điểm tiêm chủng khác phải bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.
- Phải thực hiện 5K, giãn cách và các biện pháp phòng chống dịch tại các điểm tiêm chủng.
- Khi cần hỗ trợ cấp cứu cho các điểm tiêm trên địa bàn, liên hệ tổ tư vấn hỗ trợ chuyên môn và các cán bộ được giao phụ trách tại Quyết định số 407/QĐ- SYT ngày 19/7/2021 của Sở Y tế.
7.1. Lập kế hoạch buổi tiêm chủng
Lập danh sách đối tượng đến tiêm chủng theo khung giờ đảm bảo không quá 20 người/điểm tiêm chủng trong cùng thời điểm, số đối tượng tiêm được tùy theo năng lực của từng/bàn tiêm/buổi tiêm chủng.
7.2. Sàng lọc đối tượng trước buổi tiêm chủng
- Sử dụng phiếu tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn tại Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 của Bộ Y tế.
Sau khi tư vấn, đối tượng đồng ý tiêm cần kí xác nhận đồng ý tiêm vắc xin phòng COVID-19, đồng thời có giấy đồng ý của cha, mẹ/người giám hộ ký xác nhận “Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng vắc xin Covid-19” đã gửi trước đó.
Chú ý: Đối tượng đi tiêm chủng không nằm trong diện nghi ngờ đang nhiễm SARS-COV-2 hay có tiền sử tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19 trong vòng 21 ngày; những người đang ốm, sốt hoặc có biểu hiện viêm long đường hô hấp thì chủ động tư vấn không đi tiêm chủng đợt này.
7.3. Bố trí điểm tiêm chủng
Trường học phải tự bố trí vị trí chờ tiêm chủng thông thoáng, đủ ghế ngồi chờ và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa các đối tượng.
Bố trí điểm tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa các bàn/vị trí tiêm chủng.
Bố trí thêm diện tích, phòng theo dõi sau tiêm chủng 30 phút để đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa các đối tượng.
Cán bộ y tế và người đến tiêm chủng phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên, tiến hành kiểm tra thân nhiệt theo quy định tại điểm tiêm chủng.
- Quản lý thông tin tiêm chủng vắc xin COVID-19 bằng Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Trong trường hợp phát hiện người đi tiêm chủng là trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 hoặc tiếp xúc gần với trường hợp COVD-19 trong vòng 14 ngày cần dừng ngay buổi tiêm chủng và thực hiện quản lý các trường hợp này theo quy định.
7.4. Sau tiêm chủng
Dặn các đối tượng sau tiêm vắc xin cần theo dõi tối thiểu 30 phút tại chỗ tiêm và tiếp tục theo dõi 7 ngày sau tiêm. Thông báo rõ s ố điện thoại cần liên hệ để báo cáo các phản ứng sau tiêm (nếu có).
Rà soát các đối tượng chưa được tiêm/hoãn tiêm, tổng hợp danh sách và nêu lí do cụ thể từng trường hợp có tên trong danh sách nhưng chưa được tiêm. Hẹn ngày tiêm vét cụ thể cho từng đối tượng phù hợp theo chỉ đạo tuyến trên.
Các điểm tiêm chủng vắc xin COVID-19 chịu trách nhiệm bố trí cán bộ cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19 cho các đối tượng đã tiêm và nhập liệu, quản lý thông tin đối tượng được tiêm tại cơ sở để cập nhật vào phần mềm theo quy định của Bộ Y tế.
8. Giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng
8.1. Giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng
Giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo Hướng dẫn của Bộ Y tế.
Khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, báo cáo và thông báo kết quả điều tra, xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được thực hiện theo Điều 6 Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016.
8.2. Giám sát định kỳ
Theo dõi, giám sát phản ứng thông thường và tai biến nặng sau tiêm theo quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11 /2018 của Bộ Y tế.
8.3. Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin
Hội đồng tư vấn chuyên môn tuyến tỉnh tổ chức và hoạt động theo Thông tư số 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018 và Thông tư 05/2020/TT-BYT sửa đổi, cập nhật một số điều của Thông tư 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018, đã được đào tạo, tập huấn hàng năm về các hoạt động chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.
8.4. Xử trí phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin
Thực hiện quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Quy trình phải được tập huấn lại cho các cán bộ tiêm chủng trước khi triển khai tiêm vắc xin COVID-19 tại các tuyến, các cơ sở khám chữa bệnh.
9. Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng
- Để công khai minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19, các đơn vị, địa phương sử dụng nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 để triển khai kế hoạch. Nền tảng bao gồm 4 thành phần: (1) Cổng công khai thông tin tiêm chủng tại địa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn; (2) Hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng; (3) Hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo điều hành; (4) ứng dụng số sức khỏe điện tử.
- Chi tiết thực hiện theo Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày 14/7/2021 của UBND tỉnh.
10. Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng
- Xử lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm chủng theo quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và Văn bản số 102/MT-BYT ngày 04/3/2021 của Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Các cơ sở tiêm chủng, có phương án thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định của Bộ Y tế.
- Lọ vắc xin sau khi sử dụng phải được hủy bỏ và ghi chép, báo cáo, bàn giao bằng biên bản theo quy định của Bộ Y tế tại Công văn số 5679/BYT-MT ngày 16/7/2021 của Bộ Y tế về việc tiếp tục quản lý xử lý vỏ lọ vắc xin COVID-19.
11. Thực hành đảm bảo an toàn phòng chống dịch
- Nhân viên tham gia tiêm chủng và người đến tiêm chủng, người nhà phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân như: đeo khẩu trang, găng tay, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.
- Giữ khoảng cách, hạn chế nói chuyện, tiếp xúc với người khác tại điểm tiêm chủng.
12. Giám sát chiến dịch tiêm chủng; ghi chép và báo cáo
- Kiểm tra, giám sát trước, trong và sau tiêm; Chỉ đạo đôn đốc việc đảm bảo tiến độ tiêm chủng.
- Ghi đầy đủ thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng của đối tượng tiêm chủng và trên phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng; thông báo cho người được tiêm chủng về lịch tiêm mũi tiếp theo; Ghi ngày tiêm chủng và ghi chép các sự cố bất lợi sau tiêm chủng trên phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng. Sau khi hoàn thành lịch tiêm phải cấp cho người được tiêm chủng phiếu xác nhận đã được tiêm chủng.
- Báo cáo định kỳ, đột xuất: Chế độ, hình thức, quy trình, thời gian và nội dung báo cáo theo quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.
- Báo cáo hàng ngày: Chế độ, hình thức, qui trình, thời gian báo cáo theo quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế. Nội dung báo cáo theo biểu mẫu báo cáo hàng ngày.
- Sử dụng số liệu trên nền tảng tiêm chủng vắc xin COVID-19 quốc gia để thực hiện báo cáo.
1. Ngân sách Trung ương bảo đảm:
- Vắc xin, một số vật tư tiêm chủng như bơm kim tiêm vắc xin, pha vắc xin, hộp an toàn.
- Phối hợp với các địa phương vận chuyển vắc xin đến kho của tỉnh hoặc đến các điểm tiêm.
- Chi phí bồi thường cho một số trường hợp tử vong theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm:
- Chi phí vận chuyển vắc xin từ kho của tỉnh đến các điểm tiêm (trong trường hợp Bộ Y tế chỉ chuyển đến kho của tỉnh); trang thiết bị bảo quản vắc xin theo quy định.
- Chi phí tổ chức chiến dịch tiêm chủng, bao gồm: chi bồi dưỡng cho các kíp tiêm chủng, các vật tư tiêu hao (ngoài vật tư do Bộ Y tế bảo đảm), chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng...
- Các hoạt động tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện, xã, các điểm tiêm chủng trên địa bàn.
- Chi phí cho các hoạt động giám sát, hỗ trợ cấp cứu.
- Các hoạt động truyền thông tại địa phương.
3. Nguồn kinh phí
- Ngân sách Nhà nước;
- Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác đối với Trung ương và địa phương.
- Phân bổ vắc xin cho các địa phương, đơn vị theo tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai tiêm vắc xin COVID-19 tại từng địa phương.
- Cung cấp tài liệu chuyên môn cho các cơ quan thông tin đại chúng, các ban ngành, đoàn thể phục vụ cho công tác truyền thông, tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, lợi ích của tiêm vắc xin.
- Dự trù, tiếp nhận và bảo quản, cấp phát đủ vắc xin, vật tư, phương tiện tiêm chủng, đáp ứng cho kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 tại các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
- Thiết lập các điểm tiêm chủng phù hợp, đảm bảo cho việc triển khai chiến dịch thuận lợi, đúng quy định và đạt mục tiêu.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế chuẩn bị các phương án đảm bảo sẵn sàng cấp cứu, xử lý các tai biến, biến chứng nặng sau tiêm vắc xin, đảm bảo an toàn cho các đối tượng tiêm chủng trong kế hoạch.
- Chỉ đạo các Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện bố trí cán bộ tham gia kế hoạch.
- Tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong, sau tại các địa phương, cơ sở có tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 trong các đợt tổ chức tiêm.
- Tổng hợp kết quả hàng ngày, báo cáo tiến độ về Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh, kết thúc đợt triển khai báo cáo, đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
- Phối hợp với UBND thành phố và tổ chức, chỉ đạo các đơn vị liên quan ký cam kết, tuyên truyền vận động cha mẹ/ người giám hộ cho con em đi tiêm; khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để tổ chức tiêm thí điểm đảm bảo an toàn, tiến độ và hiệu quả; chỉ đạo 09 trường triển khai tiêm thí điểm liên hệ với Trung tâm Y tế thành phố để thống nhất kế hoạch tiêm.
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương, các đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành Y tế xây dựng kế hoạch tiêm cho trẻ em đang đi học từ 12-17 tuổi trên địa bàn;
- Chỉ đạo các trường học chủ động bố trí địa điểm tiêm, bàn ghế, bố trí nhân lực hỗ trợ tổ tiêm chủng các hoạt động như: đo thân nhiệt, nhập liệu, vào danh sách, khai báo y tế… để đảm bảo tiến độ, hiệu quả, an toàn tiêm chủng;
- Cung cấp danh sách trẻ em đầy đủ thông tin theo yêu cầu cho cơ quan y tế; tổ chức cho cha mẹ, người giám hộ ký phiếu cam kết đồng ý tiêm cho trẻ trước khi tổ chức tiêm ít nhất 02 ngày. Đặc biệt là Trường Dân tộc nội trú có thể chỉ đạo phổ biến cho cha mẹ học sinh ở xa không ký cam kết được thì đến Trạm Y tế xã, thị trấn để lấy mẫu phiếu cam kết đồng ý tiêm và chuyển bản chụp đã ký cho học sinh nộp cho nhà trường.
- Chỉ đạo trường học tại các điểm tiêm:
Chủ động bố trí địa điểm tiêm, bàn ghế, bố trí nhân lực hỗ trợ tổ tiêm chủng các hoạt động như: đo thân nhiệt, nhập liệu, vào danh sách, khai báo y tế… để đảm bảo tiến độ, hiệu quả, an toàn tiêm chủng;
Chuẩn bị nước uống, bánh kẹo ăn nhẹ cho đối tượng được tiêm chủng;
Cử cán bộ, giáo viên tham gia phối hợp cùng các cán bộ y tế trong kế hoạch tiêm chủng theo dõi sức khỏe sau tiêm, động viên tinh thần để các em yên tâm tiêm chủng;
Xắp xếp, bố trí học sinh theo lớp, phân nhóm, đảm an toàn phòng chống dịch, giữ trật tự chung… tránh những phản ứng lây chuyền không mong muốn;
Cử các em học sinh có tinh thần xung phong tiêm trước để động viên tinh thần cho các em học sinh khác.
Chỉ đạo công an các cấp đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo quy định về phòng chống dịch bệnh tại các điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động triển khai chiến dịch và hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo các quy định hiện hành.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì và phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kế hoạch tiêm chủng theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
- Thực hiện truyền thông trên mạng xã hội về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; tổ chức các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội và các loại hình truyền thông ứng dụng internet về kế hoạch.
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về lợi ích tiêm vắc xin phòng COVID-19, khuyến cáo người dân cho trẻ đi tiêm chủng, hướng dẫn cách theo dõi, xử trí với các phản ứng sau tiêm.
- Cử phóng viên tiếp cận và đưa tin kịp thời các hoạt động triển khai tại các đơn vị, địa phương trong thời gian triển khai kế hoạch.
- Chủ động bố trí địa điểm tiêm, bàn ghế, bố trí nhân lực hỗ trợ tổ tiêm chủng các hoạt động như: đo thân nhiệt, nhập liệu, vào danh sách, khai báo y tế… để đảm bảo tiến độ, hiệu quả, an toàn tiêm chủng;
- Cung cấp danh sách trẻ em trong độ tuổi từ 15-18 tuổi chưa được tiêm vắc xin theo yêu cầu cho Trung tâm Y tế thành phố; tổ chức cho cha mẹ, người giám hộ ký phiếu cam kết đồng ý tiêm cho trẻ trước khi tổ chức tiêm ít nhất 02 ngày. Đối với các học sinh ở xa có thể chỉ đạo phổ biến cho cha mẹ học sinh không ký cam kết được thì đến Trạm Y tế xã, thị trấn để lấy mẫu phiếu cam kết và chuyển bản chụp đã ký cho học sinh nộp cho nhà trường.
- Chuẩn bị nước uống, bánh kẹo ăn nhẹ cho đối tượng được tiêm chủng;
- Cử cán bộ, giáo viên tham gia phối hợp cùng Trung tâm Y tế thành phố trong kế hoạch tiêm chủng theo dõi sức khỏe sau tiêm, động viên tinh thần để các em yên tâm tiêm chủng;
- Xắp xếp, bố trí học sinh theo lớp, phân nhóm, đảm an toàn phòng chống dịch, giữ trật tự chung… tránh những phản ứng lây chuyền không mong muốn;
- Cử các em học sinh có tinh thần xung phong tiêm trước để động viên tinh thần cho các em học sinh khác.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 trên địa bàn quản lý; chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với địa phương và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu quả, không lãng phí, đảm bảo giãn cách; giao cho địa phương việc bố trí sắp xếp thời gian, địa điểm tiêm cho trẻ không đi học và các trường bố trí các địa điểm điểm tiêm hợp lý cho trẻ em đi học.
- Riêng UBND thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo để tổ chức, chỉ đạo các đơn vị Y tế trên địa bàn triển khai tiêm thí điểm cho các Trường PTTH trở lên đạt hiệu quả, đảm bảo tiến độ và an toàn.
- Chỉ đạo, giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền cấp xã trong việc vận động Nhân dân đưa trẻ đi tiêm đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch.
- Chủ động bố trí, sắp xếp nguồn lực cho các điểm tiêm triển khai đạt hiệu quả cao. Huy động tối đa các lực lượng ngoài ngành Y tế hỗ trợ tại điểm tiêm cố định, lực lượng giáo viên hỗ trợ các điểm tiêm lưu động tại trường.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn đảm bảo thường trực, hỗ trợ cấp cứu tại các điểm tiêm trong suốt quá trình triển khai chiến dịch.
- Thành lập các tổ tiêm chủng lưu động tại các trường học (bố trí cán bộ có chuyên môn sâu thực hiện khám sàng lọc, thường trực cấp cứu, theo dõi phản ứng sau tiêm).
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị truyền thông trên địa bàn tuyên truyền về lợi ích tiêm vắc xin phòng COVID-19, theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng, vận động người dân đi tiêm chủng…
- Bố trí kinh phí hỗ trợ các điểm tiêm cho trẻ giải khát, ăn nhẹ.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động triển khai thực hiện tại các đơn vị, địa phương trong địa bàn trong các đợt tổ chức tiêm chủng.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm với các ban ngành, địa phương khi kết thúc chiến dịch và báo cáo về Ban Chỉ đạo tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương căn cứ Kế hoạch trên, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢNG TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG TIÊM VẮC XIN
(Kèm theo Kế hoạch số: /KH-UBND ngày /11/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
STT | Huyện/TP | Trẻ từ 12-17 tuổi | 12-15 tuổi | 16-17 tuổi | Ghi chú |
1 | Mường Khương | 8.047 | 5.421 | 2.662 |
|
2 | Văn Bàn | 11.091 | 7.526 | 3.565 |
|
3 | Si Ma Cai | 4.744 | 3.409 | 1.335 |
|
4 | Sa Pa | 10.631 | 7.225 | 3.406 |
|
5 | Bát Xát | 10.659 | 6.455 | 4.204 |
|
6 | Bảo Yên | 10.271 | 6.379 | 3.892 |
|
7 | Bảo Thắng | 11.219 | 7.300 | 3.919 |
|
8 | Bắc Hà | 8.909 | 5.831 | 3.078 |
|
9 | Thành phố Lào Cai | 16.307 | 11.031 | 5.267 |
|
| Tổng | 91.905 | 60.577 | 31.328 |
|
(Số liệu trên bao gồm cả trẻ em đi học và không đi học)
BẢNG PHÂN BỔ VẮC XIN TIÊM THÍ ĐIỂM CHO TRẺ TỪ 15-17 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI
(Kèm theo Kế hoạch số: /KH-UBND ngày /11/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
STT (1) | Tên trường (2) | Tổng số liều vắc xin phân bổ (3) = (4) (5) | Số liều vắc xin phân bổ tiêm cho trẻ 15 tuổi (4) | Số liều vắc xin phân bổ tiêm cho trẻ từ 16-17 tuổi (5) | Ghi chú (6) |
1 | THPT Số 1 | 1.040 | 348 | 692 | Triển khai tiêm từ 05/11/2021 đến 09/11/2021 |
2 | THPT Số 2 | 863 | 324 | 539 | |
3 | THPT Số 3 | 880 | 342 | 538 | |
4 | THPT Số 4 | 537 | 173 | 364 | |
5 | THPT Chuyên | 1.044 | 347 | 697 | |
6 | THPT Dân tộc nội trú tỉnh | 521 | 174 | 347 | |
7 | Trung tâm GD thường xuyên tỉnh | 422 | 128 | 294 | |
8 | Trung tâm GD thường xuyên thành phố | 446 | - | 446 | |
9 | Trường Cao đẳng Lào Cai | 1.000 | - | 1.000 | |
| Tổng: | 6.753 | 1.836 | 4.917 |
MẪU PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: /KH-UBND ngày /11/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 1. Tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, tuy nhiên vắc xin phòng COVID-19 có thể không phòng được bệnh hoàn toàn. Người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đủ liều có thể phòng được bệnh hoặc giảm mức độ nặng nếu mắc COVID-19. Sau khi được tiêm vắc xin phòng COVID-19 cần thực hiện đầy đủ Thông điệp 5K phòng, chống dịch COVID-19. 2. Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 có thể gây ra một số biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân như sưng, đau chỗ tiêm, nhức đầu, buồn nôn, sốt, đau cơ… hoặc tai biến nặng sau tiêm chủng. 3. Khi có triệu chứng bất thường về sức khỏe, người được tiêm chủng cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Sau khi đã đọc các thông tin nêu trên, tôi đã hiểu về các nguy cơ và: KhôngĐồng ý cho trẻ tiêm chủng đồng ý cho trẻ tiêm chủng Họ tên cha/mẹ hoặc người giám hộ:………………………………………….. Số điện thoại:…………………………………………………………………. Họ tên trẻ được tiêm chủng:…………………………………………………..
|
- 1Kế hoạch 4053/KH-UBND năm 2021 triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2021-2022
- 2Quyết định 2728/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 15-17 tuổi năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3Kế hoạch 356/KH-UBND năm 2021 về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2021 về triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2021-2022
- 1Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng
- 3Thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Thông tư 24/2018/TT-BYT quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Thông tư 34/2018/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Thông tư 5/2020/TT-BYT sửa đổi Thông tư 24/2018/TT-BYT quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin do Bộ Y tế ban hành
- 7Công văn 102/MT-YT năm 2021 hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 do Cục Quản lý môi trường y tế ban hành
- 8Công văn 5679/BYT-MT năm 2021 về tiếp tục quản lý xử lý vỏ lọ vắc xin COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 9Công văn 8688/BYT-DP năm 2021 về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi do Bộ Y tế ban hành
- 10Quyết định 5002/QĐ-BYT năm 2021 về ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 11Kế hoạch 4053/KH-UBND năm 2021 triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2021-2022
- 12Quyết định 2728/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 15-17 tuổi năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 13Công điện 1675/CĐ-BYT năm 2021 về triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 do Bộ Y tế điện
- 14Kế hoạch 356/KH-UBND năm 2021 về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 15Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2021 về triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2021-2022
Kế hoạch 384/KH-UBND năm 2021 về tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Số hiệu: 384/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 03/11/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Giàng Thị Dung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra