Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3836/KH-UBND

Điện Biên, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHÁP CHẾ NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch công tác Pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1 Mục đích

- Tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý; góp phần thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, đúng pháp luật công tác pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh; góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

2. Yêu cầu

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc kiện toàn, bố trí người làm công tác pháp chế; quan tâm, tạo điều kiện để người làm công tác pháp chế thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ về công tác pháp chế.

- Xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến các cơ quan, đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP,

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Kiện toàn tổ chức, bộ máy

Tiếp tục củng cố, duy trì hoạt động đối với các cơ quan đã có văn bản giao phòng, đơn vị làm công tác pháp chế và người làm công tác pháp chế.

Đối với các cơ quan, đơn vị chưa thành lập phòng Pháp chế hoặc bố trí công chức phụ trách công tác pháp chế thì chủ động sắp xếp, bố trí nhân sự phụ trách công tác pháp chế (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) trên cơ sở biên chế hiện có của cơ quan, đơn vị.

2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác pháp chế

Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức pháp chế và người làm công tác pháp chế tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác pháp chế theo quy định tại Điều 6 (Đối với tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh) và Điều 7 (Đối với tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý) của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác pháp chế.

3. Nâng cao năng lực đội ngũ người làm công tác pháp chế

Các Sở, ngành quan tâm chỉ đạo tăng cường hiệu quả hoạt động pháp chế, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức pháp chế thực hiện tốt nhiệm vụ,

Các Sở, ngành cử công chức làm công tác pháp chế tham dự đầy đủ, có hiệu quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức.

Công chức pháp chế của cơ quan, đơn vị tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ góp phần nâng cao trình độ, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

4. Công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ trong công tác pháp chế

Sở Tư pháp tăng cường tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác pháp chế và cung cấp tài liệu tìm hiểu pháp luật cho đội ngũ làm công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh.

5. Về các hoạt động pháp chế của các doanh nghiệp nhà nước

Công tác pháp chế của các doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

6. Tổ chức kiểm tra công tác pháp chế

Sở Tư pháp chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra toàn diện về công tác pháp chế từ 2 đến 3 Sở, ngành và 01 doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Thời gian thực hiện: Quý III/2018.

7. Báo cáo công tác pháp chế

Các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động pháp chế định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ, ngành quản lý lĩnh vực, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh ban hành và báo cáo Bộ Tư pháp.

Thời hạn gửi báo cáo về công tác pháp chế thực hiện theo quy định Thông tư số 04/2016/TT-BTP ngày 03/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp

Tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, Thông tư 01/2015/TT-BTP và Kế hoạch này.

Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý.

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác pháp chế tại các cơ quan, đơn vị; tổng hợp kết quả công tác pháp chế, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp theo đúng thời gian quy định.

2. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; các doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý

Trên cơ sở Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế năm 2018 tại cơ quan, đơn vị mình đúng nội dung, tiến độ, hiệu quả. Việc xây dựng Kế hoạch pháp chế của cơ quan, đơn vị đảm bảo đầy đủ các nhiệm vụ công tác pháp chế tại Điều 6 (Đối với tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh) và Điều 7 (Đối với tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý) và được xây dựng chung trong một kế hoạch của cơ quan, đơn vị mình.

3. Kinh phí thực hiện

Kinh phí bảo đảm cho tổ chức triển khai công tác Pháp chế thực hiện theo Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Quy định mức phân bổ, mức chi, lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định số 37/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh quy định mức chi đặc thù bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh quy định việc lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND ngày 22/5/2014 của UBND tỉnh quy định về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Điện Biên và các văn bản có liên quan.

Trên đây là Kế hoạch công tác Pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Vụ các vấn đề chung về XDPL - Bộ Tư pháp;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- Các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Văn Tiến

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 3836/KH-UBND năm 2017 về công tác Pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

  • Số hiệu: 3836/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 29/12/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Lò Văn Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản