- 1Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Quyết định 242/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt "Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật" giai đoạn năm 2018-2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1020/QĐ-BTP năm 2018 về Kế hoạch thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018-2022” do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 371/KH-UBND | An Giang, ngày 26 tháng 6 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI “ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN NĂM 2018-2022” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Thực hiện Quyết định số 1020/QĐ-BTP ngày 08/5/2018 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018 - 2022”. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp được quy định tại Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018 - 2022, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật.
- Xác định cụ thể nội dung công việc và trách nhiệm của các Sở, ngành; UBND cấp huyện, các tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.
2. Yêu cầu
- Bám sát các mục tiêu của Đề án, bảo đảm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và giải pháp được nêu tại Đề án.
- Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đồng thời bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa Sở Tư pháp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai hiệu quả Đề án.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
Nghiên cứu triển khai quán triệt chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong công tác tổ chức thi hành pháp luật tại chi Đảng bộ, cơ quan, đơn vị địa phương mình.
- Cơ quan thực hiện: Các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện thường xuyên hàng năm.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018- 2022.
2. Hoàn thiện thể chế về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật
2.1. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan thực hiện: Các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: 2018-2019
2.2. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp chính sách phục vụ việc lập hồ sơ xây dựng Luật về tổ chức thi hành pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan thực hiện: Các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018-2020.
3. Đổi mới công tác theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí cụ thể, định lượng để xác định mức độ thực thi pháp luật, cũng như đánh giá chính xác, toàn diện, tác động của văn bản quy phạm pháp luật trong thực tiễn.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan thực hiện: Các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018-2022.
4. Tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật
Nội dung: Xác lập quy trình tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của cơ quan tổ chức, cá nhân về tình hình thi hành pháp luật một cách thống nhất, có hệ thống rõ ràng, minh bạch. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan trong việc phối hợp với Sở Tư pháp tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp, người dân, tổ chức, cá nhân về tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, ngành; UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2019.
- Kết quả:
+ Xây dựng kế hoạch phối hợp tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về tình hình theo dõi thi hành pháp luật trên cơ sở chương trình chung của Trung ương ban hành.
+ Triển khai khảo sát tình hình thi hành pháp luật, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tổ chức thi hành pháp luật
Triển khai và vận hành phần mềm đánh giá tình hình thi hành pháp luật (phần mềm quan trắc tình hình thi hành pháp luật); Triển khai và vận hành phần mềm thu thập thông tin thi hành pháp luật (phần mềm phục vụ việc báo tình hình thi hành pháp luật) kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp và các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018- 2022.
6. Tăng cường theo dõi, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
Xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật tại các Sở, Ban, Ngành và địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: thường xuyên hàng năm.
7. Bảo đảm các điều kiện cho công tác tổ chức thi hành pháp luật
Nội dung: Kiện toàn tổ chức pháp chế tại các Sở, ngành và địa phương; Bố trí biên chế pháp chế chuyên trách tại các Sở, ngành và địa phương trong tổng biên chế được giao để thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế nói chung và làm đầu mối công tác tổ chức thi hành pháp luật nói riêng; Đào tạo, bồi dưỡng để tăng cường năng lực cho cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Đặc biệt là kỹ năng, năng lực tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2022.
8. Về kinh phí cho công tác tổ chức thi hành pháp luật
Xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo cho hoạt động thi hành pháp luật và triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả: Đảm bảo kinh phí cho hoạt động theo dõi thi hành pháp luật theo quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành; UBND cấp huyện tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả về Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo quy định về phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Thủ trưởng các Sở, ngành; UBND cấp huyện trên cơ sở nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch này.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiêm túc thực hiện các nội dung trên; nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.
| KT.CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 3967/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022” trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2Kế hoạch 245/KH-UBND năm 2018 về triển khai "Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018-2022" trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3Quyết định 1476/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Quyết định 2565/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Đổi mới công tác Truyền thông tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030
- 1Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Quyết định 242/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt "Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật" giai đoạn năm 2018-2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1020/QĐ-BTP năm 2018 về Kế hoạch thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018-2022” do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 3967/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022” trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 6Kế hoạch 245/KH-UBND năm 2018 về triển khai "Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018-2022" trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 7Quyết định 1476/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8Quyết định 2565/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Đổi mới công tác Truyền thông tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030
Kế hoạch 371/KH-UBND năm 2018 về triển khai “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018-2022" trên địa bàn tỉnh An Giang
- Số hiệu: 371/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/06/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lê Văn Nưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/06/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định