ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/KH-UBND | Cà Mau, ngày 12 tháng 08 năm 2013 |
Căn cứ Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:
Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có 86.929 người cao tuổi (NCT), chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh. Người cao tuổi 100 tuổi có 39 người, NCT 90 tuổi có 1431 người.
Người cao tuổi thuộc diện chính sách, người có công với nước: 10.632 người; hưu trí, thương bệnh binh: 10.223 người; nhiễm chất độc hóa học: 2.949 người.
Hiện có 68.350 người đang sinh hoạt tại 929 chi Hội, chiếm tỷ lệ 78,62% Người cao tuổi trong tỉnh;
Về đời sống của Người cao tuổi: Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo: 13.166 người; Người cao tuổi hưởng các khoản trợ cấp hưu trí, mất sức, người có công... 23.804 người, người hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có 17.958 người. Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa có: 604 người.
1. Mục tiêu tổng quát
Phát huy vai trò của người cao tuổi; nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động phụng dưỡng, chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần. Tạo những điều kiện để NCT phát huy vai trò và khả năng của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau nói riêng.
2. Mục tiêu cụ thể
Phát huy vai trò, kinh nghiệm của NCT, tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia có hiệu quả vào các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế, chính trị phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng của NCT; thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi;
Tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần của NCT; nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, khám, chữa bệnh và quản lý các bệnh mãn tính cho NCT; xây dựng môi trường thuận lợi để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi, giải trí;
Nâng cao chất lượng đời sống vật chất của người cao tuổi; hoàn thiện công tác trợ giúp và bảo trợ xã hội tốt cho NCT; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ và cơ sở chăm sóc người cao tuổi, chú trọng NCT khuyết tật, NCT thuộc diện nghèo, người cao tuổi dân tộc thiểu số.
1. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015
a) 15% người cao tuổi có khả năng tham gia hoạt động kinh tế và có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất;
b) Trên 25% tổng số xã, phương, thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn;
c) 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng;
d) 25% tổng số bệnh viện đa khoa có quy mô từ 50 giường bệnh kế hoạch trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho NCT tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho NCT và thành lập khoa lão khoa hoặc khoa tim mạch lão khoa;
đ) 80% cơ quan phát thanh, truyền hình tỉnh và huyện, thành phố Cà Mau có chuyên mục về NCT tối thiểu 01 lần/01 tuần;
e) 100% người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo (không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng) được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc trong các cơ sở chăm sóc NCT ;
g) 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát;
h) 20% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình khác nhằm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, trong đó trên 70% người cao tuổi trên địa bàn tham gia và hưởng lợi.
2. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020
a) 50% người cao tuổi có khả năng tham gia hoạt động kinh tế và có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất;
b) Trên 80% tổng số xã, phường, thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn;
c) 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng;
d) 90% tổng số bệnh viện đa khoa có quy mô từ 50 giường bệnh kế hoạch trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho NCT tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho NCT và thành lập khoa lão khoa hoặc khoa tim mạch lão khoa;
đ) 100% cơ quan phát thanh, truyền hình tỉnh và huyện, thành phố Cà Mau có chuyên mục về NCT tối thiểu 01 lần/01 tuần;
e) 80% người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo (không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng) được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc trong các cơ sở chăm sóc NCT;
g) Trên 50% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình khác nhằm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, trong đó trên 70% người cao tuổi trên địa bàn tham gia và hưởng lợi.
1. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến người cao tuổi
a) Đài Phát thanh và Truyền hình Cà Mau, Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài Truyền thanh các huyện, Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố Cà Mau có kế hoạch tuyên truyền thường xuyên, xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về người cao tuổi; Đặc biệt là trách nhiệm của con, cháu trong gia đình đối với việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà; giáo dục truyền thống kính trọng, biết ơn và giúp đỡ NCT cho thế hệ trẻ.
b) Phổ biến, truyền đạt những thông tin, kiến thức khoa học nhằm hạn chế các nguy cơ gây bệnh ở NCT, tăng cường an toàn trong sử dụng thuốc, chống lạm dụng thuốc chữa bệnh đối với NCT;
c) Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp giữa cộng đồng, nhà trường và gia đình nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống "kính lão đắc thọ", biết ơn và giúp đỡ người cao tuổi, chăm sóc người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại cộng đồng.
2. Hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi
a) Tạo môi trường và điều kiện tốt để NCT được phát huy trí tuệ, khả năng và kinh nghiệm tham gia vào các hoạt động, được học tập trong các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng như các kiến thức về văn hóa - xã hội, khoa học học công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp để họ có thể truyền, dạy nghề lại cho thế hệ trẻ.
b) Hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm và vốn đầu tư phát triển sản xuất đối với NCT trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
c) Người cao tuổi gương mẫu đi đầu trong phong trào xây dựng xã hội học tập, xây dựng gia đình dòng họ hiếu học; tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia tư vấn về chuyên môn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống;
d) Tổ chức các hoạt động để NCT bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà NCT quan tâm; tham gia đóng góp xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng chính quyền các cấp thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc các cấp và chính tổ chức Hội của NCT.
đ) Hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
3. Hoạt động chăm sóc sức khỏe
a) Tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng dẫn, bồi dưỡng và tập huấn kiến thức tự chăm sóc bản thân, nâng cao sức khỏe đối với NCT và gia đình NCT;
b) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống dịch vụ y tế, thành lập các khoa lão khoa và phòng khám bệnh riêng cho NCT tại khoa khám bệnh ở bệnh viện cấp huyện và cấp tỉnh; phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT, khuyến khích hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí cho NCT;
c) Xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho NCT dựa vào cộng đồng;
d) Lồng ghép việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào các chương trình phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm các bệnh liên quan NCT; chương trình nghiên cứu các bệnh liên quan tới tuổi già; chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên xã hội, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công việc tư vấn, chăm sóc NCT.
4. Hoạt động chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần
a) Xây dựng nếp sống, môi trường ứng xử văn hóa phù hợp đối với NCT ở nơi công cộng. Khuyến khích, duy trì mối quan hệ gia đình, dòng họ, cộng đồng trong việc chăm sóc và phát huy vai trò NCT;
b) Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao, vui chơi giải trí phù hợp với NCT; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các câu lạc bộ văn hóa, thể thao của NCT ở địa phương;
c) Thực hiện các quy định về giảm giá vé, phí dịch vụ đối với NCT khi tham quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh, các hoạt động thể dục thể thao; tham gia các loại hình giao thông công cộng.
5. Hoạt động nâng cao đời sống vật chất
a) Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nhận phụng dưỡng, chăm sóc NCT cô đơn, đời sống khó khăn; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở chăm sóc NCT; khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động quan tâm, chăm sóc NCT của gia đình, cộng đồng;
b) Điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với NCT phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh; quan tâm đến các đối tượng NCT đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc NCT tập trung.
c) Huy động mọi nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm nghèo, xóa nhà tạm, dột nát cho người cao tuổi.
6. Hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng
a) Rà soát, đánh giá các mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng;
b) Thành lập các Câu lạc bộ liên thế hệ và các Câu lạc bộ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng;
c) Thí điểm và nhân rộng mô hình phù hợp trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng.
7. Hoạt động phát triển cơ sở chăm sóc và nhà ở đối với người cao tuổi
a) Quy hoạch và xây dựng cơ sở chăm sóc người cao tuổi tỉnh;
b) Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng cơ sở chăm sóc người cao tuổi;
c) Hỗ trợ người cao tuổi xây mới hoặc sửa chữa nhà ở dột nát.
8. Hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cán bộ; giám sát, đánh giá nghiên cứu về những vấn đề liên quan người cao tuổi
a) Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác NCT các cấp; xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo; tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác NCT;
b) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về NCT và hệ thống giám sát, đánh giá 3 cấp (từ tỉnh đến xã), tổ chức điều tra quốc gia về NCT vào năm 2015 và năm 2020.
9. Hoạt động chủ động chuẩn bị cho tuổi già
a) Tuyên truyền, vận động mọi người dân chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế; tiết kiệm chi tiêu, tích lũy cho tuổi già;
b) Các thành viên trong gia đình chủ động tìm hiểu về tâm lý và những nguyện vọng chính đáng của người cao tuổi; học hỏi kỹ năng chăm sóc NCT;
c) Hoàn thiện việc trợ cấp xã hội, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe ban đầu và bảo hiểm y tế cho NCT.
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT
2. Tăng cường công tác tuyên truyền Luật Người cao tuổi để làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về vai trò của NCT trong đời sống xã hội, trong đó chú trọng đến trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc NCT.
3. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về NCT; xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án về chăm sóc và phát huy vai trò NCT; đưa mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và từng thời kỳ ở các cấp.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với NCT.
5. Đẩy mạnh xã hội hóa về công tác chăm sóc NCT; Tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật và nguồn lực, đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai và thực hiện Chương trình.
6. Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng NCT trên địa bàn để nắm chắc số lượng và chất lượng cuộc sống của NCT, làm cơ sở việc thực hiện các chính sách, mục tiêu của Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012- 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
7. Kinh phí thực hiện Kế hoạch chi từ ngân sách Nhà nước; huy động từ các nguồn vận động, ủng hộ, tài trợ và các nguồn khác theo quy định.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan tham mưu UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác Người cao tuổi trong toàn tỉnh, chủ trì điều phối các hoạt động của Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan tổ chức điều tra, khảo sát NCT; thống kê di biến động và chất lượng của NCT trên địa bàn tỉnh theo đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước.
- Chủ trì thực hiện chế độ trợ cấp thường xuyên và cấp thẻ Bảo hiểm Y tế cho NCT theo quy định hiện hành.
- Theo dõi tổng hợp báo cáo với Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh về tiến độ tổ chức thực hiện Kế hoạch;
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình ở các huyện, thành phố Cà Mau và một số xã, phường, thị trấn theo định kỳ 06 tháng, năm...
2. Đề nghị Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan phát động trong hội viên Hội Người cao tuổi ở cơ sở, Ban Đại diện các huyện, thành phố Cà Mau hưởng ứng Chương trình hành động Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 và Kế hoạch tổ chức thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Kết hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giám sát việc tổ chức thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia về Người cao tuổi của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau;
- Chỉ đạo Ban Đại diện Người cao tuổi cấp huyện, Hội người cao tuổi các xã, phường, thị trấn, xây dựng Kế hoạch thực hiện, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến NCT trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, thể dục, thể thao, chăm sóc sức khỏe.
3. Sở Y tế
- Chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện tổ chức phòng khám bệnh riêng cho NCT và thành lập khoa lão khoa hoặc khoa tim mạch lão khoa;
- Chỉ đạo các Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện việc lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe NCT. Hướng dẫn các Trạm y tế xã, phường, thị trấn lập kế hoạch phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên để kiểm tra sức khỏe định kỳ cho NCT tại địa phương.
- Triển khai các hình thức tuyên truyền giáo đục sức khỏe, phổ biến kiến thức phổ thông và chăm sóc sức khỏe; Hướng dẫn kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe NCT;
- Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ chăm sóc sức khỏe NCT.
- Có Kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành Lão khoa, đáp ứng hoạt động chăm sóc và bảo vệ NCT tại tất cả các tuyến.
4. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Tuyên truyền vận động và hướng dẫn NCT tham gia luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể các hoạt động gắn liền với việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững;
- Hướng dẫn các Câu lạc bộ văn hóa của NCT tập trung sinh hoạt các đề tài liên quan đến NCT, kết hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của NCT.
- Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan quản lý di tích, bảo tàng có bán vé và thu phí dịch vụ thực hiện giảm giá và phí dịch vụ đối với NCT theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn hoạt động của các Câu lạc bộ văn hóa, thể dục - thể thao của NCT; phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục - thể thao của NCT; hướng dẫn và mở các lớp tập huấn bồi dưỡng cán bộ thể dục - thể thao cho các Câu lạc bộ sức khỏe NCT; hướng dẫn và tổ chức các cuộc hội thao dành cho NCT.
5. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ban, ngành và các cơ quan có liên quan hướng dẫn các địa phương hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò Người cao tuổi.
6. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cân đối ngân sách địa phương thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí và thanh quyết toán theo quy định.
7. Sở kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản về các hoạt động có liên quan đến công tác NCT trong giai đoạn triển khai thực hiện.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì việc tổ chức tuyên truyền về nội dung của Chương trình hành động Quốc gia và Kế hoạch tổ chức thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn các cơ quan Báo, Đài địa phương tổ chức các chuyên đề, diễn đàn dành riêng cho NCT và vì NCT.
9. Sở Giao thông Vận tải
Ban hành các quy định cụ thể ưu tiên NCT trong việc đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe khách nội tỉnh về giảm giá vé, ưu tiên vị trí ngồi giúp NCT có điều kiện đi lại thuận tiện; thực hiện kiểm tra giám sát các đơn vị tham gia vận tải công cộng trong việc thực hiện giảm giá vé, phí dịch vụ đối với NCT.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để NCT tham gia các hoạt động tạo việc làm và thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống;
- Hướng dẫn hoạt động của các Câu lạc bộ khuyến nông, khuyến ngư, ngành, nghề; mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho các Câu lạc bộ của NCT;
12. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng nhà tình thương, nhà cho người nghèo, nhà xã hội, ưu tiên cho những hộ gia đình nghèo có NCT đang còn sống trong nhà tạm, nhà dột nát.
- Phối hợp kiểm tra các công trình đã và đang thi công để xem xét, điều chỉnh, bổ sung thiết kế phù hợp với đặc điểm, nhu cầu sử dụng của NCT.
13. Đề nghị UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể
- Tổ chức tuyên truyền, vận động trong mọi tầng lớp nhân dân, hội viên tích cực hưởng ứng Chương trình hành động Quốc gia về NCT đã được Chính phủ phê duyệt và Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2013 - 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.
- Cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền tổ chức, tạo điều kiện để NCT phát huy vai trò của mình trong đời sống hàng ngày;
- Tạo điều kiện để Hội người cao tuổi ở xã, phường, thị trấn hoạt động theo các mục tiêu của Chương trình đề ra.
- Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp huyện, xã khi xem xét ấp, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa cần đưa tiêu chí ấp, khu phố, gia đình thực hiện tốt Luật Người cao tuổi.
14. UBND các huyện, thành phố Cà Mau
Căn cứ Chương trình hành động Quốc gia về NCT đã được Chính phủ phê duyệt và Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2013 - 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động về chăm sóc và phát huy vai trò NCT phù hợp với Chương trình và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Chương trình với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác NCT; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Chương trình, thường xuyên kiểm tra và báo cáo việc thực hiện Chương trình theo quy định hiện hành;
- Là đầu mối tổng hợp các kết quả thực hiện ở cơ sở báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Công tác triển khai thực hiện
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau căn cứ Kế hoạch chung của tỉnh để xây dựng Kế hoạch cụ thể cho đơn vị, địa phương mình và báo cáo về Ban công tác người cao tuổi tỉnh, thông qua cơ quan thường trực (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Thời gian các đơn vị gửi Kế hoạch về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15/9/2013.
Trên cơ sở Kế hoạch của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai rộng rãi trong các cơ quan, ban, ngành, nhân dân và Hội viên NCT của địa phương về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để đưa Chương trình hành động thực sự đi vào cuộc sống.
2. Chế độ báo cáo, kiểm tra và tổng kết khen thưởng
Các sở, ban, ngành định kỳ báo cáo 06 tháng, 01 năm kết quả thực hiện kế hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban Đại diện Hội người cao tuổi tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra tiến độ và đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.
Định kỳ hàng năm sơ kết một lần, tổng kết giai đoạn 1 (2013 - 2015); tổng kết thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2 vào năm 2020. Những tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch được xét khen thưởng hàng năm và nhân dịp sơ kết và tổng kết.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đề nghị các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 6328/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 -2020
- 2Quyết định 1246/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2014
- 3Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 1Luật người cao tuổi năm 2009
- 2Quyết định 1781/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 6328/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 -2020
- 4Quyết định 1246/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2014
- 5Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 37/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/08/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Nguyễn Tiến Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định