Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 368/KH-UBND | Đồng Nai, ngày 27 tháng 11 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN “KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ BẢO TỒN VOI TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN 2050” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Thực hiện Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 04 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 29 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 413/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020”; Quyết định số 2958/QĐ-BNN-LN ngày 28 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn Voi tại Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn Voi tại Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với các nội dung như sau:
I. QUAN ĐIỂM
Tỉnh Đồng Nai được xem là nhà của quần thể Voi hoang dã lớn thứ 2 cả nước. Từ những năm 1990 - 2008, được sự hỗ trợ của các tổ chức phi Chính phủ, các Viện nghiên cứu, đã có rất nhiều khảo sát điều tra về số lượng Voi hoang dã ở Đồng Nai tại khu vực: Vườn Quốc gia Cát Tiên, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp La Ngà - Đồng Nai và Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. Tình hình xung đột Voi - người trước những năm 2009 trên địa bàn tỉnh rất nghiêm trọng khi ghi nhận thiệt hại cả về người và Voi. Từ năm 2013 cho đến nay, tỉnh Đồng Nai đã và đang thực hiện một loạt các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển quần thể Voi hoang dã như: điều tra đánh giá số lượng cá thể, quần thể Voi, xác định sinh cảnh sống, vùng phân bổ, nguồn thức ăn của Voi, xây dựng khoảng 72 km hệ thống hàng rào điện, 03 chòi giám sát, 06 chảo nước,... Năm 2019, Tổng cục Lâm nghiệp (nay là Cục Lâm nghiệp) đã làm việc với Tổ chức Humane Society International (HSI) đề xuất và hỗ trợ các giải pháp bảo tồn phù hợp cho quần thể Voi trên địa bàn tỉnh, sau 03 năm thực hiện (2020-2023) đã có 03 sáng kiến được triển khai với sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế, công tác bảo tồn Voi trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, đã đưa ra được các giải pháp bảo tồn mang tính khả thi, phù hợp tại tỉnh Đồng Nai, đã lập được các thẻ định dạng, xác định được quần thể Voi hoang dã có 27 cá thể.
Vì vậy, để duy trì được những kết quả đã đạt được thì công tác bảo tồn Voi hoang dã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới cần được quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả, đồng bộ để góp phần thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát triển quần thể Voi hoang dã trên địa bàn tỉnh.
II. TẦM NHÌN
Đến năm 2050, bảo tồn và phát triển bền vững quần thể Voi hoang dã trên địa bàn tỉnh, tiếp tục thúc đẩy sự chung sống hài hòa Voi - người.
III. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
Thực hiện các hành động ưu tiên đến năm 2035 thông qua các nhiệm vụ, giải pháp đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn Voi tại Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Thực hiện các giải pháp toàn diện để bảo tồn và phát triển quần thể Voi hoang dã trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu các mối đe dọa, phục hồi quần thể tại những khu vực có sinh cảnh sống phù hợp với quần thể Voi hoang dã và hoàn thiện khung pháp lý liên quan.
b) Đảm bảo và cải thiện môi trường sống cho quần thể Voi hoang dã trên địa bàn tỉnh thông qua việc duy trì và nâng cao chất lượng các vùng sinh cảnh, ngăn chặn việc xâm hại và chia cắt vùng sống của Voi.
c) Tăng cường các biện pháp quản lý, giảm thiểu xung đột giữa Voi - người, hỗ trợ cải thiện sinh kế cho người dân nơi có quần thể Voi hoang dã phân bổ, nâng cao ý thức của người dân về phòng tránh, nguyên tắc an toàn khi xảy ra xung đột Voi - người để hướng tới sống chung hài hòa Voi - người.
d) Nâng cao năng lực và cơ chế hợp tác bảo tồn Voi hoang dã, đồng thời khuyến khích và triển khai các đề tài, chương trình nghiên cứu liên quan đến bảo tồn Voi hoang dã.
3. Phạm vi và đối tượng
a) Phạm vi: Các khu vực có quần thể Voi hoang dã phân bố tại địa bàn các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú và Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
b) Đối tượng: Quần thể Voi hoang dã hiện có, các đơn vị chủ rừng có Voi hoang dã phân bố và sinh cảnh sống của Voi hoang dã, người dân sinh sống trong khu vực Voi hoang dã phân bố.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ
a) Nâng cao hiểu biết về quần thể Voi hoang dã phân bố trên địa bàn tỉnh.
b) Duy trì và phát triển quần thể Voi hoang dã bằng việc xác định và thực hiện các biện pháp duy trì sự tồn tại của quần thể Voi hoang dã hiện có và nếu có thể áp dụng các biện pháp phát triển quần thể, cá thể.
c) Cải thiện môi trường sống cho quần thể Voi hoang dã trên địa bàn tỉnh.
d) Giảm thiểu xung đột Voi - người hướng tới mục tiêu thúc đẩy sống chung hài hòa.
e) Nâng cao năng lực cho các bên có liên quan trong công tác bảo tồn Voi hoang dã trên địa bàn tỉnh.
g) Nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn Voi hoang dã thông qua các hoạt động truyền thông.
Việc triển khai các nhiệm vụ nêu trên sẽ được giám sát, đánh giá định kỳ và có thể điều chỉnh quản lý thích ứng đảm bảo tính hiệu quả trong suốt quá trình triển khai như: Tổ chức các cuộc họp định kỳ để rà soát những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện Kế hoạch; đề xuất các điều chỉnh nếu cần thiết nhằm đảm bảo mục tiêu bảo tồn và phát triển Voi hoang dã sẽ đạt được đến năm 2035 và tầm nhìn đến 2050; kêu gọi hoặc phối hợp với Trung ương để được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các chuyên gia và tổ chức trong và ngoài nước để triển khai các hoạt động ưu tiên.
2. Giải pháp thực hiện
a) Hiểu rõ hơn về đặc điểm hình thái, cấu trúc đàn, hành vi và sức khỏe từng cá thể, xu hướng di chuyển ... thông qua việc giám sát bằng bẫy ảnh; hiểu rõ hơn vùng sống và sinh sản của Voi hoang dã bằng việc khảo sát vùng phân bố Voi hoang dã dưới dạng ô lưới.
b) Xây dựng và thực hiện các giải pháp duy trì và phát triển quần thể Voi hoang dã dựa trên kết quả khoa học đã và đang được thực hiện.
c) Phối hợp với các bên liên quan để ngàn chặn việc xâm hại, phá hoại vùng sinh cảnh sống của Voi hoang dã; cải tạo chất lượng sinh cảnh sống cho Voi hoang dã (trồng cỏ, bổ sung muối khoáng, cải tạo chảo nước...).
d) Tăng cường hiểu biết về nguyên nhân, mức độ, tần suất và khu vực xảy ra xung đột Voi - người thông qua việc giám sát xung đột Voi - người tại các khu vực có Voi hoang dã phân bố trên địa bàn tỉnh; hoàn thiện các công trình hiện có, đề xuất xây dựng mới (nếu có), duy trì, bảo trì, vận hành các công trình phục vụ giảm thiểu xung đột Voi - người và các công trình để bảo tồn Voi hoang dã; duy trì khoảng cách an toàn Voi - người; duy trì hoạt động của các Tổ, đội phản ứng nhanh; xây dựng cơ chế chính sách về hỗ trợ thiệt hại do xung đột Voi - người; xây dựng mô hình phát triển sinh kế phù hợp cho người dân hoặc cộng đồng trong khu vực có xung đột Voi - người.
đ) Tổ chức các lớp đào tạo về xung đột Voi - người, hướng tới chung sống hài hòa, các nguyên tắc an toàn khi gặp Voi hoang dã và cách xử lý tình huống khi xảy ra xung đột Voi - người, đảm bảo sự an toàn cho cả người và Voi; nâng cao năng lực cho các đối tượng trực tiếp liên quan đến công tác bảo tồn Voi hoang dã; cơ chế phối hợp trong công tác bảo tồn Voi hoang dã (Kiểm lâm, Công an, Chính quyền địa phương, đơn vị chủ rừng....); phối hợp với Trung ương xây dựng mạng lưới kỹ thuật của nhóm thực thi và nghiên cứu.
e) Phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông như: Tuần lễ bảo tồn Voi hưởng ứng ngày Voi thế giới 12/08 hoặc các sự kiện khác, các poster, tranh ảnh……, các chương trình tuyên truyền về công tác bảo tồn Voi hoang dã cho người dân, cộng đồng trên địa bàn các xã, huyện có Voi hoang dã phân bố để người dân, cộng đồng địa phương hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo tồn Voi hoang dã.
g) Phối hợp xây dựng cơ chế chính sách về nghĩa vụ, quyền hạn và cơ chế khuyến khích cán bộ làm công tác bảo tồn Voi hoang dã và cơ chế, chính sách về đền bù thiệt hại cho người dân do Voi hoang dã gây ra.
h) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn để phục vụ tốt cho công tác bảo tồn và phát triển quần thể Voi hoang dã hiện có trên địa bàn tỉnh.
i) Từ những kết quả đạt được và các giải pháp đưa ra để thực hiện công tác bảo tồn Voi trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới khi thực hiện 03 sáng kiến (từ năm 2020-2023), tiếp tục thực hiện các giải pháp đã đề ra, đồng thời nghiên cứu đề xuất các giải pháp tiếp theo để phù hợp với tình hình thực tế trong công tác bảo tồn Voi hoang dã trên địa bàn tỉnh. Thực hiện lồng ghép các nội dung về công tác bảo tồn, phát triển quần thể Voi hoang dã vào các Chiến lược, Kế hoạch, Chương trình.
k) Tăng cường hợp tác quốc tế: Đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn Voi hoang dã để kêu gọi và xã hội hóa về hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và chia sẻ các thông tin liên quan từ các tổ chức quốc tế nhằm đảm bảo Kế hoạch được triển khai hiệu quả.
V. KHUNG KẾ HOẠCH
(Chi tiết Phụ lục đính kèm)
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước và huy động nguồn kinh phí từ nguồn hợp tác quốc tế, nguồn xã hội hóa để triển khai, thực hiện các hoạt động.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với Trung ương, các Sở ngành, địa phương và các đơn vị liên quan triển khai, thực hiện Kế hoạch một cách hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, địa phương và các đơn vị liên quan đánh giá việc thực hiện Kế hoạch theo định kỳ (01 năm) hoặc đột xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Tài chính: Trên cơ sở chủ trương thực hiện được phê duyệt, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu các nội dung liên quan đến lĩnh vực đầu tư thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao để thực hiện Kế hoạch.
4. UBND các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán:
- Tiếp tục phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện công tác bảo tồn Voi hoang dã trên địa bàn quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, đơn vị liên quan giải quyết, đền bù thiệt hại do Voi hoang dã gây ra cho các hộ dân về hoa màu, tài sản trên địa bàn quản lý.
5. Các đơn vị chủ rừng: Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp La Ngà - Đồng Nai: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp của Kế hoạch để thực hiện công tác bảo tồn, phát triển quần thể Voi hoang dã trên địa bàn quản lý.
6. Các Sở ngành, địa phương liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn Voi tại Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai yêu cầu các Sở ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ BẢO TỒN VOI TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN 2050” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
(Kèm theo Kế hoạch số 368/KH-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Nhiệm vụ/ Giải pháp | Thời gian thực hiện | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Kết quả dự kiến |
Nhiệm vụ 1. Nâng cao hiểu biết về Voi hoang dã | ||||
Giải pháp 1: Giám sát Voi bằng bẫy ảnh | Hiểu biết về cấu trúc quần thể, số lượng, sức khỏe; mối đe dọa của loài, dự đoán được xu hướng phục hồi ngoài tự nhiên của quần thể Voi | |||
a) Giám sát giai đoạn 1 | 2024 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà - Đồng Nai, Vườn Quốc gia Cát Tiên | - Bộ thẻ định dạng các cá thể Voi - Báo cáo kết quả giám sát giai đoạn 1 |
b) Giám sát liên tục hàng năm | 2024-2035 | Báo cáo về kết quả giám sát Voi hàng năm | ||
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Voi | 2024-2035 (thử nghiệm) 2026 - 2035 (vận hành dựa trên kết quả thử nghiệm, đề xuất giai đoạn tiếp theo | Phối hợp với Trung ương thực hiện | Cơ sở dữ liệu về Voi trên địa bàn tỉnh | |
Giải pháp 2: Hiểu rõ hơn vùng sống và sinh sản của Voi bằng việc khảo sát vùng phân bố Voi dưới dạng ô lưới | Bản đồ vùng phân bố của Voi trước kia và hiện nay; Bản đồ về xung đột Voi - người (nếu có) | |||
Thời gian và địa điểm | 2023-2024 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà - Đồng Nai, Vườn Quốc gia Cát Tiên | Bản đồ kèm theo báo cáo thuyết minh vùng phân bố trước kia và hiện nay của đàn Voi và Bản đồ xung đột Voi - người (nếu có) |
Giải pháp 3: Hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động bảo tồn Voi | Được hỗ trợ kỹ thuật khi có nhu cầu | |||
Hỗ trợ kỹ thuật | 2022-2035 | Được hỗ trợ hoặc phối hợp với Trung ương |
| |
Nhiệm vụ 2: Duy trì và phát triển quần thể Voi bằng việc xác định và thực hiện các biện pháp duy trì sự tồn tại của các đàn Voi hiện có và nếu có thể áp dụng các biện pháp phát triển quần thể, cá thể | ||||
Giải pháp 1: Xây dựng và thực hiện các giải pháp duy trì và phát triển quần thể dựa trên kết quả khoa học | Quần thể Voi được duy trì và phát triển về số lượng | |||
a) Xác định các biện pháp hỗ trợ bảo tồn phù hợp (chuyên vị cá thể, kết nối đàn Voi bị phân mảnh...) đáp ứng với nhu cầu của tỉnh về duy trì và phát triển đàn Voi dựa trên dữ liệu khoa học của hoạt động giám sát. | 2025-2026 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | - Danh mục các biện pháp hỗ trợ bảo tồn; - Báo cáo đánh giá tiền khả thi cho các biện pháp đề xuất |
b) Hội nghị tham vấn kỹ thuật về các giải pháp trong và ngoài nước. | 2025-2026 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | Khuyến nghị của các chuyên gia về các biện pháp được đề xuất |
c) Thử nghiệm các biện pháp được khuyến nghị phù hợp. | 2026-2029 | - Biện pháp hỗ trợ bảo tồn được triển khai; - Báo cáo quá trình thử nghiệm và các biện pháp hỗ trợ bảo tồn. | ||
d) Đánh giá việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ bảo tồn. | 2030 | Báo cáo đánh giá hiệu quả của các biện pháp bổ trợ bảo tồn được thử nghiệm. | ||
e) Tiếp tục thử nghiệm hoặc dừng hoặc điều chỉnh các biện pháp hỗ trợ bảo tồn. | 2031-2035 | Các quyết định điều chỉnh được ban hành. | ||
Giải pháp 2: Phối hợp xây dựng cơ chế chính sách về nghĩa vụ, quyền hạn và cơ chế khuyến khích cán bộ làm công tác bảo tồn Voi | Làm rõ nghĩa vụ, quyền hạn và xây dựng cơ chế khuyến khích cán bộ làm công tác bảo tồn Voi | |||
a) Rà soát chức năng, nhiệm vụ của cán bộ làm công tác bảo tồn Voi; đưa hoạt động giám sát Voi, sinh cảnh và xung đột Voi - người trở thành nhiệm vụ của họ | Phối hợp với Trung ương thực hiện | Báo cáo rà soát chính sách liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền lợi của cán bộ Kiểm lâm và cán bộ làm công tác bảo tồn Voi | ||
b) Xây dựng và thử nghiệm các cơ chế khuyến khích lực lượng Kiểm lâm và cán bộ liên quan tích cực làm công tác bảo tồn Voi | - Dự thảo cơ chế khuyến khích sự tham gia của cán bộ Kiểm lâm và cán bộ làm công tác bảo tồn Voi - Báo cáo đánh giá việc thử nghiệm các cơ chế khuyến khích cán bộ Kiểm lâm và cán bộ làm công tác bảo tồn Voi | |||
Nhiệm vụ 3: Cải thiện môi trường sống của quần thể Voi | ||||
Giải pháp 1: Phối hợp với các bên liên quan để ngăn chặn sự xâm hại, phá hoại vùng sinh cảnh | Vùng sinh cảnh sống của Voi được bảo vệ | |||
a) Phối hợp với các đơn vị chủ rừng trong việc bảo vệ Voi và đảm bảo sinh cảnh cho Voi trong hành lang di chuyển và khu phân bố của Voi | 2025-2035 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà - Đồng Nai | Kế hoạch tuần tra và giám sát chung |
b) Vận động đưa việc bảo tồn Voi và vùng sống của Voi thành một trong những tiêu chí ưu tiên trong quy hoạch sử dụng đất của huyện/ tỉnh | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan |
| ||
Giải pháp 2: Cải tạo chất lượng sinh cảnh sống cho Voi hoang dã | Các khu vực Voi sử dụng được bổ sung thức ăn, nước, muối khoáng... | |||
a) Rà soát, phân tích và xác định các yếu tố và khu vực cần cải thiện chất lượng | 2024-2035 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | Báo cáo phân tích bao gồm các bằng chứng thuyết minh cho việc đề xuất những yếu tố và khu vực cần cải thiện/ bổ sung |
b) Trồng cỏ hoặc trồng cây thức ăn | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà Đồng Nai | - Sinh cảnh được cải thiện và đóng góp tích cực cho sự tồn tại, phát triển của quần thể Voi trên địa bàn tỉnh - Báo cáo định kỳ về việc cải thiện sinh cảnh (bằng chứng cho thấy Voi sử dụng những yếu tố được cải thiện) | ||
c) Bổ sung muối khoáng | ||||
d) Cải tạo hồ nước | ||||
Nhiệm vụ 4: Giảm thiểu xung đột Voi - người hướng tới mục tiêu thúc đẩy sống chung hài hòa | ||||
Giải pháp 1: Tăng cường hiểu biết về nguyên nhân, mức độ, tần suất và khu vực xảy ra xung đột Voi - người thông qua việc giám sát xung đột Voi - người tại các khu vực có Voi phân bố trên địa bàn tỉnh | Các thông tin về mức độ, tần suất và các yếu tố liên quan đến xung đột Voi - người; khả năng dự báo xung đột và xây dựng các giải pháp ứng phó phù hợp | |||
a) Rà soát điều chỉnh các mẫu biểu và thực hiện việc giám sát xung đột Voi - người giai đoạn 1 | 2022-2024 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn |
| - Bộ câu hỏi liên quan đến việc ghi chép dữ liệu về các vụ xung đột Voi - người - Báo cáo tình hình xung đột Voi - người đến năm 2025, đề xuất các giải pháp - Bản đồ khu vực và mức độ xung đột |
b) Tổ chức hội nghị tham vấn, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý xung đột Voi - người | 2026 | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | - Hội nghị tham vấn được tổ chức - Báo cáo tình trạng xung đột Voi - người - Đề xuất quản lý xung đột Voi - người cho giai đoạn tiếp theo | |
c) Xác định, thử nghiệm các giải pháp xung đột Voi - người | 2025-2035 | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | - Danh sách đề xuất các giải pháp - Tổ chức thử nghiệm các giải pháp - Báo cáo tiến độ định kỳ và báo cáo đánh giá của các giải pháp được thử nghiệm | |
d) Thực hiện chia sẻ báo cáo đều đặn nhằm chia sẻ bài học kinh nghiệm | 2025-2035 | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | Báo cáo tiến độ định kỳ và báo cáo đánh giá của các giải pháp được thử nghiệm được chia sẻ với các tỉnh có Voi | |
e) Cơ sở dữ liệu về xung đột nhằm dự báo xu hướng xung đột | 2024-2035 | Phối hợp với Trung ương thực hiện | Cơ sở dữ liệu về xung đột voi - người ở các tỉnh có xung đột được thiết lập và vận hành | |
Giải pháp 2: Xây dựng, duy trì, vận hành và bảo dưỡng các công trình phục vụ giảm thiểu xung đột Voi - người | Các công trình phục vụ giảm thiểu xung đột Voi – người được xây dựng, duy trì, vận hành, bảo dưỡng để thực hiện tốt công tác bảo tồn Voi | |||
a) Xây dựng các công trình phục vụ giảm thiểu xung đột Voi - người. | 2024-2025 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | - Hoàn thành các hạng mục thuộc dự án đầu tư Dự án Xây dựng một số hạng mục tiếp theo bổ sung dự án Khẩn cấp bảo tồn Voi tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014-2020; - Tiếp tục đề xuất xây dựng các công trình phục vụ công tác giảm thiểu xung đột Voi - người (nếu có). |
b) Duy trì, vận hành, bảo trì các công trình giảm thiểu xung đột Voi - người. | 2022-2035 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Vườn Quốc gia Cát Tiên; Khu Bảo tồn; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà - Đồng Nai |
| Các công trình phục vụ giảm thiểu xung đột Voi - người vận hành đúng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được Quy định tại các văn bản phê duyệt xây dựng các công trình này. |
Giải pháp 3: Duy trì khoảng cách an toàn Voi – người | ||||
a) Xây dựng đề xuất xây dựng công trình giãn cách Voi - người (hàng rào xanh,...) | 2026-2035 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | Dự thảo báo cáo đề xuất xây dựng công trình giãn cách Voi - người, kèm theo báo cáo thuyết minh |
b. Tham vấn chuyên môn với chuyên gia về quản lý xung đột voi - người trong nước và quốc tế (đối với hàng rào xanh....); tham vấn cộng đồng (đối với hàng rào điện cộng đồng..) | Báo cáo tiếp thu và ghi nhận các ý kiến liên quan đến đề xuất | |||
c) Trình đề xuất (đối với hàng rào xanh..) | Đề xuất | |||
d) Xây dựng báo cáo tiền khả thi (đối và hàng rào xanh...) | Báo cáo tiền khả thi | |||
e) Thử nghiệm biện pháp được đề xuất ở quy mô đủ thấy tác động (đối với hàng rào cộng đồng, hàng rào xanh...) | Báo cáo định kỳ về tiến trình thử nghiệm với các chỉ số giám sát hiệu quả của công trình | |||
g) Đánh giá hiệu quả của biện pháp được đề xuất | Báo cáo đánh giá hiệu quả và sự đóng góp của công trình tới quản lý xung đột Voi -người | |||
Giải pháp 4: Duy trì hoạt động của các Tổ, đội phản ứng nhanh | Hoạt động của các Tổ, đội phản ứng nhanh đóng góp tích cực vào công tác quản lý xung đột Voi - người | |||
a) Duy trì hoạt động của Tổ, đội phản ứng nhanh | 2024-2035 | UBND các huyện: Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu | Các Sở ngành, đơn vị có liên quan | Tổ, đội phản ứng nhanh được thành lập và hoạt động thường xuyên |
b) Xây dựng và thử nghiệm mô hình phản ứng nhanh có điều phối | 2024-2026 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | Thử nghiệm và xem xét áp dụng |
Giải pháp 5: Xây dựng cơ chế chính sách về hỗ trợ thiệt hại do xung đột Voi - người. | Cơ chế hỗ trợ thiệt hại do xung đột Voi - người được pháp quy hóa và áp dụng. | |||
a) Rà soát và khảo sát thực tế việc áp dụng cơ chế hỗ trợ người dân bị thiệt hại do xung đột Voi - người hiện nay | 2022-2026 | Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | Báo cáo đánh giá việc vận dụng chính sách để hỗ trợ người dân bị thiệt hại do xung đột Voi - người trên địa bàn tỉnh |
b) Xây dựng cơ chế hỗ trợ người dân bị thiệt hại do xung đột voi - người | 2026-2027 | Phối hợp với Trung ương thực hiện | Dự thảo quy định về cơ chế hỗ trợ người dân bị thiệt hại do xung đột voi - người, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt | |
Giải pháp 6: Xây dựng mô hình trình diễn phát triển sinh kế cho người dân/cộng đồng trong khu vực có xung đột Voi - người | Một số mô hình được thử nghiệm và đánh giá với mục tiêu nhân rộng | |||
a) Tìm kiếm và trình diễn mô hình phát triển sinh kế phù hợp với sự tồn tại của các quần thể Voi | 2024-2035 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | Các mô hình sinh kế được thử nghiệm và giới thiệu đến các cộng đồng tại khu vực có Voi |
b) Kết hợp hoặc phát triển du lịch sinh thái dựa vào Voi | Hoạt động du lịch sinh thái dựa vào Voi được hình thành | |||
Nhiệm vụ 5: Nâng cao năng lực cho các bên liên quan |
| |||
Giải pháp 1: Tổ chức các lớp đào tạo về xung đột Voi - người, hướng tới sống chung hài hòa | Thay đổi nhận thức về xung đột Voi - người, có kiến thức ứng phó khi có xung đột đối với người dân hoặc cộng đồng nơi có Voi phân bố | |||
a) Đào tạo lực lượng ứng phó xung đột voi người liên quan (trừ tổ/đội phản ứng nhanh) | 2024-2035 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | - Các hội thảo/ khóa học được tổ chức - Các nhóm đối tượng được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về bảo tồn Voi và xung đột Voi - người |
b) Tổ chức việc đào tạo đối với chủ rừng, cộng đồng | 2024-2035 | |||
Giải pháp 2: Nâng cao năng lực cho các đối tượng trực tiếp liên quan đến công tác bảo tồn Voi | Cán bộ liên quan được trang bị kiến thức, đủ kỹ năng thực hiện và xử lý những vấn đề liên quan đến bảo tồn Voi | |||
a) Nâng cao nhận thức cho cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bảo tồn Voi | 2025-2027 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | Cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bảo tồn Voi được cung cấp và cập nhật thông tin về các vấn đề liên quan đến bảo tồn voi, tình trạng bảo tồn voi và xung đột voi - người trên địa bàn |
b) Đào tạo, tập huấn cho lực lượng trực tiếp làm công tác bảo tồn Voi | 2023-2035 | Lực lượng trực tiếp làm công tác bảo tồn voi được trang bị các kiến thức/kỹ thuật cần thiết như quản lý xung đột voi - người, kỹ năng truyền thông, ... | ||
c) Đào tạo, tập huấn cho các bên liên quan (công an, chủ rừng,...) về các kỹ thuật bảo tồn Voi, quản lý xung đột Voi - người | 2025-2027 | Các cán bộ phối hợp làm công tác bảo tồn voi (chủ rừng, ...) được cung cấp đầy đủ thông tin về bảo tồn voi, quản lý xung đột voi - người | ||
Giải pháp 3: Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan (Kiểm lâm, công an, chính quyền địa phương, chủ rừng,....) | Cơ chế phối hợp được xác lập tạo điều kiện cho việc thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn Voi | |||
a) Xây dựng cơ chế phối hợp | 2024-2035 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | Cơ chế phối hợp được thành lập |
b) Thỏa thuận phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chức năng | Các hoạt động bảo tồn có sự tham gia đầy đủ của các cơ quan chức năng liên quan | |||
Giải pháp 4: Mạng lưới kỹ thuật của nhóm thực thi và nghiên cứu (TƯ điều phối và tổ chức) | Mạng lưới kỹ thuật được thành lập, hỗ trợ hiệu quả cho các cán bộ triển khai hoạt động bảo tồn Voi | |||
a) Thành lập mạng lưới nghiên cứu/triển khai công tác bảo tồn Voi. | 2024-2035 | Phối hợp với Trung ương thực hiện | - Thành lập: + Mạng lưới các nhà nghiên cứu Voi và bảo tồn Voi; + Mạng lưới các nhân viên kỹ thuật triển khai công tác bảo tồn Voi tại hiện trường. | |
b) Duy trì hoạt động (cơ chế chia sẻ, trao đổi thông tin..) | - Các thành viên mạng lưới tích cực tham gia - Cung cấp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế về bảo tồn Voi -Tổ chức họp, trao đổi thông tin | |||
Nhiệm vụ 6: Nâng cao nhận thức về bảo tồn Voi |
| |||
Giải pháp 1: Phối hợp xây dựng, thực hiện các hoạt động truyền thông | Các hoạt động truyền thông đóng góp tích cực vào việc nâng cao nhận thức bảo tồn Voi | |||
a) Các hoạt động truyền thông thường niên (Tuần lễ bảo tồn Voi hưởng ứng ngày Voi thế giới 12/08 hoặc các sự kiện khác). | 2022-2035 | Phối hợp với Trung ương thực hiện | Tuần lễ bảo tồn Voi được tổ chức hàng năm. | |
b. Hội nghị/hội thảo quốc tế và khu vực về công tác bảo tồn voi tại Việt Nam; hội nghị đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ điều chỉnh các hoạt động trong VECAP 2022. | Phối hợp với Trung ương thực hiện | Các Hội nghị, hội thảo được tổ chức thành công, các tài liệu liên quan được phát hành rộng rãi, đóng góp vào công tác nâng cao nhận thức bảo tồn Voi. | ||
c) Các hoạt động tuyên truyền bảo vệ Voi cấp tỉnh, huyện, cộng đồng. | 2024-2035 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các Sở ngành, đơn vị và địa phương có liên quan | Nâng cao nhận thức về bảo tồn Voi cho các đối tượng liên quan ở cấp tỉnh, huyện, cộng đồng. |
d) Các sản phẩm truyền thông online, offline (Biển báo, poster tranh ảnh, tờ rơi...). | 2024-2035 | Các đối tượng truyền thông (học sinh, sinh viên...) được nâng cao nhận thức về bảo tồn Voi | ||
Giải pháp 2: Triển khai các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của các nhóm liên quan đến bảo tồn Voi | Cộng đồng địa phương hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo tồn Voi và có những hành vi tích cực chung tay bảo tồn Voi | |||
Phối hợp Cục Lâm nghiệp | 2024-2035 |
| ||
Giải pháp 3: Truyền thông và xuất bản ấn phẩm nhằm tăng cường hiểu biết cho công chúng về nỗ lực bảo tồn Voi, tầm quan trọng của việc bảo tồn loài nguy cấp quý, hiếm | Một bộ tài liệu truyền thông về Voi, xung đột Voi - người, nỗ lực bảo tồn Voi được xây dựng và phát triển | |||
Phối hợp với Cục Lâm nghiệp | 2024-2035 |
|
- 1Quyết định 523/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 413/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt điều chỉnh Đề án Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Kế hoạch 368/KH-UBND năm 2024 thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn Voi tại Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 368/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 27/11/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Văn Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra