Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 02 năm 2017 |
TRIỂN KHAI DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA DOANH NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (viết tắt là Chương trình);
Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ KHCN về việc quy định về tổ chức, quản lý và điều hành Chương trình;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 17/9/2011 của liên Bộ Tài chính và Bộ KHCN quy định chế độ tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình;
Căn cứ Quyết định số 2132/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020”;
Thực hiện Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 29/7/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 203/SKHCN ngày 21 tháng 02 năm 2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020” với các nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung
a) Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh về nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
b) Hỗ trợ tạo bước đột phá cho các đặc sản của địa phương phục vụ cho lĩnh vực du lịch, dịch vụ và mở rộng xuất khẩu.
c) Tạo bước chuyển biến rõ rệt về nâng cao năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa của địa phương, góp phần nâng cao chỉ số TFP (năng suất các nhân tố tổng hợp) trong tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Có 100% các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc sản của địa phương được phổ biến, tập huấn về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ; áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng.
b) Có 20 đến 30 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm hàng hóa của tỉnh, các đặc sản của địa phương được hỗ trợ đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội,... và các công cụ quản lý tiên tiến thuộc các lĩnh vực: dệt may; sản xuất thực phẩm; vật liệu xây dựng; các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ; các sản phẩm đặc sản của địa phương.
c) Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương nhằm phát triển thương hiệu mạnh cho 03 đến 06 sản phẩm đặc sản mang thương hiệu Huế.
d) Xây dựng ít nhất 10 đến 12 mô hình tích hợp về áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất cho các lĩnh vực may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm để các doanh nghiệp tham quan học hỏi và áp dụng, góp phần tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
đ) Phấn đấu đến năm 2020 có thêm 5 đến 7 phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025 nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của Tỉnh.
e) Có 100% các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được hỗ trợ kiến thức về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ.
g) Có 5 đến 7 doanh nghiệp đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, trong đó có 4 đến 5 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và tiến tới đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương.
1. Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cải tiến công nghệ cho ngành nghề, làng nghề truyền thống (công nghệ trong chưng cất tinh dầu tràm, công nghệ cơ khí chế biến nông sản), ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương nhằm phát triển thương hiệu mạnh cho 03 đến 06 sản phẩm đặc sản mang thương hiệu Huế.
3. Xây dựng mô hình tích hợp về áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất cho các doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp sản xuất ngành may mặc: áp dụng tích hợp HTQL chất lượng ISO 9001, HTQL trách nhiệm xã hội SA 8000 và Công cụ Lean;
b) Doanh nghiệp sản xuất ngành vật liệu xây dựng: áp dụng tích hợp HTQL chất lượng ISO 9001, HTQL an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18000 và HTQL năng lượng ISO 50001;
c) Doanh nghiệp chế biến thực phẩm: áp dụng tích hợp HTQL chất lượng ISO 9001, HTQL an toàn vệ sinh thực phẩm ISO 22000 (hoặc GMP) và Công cụ 5S;
d) Áp dụng điểm mô hình Lean Six Sigma (LSS) vào doanh nghiệp;
đ) Nhân rộng áp dụng tiêu chuẩn về Yêu cầu kỹ thuật đối với chất lượng sản phẩm hàn (ISO 3834) với ISO 9001 cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo;
e) Áp dụng tiêu chuẩn Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (ISO 45001) vào doanh nghiệp;
g) Mở rộng diện tích Việt GAP trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
4. Hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá phù hợp với Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia (đối với sản phẩm nhóm 2). Xây dựng cơ sở dữ liệu về công bố tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm nhóm 2 trên trang thông tin điện tử chuyên ngành, phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa, thúc đẩy cạnh tranh của sản phẩm thông qua việc công bố tiêu chuẩn cơ sở để khách hàng, người tiêu dùng lựa chọn.
5. Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; phát triển thương hiệu; tham dự giải thưởng chất lượng quốc gia;
6. Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm dầu tràm Huế và một số sản phẩm đặc sản khác đến năm 2020 trở thành thương hiệu mạnh.
7. Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn chuyên sâu, hội thảo chuyên đề về các mô hình áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, hợp quy các sản phẩm hàng hóa nhóm 2, mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng Việt GAP, nhằm phòng trừ dịch bệnh và tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm,...
1. Giải pháp về tổ chức và nhân lực
a) Đào tạo đội ngũ chuyên gia về tiêu chuẩn hóa cho các sở, ngành, doanh nghiệp để hỗ trợ tư vấn và triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch.
b) Khuyến khích thành lập mới các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tư vấn về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, năng suất - chất lượng, sở hữu trí tuệ, kiêm toán năng lượng, chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng hóa nhóm 2. Tạo mọi điều kiện để các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoạt động chuyên nghiệp về năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn.
c) Khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn, các tổ chức khoa học công nghệ gia vào Dự án như chuyển giao các kết quả nghiên cứu KHCN cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
d) Ban điều hành và Tổ giúp việc tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai các nội dung của Kế hoạch đối với các mô hình điển hình về nâng cao năng suất, chất lượng có hiệu quả để phổ biến nhân rộng.
2. Nguồn kinh phí
a) Kinh phí từ ngân sách tỉnh là tập trung vào việc đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; phát triển tài sản sở hữu trí tuệ; tạo dựng mô hình khởi nghiệp; xây dựng mô hình áp dụng quy trình tiên tiến về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, trách nhiệm xã hội; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương và phổ biến nhân rộng mô hình; đào tạo, tập huấn đội ngũ chuyên gia của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; cán bộ tư vấn về năng suất, chất lượng tại các Sở, ngành, địa phương.
b) Nguồn vốn của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất là chủ yếu để đổi mới công nghệ, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; đầu tư, tăng cường năng lực đo lường, thử nghiệm phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đầu tư quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; áp dụng hệ thống quản lý tiến tiến tại doanh nghiệp và các công cụ cải tiến năng suất để giảm chi phí trong sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm - hàng hoá, xây dựng và phát triển thương hiệu.
c) Nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ từ các quỹ như: Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh; Quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh; Quỹ khuyến công, Quỹ khuyến nông; kinh phí sự nghiệp KHCN tỉnh;... cho đổi mới công nghệ, cho dự án đầu tư sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường của doanh nghiệp; thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ, sản xuất thử nghiệm.
d) Kết hợp với nguồn vốn của Dự án năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình khuyến công, khuyến nông, Chương trình phát triển tài sản sở hữu trí tuệ và lồng ghép với các Chương trình tiêu quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển ngành có liên quan đến nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
1. Tổng kinh phí triển khai Dự án giai đoạn 2017-2020 dự ước khoảng: 6.040 triệu đồng. Trong đó bao gồm:
- Nguồn ngân sách địa phương: 2.000 triệu đồng (hai tỷ đồng);
- Nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: 4.040 triệu đồng.
(có Phụ lục kèm theo)
Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch được phê duyệt và khả năng ngân sách, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí phù hợp cho các nhiệm vụ của kế hoạch hằng năm.
2. Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, nội dung Kế hoạch được phê duyệt, Sở Khoa học và Công nghệ dự toán kinh phí thực hiện để bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
1. Điều hành Dự án
- Ban điều hành dự án tổ chức thực hiện Kế hoạch với các nhiệm vụ đề ra.
- Các thành viên Ban điều hành theo trách nhiệm đảm nhận ở đơn vị mình để phối hợp lồng ghép các Chương trình, Kế hoạch có liên quan đến năng suất chất lượng để nâng cao hiệu quả việc triển khai Kế hoạch này.
2. Sở Khoa học và công nghệ - cơ quan thường trực dự án:
- Có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh, Ban điều hành Dự án xây dựng kế hoạch hàng năm để tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả.
- Theo dõi, đôn đốc và báo cáo tổng hợp tình hình, tiến độ thực hiện, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất những giải pháp tháo gỡ để tham mưu Ban Điều hành Dự án và Ủy ban Nhân dân tỉnh.
3. Căn cứ vào nội dung, giải pháp thực hiện Dự án, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả hoạt động hàng Quý (qua Sở Khoa học và Công nghệ) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
4. Sở Tài chính: bố trí kinh phí phù hợp với các quy định hiện hành và theo dõi việc sử dụng kinh phí trong quá trình triển khai.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kịp thời phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 35/KH-UBND ngày 28/02/2017 của UBND Tỉnh)
ĐVT: 1000 đồng
TT | Nội dung | Số lượng | Đơn vị | Đơn giá | Kinh phí giai đoạn 2017- 2020 | Nguồn kinh phí | Ghi chú | |
Ngân sách tỉnh | Vốn đối ứng của DN | |||||||
1 | Hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ cho ngành nghề, làng nghề truyền thống, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ |
|
|
|
|
|
|
|
a | Đổi mới, cải tiến công nghệ trong chưng cất tinh dầu tràm bằng phương pháp chưng cất thủ công truyền thống | 5 | Doanh nghiệp/ cơ sở | 100.000 | 500.000 |
| 500.000 | Trung ương hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo chuyên gia, xây dựng mô hình điểm,... |
b | Đổi mới, cải tiến công nghệ trong chế biến các sản phẩm đặc sản của địa phương (tôm chua, nem, chả, ruốc, nước mắm) | 5 | Doanh nghiệp/ cơ sở | 100.000 | 500.000 |
| 500.000 | |
2 | Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương nhằm phát triển tài sản sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản Huế (ruốc Huế; tôm chua Huế; nem, chả Huế) | 3 | sản phẩm | 210.000 | 630.000 | 630.000 |
|
|
3 | Xây dựng mô hình tích hợp về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, an toàn VSTP, môi trường và các công cụ quản lý tiên tiến | 12 | Doanh nghiệp | 150.000 |
|
|
|
|
a | Doanh nghiệp sản xuất ngành may mặc: Áp dụng tích hợp HTQL chất lượng ISO 9001, HTQL trách nhiệm xã hội SA 8000 và Công cụ Lean; | 2 | Doanh nghiệp | 150.000 | 300.000 |
| 300.000 | Trung ương hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo chuyên gia, xây dựng mô hình điểm,... |
b | Doanh nghiệp sản xuất ngành vật liệu xây dựng: Áp dụng tích hợp HTQL chất lượng ISO 9001, HTQL an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18000 và HTQL năng lượng ISO 5001 | 2 | Doanh nghiệp | 300.000 | 600.000 |
| 600.000 | |
c | Doanh nghiệp chế biến thực phẩm: Áp dụng tích hợp HTQL chất lượng ISO 9001, HTQL an toàn vệ sinh thực phẩm ISO 22000 (hoặc GMP) và Công cụ 5S; | 2 | Doanh nghiệp | 200.000 | 400.000 |
| 400.000 | |
d | Áp dụng Mô hình sản xuất tinh gọn Lean và doanh nghiệp | 2 | Doanh nghiệp | 150.000 | 300.000 |
| 300.000 |
|
đ | Áp dụng mô hình thiết lập hệ thống giám sát viên (TWI) vào doanh nghiệp | 2 | Doanh nghiệp | 150.000 | 300.000 |
| 300.000 |
|
e | Áp dụng tiêu chuẩn Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (ISO 45001) vào doanh nghiệp | 2 | Doanh nghiệp | 150.000 | 300.000 |
| 300.000 |
|
4 | Hỗ trợ xây dựng các quy trình tiên tiến về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, mô trường, trách nhiệm xã hội và các công cụ quản lý tiên tiến (5S, GMP/Haccp, Lean, ISO, ...). | 4 | Đề án | 300.000 | 1200.000 | 360.000 | 840.000 | Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo, tư vấn, chứng nhận; DN/cơ sở sản xuất đầu tư trang thiết bị, cải tạo nhà xưởng, tổ chức lại mô hình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn. |
5 | Đào tạo, tập huấn hướng dẫn áp dụng Tiêu chuẩn quốc tế: HTQL môi trường ISO 14000, HTQL ATVSTP ISO 22000, Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000, Công cụ cải tiến năng suất 5S; KAIZEN,... (01-02 khóa/năm, mỗi khóa 50 người) | 6 | Khóa | 63.000 | 378.000 | 378.000 |
|
|
6 | Tổ chức Hội thảo khoa học đổi mới công nghệ, Mô hình áp dụng quy trình quản lý tiên tiến về chất lượng, môi trường, an toàn VSTP, trách nhiệm xã hội, hợp quy sản phẩm hàng hóa nhóm 2 (01-02lớp/năm) | 6 | Hội thảo | 37.000 | 222.000 | 222.000 |
|
|
7 | Hoạt động của ban điều hành và tổ giúp việc Dự án (bao gồm phụ cấp công tác phí và điện thoại: 200.000đ/ng/tháng). | 4 | Năm | 100.000 | 400.000 | 400-000 |
|
|
8 | Hội nghị tổng kết kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016-2020 |
| Hội nghị |
| 10.000 | 10.000 |
|
|
Tổng cộng | 6040.000 | 2000.000 | 4040.000 |
|
- 1Quyết định 366/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011-2015
- 2Quyết định 2074/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban Điều hành Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020”
- 3Quyết định 2186/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh kế hoạch chi tiết năm 2016 dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Quyết định 03/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 30/2006/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 5Quyết định 646/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về mức chi hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp theo Chương trình Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 2943/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020"
- 1Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 20/2010/TT-BKHCN Quy định về tổ chức, quản lý và điều hành Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN quy định chế độ quản lý tài chính đối với nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Quyết định 366/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011-2015
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Quyết định 2074/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban Điều hành Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020”
- 9Quyết định 2186/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh kế hoạch chi tiết năm 2016 dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 10Quyết định 03/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 30/2006/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 11Quyết định 646/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về mức chi hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp theo Chương trình Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020
- 12Quyết định 2943/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020"
Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2017 triển khai dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020
- Số hiệu: 35/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/02/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Dung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra