Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/KH-UBND | Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2024 |
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; căn cứ Kế hoạch số 1981-KH/ĐĐQH15 ngày 23/10/2023 của Đảng Đoàn Quốc hội về việc xây dựng Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi hiệu quả; Kế hoạch số 2142-KH/BCĐ ngày 5/01/2024 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án (do Đảng Đoàn Quốc hội thành lập), UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch Rà soát, đánh giá quy trình xây dựng VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp của Thành phố và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
1. Mục đích
Thực hiện nhiệm vụ được giao trong Đề án về “Rà soát, đánh giá quy trình xây dựng VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp của Thành phố và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ theo Kế hoạch số 2142- KH/BCĐ ngày 5/01/2024 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án.
2. Yêu cầu
- Bám sát mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 2142-KH/BCĐ ngày 5/01/2024 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án.
- Xác định rõ tiến độ hoàn thành, sản phẩm và phân công trách nhiệm thực hiện đối với nhiệm vụ được giao về “Rà soát, đánh giá quy trình xây dựng VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp của Thành phố và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức có liên quan; huy động sự tham gia nghiên cứu, đóng góp ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học.
1.1. Nội dung 1: Báo cáo rà soát, đánh giá quy trình xây dựng VBQPPL của HĐND, UBND Thành phố và kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gồm các vấn đề chính sau đây:
a. Thực trạng xây dựng, ban hành VBQPPL thuộc ngành, lĩnh vực (từ khi Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 có hiệu lực đến hết năm 2023); đánh giá về hình thức VBQPPL, thẩm quyền ban hành VBQPPL của cấp Thành phố
b. Đánh giá thực trạng quy trình và kết quả thực hiện quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của Thành phố
c. Vấn đề ban hành TTHC trong VBQPPL
d. Các vấn đề về kỹ thuật văn bản trong xây dựng VBQPPL
đ. Nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng VBQPPL
e. Kiến nghị, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Ban hành VBQPPL và các kiến nghị, đề xuất về nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng pháp luật.
Cơ quan báo cáo: Các Ban của HĐND Thành phố; các Sở và cơ quan tương đương Sở thuộc Thành phố.
Cơ quan tổng hợp báo cáo: Sở Tư pháp.
Thời hạn báo cáo: 20/2/2024
1.2. Nội dung 2: Báo cáo rà soát, đánh giá quy trình xây dựng VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện và kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gồm các vấn đề chính sau đây:
a. Thực trạng xây dựng, ban hành VBQPPL thuộc thẩm quyền của cấp huyện (từ khi Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 có hiệu lực đến hết năm 2023); đánh giá về hình thức VBQPPL, thẩm quyền ban hành VBQPPL của cấp huyện.
b. Đánh giá thực trạng quy trình và kết quả thực hiện quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của cấp huyện
c. Các vấn đề về kỹ thuật văn bản trong xây dựng VBQPPL.
d. Nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng VBQPPL
đ. Kiến nghị, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Ban hành VBQPPL và các kiến nghị, đề xuất về nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng pháp luật.
Cơ quan báo cáo: UBND cấp huyện.
Cơ quan tổng hợp báo cáo: Sở Tư pháp
Thời hạn báo cáo: 20/2/2024
Chủ trì: UBND Thành phố.
Tham mưu: Sở Tư pháp, Văn phòng UBND Thành phố.
Thành phần tham dự:
- Đại diện Ủy ban pháp luật Quốc hội, Bộ Tư pháp;
- Lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội;
- Các Ban của HĐND Thành phố; các Sở, cơ quan tương đương sở thuộc Thành phố;
- Đại diện HĐND, UBND một số quận, huyện;
- Một số đơn vị nghiên cứu khoa học pháp lý, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng pháp luật.
Thời gian: Tháng 3/2024.
1. Các sở, cơ quan ngang Sở thuộc UBND Thành phố:
- Căn cứ nội dung yêu cầu tại điểm 1.1, mục 1 phần II Kế hoạch này và Đề cương 01 kèm theo, triển khai việc xây dựng báo cáo gửi Sở Tư pháp để tổng hợp bảo đảm chất lượng, nội dung báo cáo và tiến độ theo Kế hoạch.
- Chuẩn bị nội dung tham luận, phát biểu để tham gia tại Hội nghị do UBND Thành phố tổ chức.
2. Sở Tư pháp:
- Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch và thực hiện việc tổng hợp các báo cáo theo yêu cầu của Kế hoạch này.
- Chủ trì phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố tham mưu UBND Thành phố tổ chức Hội nghị về rà soát, đánh giá quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của HĐND, UBND Thành phố.
- Tổng hợp các báo cáo, kết quả hội nghị để xây dựng Báo cáo rà soát, đánh giá quy trình xây dựng VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp của Thành phố và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình UBND Thành phố ban hành, gửi Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án.
3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã: Căn cứ nội dung yêu cầu tại điểm 1.2, mục 1 phần II Kế hoạch này và Đề cương 02 kèm theo, chỉ đạo triển khai việc xây dựng báo cáo của UBND cấp huyện gửi Sở Tư pháp để tổng hợp bảo đảm chất lượng, nội dung báo cáo và tiến độ theo Kế hoạch.
4. Đề nghị Thường trực HĐND Thành phố phối hợp chỉ đạo thực hiện Kế hoạch, giao Ban Pháp chế chủ trì, phối hợp với các Ban của HĐND Thành phố tham mưu xây dựng báo cáo của HĐND Thành phố về rà soát, đánh giá quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của HĐND Thành phố theo nội dung tại điểm 1.1, mục 1 phần II Kế hoạch này và Đề cương 01 kèm theo.
5. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp, báo cáo đánh giá về quy trình xây dựng VBQPPL của HĐND, UBND Thành phố theo Đề cương 01 kèm theo Kế hoạch này, trong đó tập trung rà soát, kiến nghị, đề xuất về quy trình lấy ý kiến góp ý và nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo VBQPPL của Thành phố.
Trên đây là Kế hoạch rà soát, đánh giá quy trình xây dựng VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp của Thành phố và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, các Sở, ngành thuộc UBND Thành phố, UBND cấp huyện chủ động phối hợp với Sở Tư pháp báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
(Dành cho Các Ban của HĐND Thành phố, các Sở, cơ quan ngang Sở)
Phần I
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG VBQPPL CỦA HĐND, UBND THÀNH PHỐ
1. Thực trạng xây dựng, ban hành VBQPPL thuộc ngành, lĩnh vực (từ khi Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 có hiệu lực đến hết năm 2023)
a) Đánh giá về kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc xây dựng VBQPPL;
b) Đánh giá về hình thức VBQPPL của các cấp từ Trung ương đến Thành phố, mối quan hệ giữa VBQPPL của Trung ương và Thành phố;
c) Đánh giá về thẩm quyền ban hành VBQPPL của HĐND, UBND Thành phố gắn với nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương; về phân định các trường hợp ban hành VBQPPL của HĐND, UBND Thành phố trong Luật Ban hành VBQPPL (theo Điều 27, 28 Luật Ban hành VBQPPL).
2. Đánh giá thực trạng quy trình và kết quả thực hiện quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của Thành phố
Đánh giá về kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện quy trình xây dựng nghị quyết của HĐND Thành phố, quyết định của UBND Thành phố, gồm:
a) Về đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật; vấn đề kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật.
b) Về quy trình xây dựng VBQPPL của HĐND, UBND Thành phố:
- Việc lập danh mục VBQPPL;
- Việc lập đề nghị xây dựng VBQPPL, thẩm định, trình xem xét đề nghị xây dựng VBQPPL;
- Việc xin ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong quá trình xây dựng văn bản;
- Việc soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra, trình VBQPPL; trách nhiệm của từng chủ thể trong quá trình tham gia xây dựng văn bản;
- Trình tự, thủ tục thông qua VBQPPL tại HĐND, UBND Thành phố;
- Việc xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự thủ tục rút gọn;
- Các vấn đề khác có liên quan;
3. Vấn đề ban hành TTHC trong VBQPPL
Về thẩm quyền ban hành, các trường hợp ban hành TTHC trong VBQPPL của Thành phố; thực trạng, sự cần thiết trong việc ban hành TTHC của chính quyền địa phương, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện TTHC khi triển khai việc đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền.
4. Các vấn đề về kỹ thuật văn bản trong xây dựng VBQPPL
Đánh giá thực trạng, khó khăn vướng mắc về kỹ thuật xây dựng VBQPPL, gồm:
a) Tiêu chí xác định văn bản sửa đổi toàn diện; sửa đổi, bổ sung một số điều của VBQPPL đang có hiệu lực.
b) Các thức quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quản lý nhà nước, điều khoản thi hành, chuyển tiếp,…
c) Việc mối quan hệ của VBQPPL trong các trường hợp: văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và văn bản được quy định chi tiết, được hướng dẫn thi hành (trường hợp văn bản cấp trên đã sửa đổi, bổ sung, nhưng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn chưa được sửa đổi)
d) Về sự cần thiết của việc hợp nhất VBQPPL của chính quyền địa phương.
đ) Về ban hành VBQPPL để bãi bỏ VBQPPL đã ban hành.
5. Nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng VBQPPL
a) Về nhân lực làm công tác xây dựng VBQPPL; việc thuê chuyên gia tham gia vào quá trình xây dựng, thẩm định VBQPPL.
b) Chế độ chi ngân sách bảo đảm cho công tác xây dựng VBQPPL: đánh giá thực trạng, sự phù hợp.
c) Các điều kiện cần thiết khác.
Phần II
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỀ ĐỔI MỚI QUY TRÌNH XÂY DỰNG VBQPPL
1. Kiến nghị nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Ban hành VBQPPL về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành văn bản.
2. Kiến nghị, đề xuất về kỹ thuật ban hành văn bản.
3. Kiến nghị, đề xuất về nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng pháp luật.
4. Các kiến nghị, đề xuất khác có liên quan.
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
(Dành cho UBND các quận, huyện, thị xã)
Phần I
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG VBQPPL CỦA CẤP HUYỆN
1. Thực trạng xây dựng, ban hành VBQPPL thuộc địa phương (từ khi Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 có hiệu lực đến hết năm 2023);
a) Đánh giá về kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc xây dựng VBQPPL;
b) Đánh giá về hình thức VBQPPL của các cấp từ Trung ương đến Thành phố, mối quan hệ giữa VBQPPL của Trung ương, Thành phố và cấp huyện;
c) Đánh giá về thẩm quyền ban hành VBQPPL của HĐND và UBND cấp huyện gắn với nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương; về các trường hợp ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện, xã trong Luật Ban hành VBQPPL (theo Điều 30 Luật Ban hành VBQPPL).
2. Đánh giá thực trạng quy trình và kết quả thực hiện quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của cấp huyện
Đánh giá về kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện quy trình xây dựng nghị quyết của HĐND cấp huyện, quyết định của UBND cấp huyện, gồm:
a) Về đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật; vấn đề kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật.
b) Về quy trình xây dựng VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện:
- Việc lập đề nghị xây dựng VBQPPL;
- Việc soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra, trình VBQPPL;
- Việc xin ý kiến của cấp ủy trước khi trình ban hành VBQPPL;
- Trình tự, thủ tục thông qua VBQPPL tại HĐND, UBND cấp huyện.
3. Vấn đề ban hành TTHC trong VBQPPL
Thực trạng, sự cần thiết trong việc ban hành TTHC trong văn bản của các cấp chính quyền; Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện TTHC khi triển khai việc đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền.
4. Các vấn đề về kỹ thuật văn bản trong xây dựng VBQPPL
Đánh giá thực trạng, khó khăn vướng mắc về kỹ thuật xây dựng VBQPPL, gồm:
a) Các thức quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quản lý nhà nước, điều khoản thi hành, chuyển tiếp,…
b) Về sự cần thiết của việc hợp nhất VBQPPL của chính quyền địa phương.
c) Về ban hành VBQPPL để bãi bỏ VBQPPL đã ban hành.
d) Các vấn đề khác
5. Nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng VBQPPL
a) Về nhân lực làm công tác xây dựng VBQPPL; việc thuê chuyên gia tham gia vào quá trình xây dựng, thẩm định VBQPPL.
b) Chế độ chi ngân sách bảo đảm cho công tác xây dựng VBQPPL: đánh giá thực trạng, sự phù hợp.
c) Các điều kiện cần thiết khác.
Phần II
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỀ ĐỔI MỚI QUY TRÌNH XÂY DỰNG VBQPPL
1. Kiến nghị nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Ban hành VBQPPL về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành văn bản.
2. Kiến nghị, đề xuất về kỹ thuật ban hành văn bản.
3. Kiến nghị, đề xuất về nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng pháp luật.
4. Các kiến nghị, đề xuất khác có liên quan.
- 1Kế hoạch 573/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Kế hoạch 237/KH-UBND thực hiện Quyết định 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" năm 2022 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2024 khắc phục các hạn chế về công tác tham mưu, xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 518/QĐ-UBND Kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Kế hoạch 573/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4Kế hoạch 237/KH-UBND thực hiện Quyết định 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" năm 2022 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 6Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2024 khắc phục các hạn chế về công tác tham mưu, xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 8Quyết định 518/QĐ-UBND Kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2024 rà soát, đánh giá quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp của Thành phố và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 35/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 24/01/2024
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra