Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/KH-UBND | Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2022 |
Thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 08/9/2021 của UBND thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình số 08-CTr ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023; Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 08/6/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động thành phố Hà Nội đến năm 2030; Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 01/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội về nâng cao hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 3362/QĐ-UBND ngày 13/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022, như sau:
I. Mục đích
- Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025) của Thành phố, tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, chủ động, linh hoạt phục hồi và phát triển kinh tế theo lộ trình có kiểm soát với tiêu chí an toàn là trên hết và cao hơn tiêu chí chung của cả nước.
- Thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ phục hồi, phát triển thị trường lao động Thủ đô toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, nhanh và hiệu quả tất cả các chính sách của Chính phủ.
- Tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, bảo đảm kết nối thị trường lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội với thị trường lao động của cả nước.
2. Yêu cầu
- Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp phải xác định việc hỗ trợ, phát triển thị trường lao động là nhiệm vụ trọng tâm gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.
- Lấy doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, người lao động làm trung tâm phục vụ: vừa là chủ thể phục hồi, phát triển thị trường lao động, vừa tích cực, chủ động sáng tạo và phối hợp trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục sự lãng phí nguồn nhân lực lao động, tạo nguồn thu nhập, làm giàu cho người lao động, gia đình, phát triển cộng đồng - xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao cuộc sống, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và tăng cường an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn Thành phố.
- Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể để hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.
- Giải quyết việc làm mới cho 160 nghìn lao động.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị < 4 %.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72,2 %.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Y tế và Thành phố về các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19; đảm bảo các hoạt động kinh tế, xã hội thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
- Chủ động xây dựng, triển khai các kịch bản phòng, chống tương ứng với các cấp độ của dịch COVID-19; thường xuyên đánh giá, cập nhật để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người lao động chuyển đổi trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
2. Hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội, phát triển thị trường lao động và lực lượng lao động
2.1. Đẩy mạnh thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
- Tiếp tục thực hiện Công văn số 3416/UBND-KGVX ngày 08/10/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 và Quyết định số 5073/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021, Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 26/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội thực hiện các chỉ tiêu về số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 26/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội thực hiện các giải pháp, biện pháp thu hồi nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
2.2. Hỗ trợ về lao động và chuyên gia
- Rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng nguồn lao động trên địa bàn Thành phố trước, trong và sau dịch bệnh COVID-19, những biến động tác động tới phát triển kinh tế xã hội Thủ đô; hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thu hút lực lượng lao động quay trở lại làm việc; hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động từ các địa phương khác trở về, góp phần đảm bảo an sinh cho người lao động và trật tự an toàn, xã hội.
- Rà soát doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã và đang sử dụng chuyên gia, lao động nước ngoài, nhanh chóng xử lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc thủ tục để chuyên gia, người lao động nước ngoài sớm được làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ. Hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có chuyên gia, người lao động nước ngoài thực hiện đúng quy trình về cách ly y tế an toàn tại địa phương.
- Hỗ trợ người lao động, chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vượt qua khó khăn do dịch COVID-19.
- Xây dựng phần mềm cung cấp thông tin nguồn lao động và kết nối cung cầu lao động trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý điều hành, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nguồn nhân lực du lịch nhằm tái cấu trúc, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong ngành du lịch Thành phố, giữ chân lực lượng này trong điều kiện bị tác động bởi dịch COVID-19.
2.3. Phát triển thị trường lao động
- Tăng cường kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội. Tích cực hỗ trợ, duy trì việc làm ổn định cho người lao động và thực hiện tốt phúc lợi xã hội.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống dữ liệu về thị trường lao động và việc làm tại mỗi quận, huyện, thị xã và trên phạm vi toàn Thành phố để tăng cường hiệu quả kết nối cung - cầu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời phục vụ cho công tác phân tích, dự báo cung - cầu lao động. Thiết lập mạng lưới thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu thị trường lao động.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên.
- Nâng cao chất lượng công tác dự báo để chủ động chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển; nâng cao tỷ trọng lao động trong khu vực chính thức.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Tổ chức thực hiện tốt các chương trình dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tăng cường công tác xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, nhất là những ngành/nghề đang phát triển, những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của xã hội như: du lịch, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dược, mỹ phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, Logistics...
3.1. Nhóm giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và phát triển ngành công nghiệp: Phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, thúc đẩy đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, chủ động tham gia và tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao năng suất lao động. Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các Chương trình, Đề án lĩnh vực công nghiệp; tăng cường thu hút đầu tư các dự án vào các khu công nghiệp. Thúc đẩy phát triển làng nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
- Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ một cách hiệu quả, bền vững.
- Triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, giải quyết triệt để các kiến nghị của doanh nghiệp, đặc biệt là thủ tục hành chính, dịch vụ công, lãi suất vay vốn tại các ngân hàng thương mại và nguồn vốn tín dụng chính sách, thủ tục hoàn thuế, giải phóng mặt bằng, đấu thầu,...
- Tổ chức thực hiện tốt các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025; phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
- Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển sản phẩm du lịch với các doanh nghiệp, các ngành, địa phương trong nước và các quốc gia có tiềm năng hợp tác phát triển du lịch. Xây dựng các tuyến, tour du lịch kết nối Hà Nội với các nước trong khu vực và thế giới; tuyến, tour du lịch Hà Nội với các địa phương trong nước và các tuyến, tour du lịch trong Hà Nội.
- Thực hiện các giải pháp cơ cấu lại, phục hồi và phát triển ngành Du lịch theo hướng phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn, giá trị cao, tăng chi tiêu của khách du lịch; Xây dựng các tour, tuyến du lịch liên kết, kết nối giữa các điểm đến, các địa phương kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, việc làm bền vững trong đó tập trung:
- Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp.
- Đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; tiếp tục thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ để thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tham gia học nghề.
- Nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kịp thời xử lý các vi phạm trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố; tiếp tục rà soát nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 25/02/2019 của UBND thành phố Hà Nội về phê duyệt Đề án “Rà soát, đánh giá tình hình hoạt động, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2018-2025”.
- Đẩy mạnh thực hiện đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp. Phát triển mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo theo địa chỉ sử dụng để phát triển nguồn lao động có trình độ chuyên môn, có năng lực nghề nghiệp, thành thạo kỹ năng đáp ứng quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các nước phát triển và trao đổi chương trình đào tạo, trao đổi nhà giáo, chuyên gia đào tạo, chuyển giao công nghệ, phương pháp giảng dạy.
- Phối hợp với các Viện, Trường đại học tăng thời lượng thực hành nghiệp vụ đối với sinh viên năm cuối. Tích cực triển khai tổ chức các chương trình, cuộc thi chuyên nghiệp, hấp dẫn về nghiệp vụ qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ cho lực lượng lao động.
3.3. Nhóm giải pháp phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm
- Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật về lao động việc làm; cung cấp đầy đủ và phổ biến rộng rãi thông tin, số liệu về thị trường lao động dưới nhiều hình thức đa dạng như: cổng thông tin điện tử về việc làm, bản tin, website, trên các phương tiện thông tin đại chúng... để người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương có nhu cầu khai thác, sử dụng nhằm phục vụ các giao dịch việc làm thuận lợi, tạo cơ sở dự báo nhu cầu đào tạo nghề và nâng cao hiệu quả hoạch định các chính sách phát triển thị trường lao động.
- Tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo” theo Quyết định số 3362/QĐ-UBND ngày 13/07/2021 của UBND thành phố Hà Nội. Cụ thể:
Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trên toàn bộ hệ thống Sàn giao dịch việc làm (GDVL) thành phố Hà Nội và công tác phân tích - dự báo thị trường lao động theo hướng hiện đại, góp phần tạo ra một thị trường lao động lành mạnh, phát triển bền vững, các giải pháp phát triển thị trường lao động được triển khai đồng bộ từ Thành phố tới các quận, huyện, thị xã theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm hàng năm.
Tổ chức các phiên giao dịch việc làm hàng ngày diễn ra đồng bộ trên toàn bộ hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội. Triển khai đa dạng các hoạt động thông tin thị trường lao động, tạo điều kiện giúp học viên, sinh viên, người lao động dễ dàng tiếp cận thông tin thị trường lao động, xu hướng việc làm.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ hoạt động quản lý, điều hành của hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội. Thúc đẩy các hoạt động giao dịch việc làm trực tuyến hỗ trợ công tác giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường lao động ngắn hạn và dài hạn về nguồn nhân lực Thủ đô, báo cáo xu hướng về tình trạng việc làm, nghề nghiệp, các ngành nghề dịch chuyển dưới tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề sau dịch Covid-19 và các ngành nghề đang phát triển thu hút nguồn nhân lực trong thời gian tới nhằm hỗ trợ tối đa cho các đối tượng tham gia vào thị trường lao động. Tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo thị trường lao động như: Bản tin cập nhật thị trường lao động hàng quý; Báo cáo thị trường lao động hàng tháng; Báo cáo thường niên về xu hướng Việc làm - Dạy nghề; Báo cáo chuyên đề về thị trường lao động...
- Tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển quan hệ lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định số 3374/QĐ-UBND ngày 13/7/2021 của UBND Thành phố nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
- Mở rộng công tác thu thập thông tin thị trường lao động trên địa bàn các quận, huyện, thị xã. Thống nhất các chỉ tiêu thị trường lao động, đồng bộ cơ sở dữ liệu, nâng cao chất lượng thông tin đáp ứng mục tiêu thiết lập mạng lưới thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu thị trường lao động:
Thu thập thông tin vị trí việc làm trống của doanh nghiệp; thu thập nhu cầu tìm kiếm việc làm và học nghề của các đối tượng lao động.
Khảo sát thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Khảo sát thông tin về đào tạo nghề tại các cơ sở giáo cụ nghề nghiệp; Khảo sát thông tin về nhu cầu tìm kiếm, chuyển đổi việc làm và học nghề của người lao động và các đối tượng khác trên địa bàn Thành phố.
Tiếp tục thực hiện thu thập thông tin biến động cung - cầu lao động trên địa bàn Thành phố theo Thông tư số 27/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động sau khi cập nhật để phục vụ công tác phân tích, dự báo thị trường lao động trên địa bàn, hỗ trợ các quận, huyện, thị xã trong việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động.
3.4. Nhóm giải pháp về tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động
- Khai thác tối đa nhu cầu lao động tại các thị trường mới tiềm năng cũng như các thị trường truyền thống. Bên cạnh đó, đẩy mạnh khai thác nhu cầu lao động trong các lĩnh vực và các nghề mới, đòi hỏi trình độ cao cả về tay nghề và ngoại ngữ, các nghề trong lĩnh vực y tế, dịch vụ... triển khai các biện pháp ngăn ngừa lao động bỏ hợp đồng, lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại làm việc bất hợp pháp. Kiên quyết xử lý các vi phạm của cá nhân và doanh nghiệp để chấn chỉnh hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, hạn chế nạn cò mồi, lừa đảo nhằm giảm chi phí cho người lao động.
- Tăng tần suất và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách về xuất khẩu lao động đến tận xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố như: Phát hành tờ rơi, áp phích, sổ tay hỏi đáp về xuất khẩu lao động; thông tin thường xuyên về chính sách mới và tình hình lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng; niêm yết công khai danh sách các đơn vị được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ... để người lao động có đủ thông tin, chủ động trang bị các điều kiện khi muốn đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là về kiến thức pháp luật, tay nghề và ngoại ngữ.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp đã có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tuyển chọn lao động trên địa bàn Thành phố đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; khảo sát nhu cầu xuất khẩu lao động, nhu cầu việc làm của người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng lao động trở về nước; rà soát số lao động đang thực hiện hợp đồng làm việc ở nước ngoài, số lao động hết hạn hợp đồng về nước đúng thời hạn để tổ chức giới thiệu việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng của người lao động; tuyên truyền, vận động gia đình người lao động ở trong nước và trực tiếp tới người lao động ở nước ngoài để vận động người lao động về nước đúng quy định đồng thời triển khai tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc và các nước.
- Hỗ trợ cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số, thân nhân của người có công với cách mạng, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động; chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; đào tạo lao động trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm của các doanh nghiệp trong hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; nắm tình hình người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp hoặc bỏ trốn ở lại để có các biện pháp xử lý phù hợp, giữ vững các thị trường xuất khẩu lao động.
3.5. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn giải quyết việc làm từ nguồn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội
- Đảm bảo nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ nguồn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội; trong trường hợp không đáp ứng đủ nguồn lực, cần có cơ chế linh hoạt tạo thuận lợi cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huy động các nguồn lực để tăng nguồn vốn vay; tăng cường nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác cho vay hỗ trợ tạo việc làm qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Tập trung các nguồn lực Trung ương và địa phương triển khai có hiệu quả, chất lượng tín dụng ưu đãi trên địa bàn, đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Thành phố có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước đến Nhân dân; hướng dẫn cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và quản lý, giám sát thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những tiêu cực có nguy cơ xảy ra, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại hạn chế phát sinh. Đảm bảo quy trình chặt chẽ trong các khâu thẩm định, xét duyệt việc sử dụng nguồn vốn, hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.
4.1. Quý I/2022
- Tổ chức 61 phiên giao dịch việc làm (GDVL), trong đó: 01 phiên GDVL chuyên đề, 01 phiên GDVL online, 03 phiên GDVL lưu động và 56 phiên GDVL hàng ngày tại hệ thống Sàn giao dịch việc làm thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
- Giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội là 720 tỷ đồng, tạo việc làm cho 12.000 lao động.
- Xuất khẩu lao động: 500 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
4.2. Quý II/2022
- Tổ chức 66 phiên giao dịch việc làm, trong đó: 01 phiên GDVL chuyên đề, 01 phiên GDVL online, 01 phiên GDVL lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật, 04 phiên GDVL lưu động và 59 phiên GDVL hàng ngày tại hệ thống Sàn giao dịch việc làm thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
- Giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội là 869 tỷ đồng, tạo việc làm cho 14.500 lao động.
- Xuất khẩu lao động: 1.000 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
4.3. Quý III/2022
- Tổ chức 70 phiên giao dịch việc làm, trong đó: 02 phiên GDVL chuyên đề, 02 phiên GDVL online, 05 phiên GDVL lưu động và 61 phiên GDVL hàng ngày tại hệ thống Sàn giao dịch việc làm thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
- Giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội là 170 tỷ đồng, tạo việc làm cho 2.800 lao động.
- Xuất khẩu lao động: 1.300 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
4.4. Quý IV/2022
- Tổ chức 65 phiên giao dịch việc làm, trong đó: 01 phiên GDVL lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật, 01 phiên GDVL online, 02 phiên GDVL chuyên đề và 61 phiên GDVL hàng ngày tại hệ thống Sàn giao dịch việc làm thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
- Giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội là 165 tỷ đồng, tạo việc làm cho 2.700 lao động.
- Xuất khẩu lao động: 1.200 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện Kế hoạch; thực hiện các nhóm giải pháp phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm, tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì triển khai Đề án “Phát triển quan hệ lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định số 3374/QĐ-UBND ngày 13/7/2021 của UBND Thành phố; Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo” theo Quyết định số 3362/QĐ-UBND ngày 13/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 08/6/2021 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động thành phố Hà Nội đến năm 2030; Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 01/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội về nâng cao hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
- Phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội tham mưu cho UBND Thành phố bổ sung nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng cần vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội xây dựng kế hoạch tổ chức các phiên giao dịch việc làm theo Kế hoạch của Thành phố; tổ chức tốt các hoạt động về thông tin thị trường lao động, khảo sát, thu thập thông tin thị trường lao động, phân tích dự báo thị trường lao động và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên toàn bộ hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đến giao dịch.
2. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị và khả năng cân đối ngân sách, phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định phân bổ nguồn vốn ngân sách Thành phố để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; phối hợp xây dựng chính sách, lồng ghép chương trình giải quyết việc làm với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác của Thành phố. Chủ trì tham mưu UBND Thành phố thực hiện nhóm giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành có liên quan tham mưu UBND Thành phố thực hiện các nội dung thuộc nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu của thị trường lao động.
5. Sở Công Thương
Thực hiện các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh về thông tin thị trường, kết nối cung cầu thị trường sản phẩm, hàng hóa để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố tạo việc làm cho người lao động.
6. Sở Du lịch
Thực hiện các giải pháp phục hồi, phát triển ngành du lịch; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý điều hành, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nguồn nhân lực du lịch nhằm tái cấu trúc, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong ngành du lịch Thành phố để giữ chân lực lượng trong điều kiện bị tác động bởi dịch COVID-19.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền về nội dung, các hoạt động triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Thành phố.
8. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai đồng bộ các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thu hồi nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
9. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội
Thực hiện tốt nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn giải quyết việc làm từ nguồn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân vay vốn từ nguồn ngân sách Thành phố ủy thác theo đúng quy định của pháp luật.
10. Các Sở, ban, ngành Thành phố có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện Kế hoạch.
11. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể chính trị Thành phố
Chủ động, phối hợp với các đơn vị, địa phương tham gia triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; hướng dẫn, vận động Nhân dân; đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.
12. UBND các quận, huyện, thị xã
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành có liên quan triển khai, bố trí kinh phí thực hiện có hiệu quả các nội dung đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu giải quyết việc làm của địa phương (theo Phụ lục đính kèm).
- Đối với các quận, huyện có điểm, sàn giao dịch việc làm vệ tinh đặt trên địa bàn, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp đến giao dịch việc làm.
13. Chế độ thông tin báo cáo
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã định kỳ hàng tháng gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch trước ngày 15 hàng tháng; báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 15/6/2022, báo cáo cả năm gửi trước ngày 15/12/2022.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố định kỳ 06 tháng trước ngày 30/6/2022, báo cáo năm trước ngày 31/12/2022.
Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thể chính trị Thành phố; yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện kế hoạch hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu, chi tiêu giải quyết việc làm năm 2022./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỈ TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 26/01/2022 của UBND thành phố Hà Nội)
Số TT | Quận, huyện, thị xã | Chỉ tiêu GQVL (Người) |
1 | Ba Đình | 6.500 |
2 | Ba Vì | 4.000 |
3 | Bắc Từ Liêm | 6.000 |
4 | Cầu Giấy | 6.000 |
5 | Chương Mỹ | 4.200 |
6 | Đan Phượng | 4.700 |
7 | Đông Anh | 10.000 |
8 | Đống Đa | 8.400 |
9 | Gia Lâm | 8.100 |
10 | Hà Đông | 4.000 |
11 | Hai Bà Trưng | 8.100 |
12 | Hoài Đức | 5.100 |
13 | Hoàn Kiếm | 8.300 |
14 | Hoàng Mai | 5.600 |
15 | Long Biên | 6.000 |
16 | Mê Linh | 2.600 |
17 | Mỹ Đức | 2.900 |
18 | Nam Từ Liêm | 4.500 |
19 | Phú Xuyên | 3.200 |
20 | Phúc Thọ | 2.900 |
21 | Quốc Oai | 3.100 |
22 | Sóc Sơn | 8.200 |
23 | Sơn Tây | 2.800 |
24 | Tây Hồ | 5.500 |
25 | Thạch Thất | 5.200 |
26 | Thanh Oai | 3.500 |
27 | Thanh Trì | 6.500 |
28 | Thanh Xuân | 6.200 |
29 | Thường Tín | 3.700 |
30 | Ứng Hòa | 4.200 |
Tổng cộng | 160.000 |
- 1Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2021 thực hiện "Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Kế hoạch 10745/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Kế hoạch 658/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 176/QĐ-TTg về Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2022 về giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022-2025
- 5Kế hoạch 71/KH-UBND về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022
- 6Kế hoạch 31/KH-UBND thực hiện công tác giải quyết việc làm năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 7Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2022 thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 8Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2022 triển khai Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND quy định chính sách vay vốn giải quyết việc làm cho người lao động và hỗ trợ chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025
- 9Kế hoạch 125/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 1Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 522/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 3642/QĐ-UBND năm 2021 thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2021 về nâng cao hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
- 7Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2021 thực hiện các chỉ tiêu về số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 8Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2021 thực hiện các giải pháp, biện pháp thu hồi nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
- 9Nghị quyết 105/NQ-CP năm 2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch 207/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình 08-CTr/TU về “phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025” do thành phố Hà Nội ban hành
- 11Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp do Chính phủ ban hành
- 12Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2021 thực hiện "Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 13Quyết định 28/2021/QĐ-TTg quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Công văn 3416/UBND-KGVX năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp do Thành phố Hà Nội ban hành
- 15Kế hoạch 10745/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 16Kế hoạch 246/KH-UBND về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023 do thành phố Hà Nội ban hành
- 17Quyết định 33/2021/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Kế hoạch 658/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 176/QĐ-TTg về Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 19Quyết định 5073/QĐ-UBND năm 2021 sửa đổi Quyết định 3642/QĐ-UBND thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 20Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2022 về giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022-2025
- 21Kế hoạch 71/KH-UBND về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022
- 22Kế hoạch 31/KH-UBND thực hiện công tác giải quyết việc làm năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 23Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2022 thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 24Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2022 triển khai Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND quy định chính sách vay vốn giải quyết việc làm cho người lao động và hỗ trợ chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025
- 25Kế hoạch 125/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Kế hoạch 34/KH-UBND về hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- Số hiệu: 34/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/01/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Chử Xuân Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra