Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 332/KH-UBND | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
CẢI TẠO, NÂNG CẤP VÀ XÂY MỚI CÁC CÔNG VIÊN, VƯỜN HOA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025.
Căn cứ Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Căn cứ Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 06/9/2021 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Thực hiện các Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình hành động số 14/CTr-UBND ngày 19/01/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Thông báo số 1214-TB/BCSĐ ngày 31/12/2021 kết luận của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố về Kế hoạch Cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025;
Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch Cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai cải tạo, nâng cấp công viên, vườn hoa hiện có tại khu vực các quận nội thành; đôn đốc các chủ đầu tư sớm hoàn thành xây dựng mới 06 công viên theo Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 (gọi tắt là Quy hoạch cây xanh 1495/QĐ-UBND).
- Tăng cường phân cấp cho cấp huyện thực hiện theo Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 06/9/2021 của UBND Thành phố về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Yêu cầu
- Triển khai nâng cấp cải tạo đồng bộ các công viên vườn hoa hiện có, triển khai mới các công viên theo quy hoạch để phục vụ nhân dân.
- Phân công rõ trách nhiệm các cơ quan, chính quyền địa phương và các đơn vị đối với công tác quản lý, duy trì, vận hành các công viên, vườn hoa.
- Thí điểm mô hình dịch vụ tiện ích, thiết thực phục vụ khách thăm quan các công viên đảm bảo văn minh, trật tự đô thị nhằm hạn chế hàng quán tự phát.
- Tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng các công viên theo quy hoạch, bao gồm cả danh mục các công viên xây dựng đợt đầu theo Quy hoạch cây xanh 1495/QĐ-UBND.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Công viên, vườn hoa cải tạo, nâng cấp
1.1. Danh mục 45 công viên, vườn hoa hiện có cần cải tạo, nâng cấp.
Trên cơ sở tổng số 63 công viên, vườn hoa hiện có, sau khi rà soát có 45 công viên, vườn hoa (khoảng 70%) cần cải tạo, nâng cấp, sửa chữa theo mức độ khác nhau để duy trì ổn định cảnh quan, đồng bộ phục vụ nhân dân. Trong đó, có 13 công viên và 32 vườn hoa:
- Quận Ba Đình: 03 công viên, 07 vườn hoa
- Quận Hoàn Kiếm: 10 vườn hoa
- Quận Tây Hồ: 03 vườn hoa
- Quận Hai Bà Trưng: 01 công viên, 04 vườn hoa
- Quận Hoàng Mai: 04 công viên, 02 vườn hoa
- Quận Đống Đa: 01 công viên, 04 vườn hoa
- Quận Cầu Giấy: 02 công viên
- Quận Hà Đông: 01 công viên, 01 vườn hoa
- Quận Long Biên: 01 vườn hoa
- Quận Bắc Từ Liêm: 01 Công viên
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
1.2. Các dự án công viên triển khai trong giai đoạn 2021-2025.
Tập trung phối hợp, đôn đốc, giải quyết để hoàn thành 06 công viên đang trong giai đoạn điều chỉnh, hoàn thiện thủ tục đầu tư gồm:
- Công viên Chu Văn An, huyện Thanh Trì (dự án 2 - công trình kiến trúc): 50,93ha
- Công viên CV1, quận Cầu Giấy và Nam Từ Liêm: 27,8ha
- Công viên Khu ĐT Tây Nam Hà Nội, quận Cầu Giấy: 10ha
- Công viên văn hóa Kim Quy, huyện Đông Anh: 99ha
- Công viên hồ Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm: 11,8ha
- Công viên Văn hóa - Vui chơi giải trí, Thể thao quận Hà Đông: 96,7ha
2.1. Kế hoạch nâng cấp, cải tạo 45 công viên, vườn hoa hiện có:
2.1.1 Đối với công viên, vườn hoa cải tạo, nâng cấp (Mức độ 1): 03 công viên và 10 vườn hoa.
- 03 công viên: Bách Thảo, Thủ Lệ, Thống Nhất: Ưu tiên thực hiện cải tạo, nâng cấp đồng bộ các khu vực chính và khu vực xuống cấp, tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan theo Quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 được duyệt, trong đó: nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch chi tiết, thiết kế tổ chức mặt bằng, đường dạo, tiểu cảnh, cơ sở vật chất đồng bộ; kế thừa các hạng mục mới được đầu tư sửa chữa; trồng bổ sung cây hoa, cây cảnh; nâng cấp, sửa chữa, bổ sung hệ thống chiếu sáng, nhà vệ sinh, ghế ngồi, thùng rác, hệ thống cấp thoát nước, bể phun,...; các công viên cần nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp theo hướng công viên mở, trừ công viên Thủ Lệ, Bách Thảo (giai đoạn 2022 - 2023 triển khai thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư; giai đoạn 2023 - 2025 thực hiện đầu tư và hoàn thành đưa vào sử dụng).
- 10 vườn hoa: Bà Kiệu, Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, Bác Cổ, Tao Đàn, Ngô Quyền, 19/8, Cửa Nam, Phùng Hưng: Ưu tiên thực hiện cải tạo, nâng cấp tổng thể kiến trúc cảnh quan, trong đó: nghiên cứu thiết kế tổ chức mặt bằng, đường dạo, tiểu cảnh hài hòa với kiến trúc, tượng đài, cảnh quan vườn hoa; trồng tăng cường cây hoa, cây cảnh, chiếu sáng, vật kiến trúc, ghế ngồi, thùng rác,... (giai đoạn 2021 - 2025 triển khai thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, hoàn thành đưa vào sử dụng).
2.1.2. Đối với công viên, vườn hoa cải tạo, sửa chữa (Mức độ 2): 10 công viên và 22 vườn hoa.
Các công viên, vườn hoa có vị trí ít quan trọng, hoặc có chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật xuống cấp cục bộ, chỉ thực hiện cải tạo, sửa chữa mức độ cơ bản trên cơ sở giữ nguyên hình thức kiến trúc cảnh quan, trong đó: chủ yếu cải tạo, sửa chữa như lát và bó vỉa lại hệ thống đường dạo, bồn hoa,... bằng vật liệu phù hợp, trồng bổ sung cây hoa, cây cảnh, sửa chữa hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước, nhà vệ sinh, bể phun, bổ sung thay thế ghế ngồi, thùng rác,... (Giai đoạn 2022-2025 triển khai thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, hoàn thành đưa vào sử dụng), bao gồm:
- 10 công viên: Linh Đàm, Bắc Linh Đàm, Bán đảo Linh Đàm, Ba Mẫu, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Đền Lừ, Indira Gandhi, Nguyễn Trãi, Hòa Bình.
- 22 vườn hoa: Lê Trực, Vạn Xuân, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Giảng Võ, Lý Tự Trọng, Paster, ĐH Thủy Lợi, ĐH Công Đoàn, Đào Duy Anh, Hà Đông, Trúc Bạch, tiểu cảnh Bãi Nhãn, Mai Xuân Thưởng, Thiền Quang, Thanh Niên, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Cao, Hoàng Văn Thụ (Hoàng Mai), Định Công, 1-6, Ngọc Lâm.
2.2. Kế hoạch hoàn thành 06 công viên mới giai đoạn 2021-2025.
Các Sở, ngành, chính quyền địa phương căn cứ chức năng nhiệm vụ, căn cứ các chỉ đạo của UBND Thành phố, tập trung phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành 06 công viên: Công viên Chu Văn An (dự án 2 - công trình kiến trúc); Công viên CV1; Công viên Khu đô thị Tây Nam Hà Nội; Công viên văn hóa Kim Quy; Công viên hồ Phùng Khoang; Công viên Văn hóa - Vui chơi giải trí, Thể thao quận Hà Đông.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Sở, ngành, chính quyền địa phương căn cứ chức năng nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, hoặc căn cứ tình hình kinh tế xã hội để đề xuất đầu tư công các công viên, vườn hoa thuộc danh mục xây dựng đợt đầu theo Quy hoạch cây xanh 1495/QĐ-UBND, trong đó:
- Khu vực nội đô: Vườn hoa trung tâm Tây Hồ Tây; Công viên hồ Đầm Trị; Công viên Đống Đa; Công viên hồ Mễ Trì; Công viên trung tâm triển lãm Quốc Gia; Công viên Hữu Nghị; Công viên phía Đông sông Nhuệ; Công viên Đông Ngạc; Công viên Đầm Hồng; Công viên sinh thái Vĩnh Hưng; Công viên C6; Công viên C9; Công viên C10; Công viên Thành phố Giao lưu; Công viên hồ Trung Văn; Công viên Đầm Sòi; Công viên Hồ Đầm Chuối; Công viên Hạ Đình.
- Chuỗi đô thị Bắc sông Hồng: Tổ hợp TDTT Mê Linh (GN-1); Khu sinh thái sông Cà Lồ, khu sinh thái Đông Anh (GN-2, GN-3); Làng văn hóa Asean (GN-5); Công viên wonderland (GN-9A, GN-9B); Trung tâm thể thao ASIAD (GN-10).
- Chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4: Công viên công nghệ cao sinh học (GS-3); Công viên vui chơi giải trí (GS-10); Công viên quảng trường trung tâm và công viên văn hóa lễ hội (trục hồ Tây - Ba Vì); Công viên TDTT khu vực (GS-12); Công viên vui chơi giải trí kết hợp đô thị sinh thái; Công viên thể thao kết hợp vui chơi giải trí (GS-21); công viên du lịch sinh thái (GS-20).
3.1. Về nguồn vốn cải tạo, nâng cấp 45 công viên vườn hoa: Công trình cải tạo, nâng cấp (Mức độ 1, 2) thực hiện bằng vốn đầu tư xây dựng bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm bằng nguồn ngân sách Thành phố và ngân sách quận (Kinh phí để bố trí vốn phải được các chủ đầu tư khảo sát, lập phương án đầy đủ tại các bước thực hiện tiếp theo, theo quy định của pháp luật).
3.2. Xác định chủ đầu tư cải tạo, nâng cấp 45 công viên vườn hoa:
3.2.1. Đối với các công viên thuộc phân cấp Thành phố quản lý: giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Thành phố, gồm công viên: Bách Thảo, Thủ Lệ, Thống Nhất, Hòa Bình.
3.2.2 Đối với các công viên, vườn hoa thuộc phân cấp quận quản lý: giao UBND các quận làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách quận (riêng vườn hoa Lý Thái Tổ, UBND Thành phố giao UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư xây dựng công trình Km0, dự kiến nguồn vốn ngân sách Thành phố), cụ thể:
- UBND quận Ba Đình làm chủ đầu tư 01 công viên India Gandhi; 07 vườn hoa: Lê Trực, Vạn Xuân, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Trúc Bạch, tiểu cảnh bãi nhãn, khu vực hồ Giảng Võ.
- UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư 10 vườn hoa: Bà Kiệu, Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, Bác Cổ, Tao Đàn, Ngô Quyền, 19/8, Cửa Nam, Phùng Hưng.
- UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư 03 vườn hoa: Thanh Niên, Lý Tự Trọng, Mai Xuân Thưởng.
- UBND quận Hai Bà Trưng làm chủ đầu tư 04 vườn hoa: Paster, Tăng Bạt Hổ 1,2; Yec - Xanh (Nguyễn Cao); Thiền Quang.
- UBND quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư 04 công viên: Linh Đàm, Bắc Linh Đàm, Bán Đảo Linh Đàm, Đền Lừ; 02 vườn hoa: Hoàng Văn Thụ, Định Công.
- UBND quận Đống Đa làm chủ đầu tư 01 công viên Ba Mẫu; 04 vườn hoa: Đại học Thủy Lợi, Đại học Công Đoàn, 1-6, Đào Duy Anh.
- UBND quận Cầu Giấy làm chủ đầu tư 02 công viên: Nghĩa Đô, Cầu Giấy.
- UBND quận Hà Đông làm chủ đầu tư 01 công viên Nguyễn Trãi, 01 vườn hoa Hà Đông.
- UBND quận Long Biên làm chủ đầu tư 01 vườn hoa Ngọc Lâm.
3.3. Về quản lý sau đầu tư: Các công viên, vườn hoa sau khi được các chủ đầu tư hoàn thành cải tạo, nâng cấp sẽ thực hiện bàn giao cho đơn vị quản lý, duy tu, duy trì theo phân cấp.
3.4. Về cơ chế chính sách: nghiên cứu, tổ chức các hoạt động văn hóa, sự kiện đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều lứa tuổi dưới sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng, nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao giá trị của các công viên, mang lại lợi ích cho cộng đồng.
3.5. Đối với công viên đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch:
- Các Sở ngành, chính quyền địa phương theo chức năng nhiệm vụ, tăng cường đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện cam kết và trách nhiệm với Thành phố, sớm hoàn thành 06 dự án công viên đã và đang triển khai đầu tư.
- Tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng các công viên còn lại trong danh mục 39 Công viên xây dựng mới theo Quy hoạch cây xanh 1495/QĐ-UBND.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung thì gửi đề xuất về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố quyết định.
1. Sở Xây dựng:
- Phối hợp, đôn đốc các chủ đầu tư sớm hoàn thành kế hoạch cải tạo, nâng cấp các công viên, vườn hoa; Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện liên quan đôn đốc các chủ đầu tư sớm hoàn thành 06 công viên đang thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng mới; Tổng hợp kết quả thực hiện của các chủ đầu tư báo cáo UBND Thành phố vào tháng 12 hàng năm.
- Đôn đốc đơn vị được giao quản lý trực tiếp Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ nghiên cứu, đề xuất thí điểm phương án kinh doanh, dịch vụ tiện ích phục vụ khách thăm quan công viên, đảm bảo thiết thực, tinh gọn, mỹ quan, văn minh, trật tự đô thị nhằm hạn chế hàng quán tự phát. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, chính quyền địa phương đánh giá hiệu quả, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố.
- Tiếp nhận lại các công viên sau đầu tư để tổ chức quản lý, duy trì theo phân cấp.
- Rà soát danh mục công viên xây dựng đợt đầu và các công viên theo Quy hoạch cây xanh 1495/QĐ-UBND gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các địa phương rà soát theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô, các quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, để bổ sung thông tin gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư.
2. Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng rà soát danh mục công viên xây dựng đợt đầu và các công viên theo Quy hoạch cây xanh 1495/QĐ-UBND, đối chiếu với Quy hoạch chung xây dựng thủ đô, các quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, để bổ sung thông tin ký hiệu ô đất, quy mô, chức năng, địa điểm, hiện trạng đất đai và các vấn đề liên quan làm cơ sở rà soát đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và UBND các quận cân đối nguồn kinh phí; hướng dẫn các chủ đầu tư về nguồn vốn, trình tự thủ tục đầu tư theo quy định; Tham mưu UBND Thành phố kế hoạch vốn đầu tư công phù hợp với kế hoạch này; Phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện liên quan kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư sớm hoàn thành 06 công viên đang thực hiện các thủ tục triển khai xây dựng mới. Tiếp tục chủ trì phối hợp với các Sở Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương tổng hợp danh mục công viên xây dựng mới theo quy hoạch, rà soát đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư, ưu tiên đối với khu vực 5 huyện chuẩn bị lên quận; đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư.
4. Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các chủ đầu tư cân đối, sử dụng nguồn kinh phí ngân sách theo quy định.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát kế hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất và các vấn đề liên quan đến các dự án công viên xây dựng mới theo quy hoạch để hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện, kịp thời xử lý các vướng mắc theo quy định.
6. UBND các quận, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thành phố Hà Nội được giao làm chủ đầu tư cải tạo, nâng cấp các công viên, vườn hoa:
- Tổ chức triển khai thực hiện các trình tự thủ tục theo đúng quy định của pháp luật; trong đó phải khảo sát tổng thể, đánh giá hiện trạng, xác định đối tượng, phạm vi, khối lượng cụ thể các hạng mục cần thiết cải tạo, nâng cấp trên cơ sở kế thừa và kết nối hài hòa với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư còn đảm bảo chất lượng để tiết kiệm kinh phí.
- Chủ động phối hợp với các Sở chuyên ngành để được hướng dẫn, lấy ý kiến các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ngành theo quy định.
- Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện theo đứng quy định của pháp luật; tổng hợp tình hình thực hiện, kết quả thực hiện vào ngày 25/11 hàng năm gửi Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
7. Các Công ty TNHH MTV: Công viên Thống Nhất, Vườn thú, Công viên Cây xanh:
- Rà soát Quy hoạch chi tiết các công viên Thống Nhất, Thủ Lệ, Hòa Bình, Bách Thảo; chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư trong quá trình khảo sát, cung cấp tài liệu, hồ sơ quản lý, đánh giá cơ sở vật chất hiện có, đề xuất, xác định những hạng mục cần thiết phải đầu tư nâng cấp, cải tạo theo quy hoạch; đồng thời kế thừa các hạng mục đã được đầu tư đảm bảo tiết kiệm, đồng bộ, không trùng lặp.
- Chủ động đánh giá thực trạng, nghiên cứu, đề xuất thí điểm phương án kinh doanh, dịch vụ tiện ích phục vụ khách thăm quan tại công viên Thống Nhất, Thủ Lệ đảm bảo thiết thực, tinh gọn, mỹ quan, văn minh, trật tự đô thị nhằm hạn chế hàng quán tự phát; tổng hợp gửi Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, chính quyền địa phương đánh giá, đề xuất UBND Thành phố.
8. Công tác duy trì, đảm bảo an ninh, trật tự đô thị, trật tự xây dựng:
- Sở Xây dựng, UBND các quận chỉ đạo các đơn vị được giao quản lý, duy trì, vận hành các công viên, vườn hoa theo phân cấp thực hiện duy trì đảm bảo chất lượng cảnh quan phục vụ nhân dân.
- Các đơn vị quản lý, duy trì, vận hành các công viên, vườn hoa: chịu trách nhiệm toàn diện trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tài sản công; đảm bảo an ninh, trật tự đô thị, không để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng trong công viên, vườn hoa.
- UBND các quận chịu trách nhiệm: phối hợp với đơn vị quản lý công viên, vườn hoa trong công tác bảo vệ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tài sản công; đảm bảo an ninh, trật tự đô thị, thường xuyên phối hợp kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng tại các công viên, vườn hoa.
Các Sở, ban, ngành Thành phố, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; định kỳ ngày 25 tháng 11 hàng năm báo cáo tình hình thực hiện gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thành phố.
Sở Xây dựng theo dõi, tổng hợp, định kỳ tháng 12 hàng năm báo cáo UBND Thành phố tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ảnh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC:
DANH MỤC KẾ HOẠCH CẢI TẠO, NÂNG CẤP 45 CÔNG VIÊN, VƯỜN HOA 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 332/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND Thành phố Hà Nội)
Danh mục theo Quy hoạch tại Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 và tại Danh mục Quyết định số 1640/QĐ-UBND ngày 09/03/2017 của UBND Thành phố | KẾ HOẠCH CẢI TẠO, NÂNG CẤP, SỬA CHỮA | ||||||||||||
TT | Danh mục | Diện tích (ha) | Phân cấp (Quyết định 14/2021/QĐ-UBND ngày 06/9/2021) | Diện tích cây mảng, thảm cỏ đang duy trì (m2) | Tính chất | Hình thức đầu tư | THỜI GIAN | Mức độ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa (**) | Nguồn vốn | Chủ đầu tư | |||
Tổng | Mặt nước | Chuẩn bị đầu tư | Đầu tư và Hoàn thành | ||||||||||
I | Quận Ba Đình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Công viên Bách Thảo (*) | 12,50 | 1,65 | TP | 49.027 | Công viên chuyên đề | Cải tạo nâng cấp | 2022-2023 | 2024-2025 | Mức độ 1 | Ngân sách TP | Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành TP Hà Nội | |
2 | Công viên Thủ Lệ (*) | 21,90 | 8,77 | TP | 33.357 | Công viên chuyên đề | Cải tạo nâng cấp | 2022-2023 | 2024-2025 | Mức độ 1 | Ngân sách TP | Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành TP Hà Nội | |
3 | Vườn hoa Lê Trực | 0,10 | 0,00 | Quận | 642 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Ba Đình | ||
4 | Vườn Vạn Xuân (Vườn hoa Hàng Đậu) | 0,42 | 0,00 | Quận | 2.280 | Vườn đạo | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Ba Đình | ||
5 | Vườn hoa Hoàng Diệu | 0,41 | 0,00 | Quận | 3.907 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Ba Đình | ||
6 | Vườn hoa Phan Đình Phùng | 0,12 | 0,00 | Quận | 1.056 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Ba Đình | ||
7 | Công viên India Gandhi (*) | 7,41 | 6,70 | Quận | 11.494 | Công viên nghỉ ngơi | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Ba Đình | ||
8 | Vườn hồ Trúc Bạch (*) | 0,73 |
| Quận | 4.440 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Ba Đình | ||
9 | Vườn hồ Thăng Long (Giảng Võ) | 7,05 | 6,50 | Quận | 2.977 | Vườn hoa nghỉ ngơi | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quân | UBND quận Ba Đình | ||
10 | Vườn Tiểu cảnh Bãi Nhãn | 0,04 |
| Quận | 695 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Ba Đình | ||
II | Quận Hoàn Kiếm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Vườn hoa đền Bà Kiệu | 0,16 | 0,00 | Quận | 396 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2021-2025 | Mức độ 1 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàn Kiếm | ||
2 | Vườn hoa Chí Linh (Lý Thái Tổ) | 1,04 | 0,00 | Quận | 4.320 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2021-2025 | Mức độ 1 | Ngân sách TP | UBND quận Hoàn Kiếm | ||
3 | Vườn hoa Diên Hồng (con cóc) | 0,44 | 0,00 | Quận | 1.917 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2021-2025 | Mức độ 1 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàn Kiếm | ||
4 | Vườn hoa Cổ Tân | 0,27 | 0,00 | Quận | 1.094 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2021-2025 | Mức độ 1 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàn Kiếm | ||
5 | Vườn hoa Bác Cổ | 0,17 | 0,00 | Quận | 905 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2021-2025 | Mức độ 1 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàn Kiếm | ||
6 | Vườn hoa Tao Đàn (*) | 0,14 | 0,00 | Quận | 517 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2021-2025 | Mức độ 1 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàn Kiếm | ||
7 | Vườn hoa Ngô Quyền | 0,05 | 0,00 | Quận | 250 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2021-2025 | Mức độ 1 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàn Kiếm | ||
8 | Vườn hoa 19/8 | 0,27 | 0,00 | Quận | 1.704 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2021-2025 | Mức độ 1 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàn Kiếm | ||
9 | Vườn Cửa Nam | 0,03 |
| Quận | 216 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2021-2025 | Mức độ 1 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàn Kiếm | ||
10 | Vườn Phùng Hưng | 0,09 |
| Quận | 492 | Vườn đạo | Cải tạo nâng cấp | 2021-2025 | Mức độ 1 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàn Kiếm | ||
III | Quận Tây Hồ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Vườn hoa đường Thanh Niên (*) | 1,10 | 0,00 | Quận | 3.947 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2022-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Tây Hồ | ||
2 | Vườn hoa Lý Tự Trọng | 0,85 | 0,00 | Quận | 5.940 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2022-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Tây Hồ | ||
3 | Vườn hoa Tây Hồ (Mai Xuân Thưởng) | 0,87 | 0,00 | Quận | 4.519 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2022-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Tây Hồ | ||
IV | Quận Hai Bà Trưng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Công viên Thống nhất (*) | 47,1 | 21,1 | TP | 118.362 | Công viên TT đô thị | Cải tạo nâng cấp | 2022-2023 | 2024-2025 | Mức độ 1 | Ngân sách TP | Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành TP Hà Nội | |
2 | Vườn hoa Paster | 0,68 | 0,00 | Quận | 3.842 | Vườn hoa | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Hai Bà Trưng | ||
3 | Vườn hoa Tăng Bạt Hổ 1, 2 | 0,12 | 0,00 | Quận | 262 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Hai Bà Trưng | ||
4 | Vườn hoa Yec-xanh (Nguyễn Cao) | 0,19 | 0,00 | Quận | 717 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Hai Bà Trưng | ||
5 | Vườn quanh hồ Thiền Quang (*) | 6,25 | 5,50 | Quận | 7.085 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Hai Bà Trưng | ||
V | Quận Hoàng Mai |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Công viên Linh Đàm | 4,05 | 0,00 | Quận | 4.220 | Công viên văn hóa nghỉ ngơi | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàng Mai | ||
2 | Công viên Bắc Linh Đàm | 4,88 | 0,00 | Quận | 11.991 | Công viên khu nhà ở | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàng Mai | ||
3 | Công viên Bán đảo Linh Đàm | 4,58 | 0,00 | Quận | 33.599 | Công viên khu nhà ở | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàng Mai | ||
4 | Vườn hoa Hoàng Văn Thụ | 0,28 | 0,00 | Quận | 477 | Vườn hoa | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàng Mai | ||
5 | Vườn hoa Định Công (*) | 1,32 | 0,00 | Quận | 3.772 | Vườn hoa | Cải tạo nâng cấp | 2024-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàng Mai | ||
6 | Công viên Đền Lừ | 8,72 | 4,57 | Quận | 20.582 | Công viên nghỉ ngơi | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Hoàng Mai | ||
VI | Quận Đống Đa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Vườn hoa Trường ĐH Thủy Lợi | 0,76 | 0,00 | Quận | 3.673 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2022-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Đống Đa | ||
2 | Vườn hoa Trường ĐH Công Đoàn | 0,27 | 0,00 | Quận | 1.442 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2022-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Đống Đa | ||
3 | Vườn hoa 1-6 | 1,36 | 0,00 | Quận | 6.500 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2022-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Đống Đa | ||
4 | Công viên Ba Mẫu | 7,03 | 5,59 | Quận | 9.192 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2022-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Đống Đa | ||
5 | Vườn Đào Duy Anh | 0,36 | 0,00 | Quận | 1.363 | Vườn hoa nghỉ ngơi | Cải tạo nâng cấp | 2022-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Đống Đa | ||
VII | Quận Cầu Giấy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Công viên Nghĩa Đô (*) | 6,00 | 4,70 | Quận | 17.558 | Công viên nghỉ ngơi | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Cầu Giấy | ||
2 | Công viên cầu Giấy (*) | 9,66 | 1,20 | Quận | 46.722 | Công viên nghỉ ngơi | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Cầu Giấy | ||
VIII | Quận Hà Đông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Công viên Nguyễn Trãi (*) | 3,00 |
| Quận | 10.950 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2024-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Hà Đông | ||
2 | Vườn Hà Đông 0,75 ha | 0,75 |
| Quận | 2.669 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2022-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Hà Đông | ||
IX | Quận Long Biên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Vườn Ngọc Lâm (*) | 1,27 |
| Quận | 4.281 | Vườn dạo | Cải tạo nâng cấp | 2023-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách quận | UBND quận Long Biên | ||
X | Quận Bắc Từ Liêm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Công viên Hòa Bình | 17,53 | 3,76 | TP |
| Công viên văn hóa nghỉ ngơi | Cải tạo nâng cấp | 2022-2025 | Mức độ 2 | Ngân sách TP | Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành TP Hà Nội | ||
GHI CHÚ:
1. Tổng số: 13 Công viên, 32 vườn hoa dự kiến nâng cấp, cải tạo.
2. Quy mô cải tạo, nâng cấp, sửa chữa thực tế sẽ do các Chủ đầu tư khảo sát, đánh giá cụ thể từng công trình trong bước tiếp theo.
3. Nguồn vốn và Chủ đầu tư trên cơ sở dự thảo danh mục công viên, vườn hoa do thành phố quản lý theo phân cấp tại Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 06/9/2021
4. Thời gian thực tế phụ thuộc vào nguồn lực, khả năng thực tế triển khai thực hiện.
5. (*) là các công viên, vườn hoa Sở Xây dựng thực hiện cải tạo, nâng cấp, sửa chữa một số hạng mục trong năm 2021 để chổng xuống cấp, đảm bảo cảnh quan, đáp ứng điều kiện phục vụ nhân dân (thực hiện theo văn bản số 4724/UBND-ĐT ngày 24/10/2019 của UBND Thành phố). Giai đoạn 2022-2025 các Chủ đầu tư thực hiện cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các hạng mục còn lại, tránh trùng lặp, kế thừa các hạng mục đã được đầu tư.
6. (**) Mức độ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa:
(1) Mức độ 1:
- Đối với công viên: Ưu tiên thực hiện cải tạo, nâng cấp đồng bộ các khu vực chính và khu vực xuống cấp, tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt, trong đó: nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch chi tiết, thiết kế tổ chức mặt bằng, đường dạo, tiểu cảnh, cơ sở vật chất đồng bộ; kế thừa các hạng mục mới được đầu tư sửa chữa; trồng bổ sung cây hoa, cây cảnh; nâng cấp, sửa chữa, bổ sung hệ thống chiếu sáng, nhà vệ sinh, ghế ngồi, thùng rác, hệ thống cấp thoát nước, bể phun,...; các công viên cần nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp theo hướng công viên mở, trừ công viên Thủ Lệ, Bách Thảo.
- Đối với vườn hoa: Ưu tiên thực hiện cải tạo, nâng cấp tổng thể kiến trúc cảnh quan, trong đó: nghiên cứu thiết kế tổ chức mặt bằng, đường dạo, tiểu cảnh hài hòa với kiến trúc, tượng đài, cảnh quan vườn hoa; trồng tăng cường cây hoa, cây cảnh, chiếu sáng, vật kiến trúc, ghế ngồi, thùng rác,...
(2) Mức độ 2: Các công viên, vườn hoa có vị trí ít quan trọng, hoặc có chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật xuống cấp cục bộ, chỉ thực hiện cải tạo, sửa chữa mức độ cơ bản trên cơ sở giữ nguyên hình thức kiến trúc cảnh quan, trong đó: chủ yếu cải tạo, sửa chữa như lát và bó vỉa lại hệ thống đường dạo, bồn hoa,...bằng vật liệu phù hợp, trồng bổ sung cây hoa, cây cảnh, sửa chữa hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước, nhà vệ sinh, bể phun, bổ sung thay thế ghế ngồi, thùng rác,...
- 1Nghị quyết 16/2013/NQ-HĐND chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
- 2Quyết định 26/2015/QĐ-UBND Quy định về quy trình tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 11/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
- 1Nghị quyết 16/2013/NQ-HĐND chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
- 2Quyết định 1495/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 3Quyết định 26/2015/QĐ-UBND Quy định về quy trình tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 1640/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt danh mục công viên, vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ thành phố quản lý sau đầu tư theo quy định tại Quyết định 41/2016/QĐ-UBND do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Quyết định 11/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
- 6Chương trình 14/CTr-UBND thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Quyết định 14/2021/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
Kế hoạch 332/KH-UBND năm 2021 về cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025 do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 332/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 31/12/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Dương Đức Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra