- 1Thông tư liên tịch 79/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định nội dung và mức chi hoạt động Hội giảng giáo viên dạy nghề và Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm do Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 21/2014/TT-BLĐTBXH quy định Danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3254/KH-SLĐTBXH-DN | Tp.Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 02 năm 2016 |
TỔ CHỨC HỘI THI THIẾT BỊ ĐÀO TẠO TỰ LÀM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ THAM GIA HỘI THI TOÀN QUỐC NĂM 2016
- Căn cứ văn bản số 1231/TCDN-CSVC ngày 13/7/2015 của Tổng cục Dạy nghề về việc hướng dẫn Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp Tỉnh, Thành phố.
- Để tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp Thành phố và chuẩn bị tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2016, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp Thành phố và chuẩn bị tham gia hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2016 như sau:
1.1. Mục đích:
- Phát huy trí tuệ, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh viên, học sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc tự làm thiết bị đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo;
- Trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về sáng chế, cải tiến thiết bị đào tạo; tạo phong trào tự làm thiết bị đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Lựa chọn các thiết bị đào tạo tự làm có chất lượng, để phổ biến nhân rộng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia Hội thi toàn quốc năm 2016.
1.2. Yêu cầu:
- Huy động được đông đảo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia;
- Thiết bị tham gia Hội thi phải thể hiện được sự sáng tạo, có chất lượng cao, phù hợp với chương trình đào tạo;
- Hội thi phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.
- Giảng viên, giáo viên đang giảng dạy tại trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học và các cơ sở khác có đăng ký dạy nghề (gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
3.1. Quy định chung về thiết bị dự thi:
- Thiết bị dự thi bao gồm: dụng cụ, mô hình, bộ phận của thiết bị, thiết bị hoàn chỉnh, phần mềm và các phương tiện kỹ thuật khác được sử dụng trong quá trình đào tạo.
- Yêu cầu đối với thiết bị tham gia:
Không vi phạm bản quyền tác giả và sở hữu công nghiệp.
Đúng tên thiết bị mà tác giả hoặc đại diện nhóm tác giả đăng ký với Ban tổ chức, nếu có sự thay đổi về tên gọi phải báo với BTC để điều chỉnh trước khi khai mạc hội thi.
Mỗi thiết bị dự thi phải có bản thuyết minh và hướng dẫn sử dụng.
Trong thời gian diễn ra Hội thi, các thiết bị không được bổ sung, thay đổi, sửa chữa, gia cố lại hoặc tự ý thay đổi vị trí đã được sắp xếp.
Thiết bị dự thi cấp Thành phố là những thiết bị đoạt giải tại hội thi cấp cơ sở, được các cơ sở dạy nghề lựa chọn tham gia. Thiết bị đã đoạt giải tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc không được tham gia thi.
3.2. Hồ sơ thiết bị dự thi:
- Số lượng hồ sơ gửi cho Ban Tổ chức: 5 bản /thiết bị (gồm 01 bản gốc và 04 bản copy).
- Nội dung hồ sơ thiết bị dự thi:
Tên thiết bị;
Nhóm nghề đào tạo (nhóm nghề mã cấp 2 theo Thông tư số 21/2014/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội);
Tác giả hoặc tập thể tác giả;
Đơn vị;
Nội dung đăng ký dự thi;
Phạm vi áp dụng;
Mô tả đặc tính kỹ thuật của thiết bị;
Hướng dẫn sử dụng, khai thác, bảo quản, sửa chữa.
4. Đăng ký dự thi, địa điểm và thời gian thi:
4.1. Đăng ký theo đơn vị: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia hội thi đăng ký chính thức bằng văn bản đính kèm hồ sơ thiết bị dự thi gửi về Phòng Dạy nghề Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, số 159 Pasteur, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Hạn chót đăng ký là ngày 25/05/2016.
4.2. Địa điểm nộp sản phẩm và chấm thi: Sẽ thông báo chính thức sau.
4.3. Thời gian nộp sản phẩm: 08/06/2016 đến 15/06/2016
4.4. Thời gian chấm thi: 20/06/2016 đến 23/06/2016
- Tác giả hoặc đại diện nhóm tác giả thuyết trình tóm tắt về thiết bị: Ý tưởng thiết kế, tên gọi, mô tả đặc tính kỹ thuật, phạm vi áp dụng, đánh giá khái quát về hiệu quả sử dụng (nếu đã kiểm nghiệm bằng thực tế), vận hành thiết bị, khái quát hướng dẫn sử dụng ... trong thời gian tối đa: 10 phút.
- Các thành viên trong Ban giám khảo đặt câu hỏi (thời gian tối đa 10 phút).
- Tác giả trả lời các câu hỏi của các thành viên trong Ban giám khảo (thời gian tối đa: 10 phút).
- Ban giám khảo đánh giá, cho điểm thiết bị dự thi theo tiêu chí đánh giá của Tổng cục Dạy nghề và Quy chế Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp Thành phố của Trưởng ban Tổ chức Hội thi quy định.
Sử dụng thang điểm 100;
Điểm từng nội dung cho đến một số lẻ;
Điểm của từng giám khảo là tổng của các nội dung theo tiêu chí đánh giá, không làm tròn;
Điểm của thiết bị là trung bình cộng điểm của điểm các thành viên giám khảo lấy đến hai số lẻ, không làm tròn;
Nếu điểm của từng thành viên chênh lệch khác so với điểm trung bình cộng ± 10 thì Tiểu ban giám khảo phải hội ý để thống nhất lại.
6. Chuẩn đánh giá thiết bị dự thi:
Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm Thành phố áp dụng thống nhất tiêu chí đánh giá do Tổng cục Dạy nghề ban hành bao gồm:
Tiêu chí đánh giá thiết bị (nội dung chi tiết tại Biểu 1.a kèm theo).
Tiêu chí đánh giá phần mềm (nội dung chi tiết tại Biểu 1.b kèm theo).
7. Cơ cấu giải thưởng: Dự kiến cơ cấu giải gồm:
- Giải cá nhân: 4 giải nhất, 4 giải nhì, 4 giải ba, 4 giải khuyến khích.
- Giải tập thể: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích.
8.1. Ban tổ chức:
8.1.1. Thành phần:
Phó Giám đốc Sở (phụ trách khối): 01
Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Dạy nghề: 03
Đại diện Văn phòng Sở: 01
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo: 01
Đại diện Liên đoàn Lao động Thành phố: 01
Đại diện Thành Đoàn Thành phố: 01
8.1.2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi, chuẩn bị các điều kiện của đơn vị tổ chức hội thi, tổ chức hội thi, chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị tham gia hội thi;
- Quy định quy chế, thể lệ hội thi và thành lập Hội đồng giám khảo, các Tiểu ban giám khảo, Tiểu ban thư ký và các Tiểu ban phục vụ hội thi.
8.2. Các tiểu ban chuyên môn:
8.2.1. Tiểu ban giám khảo:
Tiểu ban giám khảo do Ban tổ chức thành lập theo từng ngành, nghề hoặc nhóm ngành, nghề dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban tổ chức. Mỗi Tiểu ban giám khảo có 03 thành viên (thành viên của Tiểu ban giám khảo là các chuyên gia, giáo viên có trình độ, kinh nghiệm trong các lĩnh vực ngành nghề tham gia chấm thi) và giữ ổn định trong suốt thời gian hội thi. Trong trường hợp bất khả kháng phải điều chỉnh thay thế thành viên Tiểu ban giám khảo sẽ do Trưởng Ban tổ chức quyết định. Mỗi Tiểu ban giám khảo có một Trưởng tiểu ban.
8.2.2. Tiểu ban giúp việc:
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, Ban tổ chức có thể thành lập các tiểu ban giúp việc.
8.2.3. Hội đồng thi
Hội đồng thi do Ban tổ chức lựa chọn. Mỗi Hội đồng thi có Ban lãnh đạo do Ban tổ chức quyết định, trực tiếp tổ chức triển khai kỳ thi theo quy định và hướng dẫn của Ban tổ chức.
8.3. Kinh phí:
- Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 79/2012/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 21/05/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định nội dung và mức chi hoạt động Hội giảng giáo viên dạy nghề và Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm.
- Trong trường hợp vận động được kinh phí hỗ trợ, chủ yếu tăng cường cho khen thưởng và một số khoản chi mà ngân sách chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực tế.
II. THAM GIA HỘI THI CẤP TOÀN QUỐC:
- Sau khi có kết quả hội thi cấp Thành phố, những thiết bị đoạt giải nhất và giải nhì sẽ được góp ý để tiếp tục hoàn thiện và tham gia Hội thi cấp toàn quốc.
- Số lượng thiết bị dự thi cấp toàn quốc tùy thuộc quy định của Tổng cục Dạy nghề. Nếu số này ít hơn số thiết bị giải nhất, nhì cấp Thành phố, Ban Tổ chức sẽ tham khảo ý kiến Ban Giám khảo và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan chọn lại những thiết bị mang tính sáng tạo cao để nâng cấp, hoàn thiện và dự thi.
- Đoàn thành phố tham gia Hội thi cấp toàn quốc gồm: đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; một số thành viên trong Ban tổ chức, các tác giả thiết bị dự thi.
- Kinh phí nâng cấp, hoàn thiện thiết bị, di chuyển, ăn ở của các thành viên Đoàn Thành phố do ngân sách Thành phố chi theo chế độ.
| KT. GIÁM ĐỐC |
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ HỘI THI THIẾT BỊ ĐÀO TẠO TỰ LÀM
STT | Tiêu chí | Nội dung đánh giá | Điểm | |
I | Tính sư phạm | 1. Khả năng để truyền tải kiến thức và rèn luyện kỹ năng từ chương trình đào tạo đến người học. | 25 | 35đ |
2. Tạo hứng thú trong quá trình dạy và học. | 10 | |||
II | Tính khoa học, kỹ thuật và sáng tạo | 1. Áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật hoặc công nghệ phù hợp với chương trình đào tạo. | 10 | 40đ |
2. Có khả năng nâng cấp, mở rộng ứng dụng theo yêu cầu phát triển của chương trình đào tạo. | 10 | |||
3. Sáng tạo: Thiết bị hoàn toàn mới hoặc thiết bị cải tiến từ các sản phẩm đã có sẵn. | 10 | |||
4. Nguyên lý hoạt động, cấu tạo, vận hành, sử dụng phù hợp với thực tế sản xuất; vận hành an toàn, chính xác. | 10 | |||
III | Tính ứng dụng | 1. Sử dụng cho nhiều bài giảng. | 10 | 15đ |
2. Chi phí sản xuất thấp, phù hợp với dạy học. | 5 | |||
IV | Trình bày | 1. Tài liệu hướng dẫn | 5 | 10đ |
2. Thuyết minh tại hội thi | 5 | |||
Tổng điểm |
| 100 |
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM HỘI THI THIẾT BỊ ĐÀO TẠO TỰ LÀM
STT | Tiêu chí | Nội dung đánh giá | Điểm | |
I | Tính sư phạm | 1. Phù hợp với nguyên tắc dạy học, tạo hứng thú trong quá trình dạy và học. | 10 | 35đ |
2. Có khả năng truyền tải kiến thức và rèn luyện kỹ năng từ chương trình đào tạo đến người học. | 25 | |||
II | Tính khoa học, kỹ thuật và sáng tạo | 1. Có khả năng linh hoạt để xem nhanh toàn bộ nội dung hoặc từng phần theo yêu cầu của người dạy và người học. | 5 | 25đ |
2. Giao diện dễ hiểu, dễ sử dụng, phổ biến. | 10 | |||
3. Có khả năng nâng cấp, mở rộng ứng dụng, kết nối được với các thiết bị ngoại vi và tương thích với các phần mềm khác. | 10 | |||
III | Tính ứng dụng | 1. Sử dụng cho nhiều bài giảng. | 10 | 30đ |
2. Khả năng thay thế thiết bị thật. | 20 | |||
IV | Trình bày | 1. Tài liệu hướng dẫn. | 5 | 10đ |
2. Thuyết minh (bằng lời). | 5 | |||
Tổng điểm |
| 100 |
- 1Quyết định 28/2013/QĐ-UBND Quy định nội dung và mức chi hoạt động Hội giảng giáo viên dạy nghề, Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm và Hội thi tay nghề do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Quyết định 20/2016/QĐ-UBND về quy định nội dung và mức chi cho hoạt động tổ chức Hội giảng nhà giáo, Hội thi thiết bị đào tạo tự làm và Hội thi tay nghề trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 3Nghị quyết 116/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi cho hoạt động tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật và Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng do cấp tỉnh tổ chức do tỉnh Gia Lai ban hành
- 1Thông tư liên tịch 79/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định nội dung và mức chi hoạt động Hội giảng giáo viên dạy nghề và Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm do Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 28/2013/QĐ-UBND Quy định nội dung và mức chi hoạt động Hội giảng giáo viên dạy nghề, Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm và Hội thi tay nghề do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Thông tư 21/2014/TT-BLĐTBXH quy định Danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 20/2016/QĐ-UBND về quy định nội dung và mức chi cho hoạt động tổ chức Hội giảng nhà giáo, Hội thi thiết bị đào tạo tự làm và Hội thi tay nghề trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5Nghị quyết 116/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi cho hoạt động tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật và Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng do cấp tỉnh tổ chức do tỉnh Gia Lai ban hành
Kế hoạch 3254/KH-SLĐTBXH-DN về tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm thành phố Hồ Chí Minh và tham gia Hội thi toàn quốc năm 2016
- Số hiệu: 3254/KH-SLĐTBXH-DN
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 18/02/2016
- Nơi ban hành: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Trần Ngọc Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định