Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3237/KH-UBND | Kon Tum, ngày 10 tháng 9 năm 2021 |
ỨNG PHÓ THẢM HỌA CHÁY RỪNG TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Thực hiện Kế hoạch số 1443/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng phó thảm họa cháy rừng tỉnh như sau:
- Quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự, tăng cường bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, góp phần hạn chế tối đa tình trạng cháy rừng nhằm đảm bảo an ninh môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh.
- Bảo đảm chủ động và hiệu quả trong công tác chỉ đạo, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng khi xảy ra thảm họa cháy rừng vượt quá tầm kiểm soát của địa phương cấp xã, huyện tại các khu rừng có khả năng xảy ra cháy nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài nguyên rừng và tài sản do cháy rừng gây ra.
- Xác định cụ thể về trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng có liên quan và chủ rừng trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); đồng thời là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân nhằm nâng cao hiệu lực của công tác PCCCR và khả năng kiểm soát cháy rừng, giảm thiểu tối đa số vụ và thiệt hại do cháy rừng gây ra.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác ứng phó sự cố cháy rừng trên địa bàn tỉnh theo phương châm lấy hoạt động phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, hiệu quả khi có cháy rừng xảy ra.
- Thống nhất trong điều hành chỉ huy và huy động lực lượng, phương tiện, hậu cần ứng phó thảm họa cháy rừng. Trong mọi trường hợp có cháy rừng xảy ra thì người chỉ huy PCCCR cao nhất được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu.
- Các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng có liên quan và chủ rừng thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác PCCCR; quá trình thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng.
a) Giải pháp về thể chế, chính sách và tổ chức
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân các địa phương thông qua công tác: Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (Viết tắt là Ban Chỉ đạo) và Tổ công tác liên ngành quản lý, bảo vệ rừng các cấp (Viết tắt là Tổ công tác liên ngành), Ban Chỉ huy PCCCR của các đơn vị chủ rừng; hàng năm xây dựng và triển khai thực hiện các phương án PCCCR cho từng khu vực rừng có nguy cơ xảy ra cháy; củng cố và thành lập thêm các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR cơ sở.
- Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho công tác PCCCR.
b) Giải pháp tuyên truyền về công tác PCCCR
- Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các quy định của Nhà nước về công tác PCCCR, in ấn và phát hành các tài liệu phổ biến về PCCCR.
- Tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ, kỹ năng về PCCCR cho lực lượng Kiểm lâm, chủ rừng, các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR cơ sở và cộng đồng dân cư sinh sống gần rừng.
- Xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng và PCCCR, biển cấm lửa và biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng cho từng khu vực rừng có nguy cơ xảy ra cháy.
c) Giải pháp khoa học công nghệ
- Phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng; dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phát hiện điểm cháy rừng; truyền tin, xử lý thông tin và chỉ huy chữa cháy rừng; huy động lực lượng và tổ chức chữa cháy rừng.
- Đầu tư xây dựng các công trình, trang thiết bị phục vụ PCCCR: Hệ thống đường giao thông; đường băng trắng cản lửa; hệ thống kênh mương, ao, hồ chứa nước; chòi canh lửa; hệ thống thông tin liên lạc; trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy rừng … đảm bảo yêu cầu PCCCR cho từng khu rừng.
2. Nội dung, giải pháp cụ thể:
a) Xác định các khu vực có nguy cơ cháy rừng
Trong tổng số 609.666,41 ha diện tích có rừng toàn tỉnh, diện tích rừng dễ cháy được xác định là 212.581,72 ha, phân bố trên địa bàn 10 huyện, thành phố (có biểu tổng hợp diện tích rừng dễ cháy kèm theo).
b) Kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ công tác liên ngành các cấp và Ban Chỉ huy PCCCR các đơn vị chủ rừng
- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ công tác liên ngành các cấp. Xây dựng, bổ sung quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, Tổ công tác liên ngành; phân công, phân nhiệm cụ thể cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo, Tổ công tác liên ngành nhằm tăng cường năng lực chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng; theo dõi, chỉ đạo, điều hành công tác PCCCR trên địa bàn quản lý.
- Kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR của các đơn vị chủ rừng. Hằng năm thành lập thêm hoặc củng cố tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR cơ sở hiện có; ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để duy trì hoạt động của các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR cơ sở.
c) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCCCR
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn những quy định và kiến thức về PCCCR và bảo vệ rừng đến tất cả các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là người dân sống gần rừng, ven rừng. Nội dung tuyên truyền, giáo dục đúng quy định của pháp luật, đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, bằng nhiều hình thức, như: Phát thanh trên đài truyền thanh huyện và xã; phát tờ rơi, xây dựng phóng sự, tin bài, tài liệu...; lồng ghép với công tác tuyên truyền Luật Lâm nghiệp trên từng địa bàn các xã có rừng; tuyên truyền trực tiếp đến cộng đồng dân cư thông qua các chuyến tuần tra, kiểm tra rừng và các cuộc họp thôn; xây dựng và bố trí các bảng nội quy bảo vệ rừng và PCCCR, biển cấm lửa tại cửa rừng, ven rừng có khả năng xảy ra cháy.
d) Xây dựng kế hoạch ứng phó thảm họa cháy rừng, phương án PCCCR
- Trên cơ sở Kế hoạch ứng phó thảm họa cháy rừng tỉnh, các huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng và cấp xã tổ chức xây dựng Kế hoạch ứng phó thảm họa cháy rừng trên địa bàn quản lý theo quy định của Nghị định số 02/2019/NĐ-CP của Chính phủ và Kế hoạch 1443/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Hàng năm, triển khai việc xây dựng và thực hiện phương án PCCCR trên địa bàn theo quy định của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
đ) Dự báo, cảnh báo cháy rừng, tuần tra canh gác lửa rừng
- Tổ chức dự báo, cảnh báo cháy rừng đảm bảo trong suốt mùa khô hanh.
- Duy trì chế độ trực PCCCR tại cơ quan thường trực PCCCR từ tỉnh đến huyện, xã và chủ rừng.
- Thường xuyên phối hợp tổ chức các đợt tuần tra bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn quản lý.
e) Tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ và diễn tập về PCCCR
- Tổ chức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm lâm, chủ rừng và các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR cơ sở.
- Tổ chức diễn tập theo phương án PCCCR cho từng khu vực rừng có khả năng xảy ra cháy. Có thể tổ chức diễn tập kết hợp với tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về PCCCR.
g) Xây dựng và duy trì các công trình, mua sắm dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng
Các địa phương, đơn vị chủ rừng thường xuyên rà soát, thực hiện mua sắm, sửa chữa các dụng cụ, phương tiện chữa cháy rừng, xây dựng các công trình PCCCR đảm bảo đáp ứng tốt cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên lâm phần được giao quản lý.
h) Xây dựng các biện pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy
- Chủ rừng phải thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh rừng ở các khu vực sau khai thác chính, khai thác tận thu, tận dụng, cải tạo rừng, khoanh nuôi làm giàu rừng theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Đối với diện tích rừng trồng đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản, chủ rừng phải thực hiện nghiêm túc việc chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, đúng hồ sơ thiết kế trồng rừng, đảm bảo thời gian quy định, phát dọn thực bì, làm giảm nguồn vật liệu cháy trước mùa khô hanh.
- Đối với diện tích rừng trồng đã hết thời kỳ xây dựng cơ bản đưa vào quản lý bảo vệ, chủ rừng phải phát dọn thực bì, làm giảm nguồn vật liệu cháy trước mùa khô hanh (nếu thấy cần thiết).
i) Tăng cường công tác phối hợp trong phòng cháy, chữa cháy rừng
Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa các đơn vị, địa phương trong hoạt động PCCCR. Thường xuyên rà soát, bổ sung các Quy chế phối hợp đã ký kết để phù hợp với tình hình thực tế, đúng với quy định hiện hành. Đồng thời nghiên cứu xây dựng các Quy chế, kế hoạch phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa có quy chế, kế hoạch phối hợp. Đảm bảo việc phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thực chất, hiệu quả kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
k) Thực hiện tốt công tác phát triển rừng
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó tập trung bảo vệ diện tích rừng hiện có, phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển rừng theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã đề ra.
a) Nguyên tắc chữa cháy
- Phát hiện cháy sớm, dập tắt đám cháy kịp thời và triệt để, không để xảy ra cháy lớn, lây lan; khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra hiệu quả.
- Thực hiện phương châm 4 tại chỗ theo nguyên tắc phòng cháy là chính, chữa cháy phải kịp thời, khẩn trương, triệt để, không để tái cháy trên diện tích đã chữa cháy.
- Chỉ đạo, chỉ huy thống nhất; phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.
b) Dự báo tình huống xảy ra thảm họa cháy rừng
- Vào mùa khô hàng năm (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), tại các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy, tình trạng khô hạn kéo dài nhiều ngày làm các ao, hồ, sông suối chứa nước trong khu rừng bị cạn kiệt, thảm thực bì dưới tán rừng khô nỏ, dễ bắt lửa; sinh khối của rừng ngày càng tăng theo thời gian làm tăng cao nguy cơ cháy rừng trong khu vực;
- Tình huống xảy ra thảm họa cháy rừng có thể xảy ra là do việc sử dụng lửa bất cẩn, không đúng quy định về PCCCR của các hộ dân trong sản xuất nương rẫy, khách tham quan du lịch hay hoạt động rà phá phế liệu, thu hái lâm sản hoặc do các hiện tượng tự nhiên gây ra (sét)... tại các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy.
c) Báo cháy cháy rừng
- Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng hoặc người phát hiện phải báo ngay cho tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR cơ sở nơi đó và mọi người xung quanh được biết; đồng thời thông tin vụ cháy rừng cho chính quyền địa phương, cơ quan Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Biên phòng gần nhất.
- Sau khi nhận được thông tin cháy rừng, các đơn vị khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, công cụ tham gia chữa cháy rừng. Trường hợp nguy cơ xảy ra cháy lớn, lan rộng, vượt khả năng cứu chữa của lực lượng tại chỗ thì người chỉ huy chữa cháy cao nhất báo cáo lên Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp để được hỗ trợ lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng.
d) Các biện pháp chỉ đạo điều hành và chữa cháy rừng
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng phương án chỉ huy và phối hợp tác chiến giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng cùng cấp phù hợp với từng cấp độ cháy rừng.
- Xây dựng lực lượng và tổ chức đội hình chữa cháy rừng: Lực lượng chữa cháy phải được phân chia thành tổ từ 10 - 15 người, nhóm từ 3 - 5 người, có người chỉ huy thống nhất và phải được tập huấn nghiệp vụ về chữa cháy rừng. Lực lượng tham gia chữa cháy được tổ chức thành những bộ phận chủ yếu gồm: bộ phận chữa cháy, bộ phận hỗ trợ, bộ phận cứu hộ và bộ phận hậu cần.
- Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi vụ cháy rừng, yêu cầu về lực lượng và phương tiện chữa cháy có khác nhau, được phân theo 4 cấp độ như sau:
Cấp độ I (cấp cơ sở): Tổ chức phối hợp chữa cháy rừng tại đơn vị cơ sở. Khi xảy ra tình huống cháy rừng, chủ rừng, tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng tại thôn và PCCCR cơ sở chủ động huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ tham gia chữa cháy, đồng thời báo UBND xã đề nghị huy động lực lượng tiếp ứng.
- Cấp độ II:
Tổ chức phối hợp chữa cháy rừng quy mô cấp xã khi mặt lửa đã lan rộng vượt quá khả năng cứu chữa của tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR cơ sở hoặc xảy ra cháy trong điều kiện thời tiết dự báo cháy rừng ở cấp II (cấp trung bình), thực bì chưa khô nỏ, tốc độ lan tràn lửa chậm; cháy ở lô rừng bất kỳ, trong điều kiện thời tiết dự báo cháy rừng ở cấp III (cấp cao), thời tiết khô hanh, khả năng cháy lan trên diện rộng.
Lực lượng phối hợp chữa cháy gồm: Công an, Quân sự xã; Trạm Biên phòng; Hạt Kiểm lâm; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng; các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR cơ sở và Nhân dân địa phương.
- Cấp độ III:
Tổ chức phối hợp chữa cháy rừng quy mô cấp huyện khi xảy ra một trong những tình huống cháy rừng sau: Cháy tại những khu rừng tập trung, liền lô có diện tích lớn trên 01 ha; trong điều kiện thời tiết dự báo cháy rừng ở cấp III (cấp cao), cấp xã đã tổ chức chữa cháy nhưng không kiểm soát được đám cháy, cần có sự tiếp ứng của cấp huyện; điều kiện thời tiết ở cấp dự báo cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm), cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm) thời tiết khô hanh, tốc độ lửa lan nhanh.
Lực lượng phối hợp chữa cháy gồm: Công an huyện; Quân sự huyện; Đồn Biên phòng; Công an, Quân sự xã; Chi cục Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR, Hạt Kiểm lâm; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng; các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR cơ sở của xã và các xã lân cận, Nhân dân địa phương.
- Cấp độ IV:
Tổ chức phối hợp chữa cháy rừng quy mô cấp tỉnh, khi xảy ra một trong những tình huống cháy rừng sau: Trong cùng thời điểm xảy ra cháy rừng ở nhiều vùng tiếp giáp nhau, trong điều kiện thời tiết ở cấp IV, cấp V của cấp dự báo cháy rừng, thời tiết khô, hanh, tốc độ lửa lan nhanh; trong trường hợp cấp huyện đã tổ chức triển khai chữa cháy, nhưng không khống chế được đám cháy và đám cháy có chiều hướng phát triển vượt quá tầm kiểm soát, cần có sự ứng cứu của lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng cấp tỉnh và liên huyện.
Lực lượng phối hợp chữa cháy gồm: Công an, Quân sự và Biên phòng các cấp tỉnh, huyện và xã; Chi cục Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR, các Hạt Kiểm lâm trực thuộc; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng; các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR cơ sở của xã và các xã lân cận, Nhân dân địa phương.
- Khi xảy ra cháy, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
- Trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chưa đến kịp, người chỉ huy chữa cháy được quy định như sau:
Quy mô cấp độ I: Người có chức vụ cao nhất của chủ rừng (có rừng bị cháy) hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy và tổ chức chữa cháy; Trưởng thôn hoặc người được ủy quyền tại nơi xảy ra cháy rừng có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy.
Quy mô cấp độ II trở lên: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tương ứng hoặc người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đó ủy quyền là người chỉ huy và tổ chức chữa cháy.
- Khi xảy ra cháy rừng tùy tình hình thực tế có thể quyết định sử dụng các biện pháp chữa cháy thích hợp:
Biện pháp chữa cháy trực tiếp: Sử dụng tất cả các phương tiện từ thủ công đến cơ giới hiện đại tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa đối với những đám cháy nhỏ diện tích dưới 01 ha.
Biện pháp chữa cháy gián tiếp: dùng phương tiện, lực lượng để giới hạn đám cháy, thường được áp dụng cho các đám cháy lớn, diện tích trên 01 ha và diện tích của khu rừng còn lại rất lớn.
đ) Khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra
- Lực lượng Công an, Kiểm lâm các cấp có trách nhiệm phối hợp với chủ rừng điều tra, xác định nguyên nhân gây cháy.
- Chủ rừng phối hợp với các cơ quan liên quan xác định thiệt hại (diện tích, loại rừng, địa điểm…) do cháy rừng gây ra.
- Chủ rừng xây dựng phương án, kế hoạch chỉ đạo, giám sát phục hồi rừng bị thiệt hại do cháy.
2.3. Đầu tư kinh phí cho công tác PCCCR
- Tăng cường đầu tư xây dựng các công trình (mới, bổ sung), mua sắm phương tiện và trang thiết bị (mới, bổ sung) phục vụ công tác PCCCR đảm bảo theo yêu cầu của từng khu rừng có khả năng xảy ra cháy để sẵn sàng ứng phó khi có thảm họa cháy rừng xảy ra.
- Hỗ trợ tiền công trực, đi lại cho lực lượng PCCCR cơ sở (đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước); thanh quyết toán tiền công hỗ trợ cho người tham gia chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
- Dự trù kinh phí cho công tác khắc phục hậu quả sau cháy rừng theo quy định của pháp luật.
2.4. Khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng
- Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, chính quyền địa phương sở tại.
- Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
- Cơ quan Kiểm lâm sở tại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền mức độ thiệt hại, giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ thiệt hại.
- Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cơ quan điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại và xử lý theo quy định của pháp luật.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được cân đối, bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước trong kinh phí hoạt động thường xuyên hằng năm của các đơn vị, sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo phân cấp hiện hành và kết hợp các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tổ chức triển khai, thực hiện, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nội dung Kế hoạch này, định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
- Đề xuất Ban Chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện PCCCR.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện và các xã có rừng, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến những quy định và kiến thức về PCCCR và bảo vệ rừng đến tất cả các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng dân cư trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trong việc chỉ huy, huy động lực lượng, phương tiện kịp thời ứng cứu chữa cháy rừng khi vượt quá khả năng chữa cháy của cấp huyện. Xây dựng Phương án huy động các lực lượng tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm: Tổ chức theo dõi, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng của tỉnh (thông qua hệ thống cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm); tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết tại các khu rừng có khả năng xảy ra cháy, tiếp nhận tổng hợp tình hình, xử lý mọi thông tin về công tác PCCCR; đề xuất những phương án, xử lý cháy rừng kịp thời, hiệu quả; phối hợp các ngành liên quan tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCCR; triển khai, hướng dẫn chủ rừng, cấp xã xây dựng phương án PCCCR hằng năm; xác minh, xử lý các vụ vi phạm về PCCCR...; tham mưu triển khai hiệu quả Dự án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm Kon Tum giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
- Triển khai cho các đơn vị chủ rừng thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các chính sách, pháp luật về lâm nghiệp.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Quy chế phối hợp đã ký kết.
- Chỉ đạo lực lượng thuộc ngành quản lý tại các huyện, thành phố sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền. Đảm bảo an toàn về người và tài sản, an ninh trật tự khu vực xảy ra cháy rừng.
- Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, thành phố phối hợp với Kiểm lâm, chủ rừng tổ chức thực hiện các công tác sau:
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCCR.
Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCCR cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng (của chủ rừng) và các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR cơ sở.
Hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án PCCCR hàng năm cho từng khu vực rừng có khả năng xảy ra cháy; hướng dẫn, kiểm tra việc thực tập phương án PCCCR đã được phê duyệt.
Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp triển khai Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định khác liên quan, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng Kế hoạch ứng phó thảm họa cháy rừng trên địa bàn quản lý; trình Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo, Tổ công tác liên ngành cấp huyện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn chủ rừng xây dựng, triển khai thực hiện phương án PCCCR hàng năm; tổ chức kiểm tra công tác diễn tập phương án PCCCR và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác cho công tác PCCCR.
- Duy trì chế độ trực ban tại cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo, Tổ công tác liên ngành huyện (Hạt Kiểm lâm), đảm bảo thông tin liên lạc khi có cháy rừng xảy ra.
- Huy động các lực lượng ứng cứu chữa cháy rừng khi vượt quá khả năng chữa cháy của lực lượng tại chỗ.
5. Đài Khí tượng và Thủy văn tỉnh
Tăng cường thực hiện tốt công tác dự báo, phát các bản tin dự báo, cảnh báo về hạn hán, nắng nóng... đối với các tiểu vùng khí hậu trên địa bàn tỉnh; chủ động phối hợp, cập nhật thời tiết hàng ngày lên trang thông tin điện tử của tỉnh để tổ chức, cá nhân biết chủ động PCCCR; đồng thời cung cấp kịp thời và chính xác số liệu khí tượng thủy văn theo quy định và theo yêu cầu của các cơ quan liên quan để phục vụ công tác dự báo cấp cháy rừng nhằm chủ động chỉ đạo điều hành, ứng cứu các tình huống cháy rừng.
6. Ủy ban nhân dân các xã có rừng
- Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo, Tổ công tác liên ngành cấp xã và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Thành lập, củng cố, kiện toàn các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR cơ sở.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức về PCCCR, bảo vệ rừng cho nhân dân trên địa bàn xã; trong mùa khô duy trì chế độ thường trực PCCCR tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã.
- Xây dựng và triển khai thực hiện Phương án PCCCR cấp xã, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc chủ rừng thực hiện phương án PCCCR theo quy định.
- Huy động lực lượng tại chỗ ứng cứu chữa cháy rừng; báo cáo và đề xuất kịp thời đến Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về các biện pháp ứng cứu chữa cháy khi vụ cháy rừng vượt khả năng của xã. Phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân, truy tìm thủ phạm để xử lý và khắc phục hậu quả sau cháy rừng.
- Thực hiện tốt các biện pháp PCCCR đối với lâm phần được giao quản lý; xây dựng Phương án PCCCR, củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động của các tổ, đội PCCCR của đơn vị, tổ chức trực, tuần tra canh gác lửa rừng; tổ chức tuyên truyền PCCCR; xử lý vật liệu cháy; bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, dụng cụ và các điều kiện cần thiết để duy trì hoạt động PCCCR...
- Khi xảy ra cháy rừng, người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm chỉ huy, tổ chức điều động lực lượng, phương tiện, dụng cụ tại đơn vị tham gia chữa cháy. Trường hợp xảy ra cháy lớn vượt quá khả năng kiểm soát của đơn vị, bằng phương tiện thông tin nhanh nhất, phải báo cáo với chính quyền địa phương tổ chức chữa cháy kịp thời.
Trên đây là Kế hoạch ứng phó thảm họa cháy rừng tỉnh Kon Tum, trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản hồi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỐNG KÊ DIỆN TÍCH RỪNG DỄ CHÁY THEO TIỂU KHU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3237/KH-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
TT | ĐƠN VỊ | Tổng diện tích (ha) | Địa điểm - Số hiệu tiểu khu | Ghi chú |
1 | Ngọc Hồi | 12,518.70 | 154, 171, 175, 183, 177, 178, 180, 181, 182,154, 165, 171, 183, 181, 182, 183,174,179 |
|
2 | Đăk Tô | 8,101.2 | 277, 278, 279, 280, 281, 282, 283, 284, 285, 286, 287, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294, 295, 296, 297, 298, 299, 300, 301, 302, 303, 304, 307 |
|
3 | Sa Thầy | 30,330.66 | 596, 597, 598, 600, 603, 581, 300, 302, 572, 578, 574, 572, 626, 602, 626, 572, 599, 601, 602, 604, 669, 671, 672, 673, 674, 682, 684, 685, 639, 642, 643, 599, 601, 602, 604, 665, 655, 651, 667, 682, 689a, 701, 608, 605, 606, 607 |
|
4 | Ia H'Drai | 38,926.48 | 716a, 717a, 723, 724, 728, 732, 737, 738, 755, 756, 762, 769, 770, 772, 773, 768, 766, 771, 745, 746, 753, 754, 760, 767, 768,711, 707, 709, 701a,724, 741, 751, 750, 751,707a |
|
5 | Đăk Hà | 6,298.15 | 322, 326, 327, 328, 332, 336, 337, 338, 320, 321, 324, 322, 327, 328, 332, 336, 337, 338, 339, 345, 347, 349, 350, 351, 354, 362, 356, 364 |
|
6 | Kon Rẫy | 13,720.85 | 443, 446, 447, 449, 454, 455, 457, 458, 460, 461, 462, 465, 466, 467, 504, 505, 506, 508, 509, 510, 511, 512, 518, 519, 520, 522, 523, 524, 525, 527, 528, 529, 530, 531, 532, 533, 534, 535, 536, 537, 543, 539, 540, 541, 542, 543, 545, 546, 547, 552, 553 |
|
7 | Thành phố Kon Tum | 869.37 | 570, 571, 568, 558, 569, 563, 564 |
|
9 | Đăk Glei | 33,822.07 | 1, 2, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19, 21, 22, 23 24, 25, 26, 27, 30, 32, 33, 35, 36, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 53, 54, 56, 57, 58, 60, 61, 61, 62a, 62b, 64, 66, 67, 69, 70, 72, 77, 79, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 91, 92, 93, 94, 95, 97, 98, 99, 100, 101, 110, 111, 113, 114, 122, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 133, 134, 135, 138, 141, 142, 143 |
|
| Tu Mơ Rông | 54,580.22 | 203, 204, 206, 207, 208, 210, 211, 213, 222a, 222, 221, 223, 224, 217, 219, 237, 241, 242, 265, 267, 269, 270, 273, 230, 226, 231, 232, 258, 260, 263, 270, 273, 202, 205, 208, 212, 239, 240, 246, 248, 249, 250, 253, 253a, 257, 262, 263, 264. |
|
8 | Kon Plông | 13,414.06 | 399, 400, 402, 406, 407, 409, 411, 412, 413, 437, 439, 440, 491, 496, 492,493, 480, 481, 484, 485, 487, 488, 489, 490, 379, 380, 380a, 381, 381a, 382, 383, 384, 386, 387, 399, 398, 400a, 415, 416, 417, 420, 426, 434, 435, 437, 439, 492, 497, 502, 371, 372, 373, 374, 375, 376, 377, 378, 378a, 379a, 423, 426, 429, 433, 435, 495, 379, 380, 380a, 398, 429, 433, 435, 440 |
|
Tổng cộng | 212,581.72 |
|
| |
Cụ thể theo từng huyện như sau | ||||
I | HUYỆN NGOC HỒI | 12,518.70 |
|
|
A | Rừng trồng | 4,580.50 |
|
|
1 | Bạch đàn |
|
|
|
2 | Cao su | 2,909 |
|
|
3 | Thông 3 lá | 1,419 | 154, 171, 175, 183, 177, 178, 180, 181, 182 |
|
4 | Bời lời | 72.5 | 160, 183, 186 |
|
5 | Keo | 176 | 154, 165, 171, 183, 181, 182 |
|
6 | Keo Muồng | - |
|
|
7 | Muồng | - |
|
|
8 | Các loài khác | 4.4 | 183, 184 |
|
B | Rừng tự nhiên | 7,938.20 |
|
|
1 | Rừng gỗ | 125.6 |
|
|
1.1 | Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá | - |
|
|
1.2 | Rừng gỗ lá rộng rụng lá | 125.6 | 179 |
|
1.3 | Rừng gỗ lá kim | - |
|
|
2 | Rừng tre nứa | 4,077.2 | 144, 152, 153, 155, 158, 161, 165, 170, 171, 187, 188, 192, 193, 200 |
|
1.1 | Nứa | - |
|
|
1.2 | Vầu | - |
|
|
1.3 | Tre/luồng | - |
|
|
1.4 | Lồ ô | - |
|
|
1.5 | Các loài khác | 4,077 | 144, 152, 153, 155, 158, 161, 165, 170, 171, 187, 188, 192, 193, 200 |
|
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 3,735.4 | 144, 152, 153, 155, 158, 161, 165, 170, 171, 187, 188, 192, 193, 200 |
|
II | HUYỆN ĐĂK TÔ | 8,101.16 |
|
|
A | Rừng trồng | 6,220.86 | 277, 278, 279, 280, 281, 282, 283, 284, 285, 286, 287, 288, 289, 290, 291, 293, 294, 295, 296, 297, 298, 299, 300, 301, 302, 303, 304, 305, 306, 307, 308, 309, 310, 311, 290a, 303a, NN2, NN3 |
|
1 | Bạch đàn | 21.46 | 293, 297 |
|
2 | Cao su | 3,332.13 | 278, 279, 280, 281, 282, 283, 284, 285, 286, 287, 288, 289, 290, 291, 293, 294, 295, 296, 297, 298, 299, 300, 301, 302, 303, 304, 305, 306, 307, 308, 309, 310, 311, 290a, 303a, NN2, NN3 |
|
3 | Thông 3 lá | 2,867.27 | 277, 278, 279, 280, 281, 282, 283, 284, 285, 286, 287, 288, 290, 291, 293, 294, 295, 296, 297, 298, 299, 300, 301, 302, 304, 307, 308, 310, 290a, NN2,NN3 |
|
4 | Bời lời | 0.0 |
|
|
5 | Keo | 0.0 |
|
|
6 | Keo Muồng | 0.0 |
|
|
7 | Muồng | 0.0 |
|
|
8 | Các loài khác | 0.0 |
|
|
B | Rừng tự nhiên | 1,880.30 | 277, 278, 279, 280, 281, 282, 283, 284, 285, 286, 287, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294, 295, 298, 299, 300, 301, 302, 303, 304, 307 |
|
1 | Rừng gỗ | 0.00 |
|
|
1.1 | Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá |
|
|
|
1.2 | Rừng gỗ lá rộng rụng lá |
|
|
|
1.3 | Rừng gỗ lá kim |
|
|
|
1.4 | Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim |
|
|
|
2 | Rừng tre nứa | 759.20 | 277, 278, 279, 280, 281, 282, 283, 284, 285, 286, 287, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294, 295, 298, 299, 300, 301, 302, 303, 304, 307 |
|
1.1 | Nứa |
|
|
|
1.2 | Vầu |
|
|
|
1.3 | Tre/luồng |
|
|
|
1.4 | Lồ ô |
|
|
|
1.5 | Các loài khác |
|
|
|
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 1,121.10 | 277, 278, 279, 280, 281, 282, 283, 284, 285, 286, 287, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294, 295, 298, 299, 300, 301, 302, 303, 304, 307 |
|
III | HUYỆN SA THẦY | 30,330.66 |
|
|
I | Rừng trồng | 8,946.66 |
|
|
1 | Thông | 3,973.46 | 596, 597, 598, 600, 603, 581, 300, 302, 572, 578, 574, 572, 626, 602 |
|
2 | Thông hỗn giao | 0.00 |
|
|
3 | Bạch đàn | 134.50 | 574, 596, 602, 629, 630 |
|
4 | Muồng Keo | 0.00 |
|
|
5 | Keo | 93.80 | 572, 573, 626 |
|
6 | Loài khác | 4,744.90 | 599, 601, 602, 604, 669, 671, 672, 673, 674, 682, 684, 685 |
|
7 | Muồng | 0.00 |
|
|
II | Rừng tự nhiên | 21,384.00 |
|
|
1 | Rừng khộp | 0.00 |
|
|
2 | Rừng lá kim | 0.00 |
|
|
3 | Rừng gỗ lá rộng TX rụng lá | 886.90 | 639, 642, 643, 599, 601, 602, 604 |
|
4 | Rừng hỗn giao (Gỗ tre nứa) | 19,129.40 | 665, 655, 651, 667, 682, 689a, 701, 608, 605, 606, 607 |
|
5 | Rừng tre nứa | 1,367.70 | 665, 655, 651, 667, 682, 689a, 701, 608, 605, 606, 607 |
|
6 | Rừng khác | 0.00 |
|
|
IV | HUYỆN IA H'DRAI | 38,926.480 |
|
|
I | Rừng trồng | 24,351.380 |
|
|
1 | Bạch đàn |
|
|
|
2 | Cao su | 24,351.380 | 716a, 717a, 723, 724, 728, 732, 737, 738, 755, 756, 762, 769, 770, 772, 773, 768, 766, 771, 745, 746, 753, 754, 760, 767, 768 |
|
3 | Thông 3 lá |
|
|
|
4 | Bời lời |
|
|
|
5 | Keo |
|
|
|
6 | Keo Muồng |
|
|
|
7 | Muồng |
|
|
|
8 | Các loài khác |
|
|
|
II | Rừng tự nhiên | 14,575.100 |
|
|
1 | Rừng gỗ | 0.0 |
|
|
1.1 | Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá |
|
|
|
1.2 | Rừng gỗ lá rộng rụng lá |
|
|
|
1.3 | Rừng gỗ lá kim |
|
|
|
2 | Rừng tre nứa | 1,152.990 |
|
|
1.1 | Nứa |
|
|
|
1.2 | Vầu |
|
|
|
1.3 | Tre/luồng |
|
|
|
1.4 | Lồ ô | 13.5 | 707a |
|
1.5 | Các loài khác | 1,139.5 | 711, 707, 709, 701a,724, 741, 751, 750, 751 |
|
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 13,422.11 |
|
|
V | HUYỆN ĐĂK HÀ | 6,298.15 |
|
|
I | Rừng trồng | 2,394.5 | 322, 326, 327, 328, 332, 336, 337, 338 |
|
1 | Bạch đàn | 46.40 | 324 |
|
2 | Cao su | 992.30 | 320, 321 |
|
3 | Thông 3 lá | 1,276.46 | 322, 327, 328, 332, 336, 337, 338 |
|
4 | Bời lời | 79.30 | 327, 328, 329, 338, 347, 349, 351 |
|
5 | Keo |
|
|
|
6 | Keo Muồng |
|
|
|
7 | Muồng |
|
|
|
8 | Các loài khác |
|
|
|
II | Rừng tự nhiên | 3,903.69 | 339, 345, 347, 349, 350, 351, 354, 362, 356, 364 |
|
1 | Rừng gỗ | 0.00 |
|
|
1.1 | Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá |
|
|
|
1.2 | Rừng gỗ lá rộng rụng lá |
|
|
|
1.3 | Rừng gỗ lá kim |
|
|
|
1.4 | Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim |
|
|
|
2 | Rừng tre nứa | 1,779.5 | 339, 345, 347, 349, 350, 351, 354, 362, 356, 364 |
|
1.1 | Nứa |
|
|
|
1.2 | Vầu |
|
|
|
1.3 | Tre/luồng |
|
|
|
1.4 | Lồ ô |
|
|
|
1.5 | Các loài khác | 1,779.47 | 339, 345, 347, 349, 350, 351, 354, 362, 356, 364 |
|
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 2,124.22 | 339, 345, 347, 349, 350, 351, 354, 362, 356, 364 |
|
VI | HUYỆN KON RẪY | 13,720.85 |
|
|
I | Rừng trồng | 3,336.28 |
|
|
1 | Thông | 3,032.68 | 446, 449, 454, 455, 457, 458, 460, 462, 465, 466, 467, 504, 547, 528, 530, 543, 539 |
|
2 | Thông hỗn giao | 0.00 |
|
|
3 | Bạch đàn | 0.00 |
|
|
4 | Muồng Keo | 0.00 |
|
|
5 | Keo | 0.00 |
|
|
6 | Các cây Đặc sản Cao su | 303.60 | 465, 545, 546, 552, 553 |
|
II | Rừng tự nhiên | 10,384.57 |
|
|
1 | Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá | 7,892.44 | 443, 446, 447, 527, 455, 457, 460, 466, 461, 462, 467, 504, 524, 525, 527, 528, 529, 530, 531, 532, 533, 534, 535, 536, 537, 540, 541, 542, 543 |
|
2 | Rừng khộp |
|
|
|
3 | Rừng lá kim | 357.50 | 461, 462, 530 |
|
4 | R.hỗn giao (Gỗ Tre nứa) | 448.54 | 447, 454, 460, 466, 524, 527, 528, 529, 531, 532, 533, 536, 537, 543 |
|
5 | Rừng tre nứa | 1,686.09 | 542, 505, 506, 508, 509, 510, 511, 512, 518, 519, 520, 522, 523 |
|
VII | THÀNH PHỐ KON TUM | 869.37 |
|
|
I | Rừng trồng | 56.12 |
|
|
1 | Thông |
|
|
|
2 | Thông hỗn giao |
|
|
|
3 | Bạch đàn |
|
|
|
4 | Muồng Keo | 56.12 | 570, 571, 568, 558, 569, 563, 564 |
|
5 | Keo |
|
|
|
6 | Loài khác |
|
|
|
....... | ......... |
|
|
|
II | Rừng tự nhiên | 813.25 |
|
|
1 | Rừng khộp |
|
|
|
2 | Rừng lá kim |
|
|
|
3 | Rừng lá rộng | 788.93 | 570, 571, 568, 569, 564, 565 |
|
4 | R.hỗn giao (Gỗ Tre nứa) | 12.71 | 563, 564, 565, 568 |
|
5 | Rừng tre nứa | 11.61 | 565, 567, 568 |
|
6 | Rừng khác |
|
|
|
..... | ......... |
|
|
|
VIII | HUYỆN KON PLÔNG | 13,414.06 |
|
|
A | Rừng trồng | 3,574.26 | 399, 400, 402, 406,407,409, 411, 412, 413, 437, 439, 440, 492, 493, 480, 481, 484, 485, 487, 488, 489, 490, 372, 375, 377, 379, 380, 380a, 381, 381a, 382, 383, 399, 415, 416, 417, 420, 426, 434, 435, 437, 439, 492, 497, 502 |
|
1 | Bạch đàn |
|
|
|
2 | Cao su |
|
|
|
3 | Thông 3 lá | 3,450.51 | 399, 400, 402, 406, 407, 409, 411, 412, 413, 437, 439, 440, 492, 493, 480, 481, 484, 485, 487, 488, 489, 490 |
|
4 | Bời lời |
|
|
|
5 | Keo | 123.75 | 372, 375, 375, 377, 379, 380, 380a, 381, 381a, 382, 383, 399, 415, 416, 417, 420, 426, 434, 435, 437, 439, 492, 497, 502 |
|
6 | Keo Muồng |
|
|
|
7 | Muồng |
|
|
|
8 | Các loài khác |
|
|
|
B | Rừng tự nhiên | 9,695.15 | 372, 373, 374, 375, 376, 377, 378, 378a, 379, 379a, 380, 380a, 382, 383, 386, 387, 398, 399, 400, 400a, 411, 412, 415, 417, 420, 423, 426, 429, 433, 435, 440, 493, 371, 491, 495, 496 |
|
1 | Rừng gỗ | 5,208.97 |
|
|
1.1 | Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá |
|
|
|
1.2 | Rừng gỗ lá rộng rụng lá |
|
|
|
1.3 | Rừng gỗ lá kim |
|
|
|
1.4 | Rừng phục hồi | 5,208.97 |
|
|
2 | Rừng tre nứa | 2,331.05 | 372, 373, 374, 375, 376, 377, 378, 378a, 379, 379a, 380, 380a, 382, 383, 386, 387, 398, 399, 400, 400a, 411, 412, 415, 417, 420, 423, 426, 429, 433, 435, 440, 493, 495 |
|
1.1 | Nứa |
|
|
|
1.2 | Vầu |
|
|
|
1.3 | Tre/luồng |
|
|
|
1.4 | Lồ ô |
|
|
|
1.5 | Các loài khác | 2,331.05 | 372, 373, 374, 375, 376, 377, 378, 378a, 379, 379a, 380, 380a, 382, 383, 386, 387, 398, 399, 400, 400a, 411, 412, 415, 417, 420, 423, 426, 429, 433, 435, 440, 493, 495 |
|
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 2,155.13 | 371, 373, 374, 375, 376, 377, 378a, 379, 379a, 380, 380a, 382, 383, 384, 387, 398, 399, 400, 400a, 411, 412, 415, 417, 420, 423, 426, 429, 433, 435, 440, 491, 495, 496 |
|
C | Đất có cây gỗ tái sinh | 144.65 | 374, 376, 378, 380a, 382, 383, 384, 385, 421, 424, 425, 426, 428, 430, 431, 434, 435, 491 |
|
IX | HUYỆN ĐĂK GLEI | 33,822.07 |
|
|
I | Rừng trồng | 1,806.48 |
|
|
1 | Thông | 1,565.10 | 1, 2, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 23, 26, 30, 32, 33, 35, 36, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 47, 50, 51, 56, 96, 97, 98, 99, 122, 124, 125 |
|
2 | Bạch đàn |
|
|
|
3 | Muồng đen | 177.70 | 141 |
|
4 | Keo |
|
|
|
5 | Bời lời đỏ | 28.50 | 35;122;66 |
|
6 | Cao su | 35.18 | 125 |
|
II | Rừng tự nhiên | 32,015.59 |
|
|
1 | Rừng khộp |
|
|
|
2 | Rừng lá kim | 11,527.98 | 23, 27,50, 62b, 69, 70, 72, 138, |
|
3 | Rừng lá rộng lá kim | 13,572.35 | 56, 61, 62a, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 97, 99, 128, 130, 133, 134, |
|
4 | Rừng hỗn giao (Gỗ tre nứa) | 3,459.88 | 11, 23, 24, 26, 27, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 57, 58, 61, 98, 100, 101, 113, 138, 141, 142, 143, 134, 135, 136, 129, 114 |
|
5 | Rừng tre nứa | 3,455.38 | 19;21,,24,25,22,23,53,54,60,64,79,85,81,82,86,87,91,93,94,95,92,67,69,70,72,83,77, 38, 39,40,41,42,43, 61, 110, 111, 131, 128, 127, 126, |
|
6 | Rừng khác |
|
|
|
X | HUYỆN TU MƠ RÔNG | 54,580.22 |
|
|
I | Rừng trồng | 3,995.50 |
|
|
1 | Bạch đàn | 35.20 | 270.00 |
|
2 | Cao su | 2.76 | 255, 258 |
|
3 | Thông 3 lá | 3,406.80 | 203,204, 206,207,208,210,211,213,222a,222,221,223,224,217,219, 237,241,242,265,267,269,270,273,230,226,231,232,258,260,263. |
|
4 | Bời lời | 303.54 |
|
|
5 | Keo | 247.20 | 273. |
|
6 | Keo Muồng | 0.00 |
|
|
7 | Muồng | 0.00 |
|
|
8 | Các loài khác | 0.00 |
|
|
II | Rừng tự nhiên | 50,584.72 |
|
|
1 | Rừng gỗ | 43,424.60 | 202,205,208,212,239,240,246,248,249,250,253,253a,257,262,263,264. |
|
1.1 | Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá | 41,819.84 | 202, 203, 204, 207, 213, 221, 222, 223, 224, 226, 229, 230, 231, 232, 236, 237, 240, 241, 242, 243, 244, 247, 249, 260, 261, 263, 264, 266, 268, 270, 259a. |
|
1.2 | Rừng gỗ lá rộng rụng lá | 0.00 |
|
|
1.3 | Rừng gỗ lá kim | 1,604.76 | 202, 203, 204, 207, 213, 221, 222, 223, 224, 226, 229, 230, 231, 232, 236, 237, 240, 241, 242, 243, 244, 247, 249, 260, 261, 263, 264, 266, 268, 270, 259a. |
|
2 | Rừng tre nứa | 3,886.85 | 202, 205, 208, 212, 239, 240, 246, 248, 249, 250, 253, 253a, 257, 262, 263, 264. |
|
1.1 | Nứa | 0.00 |
|
|
1.2 | Vầu | 0.00 |
|
|
1.3 | Tre/luồng | 0.00 |
|
|
1.4 | Lồ ô | 0.00 |
|
|
1.5 | Các loài khác | 3,886.85 |
|
|
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 3,273.27 | 202, 205, 208, 212, 239, 240, 246, 248, 249, 250, 253, 253a, 257, 262, 263, 264. |
|
- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Kế hoạch 166/KH-UBND năm 2016 ứng phó sự cố cháy rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2020
- 5Luật Lâm nghiệp 2017
- 6Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 7Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
- 8Chỉ thị 15/CT-UBND về tổ chức diễn tập ứng phó cháy rừng - tìm kiếm cứu nạn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu năm 2019
- 9Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 10Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2021 về Ứng phó thảm họa cháy rừng tỉnh Bến Tre
Kế hoạch 3237/KH-UBND năm 2021 về ứng phó thảm họa cháy rừng tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 3237/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 10/09/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra