Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/KH-UBND

Cà Mau, ngày 04 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” TỈNH CÀ MAU NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 (gọi tắt là Chương trình OCOP);

Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2224/QĐ-UBND ngày 17/12/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Cà Mau giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt Đề án OCOP).

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án OCOP tỉnh Cà Mau năm 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Cà Mau giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030.

- Xây dựng lộ trình thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể, triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Đề án OCOP đạt hiệu quả cao nhất, góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

2. Yêu cầu

- Bám sát quan điểm, mục tiêu của Đề án OCOP và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện.

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương đưa nội dung thực hiện Đề án OCOP vào chương trình công tác trọng tâm trong năm 2020 của đơn vị; chủ động, quyết tâm thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Đề án OCOP trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

- Lồng ghép, tích hợp các nguồn vốn của các chương trình, dự án phù hợp trên địa bàn, nguồn vốn của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm truyền thống, có lợi thế, đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn; đồng thời tạo điều kiện để các chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP phát triển ổn định, bền vững.

- Trong quá trình thực hiện, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị có liên quan; kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

II. MỤC TIÊU

- Về phát triển sản phẩm:

+ Tiêu chuẩn hóa ít nhất 25 sản phẩm hiện có của tỉnh Cà Mau.

+ Công nhận, chứng nhận ít nhất 10 sản phẩm đạt 3 - 4 sao.

- Về phát triển tổ chức kinh tế: Phát triển, nâng cấp ít nhất 22 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.

- Về công tác đào tạo: 100% cán bộ OCOP các cấp; 100% cán bộ lãnh đạo đương nhiệm các chủ thể OCOP và 50% người lao động OCOP với trình độ phù hợp cho từng đối tượng.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Xây dựng hệ thống quản lý thực hiện Chương trình OCOP

1.1. Hệ thống bộ máy chỉ đạo điều hành:

Hình thành hệ thống bộ máy chỉ đạo điều hành, thực hiện Chương trình OCOP các cấp đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, cụ thể:

- Cấp tỉnh:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020 cũng là Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP. Lưu ý Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách địa bàn huyện, thành phố Cà Mau; bổ sung nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo nêu trên.

+ Cơ quan Thường trực: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc: Chi cục Phát triển nông thôn; ngoài ra, thành lập Tổ giúp việc, bao gồm cán bộ của một số sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan trực tiếp đến Chương trình OCOP (làm việc theo chế độ kiêm nhiệm).

- Cấp huyện:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện.

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc: Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện.

Tùy tình hình thực tế các huyện, thành phố Cà Mau có thể thành lập Tổ giúp việc (làm việc kiêm nhiệm).

- Cấp xã, phường, thị trấn:

+ Đối với xã:

• Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã.

• Cán bộ tham mưu, giúp việc: Công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường.

+ Đối với phường, thị trấn:

• Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

Cán bộ tham mưu, giúp việc: Công chức Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường.

Thời gian thực hiện: Tháng 3/2020.

1.2. Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP:

- Hội đồng cấp tỉnh: Có từ 09 đến 11 thành viên, bao gồm:

+ Chủ tịch Hội đồng: Là lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Đại diện các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Khoa học và Công nghệ (Phụ trách: Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Sở hữu trí tuệ); Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế (Phụ trách: An toàn Vệ sinh thực phẩm), Tài nguyên và Môi trường... và đại diện cơ quan tham mưu, giúp việc cấp tỉnh.

+ Đại diện khác: Tư vấn Chương trình OCOP; đại diện các đơn vị, các hiệp hội khác có liên quan...

- Hội đồng cấp huyện: Có từ 05 đến 07 thành viên, gồm:

+ Chủ tịch Hội đồng: Là lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau.

+ Đại diện các phòng ban chuyên môn cấp huyện và các tổ chức có liên quan.

Ngoài ra, Hội đồng cấp huyện mời thành viên Tổ Giúp việc cấp tỉnh; Tư vấn Chương trình OCOP để hỗ trợ đánh giá, xếp hạng sản phẩm.

Thời gian thực hiện: Tháng 3/2020.

2. Tuyên truyền, truyền thông về Chương trình OCOP

2.1. Nội dung tuyên truyền:

- Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình OCOP; các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản có liên quan của Trung ương, địa phương.

- Tuyên truyền việc phát triển các mô hình, các hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường; từng bước thay đổi nhận thức của người dân về sản xuất hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền vai trò, tầm quan trọng của các chủ thể trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP; quảng bá các sản phẩm OCOP của tỉnh.

- Phổ biến, nhân rộng những thành quả đạt được (mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo...), những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn; phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP...

2.2. Hình thức tuyên truyền:

Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cụm loa, trang thông tin điện tử; các ấn phẩm, pano, áp phích...; qua các Hội nghị, Hội thảo, đối thoại, tọa đàm và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật...

(Chi tiết tại Mục III-Phụ lục 1)

(Lưu ý: Các nội dung trên giao các sở, ban, ngành, cơ quan truyền thông có liên quan và UBND các huyện, thành phố Cà Mau căn cứ nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2224/QĐ-UBND ngày 17/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Cà Mau giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2030; Quyết định số 271/QĐ-UBND ngày 18/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao danh mục và Kế hoạch vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Cà Mau năm 2020 để lập Kế hoạch triển khai thực hiện).

3. Tổ chức Hội nghị triển khai và tổng kết thực hiện Chương trình OCOP

3.1. Tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Đề án OCOP tỉnh Cà Mau:

Tổ chức Hội nghị với thành phần tham dự là các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh (và đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh không phải là thành viên BCĐ tỉnh); đại diện Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách Trung ương); đại diện đơn vị Tư vấn về Chương trình OCOP, các thành viên Ban Chỉ đạo huyện, các thành viên Ban Chỉ đạo xã, các tổ chức kinh tế tham gia thực hiện Chương trình OCOP để triển khai Đề án OCOP tỉnh và Kế hoạch này nhằm nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện Đề án OCOP trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Thời gian thực hiện: Tháng 3/2020.

3.2. Tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình:

Nhằm đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về tổ chức và triển khai Chương trình OCOP năm 2020, đề ra phương hướng triển khai trong những năm tiếp theo.

Thời gian thực hiện: Tháng 12/2020.

4. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý điều hành Chương trình OCOP các cấp và các chủ thể, người lao động

Trên cơ sở khung đào tạo Chương trình OCOP được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan và đơn vị Tư vấn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cụ thể như sau:

* Đối với cán bộ quản lý điều hành các cấp:

- Tổ chức 05 lớp đào tạo TOT cho các nhà quản lý, cán bộ OCOP cấp tỉnh, cấp huyện. Sau khi được đào tạo các cán bộ TOT này sẽ tiến hành đào tạo lại cho các cán bộ phụ trách cấp xã và cán bộ lãnh đạo đương nhiệm của các chủ thể OCOP (ưu tiên cho các xã đã có các sản phẩm tiềm năng). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan lựa chọn, đề xuất.

Thời gian thực hiện: Tháng 3/2020.

- Tổ chức 03 lớp tập huấn cho các thành viên Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, cấp huyện về cách thức, phương pháp đánh giá, chấm điểm theo Bộ tiêu chí tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 24/8/2019.

Thời gian thực hiện: Tháng 4/2020.

* Đối với chủ thể và người lao động:

- Tổ chức 02 lớp đào tạo CEO cho các nhà lãnh đạo, quản lý, phụ trách kinh doanh, kế toán của các chủ thể tham gia OCOP (ưu tiên cho cán bộ trẻ đã qua đào tạo cơ bản) về cách thức xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh, kiến thức về kinh doanh, tài chính, thị trường, marketing...

Thời gian thực hiện: Tháng 5/2020.

- Tổ chức 04 lớp tập huấn cho các cán bộ đương nhiệm và cán bộ trẻ kế thừa của các chủ thể OCOP về tổ chức sản xuất, tài chính xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, an toàn thực phẩm, môi trường, quản lý chất lượng, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc...

Thời gian thực hiện: Tháng 5/2020.

- Tổ chức 09 lớp tập huấn về sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động... cho người lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cơ sở sản xuất (đối với đào tạo tay nghề cho người lao động được lồng ghép với Chương trình đào tạo nghề do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện).

Thời gian thực hiện: Tháng 6/2020.

* Ngoài các lớp nói trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tham mưu, đề xuất tham gia các lớp đào tạo, tập huấn Chương trình OCOP trong và ngoài nước do Trung ương và các tổ chức quốc tế tổ chức.

(Chi tiết tại Mục IV-Phụ lục 1).

5. Triển khai thực hiện Chu trình OCOP

5.1. Tổ chức đăng ký sản phẩm:

Các huyện, thành phố Cà Mau tổ chức Hội nghị cấp huyện hướng dẫn các chủ thể lập phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP trên cơ sở tự nguyện, tự đề xuất ý tưởng sản phẩm.

Thời gian thực hiện: Tháng 3/2020.

5.2. Tổ chức lựa chọn ý tưởng sản phẩm:

Cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo OCOP cấp huyện (Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện) tiếp nhận phiếu đăng ký tham gia Chương trình của các chủ thể; phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét, hướng dẫn, hoàn thiện phiếu đăng ký; tổ chức đánh giá và xét chọn ý tưởng sản phẩm (đối với các ý tưởng không được lựa chọn có thể hoàn thiện để nộp lại và xét chọn lần sau). Trên cơ sở đó lập kế hoạch hỗ trợ, xây dựng Kế hoạch sản xuất kinh doanh, tập huấn, phát triển sản phẩm.

Thời gian thực hiện: Tháng 3/2020.

5.3. Nhận Kế hoạch sản xuất kinh doanh, hướng dẫn tổ chức triển khai và hỗ trợ tư vấn hoàn thiện sản phẩm:

- Cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo OCOP cấp huyện (Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện) phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tiếp nhận và xem xét kế hoạch sản xuất kinh doanh của các chủ thể; phối hợp với các đơn vị có liên quan hỗ trợ chủ thể triển khai.

Thời gian thực hiện: Tháng 4/2020.

+ Hỗ trợ tư vấn tổ chức sản xuất, kinh doanh và hoàn thiện sản phẩm: Huy động vốn, kết nối thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, đăng ký chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, nhãn hiệu...

Thời gian thực hiện: Tháng 4 - 7/2020.

* Khuyến khích đơn vị tư vấn độc lập cho các chủ thể theo hợp đồng tự nguyện.

(Chi tiết tại Mục V-Phụ lục 1).

6. Đánh giá và xếp hạng sản phẩm

- Sau khi đánh giá, xếp hạng tại cấp huyện, các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên theo Bộ tiêu chí do Trung ương ban hành sẽ tiến hành tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh. Các sản phẩm không được đánh giá, xếp hạng cao (1 - 2 sao) và các sản phẩm đạt 3 - 4 sao có thể hoàn thiện thêm và dự thi đánh giá và xếp hạng vào kỳ tiếp theo để được đánh giá, xếp hạng cao hơn.

- Thời gian thực hiện:

+ Đối với Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp huyện:

• Đợt 1 (tháng 8/2020) bao gồm: Thành phố Cà Mau, huyện Đầm Dơi, huyện Ngọc Hiển, huyện Năm Căn và huyện Cái Nước.

• Đợt 2 (tháng 9/2020) bao gồm các huyện: U Minh, Phú Tân, Thới Bình và Trần Văn Thời.

+ Đối với Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh: Vòng 1 trước ngày 15/10/2020; vòng 2 vào cuối tháng 10/2020.

(Chi tiết tại Mục Vl-Phụ lục 1).

7. Xúc tiến thương mại

Các sản phẩm được đánh giá, xếp hạng đạt 3 sao trở lên sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ tại địa phương, từng bước tham gia thị trường quốc gia và quốc tế, qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động chính gồm: Hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP vào các điểm bán hàng OCOP tại các khu du lịch, điểm dừng chân, khu dân cư, các trung tâm thương mại, siêu thị; quảng bá các sản phẩm OCOP trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các phương tiện công cộng; tổ chức và tham gia hội chợ sản phẩm OCOP; sàn giao dịch thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc, xây dựng Website OCOP của tỉnh, kết nối thị trường trong và ngoài nước,...

(Chi tiết tại Mục VII-Phụ lục 1).

(Lưu ý: Các nội dung này giao Sở Công Thương và Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp căn cứ nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2224/QĐ-UBND ngày 17/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Cà Mau giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2030; Quyết định số 271/QĐ-UBND ngày 18/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc giao danh mục và Kế hoạch vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Cà Mau năm 2020 để lập Kế hoạch triển khai thực hiện).

8. Triển khai các dự án thành phần cấp huyện

Mỗi huyện, thành phố chủ động nghiên cứu, đề xuất xây dựng và thực hiện từ 1 - 2 dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của địa phương để tạo ra ít nhất 1 - 2 sản phẩm OCOP chủ lực. Khi xây dựng dự án cần tập trung các nội dung như: Nâng cao năng lực của tổ chức kinh tế, nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm; nâng cấp nhà xưởng, thiết bị, công nghệ; phát triển vùng nguyên liệu và liên kết chuỗi...(tùy trường hợp cụ thể). Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn lập dự án, thẩm định, phê duyệt các dự án này.

Thời gian thực hiện, cụ thể như sau:

Các huyện, thành phố Cà Mau chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành khảo sát, xây dựng dự án trong tháng 3 và 4/2020.

Các huyện, thành phố Cà Mau trình thẩm định, phê duyệt dự án trong tháng 5/2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, phê duyệt dự án trong tháng 6/2020.

9. Tham quan, học tập kinh nghiệm thực hiện chương trình OCOP

Tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm về cách thức tổ chức, quản lý điều hành, phương pháp triển khai, thực hiện chấm điểm, các mô hình hiệu quả tại các tỉnh bạn.

Thời gian thực hiện: Tháng 4 - 9/2020.

10. Cơ chế, chính sách hỗ trợ và huy động nguồn lực triển khai Chương trình OCOP

- Hướng dẫn các chủ thể tham gia Chương trình OCOP tiếp cận các chính sách hiện hành của Nhà nước về phát triển ngành nghề, phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm: Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển 15.000 Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020; Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Cà Mau; Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về ban hành chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; các cơ chế chính sách hiện hành về khuyến nông, khuyến công, khoa học công nghệ...

- Vận dụng các chính sách hiện hành để hỗ trợ phát triển sản phẩm như: Cải tiến quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, tổ chức giới thiệu sản phẩm, bán hàng, xúc tiến thương mại...

- Tranh thủ nguồn lực của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ cho tỉnh. Cân đối, bố trí nguồn vốn phù hợp; chủ động, linh hoạt lồng ghép các nguồn lực từ Chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn; tăng cường huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế để đầu tư thực hiện Chương trình. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ vốn vay tín dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất có kế hoạch, phương án, dự án sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận nguồn vốn vay thực hiện Chương trình OCOP.

Thời gian thực hiện: Tháng 3 - 8/2020.

(Chi tiết tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4).

11. Kiểm tra giám sát

Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại các địa phương; hướng dẫn, kiểm tra tại các cơ sở về việc quản lý chất lượng trong sản xuất các sản phẩm OCOP,...

Thời gian thực hiện: Tháng 6 - 9/2020.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng nguồn kinh phí thực hiện Chương trình OCOP năm 2020: 74.338 triệu đồng, bao gồm:

- Kinh phí ngân sách Trung ương từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 10.380 triệu đồng (trong đó hỗ trợ 9.600 triệu đồng trực tiếp cho Chương trình OCOP và 780 triệu đồng lồng ghép tuyên truyền OCOP trong hoạt động hỗ trợ thông tin tuyên truyền của các sở, ban ngành về xây dựng nông thôn mới).

- Kinh phí ngân sách tỉnh: 10.958 triệu đồng, trong đó:

+ Vốn tỉnh cấp thêm: 3.573 triệu đồng.

+ Vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác: Dự kiến khoảng 7.385 triệu đồng (Sở Thông tin và Truyền thông 600 triệu đồng, Sở Khoa học và Công nghệ 2.660 triệu đồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1.200 triệu đồng, Sở Công Thương 300 triệu đồng, Sở Y tế 125 triệu đồng, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp 2.500 triệu đồng. Lưu ý: Vốn lồng ghép này chủ yếu khái toán kinh phí các hạng mục theo Đề án OCOP, tùy theo tình hình thực tế, các đơn vị cân đối nguồn kinh phí hoạt động được giao trong năm để lồng ghép thực hiện).

- Vốn tín dụng: 26.250 triệu đồng.

- Huy động từ các chủ thể OCOP: 26.750 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 5, giao Sở Tài chính nghiên cứu các hạng mục và kinh phí thực hiện, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2224/QĐ-UBND ngày 17/12/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau và các nội dung của Kế hoạch này, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể năm 2020; trong đó, đề nghị 02 Sở thực hiện thêm một số nhiệm vụ sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện “Ngày OCOP”; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau định kỳ (tháng, quý, 06 tháng, 09 tháng và năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh) báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án OCOP về cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thiện xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử và hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa của tỉnh Cà Mau.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố Cà Mau;
- CVP, PVP UBND tỉnh;
- Khối Tổng hợp (VIC);
- Trung tâm IPEC;
- Phòng NN-TN (Luan23);
- Lưu: VT, M.A02/3.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Sử

 

PHỤ LỤC 1

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” TỈNH CÀ MAU NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 04/3/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Lãnh đạo chịu trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện/hoàn thành

I

Triển khai Chương trình OCOP

 

 

 

 

1

Trình Dự thảo kế hoạch triển khai Chương trình OCOP tỉnh Cà Mau năm 2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện.

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 2/2020

2

Trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị để chỉ đạo cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh tham gia thực hiện Chương trình OCOP

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện.

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 2/2020

3

Tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình OCOP cấp tỉnh và Kế hoạch này

Sở Nông nghiệp và PTNT

Thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh (không phải là thành viên Ban Chỉ đạo), Văn phòng Điều phối Trung ương, đơn vị Tư vấn; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 3/2020

2

Xây dựng chuyên trang tuyên truyền Chương trình OCOP trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi (02 kỳ/tháng)

Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã

Ông Nguyễn Quốc Danh, Phó Tổng biên tập Báo Cà Mau; Ông Nguyễn Nam Phong, Phó Tổng biên tập Báo ảnh Đất Mũi

Tháng 3-12/2020

3

Tuyên truyền tới các cộng đồng về Chương trình OCOP (in ấn tài liệu, sổ tay, tờ bướm, pano, áp phích, ...)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 4-6/2020

4

Tuyên truyền tổng quan về Chương trình OCOP; tầm quan trọng của Chương trình OCOP (qua các phương tiện thông tin đại chúng)

- Giới thiệu các sản phẩm tiềm năng của từng địa phương; cách làm thành công vươn lên thoát nghèo; sản xuất các chương trình về triển khai thực hiện của các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP (thuê VOV, Thông tấn xã Việt Nam... thực hiện)

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã

Ông Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Tháng 4-6/2020

5

Xây dựng các sự kiện truyền thông thông qua các cuộc thi tìm hiểu về Chương trình OCOP gắn với công tác xây dựng nông thôn mới

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã

Bà Trần Thị Kiều Yến, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Tháng 6/2020

6

Lồng ghép tổ chức Hội thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm OCOP

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã

Ông Quách Văn An, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp

Tháng 12/2020

7

Lồng ghép tuyên truyền về Chương trình OCOP hoạt động của cơ quan, đơn vị

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã

Tháng 3-12/2020

IV

Tổ chức đào tạo, tập huấn

 

 

 

 

1

Đào tạo TOT cho các nhà quản lý, cán bộ OCOP cấp tỉnh, cấp huyện

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 3/2020

2

Tập huấn cho các thành viên Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, huyện về cách thức, phương pháp đánh giá, chấm điểm theo Bộ tiêu chí OCOP (Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 24/8/2019)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 4/2020

3

Đào tạo CEO cho nhà lãnh đạo, quản lý, phụ trách kinh doanh, kế toán của các chủ thể OCOP

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các viện, trường, đơn vị tư vấn; UBND cấp huyện; UBND cấp xã, các chủ thể tham gia Chương trình

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 5/2020

4

Tập huấn cho các cán bộ đương nhiệm và cán bộ trẻ kế thừa (về tổ chức sản xuất, tài chính, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, an toàn thực phẩm, môi trường, quản lý chất lượng, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc...)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan; UBND cấp huyện; UBND cấp xã, các chủ thể tham gia Chương trình

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 5/2020

5

Tập huấn cho người lao động của chủ thể (về sản xuất an toàn thực phẩm, an toàn lao động...)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan; UBND cấp huyện; UBND cấp xã, các chủ thể tham gia Chương trình

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 6/2020

V

Triển khai thực hiện Chu trình OCOP

 

 

 

 

1

Tổ chức đăng ký, nhận ý tưởng sản phẩm OCOP

UBND cấp huyện

Sở Nông nghiệp và PTNT, đơn vị tư vấn; UBND cấp xã, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP

Chủ tịch UBND cấp huyện

Tháng 3/2020

2

Tổ chức lựa chọn ý tưởng sản phẩm

UBND cấp huyện

Sở Nông nghiệp và PTNT, đơn vị tư vấn; UBND cấp xã, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP

Chủ tịch UBND cấp huyện

Tháng 3/2020

3

Nhận Kế hoạch sản xuất kinh doanh, hướng dẫn tổ chức triển khai, hỗ trợ tư vấn hoàn thiện sản phẩm

UBND cấp huyện

Sở Nông nghiệp và PTNT, đơn vị tư vấn; UBND cấp xã, các chủ thể được chọn tham gia Chương trình OCOP

Chủ tịch UBND cấp huyện

Tháng 4-7/2020

VI

Đánh giá và xếp hạng sản phẩm

Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, tỉnh

Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan; UBND cấp huyện

Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp huyện, cấp tỉnh

Tháng 8-11/2020

1

Nhận hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP cấp huyện

Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện

Các đơn vị có liên quan

Chủ tịch UBND cấp huyện

Tháng 8/2020

2

Tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp huyện

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện

CBND cấp xã, các chủ thể OCOP

Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp huyện

Tháng 8, 9/2020

3

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp huyện gửi Hồ sơ đăng ký và mẫu đánh giá, xếp hạng sản phẩm về Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện

Các đơn vị có liên quan

Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp huyện

Trước ngày 15 tháng 9

4

Nhận hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP cấp tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND cấp huyện

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Trước ngày 15 tháng 9

5

Tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh vòng 1

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Các sở, ban, ngành tỉnh và các đơn vị có liên quan

Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh

Trước ngày 15 tháng 10

6

Tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh vòng 2

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Các sở, ban, ngành, tỉnh và các đơn vị có liên quan

Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh

Cuối tháng 10

7

Tổ chức công bố, trao Giấy Công nhận sản phẩm đạt từ 03 sao trở lên

UBND tỉnh

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các chủ thể có liên quan

Lãnh đạo UBND tỉnh

Tháng 11

VII

Xúc tiến thương mại

 

 

 

 

1

Thực hiện công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP; kết nối cung cầu; kết nối tạo lập thị trường các sản phẩm OCOP chủ lực bằng công nghệ Blockchain (4.0).

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Ông Quách Văn Ấn, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp

Tháng 11, 12/2020

2

Tổ chức hội chợ triển lãm, cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP; xây dựng các điểm giới thiệu, bán hàng OCOP liên kết với du lịch trong tỉnh.

Sở Công Thương

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Ông Nguyễn Văn Đô, Giám đốc Sở Công Thương

Tháng 6-12/2020

VIII

Triển khai các dự án thành phần cấp huyện

UBND cấp huyện

Các sở, ngành tỉnh có liên quan; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các chủ thể OCOP được chọn tham gia dự án

Chủ tịch UBND cấp huyện

Năm 2020

IX

Tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn

Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP cấp tỉnh

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Ban Chỉ đạo tỉnh

Tháng 4-9/2020

X

Kiểm tra, giám sát

Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP cấp tỉnh

Các sở, ngành, đoàn thể, thành viên Hội đồng đánh giá xếp hạng cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Ban Chỉ đạo tỉnh

Tháng 6-9/2020

XI

Tổng kết Chương trình OCOP

Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP cấp tỉnh

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Ban Chỉ đạo tỉnh

Tháng 12/2020

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC SẢN PHẨM VÀ CHỦ THỂ DỰ KIẾN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỈNH CÀ MAU NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 04/3/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Sản phẩm (SP)

Chủ thể

Ghi chú

Tên sản phẩm (SP)

Ngành SP

Số lượng SP

Số hiệu

Tên chủ thể

Địa chỉ

Loại hình tổ chức

A. Các sản phẩm từ Thủy - Hải sản

 

Bánh phồng tôm

 

 

 

 

 

 

 

1

Bánh phồng tôm Cái Bát

1

4

1

Hợp tác xã (HTX) Cái Bát

Ấp Cái Bát, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước

HTX

 

2

Bánh phồng tôm Vĩnh Hòa Phát

1

25

Doanh nghiệp (DN) Vĩnh Hòa Phát

Xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn

DN

 

3

Bánh phồng tôm Hàng Vinh

1

26

HTX bánh phồng tôm Hàng Vịnh

Xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn

HTX

 

4

Bánh phồng tôm Tân Phát Lợi

1

2

HTX Tân Phát Lợi

Xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển

HTX

 

 

Chà bông tôm

 

 

 

 

 

 

 

1

Chà bông tôm

1

2

2

HTX Tân Phát Lợi

Xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển

HTX

 

2

Chà bông tôm

1

1

HTX Cái Bát

Ấp Cái Bát, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước

HTX

 

 

Tôm khô các loại

 

 

 

 

 

 

 

1

Tôm đất khô

1

5

1

HTX Cái Bát

Ấp Cái Bát, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước

HTX

 

2

Tôm khô

1

14

HTX Tài Thịnh Phát Farm

Thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn

HTX

 

3

Tôm khô

1

2

HTX Tân Phát Lợi

Xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển

HTX

 

4

Tôm khô Sông Đầm

1

29

Cơ sở Lê Minh Sang

Ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi

CSSX

 

5

Tôm khô Rạch Gốc

1

17

Cơ sở sản xuất (CSSX) Chí Tâm

Thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

CSSX

 

 

Cua biển

 

 

 

 

 

 

 

1

Cua biển

1

2

1

HTX Cái Bát

Ấp Cái Bát, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước

HTX

 

2

Cua biển Năm Căn

1

3

HTX GVHB Cua biển Năm Căn

Thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn

HTX

 

 

Chả cá các loại

 

3

 

 

 

 

 

1

Chả cá rô phi

1

4

HTX Hưng Hiệp Tiến

Xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân

HTX

 

2

Chả cá rô phi

1

5

HTX bồn bồn Đông Hưng,

Xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước

HTX

 

3

Chả cá rô phi

1

41

CSSX Phụ nữ khởi nghiệp

xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân

THT

ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo

 

Cá khô, mực khô các loại

 

 

 

 

 

 

 

1

Khô cá bổi U Minh

1

7

20

Cơ sở Ba Đức

Thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời

CSSX

 

2

Khô cá bổi

1

27

Cơ sở Trần Văn Tám

Ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

CSSX

 

3

Khô cá bổi U Minh

1

19

Cơ sở Tư Hùng

Xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

CSSX

 

4

Khô cá bổi

1

28

Cơ sở Ba Sĩ

Xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời

CSSX

 

5

Khô cá khoai

1

6

HTX Hương Biển

Thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân

HTX

 

6

Khô cá biển

1

42

HTX Thái Huy

Thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

HTX

ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo

7

Khô mực

1

18

DN Mỹ Thuyền

Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời

DN

 

 

Ruốc khô

 

 

 

 

 

 

 

1

Ruốc khô

1

2

6

HTX Hương Biển

Thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân

HTX

 

2

Ruốc khô

1

 

Xã Tân Hải, huyện Phú Tân

Xã Tân Hải, huyện Phú Tân

HTX

 

 

Mắm các loại

 

 

 

 

 

 

 

1

Mắm cá sơn

1

2

36

Cơ sở nắm cá sơn

Xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển

CSSX

 

2

Mắm lóc Thới Bình

1

24

Cơ sở Yến Khoa

Thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình

CSSX

 

 

Nước mắm

 

 

 

 

 

 

 

1

Nước mắm Mạch Long

2

3

21

Công ty SXTM XK Đại Phát

Ấp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước

DN

 

2

Nước mắm Huế bụng

2

30

DNTN Thành Lộc

Ấp Rạch Lùm A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời

DN

 

3

Nước mắm Ruốc

2

37

CSSX Phan Hồng Thơ

Huyện U Minh

CSSX

 

B. Các sản phẩm từ rau, củ, quả, hạt

 

Trái cây - Chuối khô các loại

 

 

 

 

 

 

 

1

Chuối khô

1

4

15

Cơ sở Bảy Hoàng

Xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

CSSX

 

2

Chuối khô

1

16

Cơ sở Hai Bảo

Xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

CSSX

 

3

Chuối sấy

1

22

Công ty Đại Đô

Xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời

DN

 

4

Mứt trái cây

1

40

CSSX Phụ nữ khởi nghiệp

Xã Lợi An, Trần Văn Thời

CSSX

ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo

 

Dưa bồn bồn

 

 

 

 

 

 

 

1

Dưa bồn bồn

1

2

5

HTX bồn bồn Đông Hưng,

Xã Tân Đông Hưng, huyện Cái Nước

HTX

 

2

Dưa bồn bồn Kim Chi

1

1

HTX bồn bồn Đông Hưng,

Xã Tân Đông Hưng, huyện Cái Nước

HTX

 

 

Dưa hấu

 

 

 

 

 

 

 

1

Dưa hấu VietGap

1

1

7

HTX Lý Văn Lâm

Xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau

HTX

 

 

Rau màu

 

 

 

 

 

 

 

1

Rau an toàn

1

1

38

HTX rau an toàn Trần Hợi

Xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời

HTX

 

C. Các sản phẩm từ gạo, ngũ cốc

 

Gạo các loại

 

 

 

 

 

 

 

1

Gạo sạch

1

5

8

HTX Khánh Minh

Xã Khánh Lâm, huyện U Minh

HTX

 

2

Gạo sạch Minh Tâm

1

9

HTX Minh Tâm

Xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời

HTX

 

3

Gạo sạch Ông Muộn

1

23

HTX Ông Muộn

Ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau

HTX

 

4

Gạo đặc sản

1

10

HTX dịch vụ sản xuất lúa - tôm

Ấp 5, xã Trí Lực, huyện Thới Bình

HTX

 

5

Gạo lức mè đen

1

28

Cơ sở Hồng Thúy

Khóm 7, Phường 8, thành phố Cà Mau

CSSX

 

D. Các sản phẩm từ thịt, trứng, sữa

1

Khô trâu

1

1

25

CSSX Năm Hoàng

Xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình

CSSX

 

E. Mật ong, các sản phẩm từ mật ong

1

Mật ong

1

3

11

HTX 19 tháng 5

Xã Nguyễn Phích, huyện U Minh

HTX

 

2

Mật ong

1

31

DN Mười Ngọt

Xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời

DN

 

3

Mật ong

1

13

HTX Lâm Đạt

Xã Khánh Hòa, huyện U Minh

HTX

 

G. Thủ công mỹ nghệ, gia dụng

1

Đan tre

4

5

35

CSSX Ngọc Ngân

Xã Nguyễn Phích, huyện U Minh

CSSX

 

2

Đũa đước

4

32

CSSX Huỳnh Thanh Phong

Xã Lâm Hải, huyện Năm Căn

CSSX

 

3

Đũa đước Đồng Tiến

4

33

Cơ sở Đồng Tiến

Xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển

CSSX

 

4

Đũa đước Viên An

4

34

CSSX Chí Nguyện

Xã Viên An, huyện Ngọc Hiển

CSSX

 

5

Đũa tre

4

39

CSSX Phụ nữ khởi nghiệp

xã Thới Bình, huyện Thới Bình

CSSX

ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo

 

TỔNG CỘNG

 

52

42

 

 

 

 

Ghi chú: Số hiệu là tên của các chủ thể được mã hóa bằng số thứ tự.

 

PHỤ LỤC 3

CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH OCOP
(Kèm theo Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 04/3/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Các hoạt động triển khai

Các hoạt động hỗ trợ

Kết quả cần có

1

Hình thành mới hoặc tái cơ cấu tổ chức kinh tế (HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình...)

Tập huấn và tư vấn tại chỗ

Các tổ chức kinh tế theo tiêu chí OCOP được hình thành

2

Hỗ trợ các chủ thể huy động nguồn lực

Tập huấn và tư vấn tại chỗ

Chủ thể OCOP có khả năng tiếp cận, kết nối sử dụng các nguồn lực

3

Xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm

Triển khai các dự án thành phần:

- Cấp tỉnh: Du lịch sinh thái U Minh và Quốc gia Mũi Cà Mau

- Cấp huyện; Các dự án phát triển sản xuất...

- Tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ thể OCOP phát triển các dịch vụ.

- Các chủ thể có khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt trang thiết bị phù hợp với quy mô sản xuất

4

Sản xuất sản phẩm

Tư vấn tại chỗ về các vấn đề liên quan đến sản phẩm (các thủ tục hành chính, cải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ...)

Chủ thể OCOP giải quyết được các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất.

5

Xây dựng và triển khai các đề tài khoa học công nghệ

Hoàn thiện quy trình công nghệ, sản xuất thử nghiệm... (Hợp đồng với các viện, trường, nhà khoa học...)

Chủ thể OCOP tạo ra sản phẩm từ công nghệ sản xuất mới

6

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tập huấn ngắn hạn; Đào tạo CEO cho chủ thể OCOP

Chủ thể OCOP có thể từng bước tự triển khai các hoạt động sản xuất - kinh doanh sản phẩm của mình.

7

Xúc tiến thương mại - kết nối thị trường

Quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng; Hội chợ, triển lãm;...

Sản phẩm được tham gia các kênh tiếp thị, tiêu thụ, quảng bá rộng rãi trên thị trường.

 

PHỤ LỤC 4

TÓM TẮT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO CÁC CHỦ THỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP
(Kèm theo Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 04/3/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)


TT

Tên văn bản

Đối tượng hỗ trợ

Các nội dung hỗ trợ

Định mức hỗ trợ

1

Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Cà Mau

1. Doanh nghiệp được thành lập, đăng ký, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ theo quy định

1. Hỗ trợ tập trung đất đai

Hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt nước cho 05 năm đầu tiên kể từ khi dự án đi vào hoạt động

20%

Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu

50 triệu đồng/ha, (nhưng không quá 2 tỷ đồng/dự án và không phải chuyển sang thuê đất với diện tích nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất)

2. Tiếp cận hỗ trợ tín dụng

Hỗ trợ lãi suất vay vốn

Tối đa 70%

3. Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng

50% kinh phí thực hiện, (nhưng không quá 300 triệu đồng/đề tài/bản quyền/công nghệ)

Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm phục vụ áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm mới

70% kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư và 50% kinh phí đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư (nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án)

Doanh nghiệp có dự án nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô được hỗ trợ như sau

50% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường, nhưng không vượt quá 02 tỷ đồng/dự án

Doanh nghiệp có dự án sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, trồng thử nghiệm cây trồng mới có giá trị kinh tế cao được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt:

50% chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường, cây giống, con giống (nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án)

Doanh nghiệp đầu tư các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

300 triệu đồng/ha để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường (nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án)

4. Hỗ trợ đào tạo nhân lực phát triển thị trường (Tổng các khoản hỗ trợ cho một dự án là 10% tổng mức đầu tư dự án và không quá 01 tỷ đồng/dự án)

Hỗ trợ cho doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động

02 triệu đồng/lao động, thời gian hỗ trợ 03 tháng

Hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản chủ lực quốc gia và cấp tỉnh;

50% chi phí

Hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ trong nước ngoài nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt

50% kinh phí

5. Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến nông, lâm sản

Doanh nghiệp có dự án đầu tư: chế biến xay xát gạo, chế biến rừng trồng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng về nhà xưởng, thiết bị, giao thông, điện, nước và xử lý chất thải trong hàng rào dự án.

Không quá 03 tỷ đồng đối với dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư; 50% tổng mức đầu tư không quá 02 tỷ đồng đối với dự án ưu đãi đầu tư. Ngoài ra, nếu được công nhận là sản phẩm chủ lực tỉnh, thì dự án được hỗ trợ bổ sung 500 triệu đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng

6. Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Xây dựng cơ sở hạ tầng về nhà xưởng, thiết bị, giao thông, điện, nước và xử lý chất thải trong hàng rào dự án

60% tổng mức đầu tư và không quá 03 tỷ đồng đối với dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư; 50% tổng mức đầu tư và không quá 02 tỷ đồng đối với dự án ưu đãi đầu tư

7. Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi heo tập trung

- Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi heo tập trung được ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng về nhà xưởng, thiết bị, giao thông, điện, nước và xử lý chất thải trong hàng rào dự án

50% tổng mức đầu tư và không quá 02 tỷ đồng đối với dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư; 40% tổng mức đầu tư và không quá 1,5 tỷ đồng đối với dự án ưu đãi đầu tư

8. Hỗ trợ đầu tư cơ sở bảo quản nông sản, thủy sản

Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở bảo quản nông sản: chế biến xay xát gạo, chế biến rừng trồng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng về nhà xưởng, thiết bị, giao thông, điện, nước và xử lý chất thải trong hàng rào dự án

Không quá 03 tỷ đồng đối với dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư; 50% tổng mức đầu tư không quá 02 tỷ đồng đối với dự án ưu đãi đầu tư

9. Hỗ trợ đầu tư cơ sở nuôi thủy sản lồng bè trên biển

Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở nuôi thủy sản lồng bè trên biển

Hỗ trợ 100 triệu đồng cho 100 m3 lồng, bè nuôi thủy sản trên biển hoặc ven hải đảo cách xa bờ từ 06 hải lý trở lên; hỗ trợ 40 triệu đồng cho 100 m3 lồng, bè nuôi thủy sản trên biển cách bờ từ 06 hải lý trở xuống

10. Hỗ trợ đầu tư cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh và siêu thâm canh

Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh và siêu thâm canh có quy mô diện tích mặt nước nuôi tối thiểu 02 ha trở lên

Hỗ trợ 100 triệu đồng/ha để xây dựng hạ tầng, cấp nước, thoát nước, xử lý môi trường. Diện tích nuôi tăng lên mức hỗ trợ được tăng lên tương ứng nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án

2

Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về ban hành chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Hộ sản xuất kinh doanh, Tổ hợp tác Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc thực hiện

1. Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết

Tư vấn, nghiên cứu xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.

Hỗ trợ 100% chi phí (không quá 300 triệu đồng)

2. Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết

Đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Hỗ trợ 30% vốn đầu tư (tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng/01 dự án)

3. Hỗ trợ bao bì, nhãn mác sản phẩm

Bao bì, nhãn mác sản phẩm; đối với thiết kế mới

100% chi phí

3

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ trang trại, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp

1. Cơ chế cho vay tín chấp

Đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

Vay tối đa 100 triệu đồng

Đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp

Vay tối đa 200 triệu đồng

Đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

Vay tối đa 200 triệu đồng

Đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp

Vay tối đa 500 triệu đồng

Đối với Tổ hợp tác và hộ kinh doanh

Vay tối đa 300 triệu đồng

Đối với Hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

Vay tối đa 01 tỷ đồng

Đối với Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; Liên hiệp Hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

Vay tối đa 02 tỷ đồng

Đối với Liên hiệp Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ

Vay tối đa 03 tỷ đồng

2. Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết

Các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã ký hợp đồng cung cấp, tiêu thụ đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án vay theo mô hình liên kết (tín chấp)

Các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã đầu mối (sau đây gọi chung là tổ chức đầu mối) ký hợp đồng thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết (tín chấp)

3. Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tối đa bằng 70% giá trị dự án, phương án

Các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án

4

Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

1. Hộ gia đình, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa (cơ sở ngành nghề nông thôn) thực hiện các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống cấp có thẩm quyền công nhận

2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan tới công tác quản lý ngành nghề nông thôn

1. Về đầu tư, tín dụng

Hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư công

 

Được áp dụng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau)

 

Được ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng, Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia

 

2. Xúc tiến thương mại

Chi hỗ trợ thuê tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở ngành nghề nông thôn xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu

Tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/cơ sở.

Thuê mặt bằng trình diễn sản phẩm; tổ chức hội thi; ăn nghỉ, đi lại tham gia Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam

100% chi phí

5

Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh Cà Mau về ban hành quy chế quản lý kinh phí khuyến công và định mức chi cho các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Cà Mau

1. Hộ kinh doanh, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (cơ sở công nghiệp nông thôn)

2. Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn

3. Các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

- Chi hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

- Trường hợp chi hỗ trợ dây chuyền công nghệ

- Tối đa 50% chi phí (nhưng không quá 210 triệu đồng/cơ sở)

- Tối đa không quá 75% chi phí (nhưng không quá 210 triệu đồng/cơ sở)

Các cơ sở công nghiệp nông thôn được Sở Công Thương cử tham gia hội chợ, triển lãm trong nước

Hỗ trợ 80% giá thuê gian hàng

Chi phí mua sắm ban đầu trang thiết bị, dụng cụ quản lý cho phòng trưng bày của cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm tiêu biểu cấp khu vực, quốc gia

Tối đa không quá 50 triệu đồng/phòng trưng bày

 

PHỤ LỤC 5

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP CÀ MAU NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 04/3/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Chương trình, dự án

Ngân sách Trung ương từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Ngân sách tỉnh

Nguồn vốn của Chủ thể OCOP

Tổng cộng

Đơn vị thực hiện

Ghi chú

Tổng số tiền

Vốn cấp thêm

Nguồn vốn lồng ghép

Chủ thể OCOP

Tín dụng

I

Tổ chức Hội nghị triển khai Chuơng trình OCOP cấp tỉnh

0

77,8

77,8

0

0

0

77,8

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

II

Tuyên truyền, truyền thông về Chương trình OCOP

1.780

849

249

600

0

0

2.629

 

 

1

Tuyên truyền tới các cộng đồng về Chương trình OCOP (in ấn tài liệu, sổ tay, tờ bướm, pano, áp phích...)

400

189

189

 

 

 

589

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

2

Truyền thông về OCOP Quốc gia và OCOP Cà Mau cho cộng đồng (bằng các hình thức qua các phương tiện thông tin đại chúng: cụm loa, các trang thông tin điện tử...)

600

660

60

600

 

 

1.260

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh

 

2.1

Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cụm loa...

600

600

 

600

 

 

1.200

Sở Thông tin và Truyền thông

Đối với nguồn vốn lồng ghép: Sở Thông tin và Truyền thông lồng ghép, tích hợp vào nguồn kinh phí được giao trong năm để thực hiện

2.2

Hỗ trợ Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phát sóng chuyên đề về Chương trình OCOP

 

60

60

 

 

 

60

Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh

 

3

Lồng ghép thông tin và tuyên truyền của các sở, ban, ngành về Chương trình OCOP trong CTMTQG xây dựng nông thôn mới

780

 

 

 

 

 

780

Các sở, ban, ngành có liên quan

 

III

Đào tạo, tập huấn

1.900

1.800

0

1.800

0

0

3.700

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

1

Đào tạo TOT cho các nhà quản lý, cán bộ OCOP cấp tỉnh, cấp huyện

500

 

 

 

 

 

500

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

2

Tập huấn cho các thành viên Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, huyện về cách thức, phương pháp đánh giá, chấm điểm theo Bộ tiêu chí OCOP (Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 24/8/2019)

150

 

 

 

 

 

150

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

3

Đào tạo CEO cho nhà lãnh đạo, quản lý, phụ trách kinh doanh, kế toán của các chủ thể OCOP

300

600

 

600

 

 

900

Sở Nông nghiệp và PTNT

Đối với nguồn vốn lồng ghép: Các đơn vị lồng ghép, tích hợp vào nguồn kinh phí được giao trong năm để thực hiện bao gồm:

- Sở Nông nghiệp và PTNT: 300 triệu đồng

- Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức đào tạo kỹ năng quản trị doanh nghiệp: 300 triệu đồng

4

Tập huấn cho các cán bộ đương nhiệm và cán bộ trẻ kế thừa (về tổ chức sản xuất, tài chính, xây dựng kế hoạch SXKD, an toàn thực phẩm, môi trường, quản lý chất lượng, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc...)

500

1.200

 

1.200

 

 

1.700

Sở Nông nghiệp và PTNT

Đối với nguồn vốn lồng ghép: Các đơn vị lồng ghép, tích hợp vào nguồn kinh phí được giao trong năm để thực hiện bao gồm:

- Sở Nông nghiệp và PTNT: 600 triệu đồng tập huấn về tổ chức sản xuất, tài chính

- Sở Công Thương: 300 triệu đồng tập huấn về thị trường

- Sở Khoa học và Công nghệ: 300 triệu đồng tập huấn về xây dựng thương hiệu

5

Tập huấn cho người lao động của chủ thể (về sản xuất An toàn thực phẩm, an toàn lao động...)

450

 

 

 

 

 

450

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

IV

Các hoạt động hỗ trợ để triển khai Chương trình OCOP

0

4.752,066

2.267,066

2.485

5.500

5.250

15.502,066

 

 

1

Hoàn thiện quy trình công nghệ và sản xuất sản phẩm

0

900

0

900

1.450

1.450

3.800

 

 

1.1

Dự án ứng dụng KHCN cho tôm

 

600

 

600

950

950

2.500

Sở Khoa học và Công nghệ

Lồng ghép, tích hợp vào nguồn kinh phí được giao Trong năm để thực hiện

1.2

Dự án ứng dụng KHCN cho cây lúa

 

300

 

300

500

500

1.300

2

Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

0

1.852,066

267,066

1.585

4.050

3.800

9.702,066

 

 

2.1

Hỗ trợ đăng ký, đánh giá chất lượng sản phẩm

 

392,066

267,066

125

250

 

642,066

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế

- Đối với vốn cấp thêm: Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện

- Đối với vốn lồng ghép: Sở Y tế lồng ghép, tích hợp vào nguồn kinh phí được giao trong năm để thực hiện hỗ trợ các chủ thể đăng ký chất lượng sản phẩm

2.2

Đăng ký sở hữu trí tuệ

 

560

 

560

800

800

2.160

Sở Khoa học và Công nghệ

Lồng ghép, tích hợp vào nguồn kinh phí được giao trong năm để thực hiện

2.3

Hỗ trợ đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

 

900

 

900

3.000

3.000

6.900

3

Hỗ trợ sản phẩm tham gia chương trình OCOP (các sản phẩm trong danh mục sản phẩm OCOP) (bình quân 200 triệu/sản phẩm)

0

2.000

2.000

0

0

0

2.000

Sở Nông nghiệp và PTNT

Áp dụng khi tỉnh ban hành chính sách đặc thù

V

Đánh giá và xếp hạng sản phẩm

0

647,060

647,060

0

0

0

647,060

 

 

1

Tổ chức đánh giá sản phẩm cấp huyện

 

337,795

337,795

 

 

 

337,795

UBND cấp huyện

 

2

Tổ chức đánh giá sản phẩm cấp tỉnh

 

309,265

309,265

 

 

 

309,265

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

VI

Xúc tiến thương mại

2.000

2.600

100

2.500

14.750

14.500

33.850

 

 

1

Tổ chức công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP (quảng bá, hội chợ, triển lãm, tổ chức các sự kiện, kết nối cung - cầu tạo lập thị trường các sản phẩm OCOP chủ lực...)

1.500

2.500

 

2.500

10.750

10.500

25.250

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp

Đối với nguồn vốn lồng ghép: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp lồng ghép, tích hợp vào nguồn kinh phí được giao trong năm để thực hiện

2

Xây dựng Website OCOP tỉnh (quản lý, duy trì, vận hành,...)

 

100

100

 

 

 

100

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

3

Hỗ trợ các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP liên kết với hoạt động du lịch trong tỉnh (250 triệu/điểm)

500

 

 

 

4.000

4.000

8.500

Sở Công Thương

 

VII

Triển khai các dự án thành phần của Chương trình OCOP

4.500

0

0

0

6.500

6.500

17.500

 

 

 

Các dự án thành phần cấp huyện

4.500

0

0

0

6.500

6.500

17.500

UBND cấp huyện

 

VIII

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về Chương trình OCOP

 

35

35

 

 

 

35

 

 

IX

Tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn

200

0

0

0

0

0

200

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

X

Chi phí quản lý chung (văn phòng phẩm, tiếp khách các đoàn tham quan; chi hoạt động đột xuất; tham dự hội nghị ngoài tỉnh, Trung ương...)

0

80

80

0

0

0

80

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

XI

Chi phí dự phòng (tổ chức Hội nghị sơ kết, kiểm tra, giám sát...)

0

117,074

117,074

0

0

0

117,074

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

 

TỔNG CỘNG

10.380

10.958

3.573

7.385

26.750

26.250

74.338

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 32/KH-UBND thực hiện Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Cà Mau năm 2020

  • Số hiệu: 32/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 04/03/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Lê Văn Sử
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/03/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản