Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 304/KH-UBND

Sơn La, ngày 22 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN, TẬP TRUNG, BẢO ĐẢM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC GẮN VỚI CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Thực hiện Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 860/QĐ-UBND ngày 10/5/2021 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Đề án Phát triển lĩnh vực trồng trọt theo hướng an toàn và bền vững, ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 676/TTr-SNN ngày 11/12/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương; phục vụ nhu cầu sử dụng rau ngày càng đa dạng của người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng rau trong tỉnh, trong nước và một phần xuất khẩu, phát triển bền vững ngành hàng rau; góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an ninh, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La theo Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó phấn đấu trên 95% số mẫu rau được thanh tra, kiểm tra đạt tiêu chuẩn an toàn; Tỷ lệ diện tích rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chiếm khoảng 30% trở lên.

2. Yêu cầu

Tổ chức sản xuất ngành hàng rau trên địa bàn tỉnh theo chuỗi giá trị, liên kết chặt chẽ giữa người trồng rau với Hợp tác xã/Tổ hợp tác và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm rau. Ứng dụng khoa học công nghệ mới trong toàn bộ quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm rau chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có khả năng cạnh tranh cao.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao của sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch đảm bảo kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Định hướng phát triển sản xuất rau toàn tỉnh

Phấn đấu đến năm 2030, diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh đạt khoảng 25.000 ha, sản lượng ước đạt trên 300.000 tấn; trong đó, nhóm rau chủ lực gồm:

- Rau ăn lá diện tích khoảng 9.389 ha, sản lượng ước đạt 122.544 tấn, phân bổ ở tất cả các vùng trên địa bàn tỉnh.

- Rau họ đậu (gồm đậu đũa, đậu co-ve, các loại đậu khác...) diện tích khoảng 2.313 ha, sản lượng ước đạt 26.831 tấn; tập trung tại các huyện: Mai Sơn, Mộc Châu, Vân Hồ...

- Rau ăn quả (gồm dưa chuột, cà chua, su su, bầu, bí, cà pháo...) diện tích khoảng 9.166 ha, sản lượng ước đạt 114.575 tấn; tập trung tại các huyện: Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu,Vân Hồ...

- Rau ăn củ, rễ (su hào, cà rốt, củ cải, hành tỏi, rau cần...) diện tích khoảng 1.814 ha, sản lượng ước đạt 20.135 tấn; tập trung tại các huyện: Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên...

- Dưa các loại (dưa hấu, dưa lê, dưa vàng, dưa thơm vân lưới...) diện tích khoảng 356 ha, sản lượng ước đạt 4.984 tấn; tập trung tại các huyện: Mộc Châu, Yên Châu, Mường La.

- Nấm ăn các loại diện tích khoảng 07 ha, sản lượng ước đạt 133 tấn tập trung tại các huyện: Mộc Châu, Mai Sơn.

- Rau gia vị hàng năm (rau mùi, rau húng, tía tô, ớt cay, gừng, giềng...); diện tích khoảng 1.955 ha, sản lượng ước đạt 10.788 tấn, được trồng tại các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Sốp Cộp, Mường La...

(Chi tiết có Phụ lục I kèm theo).

2. Định hướng phát triển sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến

Phấn đấu đến năm 2030, diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc trên toàn tỉnh ước đạt 7.500 ha, sản lượng ước đạt trên 80.000 tấn trở lên.

(Chi tiết có Phụ lục II kèm theo).

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về tổ chức sản xuất

- Các huyện, thành phố xác định quy mô vùng sản xuất rau an toàn, tập trung trong phương án Quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch có liên quan khác.

- Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp định hướng quy mô vùng trồng rau, ưu tiên tại các vùng tập trung; thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất rau từ xây dựng vùng trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Thực hiện đồng bộ giải pháp hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt chú trọng hỗ trợ thành lập mới và nâng cao năng lực cho các thành viên Hợp tác xã sản xuất rau an toàn để xây dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất rau.

- Đối với hộ gia đình sản xuất rau, cần liên kết với doanh nghiệp thông qua Hợp tác xã và Tổ hợp tác để sản xuất rau tại các vùng tập trung, gắn với tiêu thụ sản phẩm; xây dựng mã số vùng trồng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc; tham gia các khóa đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ về quy trình sản xuất rau an toàn, sơ chế, bảo quản rau,...

2. Về khoa học công nghệ

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp tuần hoàn trong sản xuất rau.

- Nghiên cứu dự báo thị trường tiêu thụ các sản phẩm rau; nghiên cứu, chế tạo, tiếp nhận hoặc mua bản quyền công nghệ mới trong sơ chế, bảo quản, chế biến rau.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin thúc đẩy chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc trong sản xuất rau an toàn,...

3. Về thị trường tiêu thụ

- Đối với thị trường trong nước, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn, gắn với mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý; đa dạng hóa các kênh phân phối rau an toàn, hình thành các sàn giao dịch; đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, triển lãm, quảng bá, xúc tiến thương mại,... để người tiêu dùng có đủ thông tin về sản phẩm rau của tỉnh Sơn La.

- Đối với thị trường xuất khẩu, tiếp tục giữ vững những thị trường xuất khẩu hiện có, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến mở rộng các thị trường mới; đề xuất tháo gỡ rào cản thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm rau của tỉnh Sơn La được tiêu thụ rộng trên thị trường thế giới.

4. Về quản lý nhà nước

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất rau an toàn: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã,… Đồng thời, nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách mới hỗ trợ phát triển rau, trong đó có rau an toàn; chính sách hỗ trợ áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất rau an toàn, xây dựng mã số vùng trồng, chuyển đổi số trong sản xuất rau an toàn,...

- Thực hiện công tác quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích thích sinh trưởng, giống, chất bảo quản,...); nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm rau. Quản lý chặt chẽ các yếu tố gây ô nhiễm đất, nguồn nước tưới cho các vùng sản xuất rau an toàn,...

5. Về đầu tư tăng cường năng lực

- Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất rau theo hướng xã hội hóa, chủ yếu là vốn của doanh nghiệp và người dân. Các hộ gia đình đầu tư hình thành vùng sản xuất rau tập trung. Hợp tác xã, Tổ hợp tác liên kết với các hộ gia đình và doanh nghiệp đầu tư cơ sở sơ chế, bảo quản rau. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở sơ chế, nhà máy chế biến, phát triển thương hiệu sản phẩm rau,...

- Ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất rau theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng cơ chế, chính sách; nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên nguồn nhân lực sản xuất rau an toàn; đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu sản xuất, chế biến rau; phát triển hạ tầng vùng sản xuất rau tập trung: giao thông, thủy lợi, điện,...; xây dựng chợ đầu mối, sàn giao dịch,…; hỗ trợ phát triển sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ…

6. Về hợp tác quốc tế: tăng cường hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế về phát triển sản xuất rau thông qua việc hình thành và phát triển chuỗi sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến rau; quản lý các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước và đất trồng rau; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường...

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch; đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách phát triển rau an toàn; đưa chỉ tiêu phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung vào kế hoạch phát triển nông nghiệp hàng năm của tỉnh.

- Chủ trì hướng dẫn xây dựng mã số vùng trồng; kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích thích sinh trưởng; chất lượng sản phẩm rau.

- Đầu mối tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm, trước ngày 25/11 hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án đầu tư công thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đi vào hoạt động hoặc mở rộng quy mô hoạt động các nhà máy chế biến các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các chương trình khuyến công nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh rau ứng dụng công nghệ sản xuất phù hợp, hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; các chương trình phát triển thương mại điện tử của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh và triển khai có hiệu quả Kế hoạch xúc tiến thương mại và phát triển thương mại điện tử của tỉnh Sơn La; Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La hàng năm.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cung cấp thông tin thị trường nhằm hình thành, phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, nâng cao hiệu quả hoạt động chế biến, tiêu thụ đối với sản phẩm rau.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Tuyên truyền đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết bị mới tiên tiến trong trồng, chăm sóc phát triển vùng nguyên liệu rau an toàn, tập trung trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ cập nhật các thông tin liên quan đến các quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế; các quy định về hàng rào phi thuế; các cam kết về quy tắc xuất xứ hàng hóa; hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở liên quan đến sản xuất, chế biến rau trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản (trong đó bao gồm sản phẩm rau an toàn) của tỉnh.

5. Sở Tài chính: hàng năm, căn cứ kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Sở Tài chính tham mưu trình HĐND, UBND tỉnh giao dự toán cho các đơn vị, UBND các huyện, thành phố theo quy định; hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

6. Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại nông sản thực phẩm: rau, quả an toàn trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

7. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Liên minh Hợp tác xã tỉnh: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền các nội dung của Kế hoạch đến đông đảo các thành viên, hội viên; đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện; hỗ trợ kinh phí triển khai thực hiện (nếu có); cung cấp thông tin về thị trường rau; chuyển giao khoa học công nghệ về sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến rau cho người sản xuất,...

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: căn cứ Kế hoạch này, UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng Kế hoạch phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn đảm bảo phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương.

9. Chế độ báo cáo: hàng năm (trước ngày 15/11) các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành, đoan thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, Phú 05b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Công

 

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG RAU CỦA TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2030

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng

Thành phố

Quỳnh Nhai

Thuận Châu

Mường La

Bắc Yên

Phù Yên

Mộc Châu

Yên Châu

Mai Sơn

Sông

Sốp Cộp

Vân Hồ

Tổng

Diện tích

Ha

25.000

1.000

1.100

1.300

1.200

700

1.700

5.300

3.000

5.000

1.000

700

3.000

Sản lượng

Tấn

300.000

12.297

13.193

15.647

14.625

8.502

20.519

63.045

35.942

59.927

12.045

8.259

35.999

1

Rau các loại

Diện tích

Ha

23.045

930

1.000

1.180

1.090

640

1.470

5.050

2.780

4.650

900

580

2.775

Sản lượng

Tấn

289.212

11.877

12.643

14.987

14.020

8.172

19.254

61.670

34.732

58.002

11.495

7.599

34.761

a

Rau lấy lá

Diện tích

Ha

9.389

600

548

648

585

373

885

1.650

860

1.500

590

350

800

Sản lượng

Tấn

122.554

7.860

7.175

8.480

7.890

4.885

12.120

19.800

11.250

19.650

7.730

4.830

10.884

b

Dưa lấy quả

Diện tích

Ha

356

5

2

30

30

-

70

100

100

-

4

10

5

Sản lượng

Tấn

4.984

70

28

420

420

-

980

1.400

1.400

-

56

140

70

c

Rau họ đậu

Diện tích

Ha

2.313

20

50

22

35

2

35

600

120

599

20

10

800

Sản lượng

Tấn

26.831

232

580

255

406

23

406

6.960

1.392

6.948

232

116

9.280

d

Rau lấy quả

Diện tích

Ha

9.166

230

300

360

300

230

300

2.500

1.300

2.200

216

130

1.100

Sản lượng

Tấn

114.575

2.875

3.750

4.500

3.750

2.875

3.750

31.250

16.250

27.500

2.700

1.625

13.750

e

Rau lấy củ, rễ hoặc lấy thân

Diện tích

Ha

1.814

74

100

120

140

35

180

195

400

350

70

80

70

Sản lượng

Tấn

20.135

821

1.110

1.332

1.554

389

1.998

2.165

4.440

3.885

777

888

777

f

Nấm

Diện tích

Ha

7

1

-

-

-

-

-

5

-

1

-

-

-

Sản lượng

Tấn

133

19

-

-

-

-

-

95

-

19

-

-

-

2

Cây gia vị hằng năm

Diện tích

Ha

1.955

70

100

120

110

60

230

250

220

350

100

120

225

Sản lượng

Tấn

10.788

420

550

660

605

330

1.265

1.375

1.210

1.925

550

660

1.238

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG RAU AN TOÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2030

STT

Địa phương

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Các loại rau chủ yếu

 

Tổng

7.500

80.000

 

1

Thành phố

100

1.050

Rau ăn lá, rau ăn quả...

2

Quỳnh Nhai

150

1.570

Rau ăn lá...

3

Thuận Châu

650

6.820

Rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ, thân...

4

Mường La

200

2.100

Rau ăn lá, rau ăn quả...

5

Bắc Yên

100

1.000

Rau ăn lá, rau ăn quả...

6

Phù Yên

100

1.000

Rau ăn lá, rau ăn quả...

7

Mộc Châu

2.630

28.950

Rau ăn lá, rau họ đậu, rau ăn quả, rau ăn củ...

8

Yên Châu

1.000

10.500

Rau ăn lá, rau họ đậu, rau ăn quả, rau ăn củ...

9

Mai Sơn

1.500

15.800

Rau ăn lá, rau ăn quả...

10

Sông Mã

500

5.250

Rau ăn lá, rau ăn quả...

11

Sốp Cộp

50

500

Rau ăn lá, rau ăn quả...

12

Vân Hồ

520

5.460

Rau ăn lá, rau ăn quả, rau họ đậu...

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 304/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La

  • Số hiệu: 304/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 22/12/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Nguyễn Thành Công
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản