Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 301/KH-UBND

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2024

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, HĐND Thành phố; nhằm thực hiện tốt công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu và mục tiêu.

1. Mục đích:

Tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về quản lý, đầu tư cải tạo chợ trên địa bàn Thành phố nhằm từng bước đầu tư, cải tạo hoàn thiện mạng lưới chợ đảm bảo các chợ hiện có hoặc sẽ đầu tư cải tạo, đặc biệt là các chợ dân sinh đáp ứng được yêu cầu về: hạ tầng kinh doanh tại chợ, khắc phục tình hình cơ sở vật chất các chợ đang xuống cấp, đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, văn minh thương mại, an ninh trật tự… phục vụ tốt nhu cầu thiết yếu của nhân dân trên địa bàn và mục tiêu xây dựng nông thôn mới của Thành phố, giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, tạo nguồn thu ngân sách bền vững cho các địa phương và Thành phố hàng năm.

2. Yêu cầu:

- Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn của các cấp, các ngành; giải quyết các tồn tại, các khó khăn vướng mắc hiện nay của hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố.

- Đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định; đảm bảo thuận lợi cho người dân khi kinh doanh và mua bán tại chợ hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống, sinh hoạt của nhân dân địa phương, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện, mất an ninh trật tự, đảm bảo an toàn thực phẩm, văn minh thương mại.

- Phân công nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành của Thành phố, các đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ, các tiểu thương và người dân trong quá trình thực hiện công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố.

3. Mục tiêu.

3.1. Mục tiêu chung:

Nâng cao được hiệu quả công tác quản lý nhà nước, từng bước hoàn thiện mạng lưới chợ trên địa bàn Thành phố, khắc phục tình hình cơ sở vật chất các chợ đang xuống cấp, đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, văn minh thương mại… phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện…trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chợ.

Huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố một cách tổng thể, đồng bộ cả ở các quận nội thành và các huyện ngoại thành, cả các phường trong nội đô, các thị trấn và các xã vùng nông thôn khó khăn, xa trung tâm. Với mục tiêu phát triển mạng lưới chợ đồng bộ, hài hòa, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho sản xuất, chế biến và nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân, qua đó thúc đẩy mạnh lưu thông hàng hóa phát triển phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân Thủ đô đảm bảo văn minh thương mại, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, đảm bảo nguồn thu ngân sách ổn định, lâu dài cho Thành phố.

Đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

3.2. Mục tiêu cụ thể:

Đến hết năm 2024:

- 95% các chợ được phê duyệt phương án giá sử dụng diện tích bán hàng theo Quyết định phê duyệt giá mới của UBND Thành phố; 100% các chợ phê duyệt sửa đổi Nội quy hoạt động, Phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng,... theo các quy định hiện hành.

- 100% các xã, phường, thị trấn hiện chưa có chợ nhưng có nhu cầu phát triển chợ được rà soát đưa vào Danh mục mạng lưới chợ trên địa bàn Thành phố.

- Đầu tư xây mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp mở rộng các chợ đang hoạt động đảm hiệu quả theo đúng các tiêu chí, đảm bảo phát huy đầy đủ công năng và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các chợ, văn minh thương mại, 100% các chợ được xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa phải đảm bảo tiêu chuẩn chợ ATTP theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, văn minh thương mại, an ninh trật tự,…

* Về đầu tư xây chợ mới: Dự kiến khởi công 36 chợ.

* Về đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp: Dự kiến khởi công 76 chợ.

4. Thời gian thực hiện: năm 2024

II. Nội dung, tiến độ thực hiện.

1. Về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chợ.

1.1. Về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chợ.

Các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn tham mưu giúp UBND Thành phố:

- Tập trung rà soát kỹ từng vụ việc khiếu kiện, làm rõ nguyên nhân, giải quyết dứt điểm các vụ việc có tụ tập đông người, khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài liên quan đến công tác quản lý, kinh doanh khai thác chợ, trong đó tập trung giải quyết các vụ việc chưa giải quyết xong.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, tài chính, an ninh trật tự...đối với các chợ trên địa bàn; chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho công dân, làm tốt công tác công khai các thông tin cho nhân dân hiểu, đồng thuận ngay trước, trong và sau khi triển khai các chủ trương, chính sách đối với việc phát triển, quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn.

- Rà soát, bổ sung các chợ trên địa bàn các quận, huyện, thị xã đảm bảo đủ điều kiện xác định dự án đầu tư có sử dụng đất tổ chức đấu thầu theo quy định đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu kinh doanh mua bán của nhân dân, hạn chế sự phát triển các tụ điểm họp chợ trái phép trên địa bàn.

- Rà soát lại phân hạng các chợ trên địa bàn để trình Thành phố phê duyệt điều chỉnh lại các chợ xếp hạng theo đúng tiêu chuẩn quy định. Đối với các chợ không đủ tiêu chuẩn, chợ không còn diện tích đất đang họp trên đất của hộ gia đình, chợ thuộc diện giải tỏa, sát nhập, chợ quy hoạch đất cây xanh… để báo cáo Thành phố đưa ra khỏi danh mục chợ trên địa bàn Thành phố.

- Rà soát xây dựng lại phương án sắp xếp ngành hàng các chợ đã có phương án nhưng không còn phù hợp để các cơ quan phê duyệt theo phân cấp.

- Tập trung hướng dẫn các chợ chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ có đủ điều kiện, phương án giá dịch vụ chợ, … cho phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh khai thác chợ.

- Đơn vị quản lý chợ, chủ đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng các công trình trong chợ, xây dựng lại chợ.

- UBND các quận, huyện, thị xã rà soát lại quỹ đất để bố trí các địa điểm xây dựng chợ theo quy hoạch đã được phê duyệt, tăng cường giải tỏa các tụ điểm kinh doanh tự phát trái quy định trên địa bàn.

- Phát động các phong trào thi đua đối với các Ban quản lý chợ, Doanh nghiệp, HTX quản lý, kinh doanh chợ cũng như các hộ kinh doanh trong chợ. Tiếp tục duy trì mô hình chợ “An toàn - Văn minh - Hiệu quả”.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác QLNN về chợ năm 2024 để kịp thời phát hiện các tồn tại, sai sót, thiếu sót giúp các chợ khắc phục kịp thời, đảm bảo quản lý và kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

- Tăng cường trách nhiệm của Lãnh đạo UBND các quận, huyện, thị xã đối với công tác QLNN về chợ trên địa bàn.

- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đối với các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến chợ thuộc lĩnh vực quản lý.

- Các cơ quan, đơn vị, các quận, huyện, thị xã phải chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo đột xuất, định kỳ theo quy định và lấy đó làm tiêu chí bình xét thi đua cuối năm.

- UBND cấp huyện là đơn vị chủ trì chỉ đạo UBND cấp xã trên địa bàn có chợ được đầu tư xây dựng lại, nâng cấp, cải tạo làm đầu mối giải quyết các khó khăn, vướng mắc, họp các hộ kinh doanh tại chợ tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận (trước, trong và sau đầu tư), không để xảy ra khiếu kiện đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên (đơn vị quản lý, đầu tư và bà con tiểu thương) tại chợ đối với các chợ đầu tư xây dựng lại, nâng cấp, cải tạo bằng nguồn vốn xã hội hóa.

1.2. Về cơ chế chính sách.

Các Sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu đề xuất báo cáo UBND Thành phố kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp tham gia quản lý kinh doanh khai thác chợ (tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế, phí…).

1.3. Về nguồn vốn đầu tư phát triển chợ.

Các quận, huyện thị xã chủ động bố trí nguồn ngân sách cấp huyện, trình HĐND thông qua để đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng các chợ tại địa phương; trong đó, tập trung quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng các chợ đã xuống cấp, không đáp ứng được các quy định về PCCC, VSMT. Đồng thời tích cực triển khai công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ theo phân cấp quản lý (nhất là các chợ đầu mối). Trong trường hợp khó khăn về cân đối nguồn lực báo cáo UBND Thành phố xem xét giải quyết.

1.4. Về đất đai.

- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với quỹ đất sạch góp phần giảm kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, giảm thời gian chuẩn bị đầu tư dự án.

- Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn đối với các chợ còn vướng mắc về đất đai theo quy định.

1.5. Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý chợ.

Tổ chức các lớp tập huấn công tác quản lý nhà nước về chợ cho đối tượng là cán bộ, công chức địa phương làm công tác liên quan đến lĩnh vực chợ, công tác quản lý hoạt động chợ cho cán bộ ban quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã, cán bộ quản lý chợ cấp xã; các công tác tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm vệ sinh môi trường…trên địa bàn Thành phố.

1.6. Về đảm bảo điều kiện PCCC tại chợ.

- Tăng cường công tác QLNN về PCCC đối với các chợ trên địa bàn. Chỉ đạo Cảnh sát PC&CC - Công an thành phố Hà Nội và Chủ tịch UBND cấp xã phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các ngành liên quan liên tục kiểm tra, phúc tra hướng dẫn cơ sở khắc phục các tồn tại, thiếu sót đã kiến nghị. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, tiến hành tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở vi phạm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

- Cảnh sát PC&CC tạo điều kiện hướng dẫn và hỗ trợ cho các chợ trong quá trình đầu tư lắp đặt các trang thiết bị, lập hồ sơ quản lý công tác PCCC, tuyên truyền tập huấn công tác PCCC cho các ban quản lý và các hộ kinh doanh trong chợ về công tác PCCC…

1.7. Về đảm bảo ATTP trong chợ.

Triển khai thực hiện Đề án quản lý các cửa hàng kinh doanh ATTP trong chợ nhằm quản lý, đảm bảo công tác ATTP trong chợ: tuyên truyền vận động các hộ kinh doanh các sản phẩm an toàn, có các trang thiết bị đảm bảo ATTP theo quy định khi kinh doanh, rà soát tập huấn kiến thức cho các cơ sở kinh doanh trong chợ, cấp GCN đủ điều kiện ATTP cho các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm trong chợ; bố trí các điểm kinh doanh rau, thực phẩm an toàn tại các chợ…

2. Về chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ.

Nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã có năng lực đầu tư, quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn Thành phố.

- UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm (nêu rõ các tồn tại, khó khăn vướng mắc và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kêu gọi xã hội hóa) đối với công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn giai đoạn 2017-2023; rà soát lại tổng thể các chợ chưa chuyển đổi bao gồm cả các chợ đã được UBND Thành phố phê duyệt chuyển đổi giai đoạn 2022-2025, đảm bảo đủ điều kiện về đất đai, tài sản công…(đảm bảo có tính khả thi, không phát sinh khiếu nại, tố cáo, các vụ việc phức tạp) hoàn thiện hồ sơ gửi Sở Công Thương chủ trì thẩm định báo cáo UBND Thành phố phê duyệt xong trước ngày 30/3/2024.

3. Về đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn năm 2024.

3.1. Nguồn vốn:

Nguồn vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo sửa chữa chợ bằng nguồn xã hội hóa và nguồn ngân sách cấp huyện.

3.2. Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo chợ năm 2024.

- Dự kiến đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại 36 chợ.

- Dự kiến nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 76 chợ.

(Chi tiết tại Phụ lục 01, 02 kèm theo).

III. Tổ chức thực hiện.

1. Phân công nhiệm vụ.

Ngoài các nhiệm vụ đã phân công cho các đơn vị tại Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội và Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 12/10/2021 của UBND Thành phố về Phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, đề nghị các đơn vị tập trung triển khai các nhiệm vụ sau:

1.1. Sở Công Thương:

- Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng với các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã tập trung xây dựng, thẩm định và trình, duyệt theo thẩm quyền các nội dung về quản lý nhà nước về chợ: chuyển đổi chợ, phân hạng chợ,…

- Phối hợp với Sở Tài chính, Cục thuế Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan hướng dẫn các quận, huyện, thị xã thực hiện phương án giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ sau khi được UBND thành phố phê duyệt Quyết định mới thay thế Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 về việc ban hành giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn Thành phố theo quy định pháp luật hiện hành.

- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND Thành phố.

1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Hướng dẫn, chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan thẩm định trình UBND Thành phố Ban hành danh mục các dự án thực hiện kêu gọi đầu tư xây dựng các chợ trên địa bàn.

- Tham mưu, hướng dẫn thực hiện chính sách và công tác đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn theo quy định;

- Chủ trì phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại, Sở Công Thương, các Sở, ngành và các đơn vị liên quan kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư đối với dự án chợ trên địa bàn.

- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

1.3. Sở Tài chính:

- Tham mưu, hướng dẫn sử dụng kinh phí chi thường xuyên để bảo dưỡng, sửa chữa chợ theo quy định của Trung ương và Thành phố.

- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn các quận, huyện, thị xã thực hiện phương án giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ sau khi được UBND thành phố phê duyệt Quyết định mới thay thế Quyết định số 56/2016/QĐ- UBND ngày 31/12/2016 về việc ban hành giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

1.4. Sở Quy hoạch - Kiến trúc:

- Căn cứ hồ sơ đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư (trong đó có: sơ đồ vị trí, ranh giới khu đất đề xuất dự án thực hiện kêu gọi đầu tư xây dựng các chợ do UBND các quận, huyện thị xã đề xuất) để cung cấp thông tin quy hoạch phục vụ việc lựa chọn các địa điểm đảm bảo phù hợp với quy hoạch theo quy định.

- Hướng dẫn và phối hợp giải quyết các hồ sơ về quy hoạch xây dựng chợ theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

1.5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương và các sở, ngành có liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đầu tư xây dựng chợ đảm bảo tiến độ của dự án và công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại chợ.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định trình UBND Thành phố Ban hành danh mục các dự án thực hiện kêu gọi đầu tư xây dựng các chợ trên địa bàn.

- Hướng dẫn các tổ chức sử dụng đất thủ tục xin thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

1.6. Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thực hiện công tác quản lý về an toàn thực phẩm tại chợ theo quy định về phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.

- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

1.7. Công an Thành phố:

- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy tại các chợ trên địa bàn.

- Phối hợp các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trong công tác quy hoạch, phát triển và quản lý hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Thành phố đảm bảo đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Chủ động nắm tình hình hoạt động của các chợ trên địa bàn, chủ động phát hiện tình hình phức tạp để kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo hoạt động quản lý, phát triển chợ và giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đúng quy định pháp luật, không để phát sinh tiêu cực, bức xúc và khiếu kiện phức tạp, có phương án đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn;

- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

1.8. Thanh tra Thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã giải quyết dứt điểm các vụ việc có tụ tập đông người, khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài liên quan đến công tác quản lý kinh doanh khai thác chợ;

- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

1.9. Cục Quản lý thị trường Hà Nội.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm về kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng tại chợ;

- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

1.10. Cục Thuế Hà Nội.

- Có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, tổng hợp báo cáo về việc thu nộp ngân sách của các đơn vị quản lý, kinh doanh, khai thác chợ và các cơ sở kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Thành phố (tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, các khoản thu nộp ngân sách khác) theo quy định;

- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

1.11. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn theo phân cấp, ủy quyền, cụ thể:

- Rà soát, đối chiếu với các quy hoạch được duyệt (quy hoạch chung các đô thị vệ tinh, thị xã và các thị trấn; quy hoạch phân khu; quy hoạch chung xây dựng huyện; quy hoạch chung xã, quy hoạch trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn), đánh giá sự phù hợp đối với các vị trí đề xuất; Cung cấp sơ đồ vị trí, ranh giới đất các địa điểm đề xuất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Quy hoạch- Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường;…làm cơ sở xem xét thống nhất địa điểm triển khai đầu tư xây dựng chợ theo Kế hoạch;

- Kịp thời rà soát đưa ra khỏi quy hoạch những điểm chợ không còn phù hợp, đồng thời bổ sung quy hoạch đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị, Quy hoạch xây dựng vùng huyện, Quy hoạch chung xây dựng xã, Quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã, điểm dân cư theo quy định;

- Tập trung xây dựng, thẩm định và trình, duyệt theo thẩm quyền các nội dung quản lý nhà nước về chợ: chuyển đổi mô hình quản lý chợ, giá dịch vụ tại chợ, phân hạng chợ, nội quy, phương án sắp xếp ngành hàng các chợ trên địa bàn, an toàn thực phẩm trong chợ…;

- Căn cứ vào danh mục dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn kèm theo Kế hoạch để tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về tiến độ thực hiện;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đảm bảo việc chấp hành tốt các quy định của pháp luật về phát triển và quản lý chợ.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết các khiếu nại, tố cáo, các vụ việc tồn đọng liên quan đến công tác phát triển và quản lý chợ.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn theo quy định pháp luật hiện hành và phân cấp, ủy quyền của Thành phố.

1.12. Các đơn vị quản lý, kinh doanh, khai thác chợ.

Chịu trách nhiệm quản lý, kinh doanh khai thác chợ đảm bảo các điều kiện về PCCC, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường,… theo Nội quy, Phương án bố trí sắp xếp ngành hàng đã được phê duyệt và các quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố.

2. Chế độ thông tin báo cáo.

- Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ… được phân công nhiệm vụ trong Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện định kỳ ngày 20 tháng 6 và 20 tháng 12 báo cáo tình hình triển khai thực hiện gửi Sở Công Thương tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.

- Sở Công Thương theo dõi, tổng hợp, định kỳ ngày 25 tháng 6 và 25 tháng 12 báo cáo UBND Thành phố về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.

UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ và các đơn vị liên quan trên địa bàn chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung nhiệm vụ của Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các Sở, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- CVP, các PVP UBND TP;
- Các phòng chuyên môn VP UBND;
- Lưu VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

 

PHỤ LỤC 1

BIỂU TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẦU TƯ XÂY MỚI, XÂY LẠI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2024

TT

Tên chợ

Địa chỉ

Diện tích dự kiến (m2)

Thời gian triển khai thực hiện/ thời gian hoàn thành

Nguồn vốn thực hiện

I

Quận Bắc Từ Liêm (04 chợ)

 

 

 

1

Chợ dân sinh TDP Ngọa Long- Văn Trì

Phường Minh Khai

3.014

Dự kiến khởi công Quý I/2024, hoàn thành trong năm 2024

Ngân sách Quận

2

Chợ dân sinh Đức Thắng

Phường Đức Thắng

800

Dự kiến khởi công Quý I/2024, hoàn thành trong năm 2024

Ngân sách Quận

3

Chợ dân sinh Xuân Tảo

Phường Xuân Tảo

1.854

Dự kiến khởi công Quý I/2024, hoàn thành trong năm 2024

Ngân sách Quận

4

Chợ dân sinh phố TDP Hạ

Phường Tây Tựu

5.948

Dự kiến khởi công Quý I/2024, hoàn thành trong năm 2024

Ngân sách Quận

II

Quận Đống Đa (03 chợ)

 

 

 

1

Xây dựng mới chợ Kim Liên

Phường Kim Liên

1.655

Dự kiến khởi công Quý IV/2024, hoàn thành trong năm 2025

Ngân sách Quận

2

Chợ Khâm Thiên

Phường Khâm Thiên

754

Dự kiến khởi công Quý IV/2024, hoàn thành trong năm 2025

Ngân sách Quận

3

Chợ Ngã Tư Sở

Phường Ngã Tư Sở

8.469

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định mới về Phát triển và quản lý chợ

Ngân sách Quận

III

Quận Hà Đông (01 chợ)

 

 

 

1

Chợ La Cả

Phường Dương Nội

2.856,4

2024

XHH

IV

Quận Nam Từ Liêm (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ dân sinh phường Tây Mỗ

Phường Tây Mỗ

2.819

2023 - Quý II/2024

NS Huyện

2

Chợ dân sinh phường Xuân Phương

Phường Xuân Phương

5.166

2023 - Quý II/2024

NS Huyện

V

Thị xã Sơn Tây (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ Viên Sơn

Phường Viên Sơn

51.000

2024-2025

XHH

2

Chợ Xuân Khanh

Phường Xuân Khanh

4.667

2024-2025

NS thị xã

VI

Huyện Gia Lâm (01 chợ)

 

 

 

1

Chợ Gióng

Xã Phù Đổng

12.152

2024-2025

NS Huyện

VII

Huyện Thanh Trì (03 chợ)

 

 

 

1

Chợ Triều Khúc

Thôn Triều Khúc xã Tân Triều

5.600

2024-2025

XHH

2

Chợ Nội Am

Xã Liên Ninh

10.000

2024-2025

XHH

3

Chợ Huỳnh Cung

Xã Tam Hiệp

4.600

2024-2025

XHH

VIII

Huyện Đan Phượng (01 chợ)

 

 

 

1

Chợ Trung Châu

Xã Trung Châu

2173

2024-2025

XHH

IX

Huyện Đông Anh (03 chợ)

 

 

 

1

Chợ Nguyên Khê

Xã Nguyên Khê

16.380

2024-2025

Ngân sách Huyện

2

Dự án chợ Nguyên Khê

Xã Nguyên Khê

16.800

2024-2025

Ngân sách Huyện

3

Dự án chợ Ống (mới)

Xã Vân Hà

10.000

2024-2025

Ngân sách Huyện

X

Huyện Hoài Đức (01 chợ)

 

 

 

1

Chợ Trung tâm xã An Thượng

Xã An Thượng

7.000

2024-2025

Ngân sách Huyện

XI

Huyện Quốc Oai (03 chợ)

 

 

 

1

Chợ Phủ

Thị trấn Quốc Oai

7.472

2024-2025

Ngân sách huyện

2

Chợ Ngọc Than

Xã Ngọc Mỹ

3.500

2024-2025

Ngân sách huyện

3

Chợ Phượng Cách

Xã Phượng Cách

3.000

2024-2025

Ngân sách huyện

XII

Huyện Mỹ Đức (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ Phù Lưu Tế 2

Xã Phù Lưu

6.700

2024-2025

Đề nghị NS Thành phố

2

Chợ Mỹ Thành

Xã Mỹ Thành

5.000

2024-2025

Đề nghị NS Thành phố

XIII

Huyện Sóc Sơn (03 chợ)

 

 

 

1

Chợ Sóc Sơn

Thị trấn Sóc Sơn

19.600

2024-2025

Ngân sách huyện

2

Chợ Phù Lỗ

Xã Phù Lỗ

8.105

2024-2025

Ngân sách huyện

3

Chợ Tân Minh

Xã Tân Minh

3.329

2024-2025

Ngân sách huyện

XIV

Huyện Mê Linh (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ đầu mối NSTH cấp vùng

Xã Thanh Lâm, Kim Hoa

300.000

2024-2025

XHH

2

Chợ Tiền Phong

Xã Tiền Phong

17.000

2024-2025

NS Huyện

XV

Huyện Thạch Thất (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ Hòa Lạc

Xã Bình Yên

4.000

2024-2025

NS huyện

2

Chợ nông thôn Canh Nậu

Xã Canh Nậu

5.000

2024-2025

NS huyện

XVI

Huyện Phú Xuyên (01 chợ)

 

 

 

1

Chợ Dâu

Xã Châu Can

1.200

2024-2025

NS huyện

XVII

Huyện Chương Mỹ (01 chợ)

 

 

 

1

Chợ nông sản thực phẩm Hữu Văn

Xã Hữu Văn

 

2024-2025

XHH

XVIII

Huyện Thường Tín (01 chợ)

 

 

 

1

Chợ Gia Cầm Hà Vĩ

Xã Lê Lợi

13.000

Xây mới mở rộng năm 2024

XHH

 

Tổng số

36 chợ

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

BIỂU TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẦU TƯ CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2024

TT

Tên chợ

Địa chỉ

Diện tích dự kiến (m2)

Thời gian triển khai thực hiện/ thời gian hoàn thành

Nguồn vốn thực hiện

I

Quận Bắc Từ Liêm (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ Liên Mạc

Phường Liên Mạc

4.164

2024

Ngân sách Quận

2

Chợ Hoa Tây Tựu

Phường Tây Tựu

9.234

II

Quận Long Biên (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ Thạch Cầu

Phường Long Biên

1.122

2024

XHH

2

Chợ Thanh Am

Phường Thượng Thanh

834

2024

XHH

III

Quận Hoàng Mai (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ Giáp Nhị

Phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai

914

2023 - 2024

NS Quận

2

Chợ Kim Lũ

Phường Đại Kim, quận Hoàng Mai

1.691

2023 - 2024

NS Quận

IV

Quận Thanh Xuân (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ Khương Đình

Phường Khương Đình

6.500

2023 - 2024

NS Quận

2

Chợ Thanh Xuân Bắc

Phường Thanh Xuân Bắc

3.780

2024

NS Quận

V

Quận Cầu Giấy (04 chợ)

 

 

 

1

Chợ Quan Hoa

Phường Quan Hoa

1.200

2024-2025

NS Quận

2

Chợ Nghĩa Tân

Phường Nghĩa Tân

6.220

2024-2025

NS Quận

3

Chợ Cầu Giấy

Phường Dịch Vọng

1.685

2024-2025

NS Quận

4

Chợ Đồng Xa

Phường Mai Dịch

7.680

2024-2025

NS Quận

VI

Quận Ba Đình (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ Châu Long

Phường Trúc Bạch

2.302

2023- 2024

NS Quận

2

Chợ Thành Công B

Phường Thành Công

4.417

2023-2024

NS Quận

VII

Quận Đống Đa (01 chợ)

 

 

 

1

Chợ Thái Hà

Phường Trung Liệt

3.986

2024

NS Quận

VIII

Quận Hai Bà Trưng (01 chợ)

 

 

 

1

Chợ Hôm - Đức Viên

Phường Ngô Thì Nhậm

14.715

2024-2025

NS Quận

IX

Quận Tây Hồ (03 chợ)

 

 

 

1

Chợ Tam Đa

Phường Thụy Khuê

780

2024-2025

NS Quận

2

Chợ Yên Phụ

Phường Yên Phụ

1.740

2024-2025

NS Quận

3

Chợ hoa Quảng An

Phường Quảng An

18.546

2024-2025

NS Quận

X

Huyện Thanh Trì (09 chợ)

 

 

 

1

Chợ Đông Mỹ

Xã Đông Mỹ

7.710

2024

XHH

2

Chợ Thanh Liệt

Xã Thanh Liệt

4.155

2024

XHH

3

Chợ Cầu Bươu

Xã Tả Thanh Oai

24.000

2024

XHH

4

Chợ TTTM Thanh Trì

Thị trấn Văn Điển

5.960

2024

XHH

5

Chợ Lạc Thị

Xã Ngọc Hồi

3.569

2024

XHH

6

Chợ Ngọc Hồi

Xã Ngọc Hồi

3.012

2024

XHH

7

Chợ Quỳnh Đô

Xã Vĩnh Quỳnh

5.200

2024

XHH

8

Chợ Tam Hiệp

Xã Tam Hiệp

5.024

2024

XHH

9

Chợ Hữu Hòa

Xã Hữu Hòa

4.096

2024

XHH

XI

Thị xã Sơn Tây (01 chợ)

 

 

 

1

Chợ Bãi Đá

Xã Cổ Đông

7.000

2024

NS thị xã

XII

Huyện Đan Phượng (03 chợ)

 

 

 

1

Chợ Phùng

Thị trấn Phùng

7800

2024

Ngân sách huyện

2

Chợ Địch

xã Phương Đình

1850

2024

NS huyện

3

Chợ Bá

xã Hồng Hà

2846

2024

NS huyện

XIII

Huyện Đông Anh (07 chợ)

 

 

 

1

Dự án chợ Trung tâm

Thị trấn Đông Anh

8.900

2024

NS huyện

2

Dự án chợ Lắp Ghép

Thị trấn Đông Anh

2.388

2024

NS huyện

3

Dự án chợ Tó

Xã Uy Nỗ

13.000

2024

NS huyện

4

Dự án chợ Dâu

Xã Xuân Canh

3.516

2024

NS huyện

5

Dự án chợ Dục Tú

Xã Dục Tú

3.000

2024

NS huyện

6

Dự án chợ Vĩnh Ngọc

Xã Vĩnh Ngọc

3.200

2024

NS huyện

7

Dự án chợ Nhội

Xã Thụy Lâm

7.000

2024

NS huyện

XIV

Huyện Hoài Đức (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ Lại Yên

Xã Lại Yên

3.083

2024-2025

NS huyện

3

Chợ Sấu

Xã Dương Liễu

10.000

2024-2025

NS huyện

XV

Huyện Mê Linh (03 chợ)

 

 

 

1

Chợ Đầu Đê

Xã Tiến Thịnh

5.522

2023-2024

NS huyện

2

Chợ Thạch Đà

Xã Thạch Đà

2.470

2023-2024

NS huyện

3

Chợ Sặt

Xã Tự Lập

3.791

2023-2024

NS huyện

XVI

Huyện Mỹ Đức (06 chợ)

 

 

 

1

Chợ Tế Tiêu

Thị trấn Đại Nghĩa

6.107

2024-2025

NS huyện

2

Chợ Vài

Xã Hợp Thanh

5.000

2024-2025

NS huyện

3

Chợ Thượng

Xã Đồng Tâm

4.500

2024-2025

NS huyện

4

Chợ Xuy Xá

Xã Xuy Xá

2.000

2024-2025

NS huyện

5

Chợ Thượng Lâm

Xã Thượng Lâm

2.000

2024-2025

NS huyện

6

Chợ La Đồng

Xã Hợp Tiến

7.500

2024-2025

NS huyện

XVII

Huyện Thạch Thất (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ Săn

Thị trấn Liên Quan

8.266

2024

NS huyện

2

Chợ Đại Đồng

Xã Đại Đồng

3.190

2024

NS huyện

XVIII

Huyện Phúc Thọ (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ Tích Giang (Me)

Xã Tích Giang

2.150

2024-2025

NS huyện

2

Chợ Sen Chiểu

Xã Sen Phương

5.246

2024-2025

NS huyện

XIX

Huyện Phú Xuyên (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ Bóng

Xã Hồng Minh

7.120

2024-2025

NS huyện

2

Chợ Tản Hồng

Xã Tản Hồng

3.000

2024-2025

NS huyện

XX

Huyện Thường Tín (04 chợ)

 

 

 

1

Chợ Gia Cầm Hà Vĩ

Xã Lê Lợi

13.000

Cải tạo chợ cũ năm 2024

NS huyện

2

Chợ Tân Minh

Xã Tân Minh

2.000

2024

NS huyện

3

Chợ Chiếc

Xã Hiền Giang

3.600

2024

NS huyện

4

Chợ Ba Lăng

Xã Dũng Tiến

1.610

2024

NS huyện

XXI

Huyện Ứng Hòa (06 chợ)

 

 

 

1

Chợ Cháy

Xã Trung Tú

3.921

2024

NS huyện

2

Chợ Chòng

Xã Trầm Lộng

2.000

2024

NS huyện

3

Chợ Đặng Giang

Xã Hòa Phú

3.000

2024

NS huyện

4

Chợ Mỹ Cầu

Xã Đồng Tân

2.000

2024

NS huyện

5

Chợ Sậy

Xã Kim Đường

2.000

2024

NS huyện

6

Chợ Đông Lỗ

Xã Đông Lỗ

2.000

2024

NS huyện

XXII

Huyện Quốc Oai (04 chợ)

 

 

 

1

Chợ Bương

Xã Cấn Hữu

4.098

2024-2025

NS huyện

2

Chợ Thầy

Xã Sài Sơn

5.918

2024-2025

NS huyện

3

Chợ So

Xã Tân Hòa

7.026

2024-2025

NS huyện

4

Chợ Đô Hội

Xã Nghĩa Hương

5.254

2024-2025

NS huyện

XXIII

Huyện Chương Mỹ (04 chợ)

 

 

 

1

Chợ Rồng

Xã Thượng Vực

2.298

2024

NS huyện

2

Chợ Tân Tiến (Cời)

Xã Tân Tiến

3.000

2024

NS huyện

3

Chợ Quảng Bị

Xã Quảng Bị

4.618

2024

NS huyện

4

Chợ Lam Điền

Xã Lam Điền

6.800

2024

NS huyện

XXIV

Huyện Sóc Sơn (02 chợ)

 

 

 

1

Chợ Yêm

Xã Đông Xuân

1.417

2024

NS huyện

2

Chợ Yên Tàng

Xã Bắc Phú

3.194

2024

NS huyện

 

Tổng số

76

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2023 phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024

  • Số hiệu: 301/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 15/12/2023
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/12/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản