Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 294/KH-UBND

Hà Giang, ngày 07 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG NĂM 2022

Căn cứ Luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước;

Thực hiện Công văn số 3570/BTTTT-THH ngày 16/09/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch phát triển Chính phủ số, chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Hà Giang năm 2022, cụ thể như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021

I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Nhằm đẩy mạnh công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong tình hình mới. Trong thời gian vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành và triển khai các Nghị quyết, kế hoạch phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

- Chương trình số 08-CTr/TU ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Tỉnh ủy Hà Giang về Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

- Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29 tháng 10 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 552-KH/TU ngày 05/03/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Quyết định số 320-QĐ/TU ngày 22/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về việc thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Giang;

- Quyết định số 01-QĐ/BCĐ ngày 06/7/2021 của Ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh thành lập các Tổ công tác về chuyển đổi số tỉnh Hà Giang;

- Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới năm 2020 sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý;

- Quyết định số 1188/QĐ-UBND ngày 23/6/2021 của UBND tỉnh Hà Giang thành lập Ban điều hành Chuyển đổi số tỉnh Hà Giang;

- Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 05/4/2019 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025;

- Kế hoạch số 293/KH-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

II. KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI SỐ

1. Chính quyền số

a) Hạ tầng số

- Mạng Truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh được duy trì, nâng cấp băng thông với quy mô triển khai 236 điểm, trong đó có 43 điểm là các sở, ban, ngành, huyện ủy, thành ủy, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; 193 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Hạ tầng thiết bị, mạng cục bộ (mạng LAN) tại các đơn vị: 100% các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn đã có mạng LAN, kết nối Internet; tổng số máy tính tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh là 2.142 chiếc, cấp huyện là 1.510 chiếc, cấp xã là 5.718 chiếc.

- Cơ bản các huyện, thành phố, xã phường, thị trấn đã có cáp quang; số trạm thu phát sóng (BTS) đạt 2.432 trạm (758 trạm 2G, 894 trạm 3G, 780 trạm 4G); Tỷ lệ xã, phường thị trấn có mạng Internet băng rộng đạt 98%, riêng khu vực trung tâm xã, khu vực tập trung đông dân cư đạt 100%; Tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động đạt 98,6%, riêng khu vực trung tâm, tập trung đông dân cư đạt 100%;

- Đầu tư mua sắm trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan Đảng tỉnh Hà Giang; tiếp tục duy trì hiệu quả Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh cho phép kết nối, liên kết tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

b) Các hệ thống nền tảng

Hoàn thành giai đoạn I đầu tư Trục chia sẻ tích hợp dữ liệu (LGSP) của tỉnh và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia để tra cứu, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ ngân sách (Bộ Tài chính).

c) Phát triển dữ liệu

- Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về giá tỉnh Hà Giang nhằm hỗ trợ cập nhật giá hàng hóa thuộc báo giá thị trường, giá hàng hóa dịch vụ do UBND quy định. Cho phép các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo giá bằng điện tử ngay trên phần mềm đến Sở Tài chính.

- Triển khai phần mềm quản lý lao động - Việc làm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác đào tạo nghề - giải quyết việc làm, giúp người dân và doanh nghiệp trong cung cấp các dịch vụ công và các nhu cầu tìm kiếm thông tin về lao động.

- Chuẩn hoá, tích hợp dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn nhằm quản lý dữ liệu khí tượng thủy văn, tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu xác thực người dùng thống nhất nhằm tập trung hóa các tài khoản trên các ứng dụng đơn lẻ, quản lý thông tin người dùng.

d) Các ứng dụng, dịch vụ

- Tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả các hệ thống thư điện tử công vụ với 16.319 tài khoản thư cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo 100% cán bộ công chức có hộp thư tài khoản thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc.

- Về ứng dụng chữ ký số: Tổng số chứng thư số chuyên dùng trong các cơ quan trên địa bàn tỉnh là: 5.932 chứng thư số, trong đó: Khối cơ quan hành chính nhà nước 4.565 chứng thư số; Khối Đảng 937 chứng thư số; Khối HĐND 430 chứng thư số. Đạt tỷ lệ 100% lãnh đạo có thẩm quyền ký các cấp trong hệ thống chính trị được trang bị chữ ký số chuyên dùng. Tỉnh đã thống nhất ủy quyền cho Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông quản lý, triển khai chữ ký số chuyên dùng trên toàn tỉnh.

- Hệ thống hội nghị giao ban trực tuyến tỉnh Hà Giang được triển khai với quy mô 241 điểm cầu bao gồm: 04 điểm cầu cấp tỉnh (văn phòng Tỉnh ủy; Văn phòng UBND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Sở Tài chính); 11 điểm cầu phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện; 11 điểm cầu văn phòng HĐND - UBND cấp huyện; 11 điểm cầu phòng Tài chính - Kế hoạch và 193 điểm cầu cấp xã. Đạt tỷ lệ 100% các cơ quan hành chính có thể tham gia các cuộc họp trực tuyến quy mô 4 cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh. Sử dụng có hiệu quả hệ thống giao ban trực tuyến nhằm trao đổi, làm việc trên môi trường mạng với các đối tác, địa phương trong và ngoài tỉnh, nước ngoài. Qua đó đảm bảo duy trì các hoạt động đối ngoại trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp

- Hệ thống thông tin báo cáo được triển khai thử nghiệm và kết với hệ thống thông tin báo cáo do Văn phòng Chính phủ.

- Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh cung cấp 1.864 dịch vụ công trực tuyến. Trong đó có: 175 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (chiếm tỷ lệ 9.4 %); 1.501 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (chiếm tỷ lệ 80,53%, đạt 100% dịch vụ công đủ điều kiện cung cấp mức độ 4). Hoàn thành kết nối Cổng dịch vụ trực tuyến của tỉnh với CSDL quốc gia, hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc qua Nền tảng LGSP của tỉnh.

- Cổng, Trang thông tin điện tử cơ quan hành chính nhà nước gồm: 01 Cổng Thông tin địa tử tỉnh với tên miền http://hagiang.gov.vn; 21/21 Trang thông tin điện tử thành phần của các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; 11/11 trang thông tin điện tử thành phần của các huyện, thành phố; 193/193 trang thông tin điện tử thành phần của các xã, phường, thị trấn, hoàn thành mô hình quản lý Trang thông tin điện tử vừa tập trung, vừa phân tán về dữ liệu.

- Mạng lưới các cơ sở giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, điện lực đã được đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin từ tỉnh đến xã và tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, mở rộng.

e) Nguồn nhân lực phát triển chính quyền số

- Tập đoàn FPT và Ban chỉ đạo chuyển đổi số đã tổ chức chương trình đào tạo nâng cao nhận thức Chuyển đổi số cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Chương trình dưới sự chủ trì Bí Thư tỉnh ủy với quy mô 4.431 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Hội nghị đã cung cấp những kiến thức cơ bản về Chuyển đổi số, cũng như những phương pháp, kinh nghiệm lãnh đạo trong xây dựng và triển khai chiến lược Chuyển đổi số.

- Duy trì đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT trong toàn hệ thống chính trị của tỉnh với có 287 công chức, viên. Dự kiến thành lập 50 chuyên gia chuyển đổi số và tổ chức tập huấn, diễn tập an toàn an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức 08 lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã phường, thị trấn.

- Tổ chức 01 lớp tập huấn, hướng dẫn quản trị, vận hành hệ thống một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông và cổng dịch vụ công trực tuyến cho cán bộ công chức cấp tỉnh.

2. Kinh tế số

- Triển khai đưa sản phẩm nông sản tỉnh Hà Giang lên sàn thương mại điện tử (sendo, shop VnExpress) tập trung vào các sản phẩm có sản lượng lớn như cam, chè shan tuyết, mật ong bạc hà....

- Triển khai đưa sản phẩm Cam Hà Giang lên sàn Thương mại điện tử SENDO; hoàn thành, vận hành gian hàng triển lãm thực tế ảo 3D tại Website “Triển lãm chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam” và đăng tải tin bài để truyền thông, quảng cáo sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh Hà Giang trên Báo điện tử VnExpress.

- Xây dựng trang thông tin chương trình chuyển đổi số doanh nghiệp tỉnh Hà Giang tại địa chỉ https://chuyendoiso.hagiang.gov.vn; Triển khai chương trình tài trợ của Công ty Base - FPT hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2022 với mức ưu đãi 50% phí sử dụng nền tảng công nghệ và miễn phí tư vấn lộ trình chuyển đổi số từ các chuyên gia hàng đầu, trong đó có 02 doanh nghiệp cam kết thực hiện chuyển đổi số.

3. Xã hội số

- Đẩy mạnh công tác truyền thông số về Tuần văn hóa du lịch "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì lần thứ VI trên các kênh truyền thông của FPT, bao gồm: Đăng tải tin bài về lễ hội Mùa vàng trên chuyên mục du lịch, trang chủ VnExpress; phát trực tiếp clip khai mạc Tuần văn hóa trên Báo điện tử, Fanpage, Youtube... của VnExpress.

- Phối hợp với Tập đoàn FPT (Báo Vnexpress) tổ chức thành công sự kiện xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản đặc trưng tỉnh Hà Giang gắn với Lễ hội “truyền thông giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với danh thắng quốc gia mộng bậc thang Hoàng Su Phì; văn hóa trà và sản phẩm đặc trưng tỉnh Hà Giang qua ứng dụng công nghệ số”.

- Tổ chức Hội thảo trực tuyến hướng dẫn đưa sản phẩm nông nghiệp, đặc trưng của các doanh nghiệp trẻ lên sàn thương mại điện tử Sendo.

- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang niên vụ 2021 - 2022, sản phẩm nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử Postmark, Voso...

III. AN TOÀN THÔNG TIN

- Duy trì Tổ ứng cứu sự cố máy tính tỉnh Hà Giang, thường xuyên phối hợp các cơ quan, đơn vị xử lý tình huống mất an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh. Trong năm, chưa phát hiện các sự cố lây nhiễm mã độc lớn gây ảnh hưởng đến hệ thống mạng trên địa bàn tỉnh.

- Giám sát, bảo vệ các hệ thống thông tin của tỉnh: 100% các máy chủ thuộc hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh đã được cài đặt, cấu hình tường lửa, phần mềm diệt virus, cài đặt hệ thống giám sát an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai.

- Triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin (SOC) của tỉnh nhằm kết nối với hệ thống giám sát an toàn quốc gia (NCSC) do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Hoàn thành mô hình an toàn thông tin 04 lớp theo quy định.

- Phê duyệt cấp độ an toàn thông tin cho 06 hệ thống thông tin dùng chung trên hạ tầng trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

- Thường xuyên triển khai các hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục An toàn thông tin, VNCERT về việc cảnh báo, xử lý các loại virus, mã độc tới các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh như mã độc mã hóa dữ liệu, mã độc đào tiền ảo, các loại máy tính, thiết bị mạng, sản phẩm bị gắn kèm mã độc, các lỗ hổng bảo mật.... Thường xuyên cảnh báo và hướng dẫn đảm bảo An toàn thông tin các dịp lễ, tết.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Tổng kinh phí CNTT năm 2021: 70.000 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí ứng dụng CNTT và CCHC tỉnh Hà Giang; kinh phí đầu tư công trung hạn.

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

l. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29 tháng 10 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 552-KH/TU ngày 05/03/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Kế hoạch số 293/KH-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

- Xây dựng hạ tầng thông tin hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ nhằm kết nối các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, tạo nền tảng phát triển chính quyền số; thực hiện chuyển đổi số trên cả ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; kết nối, chia sẻ, phân tích, mở dữ liệu cung cấp và cải tiến các dịch vụ công phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;

- Tập trung nguồn lực phát triển chính quyền số, trọng tâm là phát triển và quản lý dữ liệu số. Duy trì và nâng cao chỉ số xếp hạng chuyển đổi số của tỉnh lên mức khá trên toàn quốc.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

- Hoàn thành kết nối cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với 13 Cơ sở dữ liệu quốc gia và Cổng dịch vụ công quốc gia, phấn đấu trên 40% hồ sơ TTHC giải quyết trực tuyến.

- 80% hồ sơ công việc cấp tỉnh, cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý và ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi mật).

- Triển khai hệ thống thông tin báo cáo đến 100% các Sở, ngành của tỉnh và được tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dùng chung của tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

- Hoàn thành Cổng thông tin dữ liệu dùng chung của tỉnh và kết nối, chia sẻ dữ liệu với 50% cơ sở dữ liệu chuyên ngành, bước đầu phục vụ hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số;

- Phát triển hạ tầng mạng internet có dây phủ đến 45% hộ gia đình, 100% xã, 60% thôn trên địa bàn tỉnh;

- Triển khai cung cấp 25% hàng hóa và dịch vụ được chứng nhận nhãn hiệu có mặt trên các sàn thương mại điện tử.

- 50 doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số.

- 100% các sự kiện chính trị của tỉnh được truyền thông số, tạo sự đồng thuận trong xã hội, giữ vững ổn định chính trị-xã hội.

- 100% máy chủ, thiết bị hạ tầng trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được giám sát, đảm bảo an toàn thông tin, kết nối với Trung tâm giám sát an toàn thông tin quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông vận hành.

- 50% trở lên máy tính cán bộ công chức viên chức trên địa bàn tỉnh được cài đặt phần mềm phòng chống, mã độc trên địa bàn tỉnh;

- 100% hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin theo quy định.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành như: Văn hóa, thư viện, bảo tàng, y tế, giáo dục, công chứng - chứng thực, giao thông vận tải... trên địa bàn tỉnh.

IV. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

- Trình Ban thường vụ Tỉnh Ủy ban hành Chỉ thị về việc chuyển đổi số trong hệ thống chính trị tỉnh Hà Giang.

- Ban hành các quy định quản lý dữ liệu trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang.

- Thành lập đội ngũ chuyên gia chuyển đổi số để tạo hạt nhân lan tỏa chuyển đổi số trong các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh Hà Giang.

- Ban hành bộ chỉ số chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh để đánh giá hàng năm công tác chuyển đổi số giữa các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

2. Triển khai đào tạo, nâng cao nhận thức chuyển đổi số

- Đào tạo, bồi dưỡng nhận thức về chuyển đổi số cho 05 đối tượng: Lãnh đạo quản lý các cấp; Cán bộ chuyên môn; Đoàn viên thanh niên; Doanh nghiệp/hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức sản xuất nội dung chuyên đề về Hà Giang trên báo điện tử; truyền thông chuyển đổi số trong Du lịch, Văn hóa, Thể thao, Xúc tiến Thương mại, tiêu thụ sản phẩm, triển lãm nông sản, duy trì các kênh truyền thông số trong cộng đồng và an toàn thông tin trong chuyển đổi số.

- Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về chuyển đổi số như: Đào tạo về hạ tầng số và đô thị thông minh; Đào tạo, diễn tập an toàn thông tin; đào tạo chuyên gia về chuyển đổi số; Hội nghị hội thảo về chuyển đổi số và kỹ năng cơ bản ứng dụng công nghệ thông tin cho chuyển đổi số.

3. Phát triển chính quyền số

a) Phát triển hạ tầng, nền tảng, dữ liệu số

- Chỉ đạo và khuyến khích các doanh nghiệp triển khai cáp quang internet tới thôn, xã, phường, thị trấn. Cung cấp và nâng cao chất lượng đường truyền Internet đến các cơ quan trong hệ thống chính trị; tăng tỷ lệ phủ sóng thông tin di động; Triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới.

- Đầu tư nâng cấp, thay thế, trang thiết bị, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng cho các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo phục vụ chuyển đổi số; Duy trì và kết hợp có hiệu quả mạng Truyền số liệu chuyên dùng và mạng internet, đảm bảo hạ tầng triển khai các ứng dụng CNTT của tỉnh.

- Triển khai hạ tầng dự phòng cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, thực hiện quy hoạch, tích hợp các hệ thống hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển Chính quyền điện tử;

- Tiếp tục triển khai hệ thống điều hành đô thị thông minh theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới năm 2020 sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý.

- Thực hiện chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cho mạng truyền số liệu chuyên dùng để phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số.

- Triển khai kết nối hệ thống thông tin của Tổng công ty bưu chính Việt Nam nhằm triển khai có hiệu quả việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin về trang thông tin điện tử và dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với hệ thống đánh giá, thu thập thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, vận hành.

- Triển khai thí điểm phát triển ứng dụng thông minh trong lĩnh vực Y tế, giáo dục và các nền tảng điều hành thông minh của tỉnh.

- Triển khai hệ thống có sở dữ liệu dữ liệu dùng chung cấp tỉnh, huyện có phân cấp, phân quyền truy cập, khai thác dữ liệu.

- Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh kết nối với hệ thống báo cáo của văn phòng chính phủ.

- Chuẩn hóa, chuyển đổi, tạo lập dữ liệu và Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Hoàn thành triển khai hệ thống Cơ sở dữ liệu xác thực người dùng và Cổng thông tin dữ liệu dùng chung của tỉnh.

b) Phát triển các ứng dụng, dịch vụ dùng chung

- Triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia qua Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu (LGSP) của tỉnh.

- Tiếp tục duy trì, nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc; kết nối chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin và phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc.

- Duy trì hệ thống giao ban trực tuyến toàn tỉnh, đảm bảo linh hoạt, phục vụ họp mọi lúc, mọi nơi, an toàn và bảo mật thông tin.

- Nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh thành cổng giao tiếp tích hợp, kết hợp với Cổng dịch vụ công trực tuyến để thống nhất điểm truy cập, tương tác và cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Thí điểm kết nối hệ thống điều khiển từ xa bảng điện tử LED trên địa bàn tỉnh với hệ thống thông tin nguồn của tỉnh;

- Triển khai phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục triển khai chuẩn hoá, tích hợp dữ liệu quan trắc thủy văn.

- Hoàn thiện tích hợp hệ thống một cửa điện tử liên thông với hệ thống thông tin dùng chung; Chia sẻ tích hợp với hệ thống thông tin của Trung ương và địa phương nhằm hạn chế việc người dân phải gửi các giấy tờ có liên quan đến hồ sơ do cơ quan nhà nước ban hành, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC.

4. Phát triển xã hội số

- Triển khai nền tảng dùng chung phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục bao gồm: Trục tích hợp thông tin quản lý ngành giáo dục; dịch vụ nền tảng quản lý và giám sát thực hiện chế độ, chính sách cho học sinh trường bán trú, nội trú; dịch vụ nền tảng quản lý đào tạo nâng cao trình độ công chức, viên chức trực tuyến theo phương pháp Blended Learning; dịch vụ nền tảng dạy học trực tuyến cho các trường THCS và THPT đủ điều kiện triển khai mô hình Blended Leaming;

- Triển khai phần mềm Quản lý đào tạo trường Chính trị tỉnh và Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật và công nghiệp tỉnh.

- Thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực Y tế bao gồm: Trang bị hệ thống quản lý hình ảnh (PACS) và Hệ thống quản lý bệnh viện đáp ứng thông tư 54/2017/TT-BYT; triển khai cổng tích hợp dữ liệu ngành Y tế.

- Phát triển cơ sở dữ liệu dịch vụ cộng đồng và trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Triển khai chương trình thanh niên với chuyển đổi số, gồm: nâng cao nhận thức của Đoàn viên thanh niên với chuyển đổi số; Đồng hành với thanh niên trong phong trào thi đua chuyển đổi số; Thanh niên xung kích trong hoạt động chuyển đổi số; Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch.

5. Phát triển kinh tế số

- Thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp bao gồm: hội thảo, chương trình đào tạo, truyền thông và nâng cao nâng cao nhận thức doanh nghiệp/hộ kinh doanh về chuyển đổi số.

- Thực hiện chuyển đổi số cho một số ngành, lĩnh vực như:

+ Lĩnh vực Văn hóa, du lịch: Triển khai Cổng thông tin và bản đồ số về du lịch; chuyển đổi số thư viện, bảo tàng.

+ Lĩnh vực tư pháp: triển khai hệ thống thông tin và CSDL quản lý công chứng - chứng thực - ngăn chặn; số hoá sổ hộ tịch và công chứng, chứng thực tư pháp hộ tịch.

+ Lĩnh vực giao thông và vận tải: triển khai xây dựng phần mềm quản lý, bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông; hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành giao thông vận tải tỉnh.

6. Đảm bảo an toàn thông tin

- Hoàn thiện triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp; triển khai, nâng cấp và duy trì Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) và kết nối với Trung tâm giám sát an ninh mạng quốc gia (NCSC) do Bộ Thông tin và Truyền thông vận hành.

- Triển khai các giải pháp an toàn bảo mật thông tin, tích hợp chữ ký số chuyên dùng vào hệ thống công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh như: Cổng/Trang thông tin điện tử; Một cửa điện tử; Thư điện tử; phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc...

- Triển khai giải pháp an toàn bảo mật thông tin đồng bộ trên nền tảng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; Xây dựng bảo mật mã xác thực truy nhập bằng OTP (One Time Password) trên hệ thống công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

- Triển khai phần mềm phòng chống mã độc cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh

- Xây dựng Trung tâm giám sát an toàn thông tin nhằm kịp thời tiếp nhận, xử lý, ứng cứu sự cố an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh.

- Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá ATTT theo quy định của pháp luật; Tổ chức đào tạo hoặc cử cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin tham gia các khóa đào tạo quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin;

- Tổ chức các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm ATTT mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ đội ngũ ATTT của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Người đứng đầu các cơ quan trong hệ thống chính trị chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

- Thực hiện gắn kết, bổ sung nhiệm vụ chuyển đổi số vào các nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.

- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, bao gồm các kỹ năng cơ bản như truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến...và bảo đảm an toàn thông tin;

- Đẩy mạnh công tác truyền thông số nhằm tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền cảm hứng, chuyển đổi nhận thức trong toàn xã hội về chuyển đổi số.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

- Thử nghiệm sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số một cách có kiểm soát, xác định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm, để khuyến khích đổi mới, sáng tạo;

- Phối hợp doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

- Nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số vào triển khai Chính phủ điện tử/Chính phủ số như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối,...

- Áp dụng công nghệ mới nhất về truyền thông xã hội (Social), truyền thông số; cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công một cách đơn giản, thuận tiện trên thiết bị di động, hướng đến chuyển đổi số toàn diện các mặt công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước và cung cấp trải nghiệm cho người dùng.

4. Thu hút nguồn lực CNTT

- Sử dụng nguồn ngân sách trung ương được đầu tư triển khai hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng CNTT thông qua các dự án trọng diêm quốc gia và theo ngành dọc.

- Cân đối bố trí ngân sách của tỉnh cho các Chương trình, Kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT trọng tâm, trọng điểm đã được phê duyệt.

- Ưu tiên bố trí kinh phí thường xuyên của các cơ quan đơn vị để đầu tư máy tính, nâng cấp mạng nội bộ, triển khai ứng dụng nội bộ tại mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Tập đoàn viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh thu hút hợp tác về khoa học, công nghệ với các đối tác, đặc biệt là Tập đoàn FPT, chủ động tham gia mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia.

- Lồng ghép các nội dung về liên kết, thu hút hợp tác, đầu tư về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, đẩy mạnh thu hút nguồn lực, chuyển giao công nghệ góp phần phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất công nghệ thông tin.

- Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với một số tỉnh/thành phố về cơ chế, chính sách phát triển mô hình chính quyền điện tử. Chủ động hợp tác với các Tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin để triển khai hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại.

VI. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Tổng nhu cầu kinh phí năm 2022: 200.060 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn ngân sách Trung ương; Nguồn ngân sách tỉnh; Nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.

(Phụ lục Chi tiết dự án nhiệm vụ, phân kỳ đầu tư và kinh phí kèm theo)

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Mời Ban Tổ chức Tỉnh ủy

Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nâng cao nhận thức của cán bộ Đảng viên, cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số.

2. Mời Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Chủ trì thực hiện nhiệm vụ truyền thông số theo Kế hoạch này.

3. Mời Tỉnh đoàn

Chủ trì thực hiện chuyển đổi số đoàn viên thanh niên Kế hoạch này.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tham mưu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Chủ trì việc xây dựng cơ chế, chính sách và tăng cường quản lý nhà nước về trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai và theo dõi thực hiện Kế hoạch này;

- Tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo, Ban điều hành về chuyển đổi số của tỉnh đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số;

- Hướng dẫn, thẩm định, giám sát và hỗ trợ các đơn vị triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với Khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh.

- Theo dõi hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch của các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Nội vụ

- Phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công nghệ thông tin theo hướng tập trung nguồn lực, hoạt động hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ lồng ghép tiêu chí đánh giá về chuyển đổi số vào bộ chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.

6. Sở Tài chính

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan trình UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn kinh phí và nguồn xã hội hóa để triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư phát triển cho các dự án, chương trình ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trọng tâm, trọng điểm nêu tại Kế hoạch này.

8. Sở Khoa học và Công nghệ

- Ưu tiên kinh phí triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương kết nối các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Quán triệt, phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách và tăng cường tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc dạy và học tại các trường học trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích các cán bộ giáo viên ứng dụng CNTT để đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, tăng cường thiết kế bài giảng điện tử, bài tập điện tử để học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá, tự học tại nhà.

- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, phòng máy tính kết nối internet phục vụ việc học và nhu cầu thực hành, tra cứu thông tin của giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên ở hầu hết các cấp học.

10. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang

Bám sát chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu thực hiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh được tiếp cận tín dụng một cách thuận lợi.

11. Các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố

- Người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm trong việc chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị mình; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi số đảm bảo đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Tăng cường quán triệt, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả.

- Chủ trì triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số theo nội dung Kế hoạch này.

12. Các doanh nghiệp viễn thông

- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông 4G, hướng đến phát triển mạng viễn thông 5G, thực hiện kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển theo cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà nền tảng là công nghệ số.

- Tham gia là nòng cốt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo mục tiêu trong Kế hoạch này.

- Chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, làm chủ công nghệ lõi, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung các sở, ngành, địa phương chủ động đề xuất gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện/thành phố;
- Lưu VT, KTTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2022

 Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Nhiệm vụ, dự án

Tổng nhu cầu vốn

Đơn vị chủ trì

 

Tổng nhu cầu vốn

200.060

 

I

ĐÀO TẠO, NÂNG CAO NHẬN THỨC

6.650

 

1

Đào tạo

3.000

 

1.1

Nâng cao nhận thức về CĐS cho lãnh đạo các cấp

300

BTC TU

1.2

Đào tạo CĐS cho cán bộ chuyên môn cấp tỉnh

1.200

BTC TU

1.3

Đào tạo chuyển giao cho Đoàn Thanh niên cấp tỉnh

500

BTC TU

1.4

Đào tạo sản phẩm CĐS cho doanh nghiệp/ hộ kinh doanh

500

BTC TU

1.5

Phổ cập nhận thức về CĐS cho người dân

500

BTC TU

2

Truyền thông

3.150

 

2.1

Sản xuất nội dung chuyên đề Hà Giang trên VnExpress

300

BTC TU

2.2

Truyền thông chuyển đổi số Du lịch, văn hóa, thể thao Hà Giang

1.500

Sở VHTTDL

2.3

Truyền thông chuyển đổi số hoạt động xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương của Tỉnh

700

Sở KHĐT

2.4

Truyền thông chuyển đổi số tiêu thụ nông sản, triển lãm nông sản

200

Sở CT

2.5

Phát triển và duy trì các kênh truyền thông về chuyển đổi số trong cộng đồng

250

BTC TU

2.6

Tuyên truyền về an toàn thông tin chuyển đổi số

200

Sở TTTT

3

Kiến tạo thể chế

500

 

3.1

Cập nhật và nâng cấp Kiến trúc ICT (Kiến trúc Chính quyền số, Kiến trúc TPTM...)

500

Sở TTTT

II

CHÍNH QUYỀN SỐ

92.010

 

1

Hạ tầng, nền tảng số, dữ liệu, bảo mật

28.400

 

1.1

Phát triển Nền tảng số

18.400

 

1.1.1

Đầu tư nền tảng trục chia sẻ LGSP; kết nối với NGSP

2.000

Sở TTTT

1.1.2

Triển khai Nền tảng xác thực người dùng thống nhất

3.000

Sở TTTT

1.1.4

Cổng dữ liệu thông tin dùng chung (cổng dữ liệu mở)

5.400

Sở TTTT

1.1.5

Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng trang thiết bị các cơ quan hành chính nhà nước

8.000

Sở TTTT

1.2

Chiến lược Quy hoạch dữ liệu

10.000

 

 

Chuẩn hóa, tạo lập dữ liệu cấp tỉnh

10.000

Các sở, ngành

2

Chuyển đổi số các cơ quan Đảng, Nhà nước

63.610

 

2.1

Chuyển đổi số tác nghiệp chính quyền dùng chung

11.950

 

2.1.1

Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

2.000

Sở TTTT

2.1.2

Duy trì, nâng cấp, chuẩn hoá giao ban trực tuyến

1.000

VP UBND tỉnh

2.1.3

Duy trì, nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc

2.000

VP UBND tỉnh

2.1.4

Nâng cấp Cổng TTĐT thành Cổng giao tiếp

2.000

VPUBND tỉnh

2.1.5

Kết nối hệ thống bảng điện tử LED quảng cáo

200

Sở TTTT

2.1.6

XD phần mềm Quản lý CSDL các Dự án đầu tư trong ngân sách và ngoài ngân sách

2.750

VP UBND tỉnh

2.1.7

Chuẩn hoá tích hợp dữ liệu quan trắc thủy văn

1.000

Sở TNMT

2.1.8

Xây dựng phần mềm đánh giá chỉ số chuyển đổi số tỉnh Hà Giang

1.000

Sở TTTT

2.2

Chuyển đổi số chuyên ngành

51.660

 

2.2.1

Kế hoạch và Đầu tư

2.000

 

a

Triển khai HTTT và CSDL chuyên ngành kế hoạch và đầu tư; triển khai chuyển đổi số doanh nghiệp

2.000

Sở KHĐT

2.2.2

Thông tin và Truyền thông

2.500

 

a

Thuê dịch vụ quản lý thông tin điện tử và mạng xã hội

1.000

Sở TTTT

b

Duy trì hệ thống truyền thanh cơ sở internet

1.500

Sở TTTT

2.2.3

Lao động, Thương binh và Xã hội

6.000

 

a

Triển khai phần mềm quản lý lao động, việc làm

2.000

Sở LĐTBXH

b

Triển khai HTTT và CSDL Quản lý hộ chính sách và hộ nghèo

4.000

Sở LĐTBXH

2.2.4

Công An - Thanh tra

16.000

 

a

Triển khai HTTT và CSDL Quản lý PCCC

6.000

Công an tỉnh

b

Dịch vụ kết nối Camera giám sát tập trung đảm bảo ATGT và ANTT thành phố Hà Giang

10.000

Công an tỉnh

2.2.5

Tài chính

13.160

 

a

Phần mềm lập dự toán và chấp hành dự toán

10.235

Sở TC

b

Thuê kênh truyền số liệu ngành Tài chính

375

Sở TC

c

Bản quyền phần mềm (virus, windows, office)

150

Sở TC

d

Phần mềm công khai NSNN

400

Sở TC

e

Hiện đại hoá trang thiết bị ngành Tài chính (máy chủ, SAN, laptop, PCCC...)

2.000

Sở TC

2.2.6

Huyện, thành phố

12.000

 

 

Triển khai HTTT chuyên ngành cập huyện

12.000

Các huyện, TP

III

XÃ HỘI SỐ

30.500

 

1

Chuyển đổi số Ngành Giáo dục

15.500

 

1.1

Bổ sung, nâng cấp trang thiết bị CNTT cơ sở giáo dục

5.000

Sở GDĐT

1.2

Trục tích hợp thông tin quản lý ngành giáo dục

1.000

Sở GDĐT

1.3

Thuê dịch vụ nền tảng Quản lý và giám sát thực hiện chế độ, chính sách cho học sinh trường bán trú, nội trú

1.000

Sở GDĐT

1.4

Thuê các dịch vụ nền tảng dạy và học, thi trực tuyến cho giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh

6.000

Sở GDĐT

1.5

Phần mềm Quản lý đào tạo trường chính trị

500

Trường chính trị

1.6

Phần mềm quản lý hoạt động đào tạo cao đẳng Kinh tế kỹ thuật

2.000

Trường KTCN

2

Chuyển đổi số Ngành Y tế

15.000

 

2.1

Trang bị hệ thống quản lý hình ảnh (PACS) đáp ứng thông tư 54/TT-BYT.

5.000

Sở Y tế

2.2

Triển khai Hệ thống Quản lý bệnh viện theo Thông tư 54/TT-BYT.

10.000

Sở Y tế

IV

HẠ TẦNG SỐ

34.450

 

1

Hoàn thiện nền tảng hạ tầng số

31.200

 

1.1

Duy trì bản quyền các phần mềm an toàn thông tin trên hạ tầng TTTHDL của tỉnh

2.000

Sở TTTT

1.2

Thuê hạ tầng dự phòng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh

2.000

Sở TTTT

1.3

Đầu tư hạ tầng đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ 3

1.000

Các sở, ngành

1.4

Duy trì hệ thống mạng TSLCD của Tỉnh

2.200

Sở TTTT

1.6

Chuyển đổi EPv4 sang EPv6

1.000

Sở TTTT

1.7

Hệ thống điều hành thông minh của tỉnh (bao gồm Nâng cấp TTHDL)

10.000

Sở TTTT

1.8

Triển khai các dịch vụ ĐTTM trên địa bàn thành phố Hà Giang

3.000

UBND thành phố

1.9

Thí điểm phát triển ứng dụng Đô thị thông minh trong lĩnh vực Nông nghiệp, Du lịch, Y tế, Giáo dục

10.000

Các sở, ngành

2

Đảm bảo an ninh, an toàn hạ tầng CNTT

2.000

 

2.1

Duy trì và nâng cấp Trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC)

1.000

Sở TTTT

2.2

Phòng chống mã độc

500

Sở TTTT

2.3

Dịch vụ giám sát và đánh giá an toàn thông tin

500

Sở TTTT

3

Đào tạo, nâng cao năng lực CNTT về hạ tầng số và đô thị thông minh

1.250

 

3.1

Đào tạo về hạ tầng số và đô thị thông minh

300

Sở TTTT

3.2

Đào tạo, diễn tập về an ninh, an toàn mạng

300

Sở TTTT

3.3

Đào tạo chuyên gia, chuyên trách về hạ tầng số, công nghệ thông tin

200

Sở TTTT

3.4

Hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số, ATTT

200

Sở TTTT

3.5

Đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin CBCCVC

250

Sở TTTT

V

ĐOÀN THANH NIÊN VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ

1.500

 

1

Chương trình 1: NÂNG CAO NHẬN THỨC của ĐVTN với chuyển đổi số

200

 

 

Giới thiệu thực tế mô hình chuyển đổi số thành công cho ĐVTN

200

Tỉnh Đoàn

2

Chương trình 2: Đồng hành với ĐVTN trong PHONG TRÀO THI ĐUA chuyển đổi số

500

 

2.1

Tạo và vận hành các diễn đàn Online chia sẻ về chuyển đổi số cho ĐVTN

100

Tỉnh Đoàn

2.2

Phát động các phong trào thi đua chuyển đổi số

200

Tỉnh Đoàn

2.3

Hỗ trợ triển khai các ý tưởng xuất sắc

200

Tỉnh Đoàn

3

Chương trình 3: THANH NIÊN XUNG KÍCH trong hoạt động chuyển đổi số

500

 

3.1

ĐVTN tiên phong thực hiện chuyển đổi số

100

Tỉnh Đoàn

3.2

Đào tạo, hướng dẫn người dân sử dụng công cụ số

100

Tỉnh Đoàn

3.3

Triển khai phần mềm văn phòng số cho các đơn vị trực thuộc Tỉnh Đoàn

300

Tỉnh Đoàn

4

Chương trình 4: THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch

300

 

4.1

Tổ chức các chương trình hội thảo, tập huấn

100

Tỉnh Đoàn

4.2

Đồng hành, hỗ trợ ĐVTN ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp và du lịch

200

Tỉnh Đoàn

VI

Kinh tế số - Chuyển đổi số Doanh nghiệp

1.900

 

1

Tổ chức hội thảo, chương trình đào tạo

1.500

Sở KHĐT

2

Xây dựng các tài liệu truyền thông

300

Sở KHĐT

3

Duy trì các kênh truyền thông doanh nghiệp

100

Sở KHĐT

VII

Chuyển đổi số cho các lĩnh vực ưu tiên

33.050

 

1

Lĩnh vực Du lịch

9.000

 

1.1

Triển khai Cổng thông tin và bản đồ số về du lịch

5.000

Sở VHTTDL

1.2

Triển khai HTTT và CSDL Văn hóa

4.000

Sở VHTTDL

2

Lĩnh vực Nông nghiệp

10.000

 

2.1

Triển khai HTTT và CSDL truy xuất nguồn lốc, mã vùng trồng, truy vết sản phẩm trong nền kinh tế tuần hoàn gắn với thương mại điện tử.

5.000

Sở NNPTNT

2.2

Triển khai HTTT và CSDL ngành nông nghiệp phát triển nông thôn

5.000

Sở NNPTNT

3

Lĩnh vực Tư pháp

4.050

 

2.1

Triển khai HTTT và CSDL Quản lý công chứng - chứng thực - ngăn chặn

1.500

Sở Tư pháp

2.2

Số hoá sổ hộ tịch

2.000

Sở Tư pháp

2.3

Công chứng, chứng thực tư pháp hộ tịch

550

Sở Tư pháp

4

Lĩnh vực Giao thông vận tải và logistics

10.000

 

4.1

Xây dựng, triển khai phần mềm quản lý, bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông

5.000

Sở GTVT

4.3

Triển khai HTTT và CSDL ngành Giao thông vận tải tỉnh

5.000

Sở GTVT

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 294/KH-UBND năm 2021 thực hiện chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2022

  • Số hiệu: 294/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 07/12/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Nguyễn Văn Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/12/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản