Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2931/KH-UBND | Quảng Trị, ngày 02 tháng 7 năm 2019 |
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Quyết định số 730/QĐ-TTg ngày 19/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 02/7 hàng năm là ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;
- Quyết định số 6847/QĐ-BYT ngày 13/11/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Quảng Trị là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có đồng bằng, đồi núi, biển và hải đảo với diện tích tự nhiên khoảng 4745km2; phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp tỉnh Savannakhet và Salavan (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) với đường biên giới dài gần 206km, có 2 cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Lao Bảo và La Lay; phía đông giáp Biển Đông với bờ biển dài khoảng 75km.
Địa hình tỉnh Quảng Trị đa dạng, có đồi núi, đồng bằng, cồn cát ven biển và hải đảo. Trên chiều dài 75 km bờ biển có hai cửa biển là Cửa Việt, Cửa Tùng; huyện đảo Cồn Cỏ cách đất liền gần 30km. Quảng Trị có diện tích 4.747 km2, với dân số khoảng 680.000 người, trong đó người dân tộc Kinh chiếm đa số khoảng 91%, dân tộc Vân Kiều: 7,3%, dân tộc Pa Kô và một số ít dân tộc khác: 1,7%. Đồng bào dân tộc ít người định cư chủ yếu ở các xã miền núi thuộc huyện Hướng Hóa và Đakrông. Mật độ dân số: 132 người/km2, tỷ lệ phát triển dân số hàng năm ổn định ở mức 1,1%. Địa bàn hành chính có 10 huyện, thị xã, thành phố trong đó có 2 huyện miền núi, 01 huyện đảo, 01 thị xã, 01 thành phố và 06 huyện đồng bằng, ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ; có 141 xã, phường, thị trấn (117 xã, 13 phường, 11 thị trấn).
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, sự cố gắng của ngành Y tế và hưởng ứng tích cực của người dân, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt được những kết quả tốt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lĩnh vực Y tế dự phòng được tăng cường, đã ngăn chặn được các bệnh dịch nguy hiểm, không để xảy ra dịch lớn. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe như vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn... được quan tâm hơn cụ thể hiện nay tỷ lệ hộ có nhà tiêu tại tỉnh là 93,7%, trong đó có 86,5% tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, nhà tiêu tự hoại hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ khá cao 99,29%.
Để đạt được kết quả trên, công tác truyền thông cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch luôn được xác định là một giải pháp quan trọng cần thực hiện thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, việc triển khai công tác truyền thông phần lớn chỉ tập trung ở các khu vực trung tâm; sự vào cuộc của các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tại một số địa phương trong công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch còn chưa quyết liệt; nhận thức, thực hành của người dân về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch còn rất khác nhau giữa các nhóm đối tượng và giữa các vùng miền; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ công tác truyền thông còn bị thiếu hoặc hạn chế; kinh phí cấp cho công tác truyền thông còn thấp so với nhu cầu; các công trình cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn còn kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt của người dân.
1. Mục tiêu chung
Tăng cường triển khai có hiệu quả các hoạt động thông tin, truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nguồn nước sạch nông thôn góp phần củng cố, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và của toàn xã hội về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn nhằm phòng, chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu đến năm 2025
2.1. Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn.
Các chỉ tiêu cụ thể:
- 100% lãnh đạo, cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể được tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn;
- 100% huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch triển khai và đưa nội dung truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nguồn nước sạch nông thôn vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và bố trí kinh phí thực hiện;
- 100% các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội đưa nội dung truyền thông vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nguồn nước sạch nông thôn vào các kế hoạch hoạt động.
2.2. Mục tiêu 2: Nâng cao nhận thức và năng lực truyền thông của cán bộ làm công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nguồn nước sạch nông thôn.
Các chỉ tiêu cụ thể:
- 100% cán bộ y tế, các cán bộ các ban, ngành, đoàn thể các huyện, thị xã, thành phố được truyền thông, tập huấn về phương pháp và kỹ năng thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn;
- 100% huyện, thị xã, thành phố có tổ chức các hoạt động giáo dục, truyền thông vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn và sức khỏe cho cộng đồng;
- 100% xã, phường, thị trấn được cung cấp tài liệu truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
2.3. Mục tiêu 3: Nâng cao nhận thức và thực hành của người dân nông thôn về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nguồn nước sạch nông thôn.
Các mục tiêu cụ thể:
- 90% các huyện, thị xã, thành phố hàng năm có tổ chức các hoạt động hưởng ứng các sự kiện về vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn;
- 100% các huyện, thị xã, thành phố triển khai mô hình truyền thông vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn;
- 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn, trường học tổ chức truyền thông và có góc truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
3. Tầm nhìn đến năm 2030
Đến năm 2030, phấn đấu đạt 100% các chỉ tiêu đã đặt ra trong giai đoạn 2019-2025 và việc sử dụng nước sạch nông thôn được duy trì bền vững.
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
1. Phạm vi thực hiện
Kế hoạch được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, ưu tiên các huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông và các xã nằm ở phía tây của các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ.
2. Đối tượng thực hiện
- Đối tượng tuyên truyền vận động và huy động: Lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương (đóng trên địa bàn) và địa phương, các doanh nghiệp, nhà tài trợ;
- Đối tượng truyền thông thay đổi hành vi: Người dân tại vùng nông thôn, bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi, cán bộ y tế và người bệnh tại các cơ sở y tế tuyến cơ sở, học sinh tại các trường học;
- Đối tượng hưởng lợi: Mọi người dân, trong đó ưu tiên người nghèo và cận nghèo, dân tộc thiểu số, người có điều kiện sống khó khăn ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
3. Thời gian và địa bàn triển khai
3.1. Giai đoạn 2019-2025: Triển khai hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh.
3.2. Giai đoạn 2025-2030: Tổng kết đánh giá, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp của địa phương. Phát huy những kết quả giai đoạn trước nhằm đạt 100% các chỉ tiêu của Kế hoạch.
1. Đánh giá thực trạng công tác truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Lồng ghép các hoạt động truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn vào các chương trình, dự án có liên quan như chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, chương trình mục tiêu Y tế - Dân số và các phong trào khác ở địa phương.
3. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị xã hội.
4. Xây dựng và phát triển các tài liệu truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch.
5. Tổ chức truyền thông vận động chính sách, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và thực hành của người dân về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
6. Nghiên cứu các đề tài, các sáng kiến, mô hình và tổ chức đánh giá, triển khai các đề tài, các sáng kiến, mô hình dựa vào cộng đồng.
7. Huy động nguồn lực, hợp tác quốc tế và xã hội hóa cho công tác truyền thông thay đổi hành vi về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
8. Theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động khi triển khai.
1. Giải pháp về chính sách
- Tiếp tục triển khai, thực hiện Quyết định số 730/QĐ-TTg ngày 19/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 02/7 hàng năm là Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
- Đề xuất các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân nông thôn tham gia triển khai công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
- Đề xuất đưa các chỉ tiêu về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn là một trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
- Kiện toàn mạng lưới làm công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn; xây dựng cơ chế liên ngành và xã hội hóa để thúc đẩy và tăng cường đầu tư cho công tác truyền thông vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn.
2. Giải pháp về phối hợp liên ngành
- Thực hiện ký kết phối hợp liên ngành giữa các sở, ban, ngành, các đoàn thể và các địa phương để tổ chức chỉ đạo, triển khai lồng ghép các hoạt động truyền thông vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn trong các hoạt động của các đơn vị.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, các địa phương để tổ chức triển khai các hoạt động vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn.
- Sử dụng mạng lưới truyền thông từ tỉnh đến cơ sở để tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, các hướng dẫn, khuyến cáo về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn.
3. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
- Xây dựng các mô hình, tài liệu hướng dẫn, đào tạo, hướng dẫn thực hành và các tài liệu phổ biến kỹ năng truyền thông ưu tiên các nội dung về rửa tay bằng xà phòng để phòng chống dịch bệnh, tầm quan trọng của việc xây dựng, bảo quản, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh...
- Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về tầm quan trọng của công tác truyền thông vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn.
- Chú trọng truyền thông trực tiếp tại cộng đồng về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch.
4. Giải pháp về hợp tác quốc tế và xã hội hóa
- Tăng cường công tác xã hội hóa, mời gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ cho các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để triển khai các chương trình về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn.
5. Giải pháp về tài chính
- Bố trí kinh phí sự nghiệp trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ hàng năm để triển khai các hoạt động truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn.
- Thực hiện lồng ghép thông qua các chương trình mục tiêu, các dự án, các nhiệm vụ phong trào có liên quan đến vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn để thực hiện các hoạt động.
- Huy động các nguồn vốn xã hội hóa... để triển khai thực hiện kế hoạch.
6. Các giải pháp về khoa học công nghệ
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý và cung cấp thông tin về truyền thông vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
- Khuyến khích, hỗ trợ các nghiên cứu, mô hình và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực vệ sinh môi trường, nước sạch ở các địa phương trong toàn tỉnh.
Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động truyền thông bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn huy động từ các tổ chức quốc tế, từ các cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác.
Kinh phí lồng ghép trong việc triển khai các chương trình, đề án, dự án có liên quan của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội; các chương trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
1. Sở Y tế
- Là cơ quan chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn trong lĩnh vực được phân công.
2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan triển khai các hoạt động truyền thông về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn lồng ghép có hiệu quả với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án về nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan triển khai các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với các Sở: Tài chính, Y tế và các ngành liên quan, căn cứ khả năng cân đối ngân sách trong kế hoạch trung hạn, hàng năm để bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch; vận động, huy động các nguồn tài trợ hợp pháp cho các hoạt động vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
5. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế bố trí kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ để thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung giảng dạy về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong nhà trường phù hợp với từng cấp học. Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông, giảng dạy lồng ghép kiến thức và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh cho học sinh, sinh viên trong nhà trường. Xây dựng và phát triển các phong trào học sinh, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nâng cao sức khỏe trong trường học.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch; xóa bỏ tập tục lạc hậu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
8. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan: Hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn.
9. Ủy ban MTTQVN tỉnh và các hội, đoàn thể:
Phối hợp với Sở Y tế tổ chức các hoạt động truyền thông, lồng ghép các thông điệp truyền thông vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn trong các hoạt động, phong trào tại các cấp.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch truyền thông hoặc lồng ghép các nội dung truyền thông vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương;
- Bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện Kế hoạch truyền thông vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn tại địa phương.
Yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế trước ngày 10 tháng 12 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về mức trợ cấp đối với cán bộ, công chức gốc là là y, bác sĩ, đang công tác tại Sở Y tế, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 332/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch truyền thông về nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân hỗ trợ Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2013 - 2015 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3Kế hoạch 883/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 4435/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 5Kế hoạch 1612/KH-UBND năm 2021 truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn năm 2030
- 6Quyết định 1442/QĐ-UBND năm 2019 Kế hoạch Truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Quyết định 730/QĐ-TTg năm 2012 về Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về mức trợ cấp đối với cán bộ, công chức gốc là là y, bác sĩ, đang công tác tại Sở Y tế, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 3Chỉ thị 29/CT-TTg năm 2012 triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban chấp hành Trung ương ban hành
- 5Quyết định 332/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch truyền thông về nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân hỗ trợ Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2013 - 2015 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 6Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7Quyết định 622/QĐ-TTg năm 2017 Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Quyết định 6847/QĐ-BYT năm 2018 về phê duyệt Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Kế hoạch 883/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 11Quyết định 4435/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 12Kế hoạch 1612/KH-UBND năm 2021 truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn năm 2030
- 13Quyết định 1442/QĐ-UBND năm 2019 Kế hoạch Truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Kế hoạch 2931/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- Số hiệu: 2931/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 02/07/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Hoàng Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra