ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 292/KH-UBND | Tiền Giang, ngày 15 tháng 12 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”
Thực hiện Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 1464), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 1464 với nội dung cụ thể như sau:
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH
Trong những năm qua, công tác phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới được triển khai khá đồng bộ và hiệu quả. Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông đã có tác động rất lớn đến sự thay đổi về kiến thức phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; người dân đã ý thức hơn trong việc giữ gìn giá trị tốt đẹp của gia đình; tình hình bạo lực xảy ra có xu hướng giảm, không xảy ra vụ bạo lực gia đình mang tính chất nghiêm trọng.
Tuy nhiên, các hoạt động tuyên truyền về các lĩnh vực bình đẳng giới và kỹ năng lồng ghép giới có triển khai phổ biến nhưng chưa sâu rộng, một bộ phận người dân vẫn còn mang nặng tư tưởng phân biệt giới. Nhận thức của người dân, đặc biệt là nạn nhân của bạo lực gia đình còn hạn chế như: tự ti, mặc cảm số phận, chưa cố gắng vượt qua hoàn cảnh của mình nên không có điều kiện tiếp cận các tổ chức đoàn thể hay chưa tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ ở địa phương. Vì vậy, công tác thông tin, tuyên truyền cũng như nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới là một trong những yếu tố trọng tâm nhằm giúp hạn chế tình trạng bạo lực trên cơ sở giới.
II. MỤC TIÊU
1. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Người có nguy cơ bị bạo lực và nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, can thiệp và hỗ trợ kịp thời nhằm ngăn ngừa bạo lực xảy ra và có cơ hội cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc. Phấn đấu đến năm 2020 đạt các mục tiêu sau:
- Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và cộng đồng trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, chú trọng nhóm đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực, đối tượng dễ bị tổn thương do bạo lực trên cơ sở giới;
- Phấn đấu 100% nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, hỗ trợ và can thiệp kịp thời;
- Ít nhất có 50% người gây bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, tư vấn hoặc có hình thức xử lý phù hợp;
2. Tầm nhìn đến năm 2030: Từng bước hoàn thiện và thực hiện cơ chế, chính sách về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật, đảm bảo hệ thống dịch vụ về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh hướng tới môi trường an toàn, bình đẳng, không bạo lực.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên phạm vi toàn tỉnh, đặc biệt đối với các địa phương có tình trạng bạo lực trên cơ sở giới xảy ra nhiều hoặc có nguy cơ cao.
IV. NHIỆM VỤ
1. Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về chính sách pháp luật có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội
a) Chỉ tiêu
- Có 100% cấp ủy, chính quyền, các ngành và đoàn thể các cấp hiểu biết những kiến thức cơ bản về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội.
- Phấn đấu 90% người dân được phổ biến kiến thức về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội.
- Có 100% các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực học đường.
Tầm nhìn đến năm 2030, để đảm bảo hệ thống dịch vụ về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cần phải hình thành mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên nòng cốt từ tỉnh đến cơ sở.
b) Các nội dung hoạt động
- Triển khai chiến dịch truyền thông với các hình thức đa dạng, phong phú trong “Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”; hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái 25/11; “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình” hàng năm.
- Triển khai các hình thức truyền thông về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới phù hợp với từng nhóm đối tượng của Đề án theo tình hình thực tế của địa phương.
- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên để truyền tải thông điệp về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới.
- Thực hiện tuyên truyền, giáo dục về phòng ngừa bạo lực trên môi trường mạng, ép phụ nữ kết hôn với người nước ngoài vì lý do kinh tế và phân biệt đối xử vì lý do giới tính.
2. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
a) Chỉ tiêu
- Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp.
- Tăng cường hoạt động liên ngành về công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ thông qua Ban vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn 2016 - 2020.
- Có 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp được tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới, có đủ năng lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Nội dung hoạt động
- Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước, người cung cấp dịch vụ và đội ngũ công tác viên, tuyên truyền viên tại cộng đồng về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Xây dựng và hướng dẫn triển khai các hoạt động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới như: mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng; trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực; cơ sở cung cấp các dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, kết nối dịch vụ hỗ trợ nạn nhân; chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ nạn nhân tại cơ sở y tế.
- Triển khai thu thập số liệu và thí điểm cơ sở dữ liệu về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới theo hướng dẫn của trung ương.
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện hoạt động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các cơ quan, đơn vị và địa phương.
3. Triển khai các hoạt động phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới
- Xây dựng mạng lưới toàn dân phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng.
- Duy trì các câu lạc bộ, mô hình tiếp nhận thông tin về bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý, chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới, người có nguy cơ gây ra bạo lực chưa có việc làm.
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, tập huấn kỹ năng tự kiểm soát bản thân với nhóm đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực; kỹ năng phòng, tránh bạo lực đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do bạo lực trên cơ sở giới.
4. Triển khai các dịch vụ, mô hình hỗ trợ, can thiệp để phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới
- Hỗ trợ bảo đảm an toàn, tạm lánh khẩn cấp, dịch vụ hỗ trợ ban đầu tại địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng cho nạn nhân; cung cấp dịch vụ chăm sóc tối thiểu cho nạn nhân và tư vấn cho người gây bạo lực tại cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ chăm sóc, tư vấn cho nạn nhân tại cơ sở y tế; sử dụng đường dây nóng và cơ chế phối hợp liên ngành trong giải quyết bạo lực trên cơ sở giới để kết nối dịch vụ, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và can thiệp, xử lý phù hợp với người gây bạo lực.
- Tiếp tục duy trì mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ bị ép kết hôn với người nước ngoài và giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới tại xã Mỹ Đức Đông (huyện Cái Bè); Phường 1 (thành phố Mỹ Tho) và nhân rộng một số xã, phường khác.
- Triển khai mô hình trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực với các hoạt động tập huấn kỹ năng cho giáo viên, người học và cung cấp thông tin cho phụ huynh về biện pháp phòng ngừa và ứng phó với bạo lực tại trường học; thiết lập các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp ngay tại trường học, đề xuất biện pháp xử lý phù hợp đối với người có hành vi bạo lực; lồng ghép nội dung về phòng, chống bạo lực trong các câu lạc bộ thể thao, hoạt động ngoại khóa.
V. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ các nguồn:
- Ngân sách Trung ương qua chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
- Dự toán chi thường xuyên hàng năm của các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.
- Các nguồn vận động khác.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Tổ chức các hoạt động cung cấp thông tin, kiến thức và liên kết các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới. Đồng thời, hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; theo dõi, giám sát đánh giá về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức sơ kết và tổng kết việc thực hiện kế hoạch theo quy định.
2. Sở Y tế
Chủ trì hướng dẫn về chăm sóc, ổn định tâm lý và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới; phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh truyền thông về bình đẳng giới trong triển khai Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn về trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực; thực hiện lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
4. Công an tỉnh
Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong công tác tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình; chủ động phát hiện sớm, can thiệp và xử lý các vụ bạo lực trên cơ sở giới, môi giới hôn nhân bất hợp pháp và bảo vệ nạn nhân theo quy định pháp luật.
5. Sở Tài chính
Cân đối, xem xét, bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch này theo đúng quy định và theo phân cấp ngân sách hiện hành.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong các thành viên, hội viên và quần chúng nhân dân, đồng thời lồng ghép vào các hoạt động trong các Chương trình, đề án liên quan.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đến các cơ sở xã, phường, thị trấn.
- Bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
- Chỉ đạo, triển khai thực hiện các hoạt động, giải pháp của kế hoạch trên địa bàn theo hướng dẫn của các sở, ngành liên quan.
- Chủ động lồng ghép việc thực hiện kế hoạch này với các chương trình, dự án khác có liên quan trên địa bàn.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả việc thực hiện Kế hoạch này tại địa phương theo định kỳ hàng năm gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (trước ngày 20 tháng 11) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là kế hoạch triển khai thực Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Đề nghị các sở, ban ngành, đoàn thể, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 480/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 2Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 884/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch triển khai Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”
- 5Kế hoạch 678/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án "Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 1Quyết định 1464/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 480/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5Quyết định 884/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch triển khai Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”
- 6Kế hoạch 678/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án "Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Kế hoạch 292/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- Số hiệu: 292/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 15/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Trần Thanh Đức
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định