Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 284/KH-UBND | Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NỘI DUNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Văn bản số 2134/BTP-TGPL ngày 28/6/2022 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025, như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý cho người dân, người nghèo, người yếu thế, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý gồm: người thực hiện trợ giúp pháp lý, người tiến hành tố tụng, công chức Phòng Tư pháp, cán bộ cấp xã (cán bộ tư pháp hộ tịch, công an xã và công chức cấp xã khác), cán bộ thôn, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động truyền thông, thông tin cho người dân về trợ giúp pháp lý và giới thiệu nhu cầu cầu trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động trong kế hoạch bám sát nội dung theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Văn bản số 2134/BTP-TGPL ngày 28/6/2022 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và phù hợp với các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn;
- Các nội dung trợ giúp pháp lý phải được tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, có thể lồng ghép với các hoạt động trợ giúp pháp lý khác để tạo thuận lợi, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông định hướng cho người dân tham gia, thụ hưởng trợ giúp pháp lý; tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý gồm các hoạt động sau:
Hoạt động 1: Biên soạn và phát hành các ấn phẩm với nhiều hình thức có nội dung về chính sách trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho người dân, trong đó chú ý người dân ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước)
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Tư pháp; Các Hội, đoàn thể; Ủy ban nhân dân cấp xã; các cơ sở trợ giúp xã hội và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB, bảng thông tin, hộp tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật sách bỏ túi trợ giúp pháp lý, cẩm nang pháp luật trợ giúp pháp lý, sổ tay trợ giúp pháp lý và các ấn phẩm tài liệu trợ giúp pháp lý khác.
Hoạt động 2: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chương trình, phóng sự về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng yếu thế, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh - Truyền hình Thành phố; các Báo của Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ sở trợ giúp xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Các sản phẩm truyền thông như: các chương trình truyền hình, truyền thanh, các phóng sự, tin, bài,...; nâng cao khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người nghèo, đối tượng yếu thế, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
Hoạt động 3: Hàng năm tổ chức từ 20 đến 30 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và phổ biến pháp luật cho người dân, trong đó chú trọng người nghèo, đối tượng yếu thế, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).
- Đơn vị phối hợp: Phòng Tư pháp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các Hội, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ sở trợ giúp xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Các buổi truyền thông về trợ giúp pháp lý và phổ biến pháp luật được thực hiện; người nghèo, đối tượng yếu thế, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, người dân biết về trợ giúp pháp lý và cách thức để thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý.
Hoạt động 4: Hàng năm tổ chức từ 15 đến 20 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và phổ biến pháp luật cho phụ nữ nghèo, phụ nữ yếu thế, phụ nữ thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).
- Đơn vị phối hợp: Phòng Tư pháp cấp huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ, Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ sở trợ giúp xã hội và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Các buổi truyền thông về trợ giúp pháp lý và phổ biến pháp luật được thực hiện; phụ nữ nghèo, phụ nữ yếu thế, phụ nữ thuộc diện được trợ giúp pháp lý biết về trợ giúp pháp lý và cách thức để thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý.
2. Nâng cao kiến thức kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý
Hoạt động 1: Mỗi năm tổ chức từ 03 đến 05 cuộc tập huấn chuyên đề chuyên sâu về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng yếu thế để nâng cao kiến thức, kỹ năng đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Các lớp tập huấn được tổ chức, năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng yếu thế của đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý được nâng cao.
Hoạt động 2: Mỗi năm tổ chức từ 05 đến 07 cuộc tập huấn về cơ chế phối hợp thông tin trợ giúp pháp lý cho công chức Phòng Tư pháp, cán bộ cấp xã (cán bộ tư pháp hộ tịch, công an xã và công chức cấp xã khác).
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước)
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Các lớp tập huấn được tổ chức, công chức Phòng Tư pháp, cán bộ cấp xã hiểu và thực hiện phối hợp thông tin về trợ giúp pháp lý.
Hoạt động 3: Mỗi năm tổ chức từ 03 đến 05 cuộc tập huấn bồi dưỡng kiến thức trợ giúp pháp lý cho cán bộ thôn, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín, các tổ chức và cá nhân có liên quan để có khả năng thông tin, giải thích về trợ giúp pháp lý cho người dân và giới thiệu người dân thuộc diện trợ giúp pháp lý đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước khi gặp vướng mắc pháp luật, làm cầu nối giữa người dân với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước)
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Các lớp tập huấn được tổ chức; cán bộ thôn, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tố nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín, các tổ chức và cá nhân có liên quan hiếu về trợ giúp pháp lý và giới thiệu người dân thuộc diện được trợ giúp pháp lý đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các Chi nhánh thuộc Trung tâm.
3. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Các văn bản hướng dẫn, kết quả kiểm tra.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được bảo đảm từ nguồn ngân sách của Thành phố, từ các chương trình, đề án có liên quan khác.
- Kinh phí đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
2. Lập, sử dụng và quyết toán kinh phí
- Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước lập dự toán kinh phí ngân sách hàng năm để thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố.
- Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân Thành phố theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố theo Kế hoạch, đảm bảo chất lượng, hiệu quả theo tiến độ thời gian.
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả gửi Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan điều tra, thống kê, rà soát, tổng hợp số lượng người nghèo, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn Thành phố;
- Phối hợp với Sở Tư pháp đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện trợ giúp pháp lý có hiệu quả cho người nghèo, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn, đề nghị cơ quan báo chí Hà Nội, các báo Trung ương có Chương trình phối hợp công tác với Thành phố, hệ thống thông tin cơ sở xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, các phóng sự, tin, bài,... tuyên truyền về Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Trên cơ sở Kế hoạch triển khai thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính phối hợp Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí triển khai Kế hoạch;
- Hướng dẫn chế độ chi, thanh quyết toán đối với các đơn vị liên quan được giao tại Kế hoạch này theo đúng quy định.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan thực hiện điều tra, khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn;
- Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến người nghèo, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý có trách nhiệm giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và giới thiệu đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước nếu họ có nhu cầu.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Tư pháp tổng hợp) để chỉ đạo giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 3854/KH-UBND năm 2022 thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 2Quyết định 1509/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030
- 3Kế hoạch 249/KH-UBND năm 2022 thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2030
- 4Kế hoạch 283/KH-UBND năm 2022 thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030
- 5Kế hoạch 909/KH-UBND về trợ giúp pháp lý lưu động năm 2016 trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
- 6Kế hoạch 82/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thành phố Cần Thơ năm 2023
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 3Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 2134/BTP-TGPL năm 2022 thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ Tư pháp ban hành
- 5Kế hoạch 3854/KH-UBND năm 2022 thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Quyết định 1509/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030
- 7Kế hoạch 249/KH-UBND năm 2022 thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2030
- 8Kế hoạch 283/KH-UBND năm 2022 thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030
- 9Kế hoạch 909/KH-UBND về trợ giúp pháp lý lưu động năm 2016 trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
- 10Kế hoạch 82/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thành phố Cần Thơ năm 2023
Kế hoạch 284/KH-UBND năm 2022 thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 284/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/10/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/10/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra