Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 277/KH-UBND

Nghệ An, ngày 27 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết đnh số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Th tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 90/QĐ-TTg). UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tới cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các Sở, ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở và nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần, trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo trong quá trình thực hiện.

2. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp để triển khai kịp thời, có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng củng cố hệ thống chính trị, ổn định trật tự xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và đẩy lùi các tệ nạn xã hội trên địa bàn.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo, phát huy cao nội lực phn đấu của người nghèo, xã nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh giảm nghèo bền vững, hạn chế thấp nhất tỷ lệ hộ tái nghèo.

4. Phân công trách nhiệm cụ thể đối với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển kinh tế, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, đào tạo kỹ năng nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng nhanh thu nhập, nâng cao điều kiện sinh hoạt và chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra.

2. Mục tiêu cụ thể

a) c chỉ tiêu giảm nghèo

- Giai đoạn 2021-2025, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 1 - 1,5%/năm, trong đó vùng miền núi 2 - 3%/năm;

- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3,0%;

- Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%; phấn đấu đến cuối năm 2025 có từ 1-2 huyện nghèo trên địa bàn tỉnh thoát nghèo;

- Phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia (Phụ lục số 1 kèm theo).

- 100% các huyện nghèo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu gồm: đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, hạ tầng điện, công trình thủy lợi.

- Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 15-20 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.

- Phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập.

- Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất 01 thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững.

- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo.

b) Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 cùng với hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội góp phần giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như sau:

- Chiều thiếu hụt về việc làm

+ 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.

+ Tối thiểu 3.200 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công.

+ Tối thiểu 600 người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ đào tạo; trong đó có khoảng 360 người lao động đi làm việc có thời hạn nước ngoài và được hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận.

- Chiều thiếu hụt về y tế: 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo xuống dưới 30%.

- Chiều thiếu hụt về giáo dục và đào tạo:

+ Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%.

+ Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc huyện nghèo qua đào tạo đạt 60%, trong đó có chứng chỉ, bằng cấp đạt 25%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.

- Chiều thiếu hụt v nhà ở: Tối thiểu 4.500 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được hỗ trợ nhà ở, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống, chịu tác động của thiên tai.

- Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 60% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hp vệ sinh.

- Chiều thiếu hụt về thông tin: 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 95% các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn huyện nghèo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng k từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.

- Các huyện nghèo theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.

- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

2. Phạm vi thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh Nghệ An, trọng tâm là các huyện nghèo, vùng khó khăn.

3. Thời gian thực hiện Chương trình: đến hết năm 2025.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo

1.1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo

a) Mục tiêu: Xây dựng cơ sở hạ tầng liên kết vùng, thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa trên địa bàn các huyện nghèo; hỗ trợ các địa bàn nghèo phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

b) Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 1 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg.

c) Nguồn vốn thực hiện: Thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 1 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg và Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đi ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bn vững giai đoạn 2021-2025.

d) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kim tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu.

1.2. Tiểu dự án 2: Triển khai Đề án hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025

a) Mục tiêu: Hỗ trợ 1-2 huyện thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững.

b) Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 1 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg.

c) Nguồn vốn thực hiện: Thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 1 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg và Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

d) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND huyện liên quan.

2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

a) Mục tiêu: Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bn vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu chuyn dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bn vững.

b) Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg.

c) Nguồn vốn thực hiện: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg và Điều 6 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025.

d) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Cơ quan phối hợp: các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.

3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

3.1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

a) Mục tiêu: hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập; gắn với quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh tại địa phương, tạo giá trị gia tăng cho người sản xuất, thoát nghèo bền vững.

b) Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 3 mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg.

c) Nguồn vốn thực hiện: Thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 3 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg và Khoản 1 Điều 7 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí định mức phân b vn ngân sách trung ương và tỷ lệ vn đi ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

d) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.

3.2. Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng

a) Mục tiêu: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.

b) Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 3 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg.

c) Nguồn vốn thực hiện: Thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 3 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg và Khoản 2 Điều 7 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí định mức phân b vn ngân sách trung ương và tỷ lệ vn đi ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

d) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.

4. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

4.1. Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

a) Mục tiêu: Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bn vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

b) Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 4 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg.

c) Nguồn vốn thực hiện: Thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 4 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg và Khoản 1 Điều 8 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

d) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã.

4.2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

a) Mục tiêu: Đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đng; hỗ trợ hoạt động đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo.

b) Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 4 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg.

c) Nguồn vốn thực hiện: Thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 4 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg và Khoản 2 Điều 8 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

d) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu.

4.3. Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững

a) Mục tiêu: Cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.

b) Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm c Khoản 4 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg.

c) Nguồn vốn thực hiện: Thực hiện theo quy định tại điểm c Khoản 4 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg và Khoản 3 Điều 8 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

d) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.

5. Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo

a) Mục tiêu: hỗ trợ nhà ở cho khoảng 8.400 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai.

b) Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg.

c) Nguồn vốn thực hiện: Thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg và Điều 9 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đi ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

d) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành, UBND các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu.

6. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

6.1. Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin

a) Mục tiêu

+ Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông, tiếp cận thông tin, giảm nghèo về thông tin.

+ Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có hệ thng đài truyền thanh hoạt động, phục vụ tốt cho công tác thông tin, tuyên truyền và quản lý, điều hành tại địa phương.

+ Tăng cường thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cung cấp thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới; thông tin cho người dân sinh sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bao gồm thông tin về kiến thức, kỹ năng, mô hình, kinh nghiệm lao động, sản xuất, kinh doanh; truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, của người nghèo về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững.

+ Tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho cộng đồng dân cư; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có điểm cung cấp thông tin công cộng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ thông tin thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

b) Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 6 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg.

c) Nguồn vốn thực hiện: Thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 6 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg và Khoản 1 Điều 10 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

d) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.

6.2. Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều

a) Mục tiêu: Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng; nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tuyên truyền các gương điển hình, sáng kiến, mô hình tốt về giảm nghèo đ thúc đy, nhân rộng và lan tỏa trong xã hội.

b) Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 6 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg.

c) Nguồn vốn thực hiện: Thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 6 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg và khoản 2 Điều 10 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

d) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.

7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình

7.1. Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình

a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp nhằm hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng nghèo đói; bảo đảm thực hiện Chương trình đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hiệu quả, bền vững.

b) Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 7 mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg.

c) Nguồn vốn thực hiện: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 7 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg và Điều 11 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

d) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.

7.2. Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá

a) Mục tiêu: Thiết lập quy trình, hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình; Tổ chức giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng và quy định của pháp luật.

b) Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 7 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg.

c) Nguồn vn thực hiện: Thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 7 Mục III Quyết định số 90/QĐ-TTg và Điều 11 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bn vững giai đoạn 2021-2025.

d) Phân công thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã.

V. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

Dự kiến nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là: 2.022,75 tỷ đồng (Phụ lục s 2 kèm theo).

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 1.750,49 tỷ đồng

- Ngân sách Địa phương: 175,05 tỷ đồng

- Vốn huy động hợp pháp khác: 97,21 tỷ đồng

VI. NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nguyên tắc thực hiện Chương trình

a) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bn vững, trọng tâm là các huyện nghèo; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

b) Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân. Ưu tiên các công trình sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để tạo thêm sinh kế cho người dân.

c) Phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tim năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

d) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, lãng phí và các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.

2. Giải pháp chủ yếu

a) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững

Cấp ủy, chính quyền các cấp xác định rõ giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án về hỗ trợ giảm nghèo.

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác giảm nghèo

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" đối với người nghèo. Động viên, khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội; Đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền công tác giảm nghèo trong các ngành, các cấp; kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững để nhân rộng.

- Tiếp tục hưởng ứng và triển khai có hiệu quả phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên "thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no" của người dân và cộng đồng, phấn đấu "Vì một Việt Nam không còn đói nghèo"; thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các xã nghèo trên địa bàn 11 huyện miền Tây theo phân công của UBND tỉnh.

c) Triển khai các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo gắn với mục tiêu phát triển bền vững; đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

- Đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, tăng cường các chính sách hỗ trợ có điều kiện; tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tín dụng chính sách xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân như chính sách hỗ trợ học phí, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế, các chính sách tín dụng xã hội, chính sách hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ về nhà ở, nước sạch.

- Đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội kết nối vùng, tăng cường kết ni vùng đã phát triển với vùng khó khăn; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở những địa bàn khó khăn;

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng; tập trung giải quyết đất sản xuất, đất ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phù hợp.

d) Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các địa bàn vùng nghèo, vùng khó khăn.

- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo; đồng thời huy động tối đa các nguồn lực đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn lực xã hội khác tham gia công tác giảm nghèo bn vững;

- Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu đầu tư giảm nghèo của Trung ương, trước hết là Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Chính phủ ban hành.

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; tập trung phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp cho người nghèo; đầu tư phát triển kết cu hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn.

e) Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo và bộ máy tham mưu, giúp việc các cấp thống nhất, đồng bộ; tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn để bồi dưỡng năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành, hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, nhiệt tình về công tác tại vùng nghèo, vùng khó khăn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để người dân, cộng đồng tham gia và tiếp cận chính sách giảm nghèo của Nhà nước.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan chủ trì quản lý, chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phi hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan xây dựng Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; chủ trì xây dựng kế hoạch và phương án phân bổ vốn hàng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; tng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Quyết định thành lập Tổ công tác và ban hành quy chế hoạt động của Tổ công tác về Chương trình.

- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình của các Sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành phố, thị xã.

- Trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các dự án: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo; Triển khai Đề án hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025; Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn; Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Hỗ trợ việc làm bền vững; Truyền thông về giảm nghèo đa chiều; Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình; Giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình;

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Thực hiện chức năng là cơ quan tổng hợp các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tổng hợp, cân đối, bố trí vốn đầu tư Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan lồng ghép nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo trên địa bàn;

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đối ứng ngân sách cấp tỉnh để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn sự nghiệp cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Xây dựng và hướng dẫn về cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình; giám sát, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.

4. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông chủ trì dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện; tổng hợp và đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn và phương án phân bổ kế hoạch vốn thực hiện dự án, tiểu dự án gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp vào kế hoạch chung của tỉnh.

- Lập kế hoạch vốn giai đoạn và hàng năm để triển khai các hoạt động của các dự án, tiểu dự án thành phần gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp theo quy định.

- Rà soát, xác định địa bàn, đối tượng, nội dung chính sách, hướng dẫn địa phương để tổ chức thực hiện bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp với các chương trình, dự án, đề án khác và nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nguồn lực và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình chủ trì theo quy định;

- Báo cáo kết quả thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

5. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan

Tham gia triển khai thực hiện Chương trình trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do Sở, ban, ngành quản lý. Hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển của Sở, ban, ngành; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2021-2025 của địa phương; tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các Dự án, tiểu dự án thành phn thuộc Chương trình.

- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát, lãng phí.

- Phân công, phân cấp trách nhiệm của các cấp và cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cơ sở.

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn.

- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết) về tình hình triển khai thực hiện chương trình cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các thành viên

Trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp, hướng dẫn các tổ chức thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân thi đua hưởng ứng, tham gia thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, Chương trình “Tết Vì người nghèo” hàng năm để tạo nguồn lực giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo; tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng, tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đuaCả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025 gắn với thực hiện các nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; đồng thời, động viên, khích lệ người dân tự giác vươn lên thoát nghèo bền vững.

Một số nhiệm vụ tham mưu thực hiện Chương trình giao cho các Sở, ngành và các huyện, thành phố, thị xã (Phụ lục s 3 kèm theo).

Định kỳ 6 tháng và trước ngày 20/10 hàng năm các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch này về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Quá trình thực hiện có gì vướng mắc phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TB và XH (B/c);
- TT Tnh y, TT HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh
(B/c);
- PCT VX UBND tỉnh;
- CVP, PCVP UBND tỉnh;
-
UBMT TQ và các tổ chức CT - XH cấp tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Nghệ An, Cổng TTĐT tỉnh;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Lưu: VT, KGVX (TP,
D).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




i Đình Long

 

PHỤ LỤC 1.

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH GIẢM TỶ LỆ HỘ NGHÈO GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành Kèm theo Kế hoạch s: 277/KH-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Huyện, thị xã, thành phố

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số hộ dân

Hộ nghèo

Số hộ dân

Hộ nghèo

Số hộ dân

Hộ nghèo

Số hộ dân

Hộ nghèo

Số hộ dân

Hộ nghèo

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

1

Thành phố Vinh

85.597

144

0,17

86.410

128

0,15

87.223

116

0,13

88.036

108

0,12

88.849

101

0,11

2

Thị xã Cửa Lò

13.782

122

0,89

13.989

96

0,69

14.196

69

0,49

14.403

41

0,29

14.610

12

0,09

3

Huyện Nam Đàn

42.579

465

1,09

42.694

460

1,08

42.809

455

1,06

42.924

449

1,05

43.039

444

1,03

4

Huyện Hưng Nguyên

33.942

775

2,28

34.047

607

1,78

34.152

455

1,33

34.257

320

0,93

34.362

218

0,63

5

Huyện Nghi Lộc

57.643

2.150

3,73

57.799

1.520

2,63

57.955

945

1,63

58.111

540

0,93

58.267

250

0,43

6

Huyện Đô Lương

55.942

2.243

4,01

56.093

1.632

2,91

56.244

1.130

2,01

56.395

682

1,21

56.546

288

0,51

7

Huyện Diễn Châu

81.941

2.968

3,62

82.187

2.155

2,62

82.433

1.420

1,72

82.679

762

0,92

82.925

350

0,42

8

Huyện Yên Thành

79.509

2.049

2,58

79.748

1.417

1,78

79.987

1.021

1,28

80.226

623

0,78

80.465

384

0,48

9

Huyện Quỳnh Lưu

74.971

3.367

4,49

75.196

2.475

3,29

75.421

1.653

2,19

75.646

901

1,19

75.871

448

0,59

10

Thị xã Hoàng Mai

29.576

858

2,90

29.781

596

2,00

29.986

360

1,20

30.191

212

0,70

30.396

122

0,40

11

Thị xã Thái Hòa

17.964

248

1,38

18.233

179

0,98

18.502

126

0,68

18.771

90

0,48

19.040

72

0,38

12

Huyện Thanh Chương

61.332

3.106

5,06

61.577

2.318

3,76

61.822

1.709

2,76

62.067

1.219

1,96

62.312

912

1,46

13

Huyện Anh Sơn

31.133

2.710

8,70

31.258

2.096

6,70

31.383

1.539

4,90

31.508

1.010

3,20

31.633

508

1,60

14

Huyện Tân Kỳ

36.343

3.551

9,77

36.488

2.762

7,57

36.633

1.967

5,37

36.778

1.240

3,37

36.923

617

1,67

15

Huyện Nghĩa Đàn

35.388

2.292

6,48

35.530

1.768

4,98

35.672

1.240

3,48

35.814

780

2,18

35.956

351

0,98

16

Huyện Quỳ Hợp

32.988

5.083

15,4

33.120

4.375

13,21

33.252

3.661

11,01

33.384

2.974

8,91

33.516

2.282

6,81

17

Huyện Quỳ Châu

14.604

6.140

42,04

14.648

5.573

38,04

14.692

5.031

34,24

14.736

4.501

30,54

14.780

3.997

27,04

18

Huyện Quế Phong

16.163

7.222

44,68

16.211

6.546

40,38

16.259

5.899

36,28

16.307

5.297

32,48

16.355

4.740

28,98

19

Huyện Con Cuông

18.134

4.158

22,93

18.188

3.570

19,63

18.242

2.997

16,43

18.296

2.439

13,33

18.350

1.895

10,33

20

Huyện Tương Dương

18.216

7.137

39,18

18.271

6.336

34,68

18.326

5.567

30,38

18.381

4.886

26,58

18.436

4.237

22,98

21

Huyện Kỳ Sơn

16.654

9.885

59,36

16.704

9.079

54,36

16.754

8.286

49,46

16.804

7.504

44,66

16.854

6.734

39,96

 

Tổng

854.401

66.673

7,80

858.172

55.689

6,49

861.943

45.646

5,30

865.714

36.578

4,23

869.485

28.963

3,33

 

PHỤ LỤC 2.

DỰ KIẾN NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành Kèm theo Kế hoạch số: 277/KH-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Nghệ An)

ĐVT: Tỷ đồng

TT

Dự án

Dự kiến kinh phí thực hiện 1 năm

Dự kiến kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025

Ghi chú

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

ĐTPT

Sự nghiệp

ĐTPT

Sự nghiệp

-

Tổng cộng

505,69

281,96

223,73

2.022,75

1.127,85

894,90

 

 

Ngân sách Trung ương

437,62

264,28

173,35

1.750,49

1.057,10

693,39

 

 

Ngân sách Địa phương

43,76

17,69

26,07

175,05

70,75

104,30

 

 

Huy động khác

24,30

-

24,30

97,21

-

97,21

 

1

Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội các huyện nghèo

309,70

261,63

48,08

1.238,81

1.046,51

192,30

 

1.1

Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo

263,25

222,21

41,04

1.052,98

888,84

164,14

 

 

Ngân sách Trung ương

228,91

208,10

20,81

915,64

832,40

83,24

 

 

Ngân sách Địa phương

22,89

14,11

8,78

91,56

56,44

35,12

 

 

Huy động khác

11,45

-

11,45

45,78

 

45,78

 

1.2

Tiểu dự án 2: Triển khai Đề án hỗ trợ 1-2 huyện thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn

46,46

39,42

7,04

185,83

157,67

28,16

 

 

Ngân sách Trung ương

40,40

36,73

3,67

161,59

146,90

14,69

 

 

Ngân sách Địa phương

4,04

2,69

1,35

16,16

10,77

5,39

 

 

Huy động khác

2,02

-

2,02

8,08

 

8,08

 

2

Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

30,56

-

30,56

122,24

-

122,24

 

 

Ngân sách Trung ương

25,47

 

25,47

101,87

 

101,87

 

 

Ngân sách Địa phương

2,55

 

2,55

10,19

 

10,19

 

 

Huy động khác

2,55

 

2,55

10,19

 

10,19

 

3

Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

18,13

-

18,13

72,54

-

72,54

 

3.1

Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

13,53

-

13,53

54,14

-

54,14

 

 

Ngân sách Trung ương

11,67

 

11,67

46,67

 

46,67

 

 

Ngân sách Địa phương

1,17

 

1,17

4,67

 

4,67

 

 

Huy động khác

0,70

 

0,70

2,80

 

2,80

 

3.2

Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng

4,60

-

4,60

18,40

-

18,40

 

 

Ngân sách Trung ương

4,00

 

4,00

16,00

 

16,00

 

 

Ngân sách Địa phương

0,40

 

0,40

1,60

 

1,60

 

 

Huy động khác

0,20

 

0,20

0,80

 

0,80

 

4

Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

80,49

20,34

60,15

321,96

81,34

240,62

 

4.1

Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

69,06

17,69

51,37

276,23

70,74

205,49

 

 

Ngân sách Trung ương

60,58

17,31

43,27

242,31

69,23

173,08

 

 

Ngân sách Địa phương

6,06

0,38

5,68

24,23

1,51

22,72

 

 

Huy động khác

2,42

-

2,42

9,69

 

9,69

 

4.2

Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

3,42

-

3,42

13,68

-

13,68

 

 

Ngân sách Trung ương

3,00

 

3,00

12,00

 

12,00

 

 

Ngân sách Địa phương

0,30

 

0,30

1,20

 

1,20

 

 

Huy động khác

0,12

 

0,12

0,48

 

0,48

 

4.3

Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững

8,01

2,65

5,36

32,04

10,60

21,44

 

 

Ngân sách Trung ương

6,97

2,14

4,82

27,86

8,57

19,29

 

 

Ngân sách Địa phương

0,70

0,51

0,19

2,79

2,03

0,76

 

 

Huy động khác

0,35

-

0,35

1,39

 

1,39

 

5

Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo

54,00

-

54,00

216,00

-

216,00

 

 

Ngân sách Trung ương

45,00

 

45,00

180,00

 

180,00

 

 

Ngân sách Địa phương

4,50

 

4,50

18,00

 

18,00

 

 

Huy động khác

4,50

 

4,50

18,00

 

18,00

 

6

Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

6,29

-

6,29

25,15

-

25,15

 

6.1

Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin

4,58

-

4,58

18,34

-

18,34

 

 

Ngân sách Trung ương

4,17

 

4,17

16,67

 

16,67

 

 

Ngân sách Địa phương

0,42

 

0,42

1,67

 

1,67

 

 

Huy động khác

-

 

-

-

 

 

 

6.2

Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều

1,70

-

1,70

6,81

-

6,81

 

 

Ngân sách Trung ương

1,55

 

1,55

6,19

 

6,19

 

 

Ngân sách Địa phương

0,15

 

0,15

0,62

 

0,62

 

 

Huy động khác

-

 

-

-

 

 

 

7

Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình

6,51

-

6,51

26,06

-

26,06

 

7.1

Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình

4,26

-

4,26

17,03

-

17,03

 

 

Ngân sách Trung ương

3,87

 

3,87

15,48

 

15,48

 

 

Ngân sách Địa phương

0,39

 

0,39

1,55

 

1,55

 

 

Huy động khác

-

 

-

-

 

 

 

7.2

Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá

2,26

-

2,26

9,03

-

9,03

 

 

Ngân sách Trung ương

2,05

 

2,05

8,21

 

8,21

 

 

Ngân sách Địa phương

0,21

 

0,21

0,82

 

0,82

 

 

Huy động khác

-

 

-

-

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3.

NHIỆM VỤ THAM MƯU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành Kèm theo Kế hoạch số: 277/KH-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Nội dung thực hiện

Cơ quan chủ trì tham mưu

Cơ quan phối hợp

Thời gian hoàn thành

1

Quyết định thành lập Tổ công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quy chế hoạt động của Tổ công tác

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở, ban ngành liên quan

Tháng 2/2022

2

Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở, ban ngành liên quan

Tháng 4/2022

3

Tham mưu xây dựng Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan

Tháng 6/2022

4

Thông báo kế hoạch vốn Chương trình giai đoạn 2021-2025 và hàng năm

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

Hàng năm

5

Xây dựng phương án phân bổ kế hoạch vốn Chương trình hàng năm

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan

Hàng năm

6

Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh quyết định phân bổ vốn giai đoạn 2021-2025

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan

Hàng năm

7

Tham mưu bố trí nguồn vốn đối ứng ngân sách tnh để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021- 2025 và hàng năm; hướng dẫn về cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí và thanh quyết toán nguồn vốn thực hiện Chương trình

Sở Tài chính

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan

Hàng năm

8

Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các Dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình; Kiểm tra kết quả thực hiện; Báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện Chương trình

Các Sở, ban ngành cấp tỉnh chủ trì các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình

Các Sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã

Hàng năm

9

Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã

Theo quy định