Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 272/KH-UBND

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI CÁC CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện chỉ đạo của HĐND Thành phố tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 08/12/2021, số 12/NQ-HĐND ngày 04/7/2023; chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố tại Văn bản số 158-CV/BCSĐ ngày 28/3/2023 về xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, khuyết đim được chỉ ra sau Hội nghị kim điểm năm 2022 của Ban Cán sự Đảng và tập thể Lãnh đạo UBND Thành phố.

Thực hiện Quyết định số 3886/QĐ-UBND ngày 17/10/2022 của UBND Thành phố về thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

UBND Thành phố ban hành Kế hoạch tiến độ triển khai các công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC TRIN KHAI THC HIỆN

1. HĐND Thành phố phê duyệt danh mục công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 gồm 39 công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư dự kiến là 360.980,9 tỷ đồng thuộc 10 lĩnh vực. Trong đó: 32 dự án sử dụng vốn ngân sách, 01 dự án đầu tư theo hình thức PPP; 06 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa

2. Trong quá trình triển khai, các công trình trọng điểm luôn được ưu tiên bố trí đủ kế hoạch vốn theo tiến độ dự án đầu tư và khả năng hấp thụ, được quan tâm chỉ đạo, điều hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mc (tại các cuộc họp giao ban xây dựng cơ bn hàng Quý và các cuộc họp theo lĩnh vực do các đ/c Phó Chủ tịch UBND Thành ph chủ trì).

3. Khó khăn, vướng mắc và hạn chế: Việc trin khai các công trình còn chậm về cả th tục đầu tư, triển khai thực hiện dự án và kết quả giải ngân các năm 2021, 2022 còn chậm (năm 2021 đạt 47,8%, năm 2022 đạt 72,2%). Ngoài các khó khăn, vướng mắc như ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19; khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng; về thủ tục của các dự án sử dụng vốn ODA; giá nguyên vật liệu biến động nhiều....thì công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện, tham mưu cho UBND Thành phố trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư, điều hành tổ chức triển khai thực hiện các công trình trọng điểm của một số đơn vị có liên quan còn chậm.

4. Căn cứ tình hình triển khai thực tế của các công trình trọng điểm, tại kỳ họp HĐND Thành phố tháng 7/2023, UBND Thành phố đã trình và được HĐND Thành phố thông qua việc điều chỉnh tiến độ, danh mục, kế hoạch vốn các công trình trọng điểm tại Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 04/7/2023. Theo đó tổng số dự án công trình trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2021-2025 sau điều chỉnh là 42 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến là 353.192 tỷ đồng thuộc 11 lĩnh vực. Trong đó: 35 dự án sử dụng vốn ngân sách (với kế hoạch vn trung hạn 5 năm 2021-2025 và dự nguồn là 86.940 tỷ đng), 01 dự án đầu tư theo hình thức PPP; 06 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Đến 31/10/2023, đã hoàn thành 02 công trình[1]; 13 dự án đầu tưô); Việc trin khai 06 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa còn chậm. Đến 31/10/2023, còn 03/06 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa chưa được cấp có thm quyền quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có 01 dự án đầu tư chưa có hồ sơ đề xuất.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Huy động, phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị của Thành phố, triển khai đồng thời các công việc của từng dự án đầu tư, tạo sự thống nhất và phối hợp nhịp nhàng giữa các chủ đầu tư, nhà đầu tư, các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan đ đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đúng tiến độ, mục đích đã được Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố chỉ đạo, góp phn hoàn thành mục tiêu chính trị của các Nghị quyết Đại hội.

2. Cụ th hỏa nội dung về tiến độ triển khai đối với từng hạng mục công việc (phê duyệt chủ trương đầu tư; phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế - dự toán; thời gian khởi công; thời gian hoàn thành GPMB (nếu có), hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng...), dự nguồn kế hoạch vốn năm 2023-2025 cho từng dự án sử dụng vốn ngân sách đ các cơ quan, đơn vị của Thành phố theo chức năng và nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ và chất lượng, đúng mục tiêu, công khai, minh bạch.

3. Quán triệt tư tưởng của các chủ đầu tư, các đơn vị tham gia trin khai dự án cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần tập trung thời gian, trí tuệ, bố trí sắp xếp nhân lực đ tham gia tích cực, chủ động với tinh thần trách nhiệm cao, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các công trình trọng điểm. Triển khai các nhiệm vụ được giao với tư tưởng “Đ cao trách nhiệm tiên phong, gương mẫu, tinh thần đổi mới sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của cán bộ, đảng viên, nht là người đứng đầu, cán bộ ở cơ sở".

III. NGUYÊN TẮC

1. Các công trình trọng điểm được ưu tiên bố trí vốn theo tiến độ thực hiện. Trong đó tập trung bố trí vốn các dự án công trình trọng điểm chuyển tiếp, dự án Xây dựng vành đai 4 - vùng Thủ đô và các dự án trọng điểm dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.

2. Sp xếp thứ tự ưu tiên của các dự án đầu tư triển khai trong giai đoạn 2021-2025 (hoàn thành sau năm 2025) để xác định khả năng thực hiện từng nội dung công việc (công tác chun bị đầu tư, chun bị thực hiện dự án hay thực hiện dự án trong giai đoạn 2021-2025) từ đó có cơ sở để cân đối nguồn vốn cho dự án đầu tư. Tránh việc bố trí vốn mà không giải ngân được.

IV. MỤC TIÊU TIN ĐỘ TRIN KHAI 42 CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIM CỦA THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. Quyết liệt triển khai, phấn đấu 16 dự án đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng giai đoạn 2021-2025. Trong đó: 14 dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách (trong đó gồm 01 dự án có sử dụng vốn ODA), 01 dự án đầu tư giao thông theo hình thức PPP; 01 dự án đầu tư trực tiếp theo hình thức xã hội hóa.

2. Tập trung hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đẩy nhanh việc thực hiện 26 dự án hoàn thành sau năm 2025. Trong đó 07 dự án đầu tư chỉ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư trong giai đoạn 2021-2025; 19 dự án đầu tư triển khai thực hiện trong 02 giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 (gồm 05 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa; 01 dự án đu tư có sử dụng vốn ODA và 13 dự án đầu tư sử dụng vn ngân sách).

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Đẩy nhanh các th tục hành chính, tháo g khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trọng điểm. Yêu cầu các s, ngành, ch đầu tư và các đơn vị có liên quan:

a) Về nhiệm vụ triển khai thực hiện các dự án đầu tư

- Đối với các dự án đầu tư được phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư: yêu cầu các Chủ đầu tư chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành để hoàn thiện các thủ tục đầu tư dự án (Phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán...). Tăng cường đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đầu tư, lập kế hoạch giải ngân cụ thể, cam kết và chịu trách nhiệm toàn diện với Thành phố về kết quả giải ngân; Nâng cao tính chủ động trong việc phối hợp với các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã để xử lý các khó khăn, vướng mắc nhất là trong công tác GPMB.

- Đối với các dự án đầu tư đã được giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, yêu cầu các sở, ngành được giao nhiệm vụ khẩn trương hoàn thiện báo cáo để trình, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định.

- Đối với 01 dự án đầu tư chưa được giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, yêu cầu các cơ quan chuyên môn căn cứ chức năng, nhiệm vụ, ngành lĩnh vực do mình theo dõi, quản lý chủ động lập, đề xuất việc giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đu tư; Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định, báo cáo và dự thảo Quyết định giao nhiệm vụ của UBND Thành phố khi có chỉ đạo.

b) Về lập tiến độ thực hiện dự án đầu tư

- Giao các Chủ đầu tư: phối hợp với các sở, ngành để lập kế hoạch chi tiết tiến độ thực hiện các bước chính của dự án đầu tư, trong đó cam kết và chịu trách nhiệm với UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo về việc thực hiện theo tiến độ đã cam kết; dự kiến nhu cầu vốn từng năm của các dự án trọng đim phải đảm bảo khả năng thực hiện và giải ngân. Đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đầu tư.

- Đối với các dự án đầu tư chưa xác định Chủ đầu tư: yêu cầu sở, ngành (có chức năng quản lý) phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát tiến độ thực hiện, xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các bước chính của dự án đầu tư, dự kiến tiến độ và dự kiến nhu cu vn từng năm của các dự án trọng điểm phải đảm bảo khả năng thực hiện và giải ngân;

c) Về nhiệm vụ chung

- Giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc chủ trì hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến chỉ giới đường đỏ, sớm thẩm định và phê duyệt chỉ giới đường đỏ để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án đầu tư;

- Giao Sở Xây dựng: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng (đơn giá trực tiếp), hướng dẫn tính toán đơn giá vận chuyển đảm bảo phù hợp mặt bằng giá thị trường; đối với các loại vật liệu chủ yếu, có biến động giá lớn, trường hợp cần thiết, công bố giá vật liệu xây dựng hàng tháng hoặc sớm hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hp đồng xây dựng trên địa bàn.

- Giao các Sở chuyên ngành: Chủ trì hướng dẫn, tạo mọi điều kiện hỗ trợ thủ tục cho các đơn vị, sớm thẩm định, trình phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán để sớm khởi công công trình; Theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, rà soát hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tham mưu cho UBND Thành phố và Chính phủ, Bộ ngành Trung ương kịp thời loại bỏ, tháo gỡ các rào cản khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản.

2. Tập trung huy động các nguồn lực cho đầu tư công:

- Giao Sở Tài chính chủ trì, tham mưu UBND Thành phố thực hiện khai thác các nguồn lực theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết số 115/2020/NQ-QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội đ tạo nguồn cho đầu tư phát trin, trong đó ưu tiên cho các công trình trọng điểm.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính cân đối tổng thể các nguồn vốn, trình UBND Thành phố phân bổ kế hoạch vốn đáp ứng nhu cầu theo tiến độ các công trình trọng điểm.

3. Tập trung chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành GPMB các công trình trọng điểm:

- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, đôn đốc, hướng dẫn các Chủ đầu tư, các quận, huyện, thị xã trong công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB; tổng hợp, tham mưu giải quyết các kiến nghị, đề xuất các các đơn vị về công tác GPMB; Tiếp tục nghiên cứu, chủ động đề xuất, tham mưu UBND Thành phố các quy định liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; nội dung phân cấp, ủy quyền trong thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đ tạo điều kiện đy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án đầu tư.

- Giao UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo quyết liệt, có cam kết và chịu trách nhiệm về tiến độ GPMB các công trình trọng điểm trên địa bàn.

- Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan rà soát bố trí đủ nhu cầu tái định cư cho các công trình trọng điểm.

4. Nâng cao trách nhiệm, tính chủ động quyết liệt của các Chủ đầu tư; các cơ quan nhà nước quản lý hợp đồng, cơ quan được giao lập hồ sơ đề xuất, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư và Nhà đầu tư (đối với các dự án đầu tư theo hình thức PPP và xã hội hóa):

- Căn cứ nhiệm vụ được giao và kế hoạch tiến độ trin khai của các dự án đầu tư, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến độ chi tiết theo từng tháng, quý của từng dự án đầu tư, đảm bảo tính khả thi. Tập trung cao độ để trin khai thực hiện các nội dung công việc theo đúng tiến độ phê duyệt của UBND Thành phố. Chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo, Chủ tịch UBND Thành phố về việc triển khai công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ, mỹ thuật theo tiến độ và dự án đầu tư được phê duyệt.

- Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc kịp thời báo cáo UBND Thành phố để xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền trong quá trình triển khai dự án đầu tư.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án.

VI. T CHỨC THC HIỆN

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan trường trực giúp việc của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2021-2025 có trách nhiệm tham mưu UBND Thành phố định kỳ hàng quý (hoặc đột xuất theo yêu cầu) tổ chức giao ban kiểm điểm tiến độ triển khai thực hiện các công trình trọng điểm; kịp thời tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đ chủ động kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc hoặc đề xuất áp dụng các cơ chế đặc thù đy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm.

2. Chế đ báo cáo

- Định kỳ trước ngày 05 hàng tháng (hoặc đột xuất theo yêu cầu), Chủ đầu tư và các cơ quan được giao nhiệm vụ lập hồ sơ đề xuất, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư, quản lý hợp đồng dự án đầu tư gửi báo cáo tiến độ triển khai thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đã giao của các công trình trọng điểm, khó khăn vướng mắc, đề xuất kiến nghị về Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực) đ tng hp chung, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo.

- Kho bạc Nhà nước Hà Nội định kỳ trước ngày 02 hàng tháng (hoặc đột xuất theo yêu cầu) báo cáo khối lượng thực hiện và kết quả giải ngân kế hoạch vốn ngân sách (bao gồm vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách Thành phố và ODA) của các công trình trọng đim, báo cáo UBND Thành phố và gửi các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tổng hợp theo dõi.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư định kỳ trước ngày 10 hàng Quý (hoặc đột xuất theo yêu cầu) tổng hợp báo cáo UBND Thành phố về tình hình triển khai thực hiện các công trình trọng điểm; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc theo báo cáo của các đơn vị và đề xuất giải pháp tháo gỡ.

- Báo cáo định kỳ, báo cáo giao ban công trình trọng điểm được báo cáo lồng ghép trong báo cáo định kỳ, báo cáo giao ban định kỳ quý về kế hoạch đầu tư công.

Trên đây là Kế hoạch tiến độ triển khai các công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. UBND Thành phố yêu cầu Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị được giao làm chủ đầu tư, các cơ quan được giao nhiệm vụ lập hồ sơ đề xuất, Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, các cơ quan quản lý hợp đồng dự án, Nhà đầu tư các công trình trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2021-2025 lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị có trách nhiệm nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy báo cáo);
- Thường trực HĐND Thành phố báo cáo);
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Ch tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành ph;
- Kho bạc Nhà nước Hà Nội;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- 03 Ban QLDA ĐTXD CT Thành phố;
- Ban Quản lý đường sắt đô thị Thành phố;
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội;
- Trung tâm bảo tồn di sn Thăng Long - Hà Nội;
- VPUB; CVP, các PCVP, các phòng chuyên môn;
- Lưu: VT, ĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Sỹ Thanh

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 



[1] Dự án Xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở đầu tư theo hình thức PPP; Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 - sử dụng vn ngân sách Thành phố;

[2] Gồm 08 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025, 04 dự án mới đã được phê duyệt dự án; 02 dự án thành phần 1.1 và 2.1 thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 272/KH-UBND năm 2023 về tiến độ triển khai các công trình trọng điểm của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 272/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 15/11/2023
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Trần Sỹ Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản