Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2637/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 20 tháng 05 năm 2015 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH CÔNG THƯƠNG PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Triển khai Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung sau:
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung: Thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương theo lộ trình và bước đi phù hợp nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế về cấu trúc hiện trạng, phát huy các thế mạnh về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại tỉnh Lâm Đồng. Để đến năm 2020 cơ bản đã hình thành nền tảng để có thể chuyển dịch từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của ngành, của toàn tỉnh góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh; tạo tiền đề vững chắc để Lâm Đồng cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Trong tầm nhìn từ sau năm 2020 đến năm 2030, đẩy mạnh tăng trưởng ngành Công Thương theo chiều sâu nhằm hướng đến phát triển bền vững trên cơ sở công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Về công nghiệp:
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh ngành Công Thương. Nghiên cứu đổi mới mô hình, tổ chức hoạt động của ngành, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên thông qua các chỉ tiêu sau: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 là 24 - 25%; tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 là 17 - 18%. Định hướng cơ cấu kinh tế đến năm 2020, GDP lĩnh vực công nghiệp đạt 37% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh[1].
Phát triển kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ lấp đầy trên 80%; đạt trên 50% cụm công nghiệp hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đối với 06 cụm công nghiệp trọng điểm của tỉnh. Đến năm 2030 đạt tỷ lệ lấp đầy 100% đối với các cụm công nghiệp trọng điểm và đạt trên 50% với các cụm công nghiệp còn lại, tỷ lệ cụm công nghiệp hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 100%.
Hoàn thành việc bố trí quỹ đất cho các dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch Phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
b) Về thương mại:
Phát triển các loại hình thương mại và dịch vụ chất lượng cao hướng đến các tiện ích hiện đại; nâng cao chất lượng hoạt động thương mại và dịch vụ giữa các khu vực đô thị và nông thôn. Phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 20 - 25%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 20 - 21%/năm; nâng tỷ lệ hàng hóa lưu chuyển qua các loại hình thương mại hiện đại từ 25 - 30%[2].
Phát triển các trung tâm thương mại tại thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các trung tâm dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị như: Kho vận, công nghệ thông tin, các tiện ích, nghiên cứu thị trường, dịch vụ tài chính,....
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ, xây dựng mô hình chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa bàn các huyện và thành phố của tỉnh.
II. Nội dung và nhiệm vụ cụ thể:
Số TT | Nội dung | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian |
1 | Rà soát và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và quy hoạch nhánh thuộc các lĩnh vực ngành Công Thương,... | Sở Công Thương | Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố. | Hàng năm |
2 | Lập chương trình, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2020 trong các lĩnh vực thuộc chức năng của ngành xây dựng. | Sở Xây dựng | Sở Công Thương; | 2016-2020 |
3 | Xây dựng các chương trình phát triển các cụm sản xuất liên ngành đối với các sản phẩm ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh thông qua việc tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, mạng sản xuất và chuỗi cung ứng các sản phẩm cụ thể. | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan | 2016-2020 |
4 | Rà soát để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn cho phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công thương đã được phê duyệt nhằm đảm bảo quỹ đất để xây dựng các công trình phục vụ sản xuất công nghiệp và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Kế hoạch và Đầu tư; các sở ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố | 2015-2016 |
5 | Tổ chức thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng vào các dự án công nghiệp, thương mại đã được bố trí quỹ đất. | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | Sở Công Thương; UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan | Hàng năm |
6 | Tổ chức xúc tiến thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, xây dựng nhà máy chế biến tại các khu, cụm công nghiệp. | Sở Công Thương | Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch; các sở ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố. | Hàng năm |
7 | Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư phát triển chợ, xây dựng mô hình chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. | Sở Công Thương | UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan | 2015 |
8 | Triển khai đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực để phát triển ngành công nghiệp chế biến. | Sở Lao động, Thương binh và Xã hội | UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan | 2016-2020 |
III. Kinh phí thực hiện:
1. Ngân sách nhà nước: Do Trung ương hỗ trợ và ngân sách của tỉnh chi theo từng năm và từng giai đoạn.
2. Xã hội hóa: Kêu gọi các doanh nghiệp, các nguồn lực từ bên ngoài đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng công nghiệp và thương mại, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm công nghiệp chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
IV. Tổ chức thực hiện:
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đã được phân công; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương để tổng hợp theo quy định.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1379/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2Quyết định 2145/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương tỉnh Bình Phước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020
- 3Quyết định 693/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4Kế hoạch 276/KH-UBND năm 2023 triển khai Quyết định 165/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành Công thương giai đoạn đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Quyết định 2146/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1379/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 3Quyết định 2145/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương tỉnh Bình Phước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020
- 4Quyết định 693/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5Kế hoạch 276/KH-UBND năm 2023 triển khai Quyết định 165/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành Công thương giai đoạn đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Kế hoạch 2637/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 2637/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 20/05/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phạm S
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra