Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2629/KH-UBND | Kon Tum, ngày 15 tháng 8 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 (Quyết định số 569/QĐ-TTg), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích: Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 tại Quyết định số 569/QĐ-TTg; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu: Xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả.
1. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2030, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng, để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thúc đẩy chuyển đổi số, bảo vệ môi trường sinh thái, thích nghi và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đủ khả năng tiếp thu, ứng dụng, làm chủ và phát triển công nghệ hiện đại.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, tổ chức trong doanh nghiệp; đến năm 2025 đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đạt mức 40% và đến năm 2030 đạt mức 45%.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại để chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất và đời sống; trong đó tập trung một số lĩnh vực, công nghệ ưu tiên: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ số, công nghệ chế biến nông lâm sản, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, trồng và chế biến dược liệu,...
- Đến năm 2025, đầu tư của nhà nước cho khoa học và công nghệ đảm bảo tối thiểu hơn 1% chi ngân sách nhà nước hàng năm. Đến năm 2030, đầu tư của nhà nước cho khoa học và công nghệ đảm bảo 2% chi ngân sách nhà nước hàng năm.
- Phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 05 doanh nghiệp khoa học và công nghệ; có khoảng 03-05% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo; có từ 03-05 sáng chế được bảo hộ, khai thác thương mại hóa.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Trên cơ sở nội dung định hướng chủ yếu của Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 và Kế hoạch số 4485/KH- UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 về phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025; các đơn vị, địa phương tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:
- Tập trung triển khai thực hiện đảm bảo các cơ chế, chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ; kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương đáp ứng yêu cầu đặt ra trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
- Tiếp tục đổi mới hoạt động quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng công khai, minh bạch, khách quan; đơn giản hóa thủ tục, chế độ quản lý tài chính, thanh quyết toán; tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Nâng cao hiệu quả phối hợp đồng bộ trong xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở các cấp.
* Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo
- Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo liên kết chặt chẽ giữa các địa phương, khu vực. Phát triển các hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ gắn với các chuỗi giá trị, trong đó, các doanh nghiệp lớn đóng vai trò trung tâm dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương có vai trò hướng dẫn, hỗ trợ để tiếp cận các chính sách, thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới sáng tạo.
- Hình thành trung tâm đối mới sáng tạo tại địa phương (khi đủ điều kiện). Tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo, mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các trung tâm đổi mới sáng tạo, các trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong và ngoài nước.
* Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
- Bảo đảm chi cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước (năm 2030) và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp khoa học và công nghệ tại địa phương. Đảm bảo các khoản chi đúng mục đích cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
* Đơn vị thực hiện: Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước nhằm tăng thêm nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
* Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tham mưu thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp thành lập quỹ, sử dụng hiệu quả kinh phí của quỹ đầu tư cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đảm bảo tỷ lệ trích quỹ đầu tư phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
* Đơn vị thực hiện: Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
4. Phát triển tổ chức khoa học và công nghệ công lập trở thành chủ thể nghiên cứu mạnh
- Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ khoa học và công nghệ tỉnh. Từng bước hình thành các tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, dược liệu; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi đủ điều kiện. Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
* Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh, ưu tiên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến,... Tuyển chọn, cử đi đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao thuộc các lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến (khi đủ điều kiện).
- Thực hiện liên kết, hợp tác đào tạo với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học trong và ngoài nước thông qua các chương trình hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
* Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đổi mới chương trình đào tạo cho đối tượng nhân lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hướng tới đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Tạo kênh kết nối giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để thống nhất nhu cầu về nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.
* Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
6. Phát triển và khai thác có hiệu quả hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
- Phát triển hệ thống các phòng thí nghiệm trên các lĩnh vực. Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tiến hành đánh giá và công nhận các phòng thí nghiệm để làm cơ sở ưu tiên hỗ trợ nguồn lực gắn với các nhóm nghiên cứu mạnh, nhà khoa học, nhà công nghệ giỏi. Tăng cường đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước cho duy trì, bảo hành, bảo trì thiết bị, máy móc, cán bộ kỹ thuật để vận hành các phòng thí nghiệm do nhà nước đầu tư.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thống kê ngành khoa học và công nghệ; nâng cao năng lực của hệ thống thông tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên cơ sở xây dựng và vận hành các nền tảng số.
* Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Tập trung ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chủ lực, có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao; các ngành nghề chế biến nông sản, dược liệu; thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa; xử lý môi trường; chăm sóc sức khỏe Nhân dân,.. theo hướng hiện đại, hiệu quả cao trên một số lĩnh vực:
a) Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xử lý một số vấn đề xã hội; vấn đề mới phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh; phát triển các sản phẩm, mô hình du lịch của tỉnh gắn với khu vực tam giác phát triển và các địa phương trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây.
* Đơn vị thực hiện: Các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Lĩnh vực nông nghiệp
- Nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi chủ lực, nhất là các loại cây dược liệu, cà phê, cao su, cây ăn quả, cây trồng lâm nghiệp, gia súc, thủy sản cá nước ngọt,... phù hợp với các vùng sinh thái để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông lâm nghiệp. Điều tra, thu thập, đánh giá, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen quý, hiếm, có giá trị cao về kinh tế, khoa học, y dược, môi trường phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
- Ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ nano,... trong bảo quản nông lâm sản; sản xuất phân bón, thức ăn gia súc, thủy sản; sản xuất vật liệu mới,... phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Chuyển giao, ứng dụng các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; mô hình dưới tán rừng....để nâng cao hiệu quả sản xuất đối với các loại cây trồng có lợi thế, chủ lực của tỉnh.
* Đơn vị thực hiện:
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tiếp nhận, phổ biến và chuyển giao nhân rộng trong sản xuất.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông
Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, thực tế ảo, xây dựng và hình thành các cơ sở dữ liệu để làm nòng cốt thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, chính quyền điện tử, xã hội số, tạo ra những sản phẩm, thiết bị và các tiện ích thông minh ứng dụng trong sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, quản lý xã hội và đời sống.
* Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
d) Lĩnh vực công thương
Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, tiếp cận, nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng các các công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghệ tích trữ năng lượng tiên tiến, pin nhiên liệu; vật liệu mới; công nghệ sinh học, công nghệ nano... trong bảo quản, chế biến, sản xuất thực phẩm và đồ uống; tiếp thu, làm chủ và phát triển công nghệ chế tạo - tự động hóa; thiết kế, chế tạo thiết bị, dây chuyền sản xuất,...
* Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
đ) Lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Đẩy mạnh ứng dụng, làm chủ công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, khí thải, công nghệ tái chế chất thải phù hợp với điều kiện của địa phương. Ứng dụng công nghệ phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; công nghệ trong nhận dạng, dự báo, cảnh báo các loại hình thiên tai.
* Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
e) Lĩnh vực công nghệ xây dựng, giao thông và hạ tầng tiên tiến, thông minh
Chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xử lý nền móng, xói lở; các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông, thủy lợi, đô thị thông minh.
* Đơn vị thực hiện: Sở Xây dựng, Sở Giao thông - Vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
g) Lĩnh vực y - dược: Ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới, hiện đại trong phòng, chẩn đoán, điều trị một số bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính phổ biến trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp điều trị bệnh kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Ứng dụng sản xuất các sản phẩm thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, thức uống bổ dưỡng,.. từ các loài dược liệu của tỉnh.
* Đơn vị thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
h) Lĩnh vực công nghệ sinh học: Tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch số 1693/KH-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình số 57-CTr/TU ngày 28 tháng 4 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới”.
* Đơn vị thực hiện: Các đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch.
8. Thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
- Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận thông tin công nghệ trong nước và quốc tế; tư vấn, môi giới về công nghệ thông qua mối quan hệ liên kết giữa các trung tâm tư vấn của tư nhân với doanh nghiệp. Triển khai các giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ, các giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp. Hỗ trợ triển khai rộng rãi các công cụ và phương pháp quản lý tài sản trí tuệ. Triển khai các hoạt động hỗ trợ về hàng rào kỹ thuật (TBT) nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh.
- Thúc đẩy hình thành và phát triển bộ phận nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các doanh nghiệp. Đẩy mạnh chuyển giao tri thức, đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tiếp tục phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và sử dụng các giải pháp công nghệ cao, công nghệ mới, chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong nước thay cho nhập khẩu từ nước ngoài.
- Tăng cường hỗ trợ hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp nhằm thúc đẩy liên kết các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa các doanh nghiệp.
* Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
9. Chủ động đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể về hợp tác với các Trường Đại học, các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu khoa học trong hoạt động nghiên cứu, tư vấn chuyển giao, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học và doanh nghiệp của nước: Hàn Quốc; Israel; Nhật Bản, Thái Lan, Lào… trong các lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, nông nghiệp CNC, chế biến dược liệu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản….
* Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tham gia các giải thưởng về khoa học và công nghệ. Khuyến khích, hỗ trợ thanh, thiếu niên nâng cao hiểu biết về khoa học và công nghệ và định hướng nghề nghiệp vào lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Nâng cao chất lượng và tăng cường truyền thông, khuyến khích đầu tư xã hội cho các cuộc thi, sân chơi về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho trẻ em, thanh thiếu niên.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phổ biến rộng rãi kết quả nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông đại chúng; truyền thông về doanh nghiệp có doanh thu tạo ra từ sản xuất - kinh doanh hình thành từ kết quả hoạt động khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị thương hiệu, tạo uy tín đối với người tiêu dùng, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
* Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tham mưu triển khai thực hiện.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương rà soát, tiếp tục triển khai có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch; các hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối và bố trí ngân sách hàng năm cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì tham mưu phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh; ưu tiên cho các dự án đầu tư xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trọng điểm theo quy định.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện thu hút đầu tư vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính: Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.
4. Các Sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại đơn vị địa phương; đồng thời cụ thể hóa trong kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của ngành, địa phương, đơn vị mình.
- Trực tiếp tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước cơ quan, đơn vị.
- Định kỳ hàng năm gửi báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ tình hình triển khai Kế hoạch trước ngày 20 tháng 11 để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
5. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ chủ động, phối hợp tham gia thực hiện Kế hoạch./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |