Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 258/KH-UBND | Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2021 |
THỰC HIỆN QUẢN LÝ SỨC KHỎE CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 20/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025; trong đó có mục tiêu thực hiện khám, quản lý sức khỏe 01 lần/năm cho 100% người dân Thủ đô; Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 08/9/2021 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch thực hiện quản lý sức khỏe cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
1. Mục đích
Thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe để mọi người dân đều được quản lý, theo dõi, chăm sóc sức khỏe; được tư vấn sức khỏe; được điều trị hoặc được chuyển tuyến phù hợp khi có bệnh.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo công tác khám, quản lý sức khỏe, theo dõi tình hình bệnh tật và chăm sóc sức khỏe cho người dân Hà Nội gắn với Bảo hiểm Y tế toàn dân.
- Phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống y tế trên toàn địa bàn Thành phố hiện có; nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên y tế cơ sở, tăng cường y tế dự phòng, tận dụng nguồn lực của hệ thống y tế ngoài công lập.
1. Thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe
- Sử dụng các thông tin sẵn có từ dữ liệu của Bảo hiểm Y tế trên địa bàn Thành phố và thông qua rà soát các đối tượng còn lại tại các xã, phường, thị trấn. Đối tượng lập hồ sơ Quản lý sức khỏe là toàn bộ người dân Thủ đô.
- Sử dụng phần mềm do Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế xây dựng và chuyển giao để thực hiện tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố.
- Thực hiện lập hồ sơ sức khỏe cho người dân theo đúng hướng dẫn tại Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 13/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân.
2. Thực hiện quản lý sức khỏe cho người dân
Phân loại nhóm đối tượng và chỉ đạo các đối tượng theo nhóm thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo luật Lao động, khám sức khỏe học sinh, sinh viên, khám sức khỏe cho các đối tượng, chính sách, khám sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh tại các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
* Phân loại đối tượng thành các nhóm:
(1) Trẻ em dưới 5 tuổi (694.775 trẻ: nguồn Tổng cục Dân số).
(2) Học sinh: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông (2.112.931 học sinh: nguồn Sở Giáo dục và Đào tạo).
(3) Sinh viên: Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (505.627 sinh viên: nguồn niên giám Cục Thống kê Hà Nội).
(4) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: Trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức xã hội, xí nghiệp, doanh nghiệp (1.836.257 người: nguồn niên giám Cục Thống kê Hà Nội).
(5) Người cao tuổi, hưu trí: Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, người nghỉ hưu, hưởng BHXH hàng tháng (1.014.230 người; nguồn Tổng cục Dân số).
(6) Người dân lao động tự do và người khác: Nội trợ, buôn bán nhỏ, thợ xây, giúp việc... ngoài các đối tượng đã nêu ở trên (1.883.398 người: nguồn Tổng cục Dân số).
* Thu thập dữ liệu sức khỏe nhập vào phần mềm theo dữ liệu khám sức khỏe định kỳ theo quy định tại các cơ quan, đơn vị, trường học
- Trẻ em dưới 5 tuổi đến trường.
- Học sinh.
- Sinh viên.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
(Yêu cầu các đơn vị thực hiện khám sức khỏe nhập kết quả khám vào hệ thống quản lý sức khỏe)
3. Tích hợp các nguồn dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh vào hồ sơ sức khỏe
- Cập nhật cho mọi đối tượng khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở Y tế trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố.
- Tích hợp dữ liệu về sức khỏe từ các chương trình mục tiêu, các hệ thống thông tin quản lý bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm, tai nạn thương tích, hệ thống thông tin tiêm chủng vào hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử, thông qua phần mềm quản lý sức khỏe. Tổ chức hệ thống, cập nhật thông tin, sức khỏe của người dân khi đi khám bệnh, chữa bệnh.
- Hồ sơ sức khỏe phải đảm bảo tính bảo mật, cá nhân; Hồ sơ sức khỏe được gán mã cá nhân (ID) theo QR Code của Bảo hiểm Y tế.
4. Tăng cường năng lực y tế cơ sở
- Các Trạm Y tế và tất cả các các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài cơ sở được cung cấp, hướng dẫn thực hành quản lý chăm sóc điều trị bệnh mãn tính như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi,...
- Đầu tư bổ sung hệ thống máy tính, đường truyền Internet để đáp ứng công tác quản lý sức khỏe tại các Trạm Y tế, phòng khám đa khoa, bệnh viện.
- Bố trí đủ cán bộ theo vị trí việc làm tại Trạm Y tế, tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, kết hợp với luân chuyển nhân viên y tế giữa quận, huyện, xã, phường để đảm bảo các Trạm Y tế đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ.
- Tăng cường công tác tư vấn dự phòng nâng cao sức khỏe.
- Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, năng lực cán bộ tại y tế cơ sở.
5. Tổ chức, vận hành hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe
- Phối hợp triển khai phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử gắn với hệ thống mã định danh Bảo hiểm Y tế, hệ thống quản lý dữ liệu dân cư và bảo đảm liên thông, đồng bộ với hệ thống khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập. Hệ thống phần mềm có thể liên thông và cập nhật thông tin khám bệnh, chữa bệnh của tất cả các cơ sở y tế.
- Triển khai thực hiện đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội (bao gồm hệ thống bệnh viện, phòng khám đa khoa, Trạm Y tế, các bệnh viện, phòng khám tư nhân và tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các Bộ, ngành Trung ương trên địa bàn Thành phố).
6. Tổ chức tuyên truyền, vận động
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc quản lý sức khỏe, phòng bệnh, điều trị ngay từ ban đầu và tham gia bảo hiểm y tế cho mỗi người dân.
- Rà soát các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp, trường học thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ theo quy định; khám sức khỏe cho các đối tượng chưa được chăm sóc y tế trên địa bàn và vận động tuyên truyền cho người dân ý nghĩa của việc khám, quản lý sức khỏe.
III. Thời gian thực hiện: (giai đoạn 2021-2025)
- Năm 2021 triển khai phần mềm hồ sơ sức khỏe, tổ chức cập nhật dữ liệu đối với những người được khám sức khỏe, khám bệnh tại tất cả các cơ sở y tế trong và ngoài công lập (Phần mềm của Bộ Y tế).
- Từ năm 2022-2025: Tiếp tục cập nhật dữ liệu sức khỏe của người dân khi đi khám sức khỏe, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và rà soát, đôn đốc tất cả người dân phải được khám, quản lý sức khỏe tối thiểu 01 lần/năm.
- Đối với người lao động tại các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Lao động.
- Đối với học sinh, sinh viên: thực hiện theo quy định khám sức khỏe định kỳ của học sinh, sinh viên.
- Đối với các đối tượng chính sách tổ chức theo các hoạt động của các chương trình y tế.
- Đối với người dân đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thực hiện theo quy định của Bảo hiểm Y tế và chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế - Bộ Tài chính.
- Kinh phí mua sắm trang thiết bị máy tính cần bổ sung cho các Trạm Y tế và phòng khám đa khoa khu vực sử dụng nguồn ngân sách đầu tư hàng năm đối với các đơn vị y tế công lập và xã hội hóa đối với đơn vị ngoài công lập.
- Kinh phí vận hành triển khai phần mềm quản lý sức khỏe (nguồn ngân sách Thành phố hàng năm trong đề án Thành phố thông minh do Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì).
- Là cơ quan thường trực, xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai khám, quản lý sức khỏe cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội và chăm sóc sức khỏe toàn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tập trung huy động lực lượng ngành y tế công lập và ngoài công lập khám, quản lý sức khỏe cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phối hợp Sở Tài chính xây dựng dự toán và đề xuất nguồn kinh phí Thành phố để thực hiện Kế hoạch theo mục tiêu đề ra.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền về mục đích, lợi ích và trách nhiệm của các cấp, các ngành và mỗi người dân trong quản lý sức khỏe người dân.
- Tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn để triển khai hiệu quả kế hoạch quản lý sức khỏe người dân.
- Trực tiếp phối hợp với Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế để triển khai phần mềm quản lý sức khỏe cho Nhân dân tại các cơ sở y tế.
-Tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả về Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
Căn cứ Kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế, Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế tham mưu đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về nguồn kinh phí (vốn sự nghiệp) để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
- Cung cấp, chia sẻ cơ sở dữ liệu sẵn có về người dân, hộ gia đình với Sở Y tế để thiết lập hồ sơ sức khỏe, bảo đảm an toàn, thống nhất và tiết kiệm.
- Chỉ đạo đơn vị thực hiện việc kết nối hệ thống giám định Bảo hiểm Y tế tại y tế cơ sở, tích hợp vào hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động để người dân và toàn xã hội tích cực tham gia BHYT toàn dân.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán kinh phí bổ sung trang thiết bị cho việc thực hiện quản lý sức khỏe của các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố.
- Quản lý máy chủ, cơ sở dữ liệu, đảm bảo an toàn thông tin và dữ liệu theo đúng quy định.
- Chỉ đạo và hướng dẫn hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin tuyên truyền về công tác quản lý sức khỏe cá nhân, khám lập hồ sơ sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ và tham gia Bảo hiểm Y tế toàn dân.
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các trường thuộc hệ thống giáo dục Hà Nội phối hợp với các cơ sở y tế tổ chức khám, quản lý sức khỏe cho các đối tượng là cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh theo đúng kế hoạch đề ra.
- Chủ động xây dựng kế hoạch quản lý hồ sơ sức khỏe của cơ quan, đơn vị và phối hợp với các đơn vị y tế thực hiện khám sức khỏe cho đơn vị, phải nhập dữ liệu khám vào phần mềm khám, quản lý sức khỏe của Thành phố.
- Cung cấp, chia sẻ thông tin sức khỏe của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị cho cơ sở y tế trên địa bàn để phối hợp quản lý.
7. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã
- Xây dựng kế hoạch triển khai công tác quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hoạt động khám sức khỏe định kỳ tại các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp theo Luật Lao động. Chỉ đạo, đôn đốc thực hiện khám sức khỏe định kỳ tại các trường học trên địa bàn.
- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn rà soát các đối tượng chưa được chăm sóc y tế trên địa bàn và xây dựng kế hoạch quản lý sức khỏe cá nhân cho toàn bộ người dân trên địa bàn.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị (máy tính, máy in...) để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn và khám, quản lý sức khỏe cho người dân.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để người dân tích cực chủ động tham gia để được quản lý sức khỏe và hưởng các dịch vụ y tế ngay tại tuyến y tế cơ sở.
- Bố trí kinh phí cho việc khám, quản lý sức khỏe cho người dân trên địa bàn theo quy định.
8. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các Báo Hànộimới, Kinh tế và Đô thị, An ninh Thủ đô
- Tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết và nâng cao chất lượng tuyên truyền, truyền thông để người dân hiểu rõ lợi ích và tham gia tích cực công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn và việc quản lý sức khỏe.
- Tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc quản lý sức khỏe để vận động 100% người dân tham gia thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện quản lý sức khỏe cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2018 về lập hồ sơ, khám, quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2Kế hoạch 1271/KH-UBND năm 2019 về lập hồ sơ khám, quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 2297/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển y tế cộng đồng thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030
- 1Bộ luật Lao động 2019
- 2Quyết định 831/QĐ-BYT năm 2017 về Mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu do Bô trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2018 về lập hồ sơ, khám, quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Kế hoạch 1271/KH-UBND năm 2019 về lập hồ sơ khám, quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Quyết định 2297/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển y tế cộng đồng thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030
- 7Kế hoạch 207/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình 08-CTr/TU về “phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025” do thành phố Hà Nội ban hành
Kế hoạch 258/KH-UBND năm 2021 thực hiện quản lý sức khỏe cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 258/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/11/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Chử Xuân Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra