- 1Quyết định 762/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021-2030"
- 2Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1411/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 1270/QĐ-SGDĐT năm 2022 về Kế hoạch triển khai Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 286/KH-UBND-VX năm 2021 về triển khai Chương trình chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 255/KH-UBND-VX | Tân Bình, ngày 12 tháng 9 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”;
Thực hiện Quyết định số 1411/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Thực hiện Quyết định số 1270/QĐ-SGDĐT ngày 24 tháng 5 năm 2022 của Sở Giáo dục và tạo về ban hành Kế hoạch triển khai tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 286/KH-UBND-VX ngày 05 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình về triển khai Chương trình chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình giai đoạn 2021-2025,
Ủy ban nhân dân quận ban hành Kế hoạch triển khai tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 với những nội dung cụ thể như sau:
Chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, làm nền tảng cho quận phát triển bền vững, phát triển nền kinh tế số, tận dụng tốt thời cơ cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ủy ban nhân dân quận Tân Bình xác định, chuyển đổi số giúp Ngành Giáo dục quận Tân Bình sẽ có những thay đổi cốt lõi sau:
- Thay đổi cách thức quản lý, chỉ đạo điều hành, hướng đến cách thức quản lý công việc trên nền tảng công nghệ số.
- Tác động trực tiếp đến đối tượng và các dịch vụ cung cấp của Ngành; qua đó, thay đổi cách tiếp nhận các dịch vụ giáo dục truyền thống sang các dịch vụ giáo dục số mà nền tảng là dữ liệu số.
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trên nền tảng dữ liệu số; thúc đẩy đầu tư vào số hóa dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách mạnh mẽ.
- Đa dạng các hình thức, giải pháp tiếp cận nhu cầu “cần gì học nấy”, “học mọi lúc - mọi nơi” của người học, góp phần xây dựng hệ thống giáo dục bảo đảm mọi công dân đều được học tập suốt đời, hướng đến xây dựng xã hội học tập.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo; đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tác động tích cực, toàn diện tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục.
- Người học và nhà giáo là trung tâm của quá trình chuyển đổi số; lợi ích mang lại cho người học, đội ngũ nhà giáo và người dân là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ thành công của chuyển đổi số.
- Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo cần có sự thay đổi nhận thức mạnh mẽ, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp quản lý, sự chủ động, tích cực của các cơ sở giáo dục và sự ủng hộ, tham gia của mỗi người học, mỗi nhà giáo và toàn xã hội.
- Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo phải được thiết kế đồng bộ, bao quát, có hệ thống trong tổng thể Chương trình chuyển đổi số quốc gia; được triển khai từng bước có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao trong từng giai đoạn, nhất là trong giai đoạn thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19.
Sự phát triển công nghệ là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số.
2.1. Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
- Người học và nhà giáo của quận Tân Bình có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tiếp cận có hiệu quả chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và các hoạt động dạy - học trực tuyến.
- 100% cơ sở giáo dục đủ số lượng về phòng máy, máy tính và cấu hình đạt chuẩn theo đề án 762/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2021.
- 100% cơ sở giáo dục có đường truyền tốc độ cao, đáp ứng toàn bộ máy tính có thể truy cập Internet trong cùng một thời điểm. Các phòng chức năng đảm bảo trang bị đầy đủ máy tính có kết nối Internet và các trang thiết bị thu phát tín hiệu cần thiết.
- Phấn đấu mỗi cơ sở giáo dục có ít nhất 01 phòng học tương tác thông minh, phòng thí nghiệm thực hành hiện đại.
a) Về môi trường giáo dục trực tuyến
- Quản lý hoạt động dạy và học trực tuyến là sản phẩm trong nước, được trên 80% người học sử dụng.
- Xây dựng, hoàn thiện thư viện số dùng chung cho toàn ngành, từng bậc học.
- Ứng dụng một nền tảng học trực tuyến phục vụ các hoạt động học tập suốt đời của người dân quận Tân Bình nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
b) Về quy mô hoạt động giáo dục trực tuyến:
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia các khóa tập huấn về nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
- Tỉ trọng tối thiểu nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến đạt trung bình 25% ở bậc tiểu học, 35% ở bậc trung học.
a) Về quản trị nhà trường: 100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu dùng chung và công nghệ số, trong đó:
- 100% học sinh, học viên, nhà giáo được quản lý bằng hồ sơ số với định danh duy nhất và thống nhất toàn quốc (mã số định danh theo Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022).
- 100% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu được quản lý bằng hồ sơ số.
b) Về quản lý giáo dục:
Hệ thống thông tin quản lý toàn ngành giáo dục được thiết lập và vận hành hiệu quả, trong đó:
- Cơ sở dữ liệu toàn ngành được hoàn thiện đảm bảo tiêu chí “sống, sạch, đủ, đúng”, kết nối thông suốt với tất cả các cơ sở giáo dục đảm bảo cung cấp thông tin quản lý một cách thống nhất, đầy đủ, tin cậy và kịp thời, được kết nối và chia sẻ hiệu quả với các cơ sở dữ liệu Thành phố và quốc gia.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên được vận hành chủ yếu dựa trên dữ liệu và công nghệ số, trong đó 100% hồ sơ công việc được giao dịch và giải quyết trên môi trường số (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).
- 100% cơ sở giáo dục xây dựng lộ trình sử dụng hồ sơ điện tử giáo dục đáp ứng theo chuẩn kết nối và chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố sử dụng chữ ký số trong các hoạt động quản lý và dạy học.
c) Về dịch vụ hỗ trợ người học, người dân:
- Thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4 theo hình thức chuyển phát học bạ, bằng điểm, giấy chứng nhận tốt nghiệp, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung học cơ sở qua dịch vụ bưu chính công ích; đăng ký cấp phát bản sao văn bằng qua cổng thông tin điện tử https://tanbinh.hochiminhcity.gov.vn
- Tỷ lệ người học, cha mẹ học sinh hài lòng về chất lượng dịch vụ trực tuyến của các cơ sở giáo dục đạt trung bình 80%.
- Tỷ lệ tổ chức, cá nhân hài lòng về chất lượng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan quản lý giáo dục đạt trung bình 80%.
- Hoàn thiện một nền tảng dạy và học trực tuyến tích hợp kho học liệu số hỗ trợ 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục trực tuyến, đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông.
- 100% nguồn lực giáo dục, chương trình giáo dục và đối tượng giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được quản lý trên môi trường số, kết nối thông suốt toàn ngành và liên thông với các cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Tăng cường sự tham gia của người dân, tổ chức và doanh nghiệp cùng góp ý, giám sát và sử dụng các dịch vụ, tiện ích của chuyển đổi số. Triển khai các kênh hỗ trợ trực tiếp, trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi để phụ huynh học sinh, cộng đồng khi sử dụng các dịch vụ giáo dục trực tuyến.
Thúc đẩy nghiên cứu, sáng tạo, và thử nghiệm các công nghệ số trong giáo dục, tổ chức kết nối, tập hợp, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm ứng dụng, nền tảng giáo dục số.
Xây dựng quy định về đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo an ninh mạng trên phạm vi toàn ngành trên nền tảng chung chính sách của quận.
Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục của quận.
1.2. Xây dựng các văn bản hướng dẫn, điều hành
Xây dựng các quy định về quản lý, thu thập dữ liệu giáo dục; các quy chuẩn, quy định về kết nối, liên thông dữ liệu trong ngành Giáo dục.
Hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hướng dẫn, quy định về xác thực điện tử trong ngành Giáo dục và Đào tạo.
1.3. Phát triển cơ sở dữ liệu giáo dục
Phát triển, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên nguyên tắc cơ sở dữ liệu tập trung được lưu giữ một cách có hệ thống và lâu dài. Cơ sở dữ liệu giáo dục do Phòng Giáo dục và Đào tạo quận được phân công quản lý, vận hành và khai thác.
Ứng dụng các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) trong việc xây dựng, lưu trữ dữ liệu chuyên ngành và là nền tảng để triển khai các ứng dụng trực tuyến.
Phát triển nền tảng tích hợp cơ sở dữ liệu về giáo dục và đào tạo, kết nối giữa các cơ sở dữ liệu giáo dục và các hệ thống giáo dục chuyên ngành khác.
Xây dựng, triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình gồm các thành phần chính như:
- Hệ thống Cơ sở dữ liệu giáo dục tập trung;
- Kết nối thanh toán điện tử;
- Kết nối dịch vụ bưu chính để chuyển phát hồ sơ;
- Cung cấp thông tin tình trạng giải quyết hồ sơ hành chính;
- Tích hợp, cung cấp dữ liệu giáo dục;
- Liên thông các hệ thống thông tin.
Triển khai hệ thống chữ ký số, chữ ký điện tử trong toàn ngành. Phát triển các nền tảng siêu ứng dụng di động trong việc cung cấp các dịch vụ giáo dục, hướng tới mạng xã hội dịch vụ giáo dục.
Hoàn thành cơ sở dữ liệu giáo dục, ứng dụng các công nghệ thông minh để phân tích số liệu về hoạt động giáo dục kịp thời, chính xác, giúp báo cáo, dự báo chính xác từ đó có tham mưu xây dựng các chính sách giáo dục phù hợp.
1.5. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng
Các cơ sở giáo dục triển khai đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị theo đúng quy định. Triển khai hệ thống giám sát an toàn, an ninh thông tin.
Tiếp tục thực hiện hệ thống chữ ký số trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Phòng Giáo dục và Đào tạo (bao gồm việc xác thực trên thiết bị di động) tiến tới việc phát triển, hoàn thiện hệ thống xác thực chữ ký số tại các đơn vị.
1.6. Phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho giáo viên và cán bộ quản lý thông qua các khóa đào tạo, tập huấn thường xuyên.
Đào tạo bồi dưỡng nhân viên, giáo viên, chuyên viên chuyển đổi số về các công nghệ số áp dụng trong giáo dục và đào tạo gồm các tiêu chuẩn công nghệ thông tin giáo dục, các công nghệ số về dữ liệu lớn, di động... làm nòng cốt trong chuyển đổi số giáo dục.
2.1. Xây dựng hệ sinh thái số ngành Giáo dục và Đào tạo
Hoàn thiện và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu ngành, số hóa các dữ liệu chuyên ngành, liên thông, tích hợp với kho dữ liệu dùng chung của thành phố nhằm phục vụ công tác quản lý và khai thác, chia sẻ dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo.
Từng bước xây dựng hệ sinh thái giáo dục bao gồm 2 nhóm:
Nhóm 1: Thu thập dữ liệu các hệ thống, phần mềm, hệ thống phần mềm có chức năng tạo ra dữ liệu thô được sử dụng tại cơ sở (cấp thu thập dữ liệu thấp nhất) như các phần mềm quản lý trường học, hệ thống Camera trường học do các đơn vị hợp tác với Sở hoặc các phần mềm do Sở Giáo dục và Đào tạo phát triển.
Nhóm 2: Khai thác và chuẩn hóa dữ liệu bao gồm các phần mềm, hệ thống phần mềm sử dụng dữ liệu được thu thập để làm nền tảng định danh người dùng và tham số đầu vào. Nhóm này gồm: hệ thống họp trực tuyến, các hệ thống báo cáo chuyên môn, thống kê, hệ thống học tập, ôn luyện trực tuyến..., các phần mềm tạo hội thi, các chức năng quản lý, các phần mềm liên lạc giữa phụ huynh và nhà trường... thông qua việc sử dụng những dữ liệu thu thập được vào các hoạt động thường xuyên, liên tục, dữ liệu được rà soát, chuẩn hóa và giữ trong trạng thái dữ liệu sống.
Xây dựng phần mềm thống kê giáo dục triển khai toàn quận, tích hợp dữ liệu và khai thác sử dụng dữ liệu tại Trung tâm điều hành thông minh của quận Tân Bình.
Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành, quản lý điểm, học bạ điện tử và phần mềm quản lý dạy học, e-learning, e-library, quản lý các cơ sở giáo dục điện tử.
Xây dựng, hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý, điều hành điện tử, hạn chế việc sử dụng giấy tờ. Phát triển kết nối thông tin điện tử, xác thực điện tử, trường học điện tử, quản lý hồ sơ học vụ điện tử ở các cơ sở giáo dục. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin cơ quan Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình.
2.2. Phát triển chính quyền số trong ngành Giáo dục và Đào tạo
Đẩy mạnh phát triển, nâng cấp các hệ thống thông tin giáo dục trên các nền tảng số mới nhất về truyền thông xã hội; cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công một cách đơn giản, thuận tiện trên di động toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành của Phòng Giáo dục và Đào tạo và cung cấp trải nghiệm tốt nhất, thân thiện nhất cho người dùng. Các hệ thống triển khai bao gồm:
- Triển khai, hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý, điều hành điện tử, hạn chế việc sử dụng giấy tờ, ứng dụng phát triển giao dịch điện tử, xác thực điện tử, văn phòng điện tử; triển khai hệ thống chữ ký số, chữ ký điện tử.
- Triển khai hạng mục “Phần mềm một cửa điện tử - ISO điện tử” và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
- Số hóa các văn bản, tài liệu của ngành giáo dục; ưu tiên số hóa dữ liệu Tốt nghiệp Trung học cơ sở.
2.3. Đẩy mạnh triển khai Đề án “Trường học thông minh - Trường học không tiền mặt”
Tiếp tục triển khai “Phần mềm quản lý trực tuyến các nguồn thu” tại 100% trường học trên địa bàn quận nhằm liên thông dữ liệu, cha mẹ học sinh, học sinh thanh toán học phí không dùng tiền mặt. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn ngân hàng, công ty trung gian thanh toán triển khai các giải pháp thu học phí không dùng tiền mặt. Ứng dụng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt thân thiện với người dùng trên internet, thiết bị di động và các sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích của ngân hàng.
2.4. Tiếp tục triển khai Đề án xây dựng hệ thống thư viện tiên tiến, hiện đại
Số hóa và xây dựng hệ thống dữ liệu liên thư viện tiên tiến, hiện đại, hỗ trợ giáo viên và học sinh chủ động về phương thức tìm kiếm thông tin, dữ liệu học tập nghiên cứu, dễ dàng truy cập từ xa.
Phối hợp hoạt động giảng dạy của giáo viên với việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh, trao đổi các dữ liệu giảng dạy trong và ngoài nhà trường, giáo viên và các nhà quản lý giáo dục cũng có thể hỗ trợ chia sẻ nguồn tư liệu, tài liệu khoa học, tài liệu giảng dạy qua đó góp phần chuyển đổi số trong hoạt động của thư viện, hình thành hệ thống các thư viện tiên tiến, hiện đại cho các trường phổ thông trên địa bàn thành phố.
2.5. Xây dựng nền tảng số nâng cao hiệu quả dạy - học trực tuyến
Tập trung triển khai các nền tảng số để cung cấp các hình thức dạy học trực tuyến (E-Learning), dạy học từ xa cụ thể:
- Xây dựng nền tảng quản lý đào tạo trực tuyến (Learning Management System - LMS) nhằm quản trị, giám sát, báo cáo và phân phối các khóa học, chương trình đào tạo, học tập một cách đồng bộ và hiệu quả.
- Số hóa học liệu (hay học liệu điện tử) bao gồm: Giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, kiểm tra, đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, giáo trình điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng và các học liệu được số hóa khác nhằm hình thành kho học liệu số.
2.6. Xây dựng các cơ sở dữ liệu giáo dục chuyên ngành giáo dục
Trong giai đoạn 2022-2025, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình tập trung chuyển đổi số trên cơ sở xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên nguyên tắc kế thừa đối với những cơ sở dữ liệu đã hình thành đồng thời phát triển các cơ sở dữ liệu mới nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố. Cụ thể:
- Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành Giáo dục Mầm non
- Cơ sở dữ liệu chuyên ngành tổ chức cán bộ: Quản lý nhân sự; quản lý, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên; tuyển dụng và chuyển công tác viên chức, công chức; công khai về các đơn vị, loại hình dịch vụ giáo dục.
- Cơ sở dữ liệu về quản lý và đánh giá công tác thi đua - khen thưởng.
- Cơ sở dữ liệu về công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
- Cơ sở dữ liệu về quản lý văn bằng, chứng chỉ.
- Cơ sở dữ liệu về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và phát triển hệ thống thông tin quản lý trang thiết bị giáo dục (cơ sở vật chất), công tác kiểm tra và hoạt động giáo dục quận Tân Bình.
- Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức và hiệp hội về công nghệ thông tin, các chuyên gia trong và ngoài nước để giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến về công nghệ giáo dục và chuyển đổi số áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Thu hút nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua hình thức đối tác công tư (PPP) để đầu tư xây dựng các nền tảng số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, ưu tiên cho phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến, hệ thống học tập trực tuyến, kho học liệu số dùng chung, cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối trang thiết bị số để hỗ trợ, ưu đãi cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin cơ bản (máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng) tích hợp các phần mềm ứng dụng và tính năng an toàn, bảo mật cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học phục vụ hoạt động dạy - học trong các nhà trường.
- Bảo đảm tiết kiệm, minh bạch, đúng pháp luật, chống tiêu cực, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách và chi đầu tư phát triển được cân đối hàng năm cho quận theo quy định để thực hiện các chương trình, dự án nhằm triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số; kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các đơn vị thuộc đối tượng tham gia Kế hoạch chuyển đổi số.
- Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.
- Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch Chuyển đổi số theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, đối tác công tư, giao nhiệm vụ, hình thức đặt hàng tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận xây dựng Kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số của ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; đảm bảo nguồn lực và tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn của quận.
- Triển khai kế hoạch chuyển đổi số của ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình trong khuôn khổ lĩnh vực, cấp học; bậc học, chức năng, nhiệm vụ được phân công. Bên cạnh đó, thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chủ trì, phối hợp xây dựng đề án giáo dục thông minh quận Tân Bình và các phần mềm trực tuyến hỗ trợ công tác quản lý, điều hành của Ngành.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân quận kết quả thực hiện chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức Hội nghị triển khai và Hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Giáo dục và Đào tạo.
- Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình chuyển đổi số trong công tác cải cách hành chính của ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi số của ngành Giáo dục và Đào tạo của các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân quận
- Phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi số của ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình.
- Tích hợp cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo, nền tảng số vào Đề án “Đô thị thông minh” quận Tân Bình.
- Triển khai hạng mục “Phần mềm một cửa điện tử - ISO điện tử” và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu, đề xuất kinh phí để triển khai thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch.
- Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện hướng dẫn và kiểm tra, giám sát các đơn vị trường học thu tiền cha mẹ học sinh qua phương thức không dùng tiền mặt (SSC).
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận đề xuất phân bổ nguồn vốn bảo đảm kinh phí để triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số của ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình và kinh phí đầu tư giáo dục thông minh.
4. Phòng Nội vụ
- Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện các cơ sở dữ liệu về tuyển dụng giáo viên, nhân viên ngành giáo dục.
- Xây dựng đề án thực hiện cơ sở dữ liệu quản lý về nhân sự ngành giáo dục.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận hoàn chỉnh quy trình và bổ nhiệm cán bộ quản lý.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận đẩy mạnh việc quản lý việc bồi dưỡng nguồn nhân lực trong toàn quận.
5. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận
Xây dựng kế hoạch và triển khai các nhiệm vụ trong chương trình chuyển đổi số; trong đó, nhấn mạnh vai trò người đứng đầu của đơn vị.
Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ, ưu tiên bố trí các nguồn lực cho việc chuyển đổi số của đơn vị.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình chuyển đổi số của ngành Giáo dục và đào tạo quận Tân Bình giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Ủy ban nhân dân quận yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2Kế hoạch 3333/KH-SGDĐT năm 2022 về hội thảo Quốc tế Chuyển đổi số Ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2022-2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 664/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của tỉnh Gia Lai
- 4Kế hoạch 335/KH-UBND năm 2022 về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2022-2027 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 5Kế hoạch 3433/KH-SGDĐT năm 2023 về tổ chức Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm 2024
- 1Quyết định 762/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021-2030"
- 2Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1411/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 1270/QĐ-SGDĐT năm 2022 về Kế hoạch triển khai Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 7Kế hoạch 3333/KH-SGDĐT năm 2022 về hội thảo Quốc tế Chuyển đổi số Ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2022-2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 664/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của tỉnh Gia Lai
- 9Kế hoạch 286/KH-UBND-VX năm 2021 về triển khai Chương trình chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025
- 10Kế hoạch 335/KH-UBND năm 2022 về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2022-2027 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 11Kế hoạch 3433/KH-SGDĐT năm 2023 về tổ chức Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm 2024
Kế hoạch 255/KH-UBND-VX năm 2022 về triển khai tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 255/KH-UBND-VX
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 12/09/2022
- Nơi ban hành: Quận Tân Bình
- Người ký: Lê Thị Thu Sương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định