Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 250/KH-UBND | Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2021 |
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT CA KỊCH TRUYỀN THỐNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca kịch truyền thống Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2025 như sau:
1. Mục đích
- Gìn giữ và phát huy giá trị các loại hình ca kịch truyền thống của Thủ đô Hà Nội. Trong đó tập trung vào 04 loại hình chính là: nghệ thuật Chèo, Cải lương, Múa Rối và Kịch.
- Nâng cao nhận thức, ý thức và vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp và Nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ Thủ đô trong nhiệm vụ bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca kịch truyền thống.
- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hình thành nên những sản phẩm văn hóa nghệ thuật độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội, đồng thời có khả năng thích ứng với xu hướng nghệ thuật đương đại, góp phần xây dựng “thành phố sáng tạo”, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa thẩm mỹ cho Nhân dân, quảng bá hình ảnh Thủ đô ra thế giới.
2. Yêu cầu
- Lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật truyền thống tiêu biểu, truyền lại cho đời sau. Tiếp tục động viên các tầng lớp văn nghệ sĩ Thủ đô sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, đóng góp vào kho tàng nghệ thuật truyền thống nước nhà.
- Các tác phẩm nghệ thuật truyền thống ngoài việc đảm bảo yếu tố dân gian truyền thống cần có sự kết hợp tính giải trí, phong cách hiện đại và sáng tạo.
- Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô tập trung vào 04 loại hình nghệ thuật: Chèo, Cải lương, Múa Rối và Kịch.
- Tuyên truyền trên hệ thống báo chí Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Cổng thông tin điện tử Thành phố và hệ thống thông tin cơ sở.
- Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục gắn với việc hoàn thành chỉ tiêu công tác chuyên môn nghiệp vụ của từng địa phương, đơn vị.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội; các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2021-2025.
Sưu tầm và xây dựng danh mục các loại hình nghệ thuật ca kịch truyền thống: Chèo, Cải lương, Múa Rối, Kịch chuyên nghiệp và không chuyên.
- Xây dựng danh mục các làn điệu, vở diễn, tích trò, trích đoạn cổ đứng trước nguy cơ mai một cần gìn giữ và bảo tồn nguyên trạng.
- Xây dựng danh mục các làn điệu, trích đoạn, vở diễn có khả năng phát huy, chỉnh lý, bổ sung để nhân rộng đến đông đảo quần chúng Nhân dân Thủ đô.
- Tổng hợp và lên danh mục các loại hình nghệ thuật truyền thống là thế mạnh đã và đang phát triển tại các địa phương trên địa bàn Thành phố.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2022-2025.
- Phục dựng một số vở diễn cổ, trích đoạn, làn điệu tiêu biểu thuộc loại hình nghệ thuật: Chèo, Cải Lương, Múa Rối, Kịch do các nghệ sĩ của Hà Nội biểu diễn để quay phim tư liệu, in sang đĩa DVD nhằm bảo vệ, lưu trữ, quảng bá, tuyên truyền và đưa vào danh mục trưng bày, giới thiệu trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Thành phố và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Thành phố và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2022-2025.
- Nghiên cứu, đưa nghệ thuật ca kịch truyền thống vào các hoạt động dịch vụ du lịch để phục vụ du khách phù hợp với thực tế; trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, giới thiệu nghệ thuật Chèo, Cải lương, Múa Rối và Kịch trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Thủ đô.
- Thông qua các hoạt động hợp tác và giao lưu văn hóa song phương, đa phương, tuần văn hóa Việt Nam tại các nước trong khu vực và trên thế giới, các sự kiện văn hóa quốc tế tổ chức tại Hà Nội để giới thiệu, quảng bá các loại hình nghệ thuật truyền thống của Thủ đô tới bạn bè quốc tế.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của du khách như Nhà hát, dịch vụ bổ trợ, thời gian tổ chức biểu diễn linh hoạt theo nhu cầu của từng đối tượng khách du lịch.
- Đối với đội ngũ nhân viên, nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp: bên cạnh việc đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về du lịch và kỹ năng phục vụ khách du lịch để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong phục vụ cũng như khả năng giao lưu, ứng xử phù hợp với từng nhóm đối tượng khách du lịch đến với Thủ đô.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2022-2025.
- Thành phố Hà Nội đầu tư kinh phí sưu tầm, tư liệu hóa, in ấn, phát hành thành đĩa DVD nhằm lưu giữ các tài liệu, nhạc cụ, vở diễn cổ, tích trò, đoạn trích đặc sắc.
- Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp các Nhà hát như: Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Múa Rối Thăng Long.
- Các địa phương căn cứ vào loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của mình chủ động xây dựng dự toán kinh phí, lộ trình, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, con người, hỗ trợ nghệ nhân mở lớp đào tạo, truyền nghề cho thế hệ trẻ.
- Tổ chức trình diễn, giới thiệu nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước tới thưởng thức loại hình nghệ thuật đặc sắc được bảo tồn tại các địa phương.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2022-2025.
6. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- Đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nội vụ có chính sách ưu tiên khi tính tuổi nghỉ hưu cho diễn viên hoặc mở rộng đối tượng khi tinh giản biên chế so với các quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP của Chính phủ cho một số ngành nghệ thuật truyền thống trong đó có loại hình Chèo, Cải lương, Múa Rối và Kịch.
- Rà soát, triển khai quy hoạch chiến lược nguồn nhân lực cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn Thủ đô; tạo cơ chế, chính sách đột phá cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện cho họ phát huy tài năng, gắn bó và cống hiến lâu dài với Thủ đô; đa dạng hóa hình thức giáo dục đào tạo; chú trọng giáo dục văn hóa thẩm mỹ cho công chúng, đẩy mạnh việc đưa giáo dục nghệ thuật vào chương trình giáo dục các cấp; tăng cường hợp tác quốc tế với các cơ sở giáo dục đào tạo có uy tín ở trong nước, khu vực và trên thế giới trong đào tạo nhất là đào tạo nguồn nhân lực chiến lược.
- Các địa phương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng lực lượng nghệ nhân trẻ kế cận; có chính sách hỗ trợ duy trì hoạt động các giáo phường, CLB ca kịch truyền thống đặc sắc; động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện để các nghệ nhân lớn tuổi có không gian sáng tạo, tiếp tục cống hiến tài năng và truyền nghề cho thế hệ trẻ địa phương.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, UBND các quận, huyện, thị xã.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2022-2025.
7. Tổ chức biểu diễn phục vụ công chúng Thủ đô
- Phổ biến các tác phẩm trong danh mục bảo tồn tới đông đảo các tầng lớp Nhân dân Thủ đô. Đưa các trích đoạn, vở diễn, tích trò vào chương trình sân khấu học đường, biểu diễn tại trường học phục vụ đối tượng là học sinh Thủ đô, biểu diễn phục vụ tại các Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công, Cơ sở cai nghiện, Trung tâm cai nghiện và quản lý sau cai thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Khu công nghiệp, khu chế xuất cho công nhân lao động Thủ đô và các đối tượng khác theo chỉ đạo của UBND Thành phố.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn lao động Thành phố.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2023-2025.
8. Công tác Thi đua khen thưởng
Khen thưởng thường xuyên và kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, quảng bá, tuyên truyền, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Thủ đô.
- Đơn vị chủ trì: Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố).
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2022-2025.
III. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH CA KỊCH CỤ THỂ
1. Nghệ thuật ca kịch truyền thống chuyên nghiệp
Bảo tồn và phát triển 03 đơn vị ca kịch truyền thống, 01 đơn vị nghệ thuật tiêu biểu của Thủ đô gồm: Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Múa Rối Thăng Long, Nhà hát Kịch Hà Nội (theo Quyết định số 2830/QĐ-UBND ngày 02/7/2021 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án và tổ chức sắp xếp lại, nâng cao năng lực theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả các đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập thuộc thành phố Hà Nội).
1.1. Nghệ thuật Cải lương
- Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị nghệ thuật Cải lương nhằm đưa công chúng đến với sân khấu Cải lương truyền thống một cách có hiệu quả, xây dựng lực lượng khán giả thân thiết gia tăng dần theo thời gian. Xây dựng trụ sở Nhà hát Cải lương Hà Nội thành một địa chỉ văn hóa trong lòng phố cổ.
- Tích cực tìm tòi những phương thức huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia quá trình sáng tạo và quảng bá tác phẩm, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động nghệ thuật, phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ, huy động nguồn lực kinh phí từ các tổ chức và cá nhân xây dựng những tác phẩm nghệ thuật Cải lương đỉnh cao.
- Xây dựng và triển khai Đề án “Tiếng đàn, giọng ca Cải lương giữa lòng Hà Nội”. Biểu diễn các làn điệu Cải lương và trích đoạn trong các vở diễn cổ.
- Phục dựng một số vở diễn cổ, vở diễn lịch sử như: Kiều, Sen trắng Đông A, Kỹ nữ thành Đông Quan, Lý Thường Kiệt. Tổ chức ghi âm ghi hình và quảng bá những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao đã được công chúng nhiều thế hệ đón nhận.
- Căn cứ việc dàn dựng vở mới và biểu diễn phục vụ Nhân dân theo kế hoạch hàng năm, Nhà hát Cải lương Hà Nội phấn đấu phục dựng 01 trên tổng số 03 vở diễn về đề tài lịch sử, dân gian.
- Phấn đấu tổ chức biểu diễn phục vụ quần chúng Nhân dân Thủ đô 350 buổi/năm: phục vụ nhiệm vụ chính trị, biểu diễn doanh thu, biểu diễn tại phố đi bộ hô Hoàn Kiếm và các đối tượng khác theo chỉ đạo của UBND Thành phố.
- Chịu trách nhiệm sưu tầm, lên danh mục các vở diễn cổ, trích đoạn, làn điệu, nhạc cụ.... cần được bảo tồn lưu giữ. Ghi hình và số hóa tư liệu.
- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao (Nhà hát Cải lương Hà Nội).
1.2. Nghệ thuật Chèo
- Từng bước triển khai, thực hiện các buổi quay trực tuyến trên một số kênh truyền thông, giải trí như: youtube, facebook, truyền hình, ...góp phần giới thiệu, quảng bá nghệ thuật Chèo truyền thống và các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu của nghệ thuật Chèo đến với khán giả cả nước.
- Tiếp tục thực hiện Đề án “Giới thiệu và trình diễn nghệ thuật Chèo truyền thống tại các trường học trên địa bàn Thành phố”.
- Bảo tồn duy trì, giữ gìn các làn điệu, nghệ thuật trình diễn đặc sắc, phát triển các giá trị tinh hoa của nghệ thuật Chèo. Bảo tồn, phục dựng các vở Chèo cổ như: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình - Dương Lễ ... làm cơ sở bảo tồn, kế thừa nguyên gốc các giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Làm phương tiện truyền dạy cho các thế hệ diễn viên, nhạc công về hình thức biểu diễn, hát xướng và âm nhạc tinh hoa của ông cha để lại,
- Lựa chọn kịch bản, chương trình có chất lượng nghệ thuật cao, nội dung giáo dục truyền thống sâu sắc. Tiếp tục giữ gìn, bảo tồn và phục dựng, lưu giữ những vở chèo tiêu biểu như: Tấm Cám, Điều còn lại, Nàng Sita, Oan khuất một thời, Súy vân giả dại, Cả sứt Huyện Tề, Tuần Ty Đào Huế, Phù thủy sợ ma, Thị Hến kén chồng, Chuyện nhà Bá Kiến, Đôi lứa xứng đôi, Từ Thức gặp tiên, Thầy đồ dạy học, Gia đình văn hóa....
- Lưu giữ và phục dựng 30 làn điệu Chèo truyền thống.
- Căn cứ việc dàn dựng vở mới và biểu diễn phục vụ Nhân dân theo kế hoạch hàng năm, Nhà hát Chèo Hà Nội phấn đấu dàn dựng 01 trên tổng số 03 vở diễn về đề tài lịch sử, dân gian, hiện đại.
- Phấn đấu tổ chức biểu diễn phục vụ quần chúng Nhân dân Thủ đô 350 buổi/năm: phục vụ nhiệm vụ chính trị, biểu diễn doanh thu, biểu diễn tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và các đối tượng khác theo chỉ đạo của UBND Thành phố.
- Chịu trách nhiệm sưu tầm, lên danh mục các vở diễn cổ, trích đoạn, làn điệu, nhạc cụ.... cần được bảo tồn, lưu giữ. Ghi hình và số hóa tư liệu.
- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao (Nhà hát Chèo Hà Nội).
1.3. Nghệ thuật Múa Rối
- Bảo tồn các loại hình nghệ thuật múa Rối dân gian độc đáo, giàu bản sắc dân tộc góp phần bảo vệ di sản văn hóa trên mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến, anh hùng.
- Bảo tồn các vở, các trích đoạn điển hình như vở: Linh thiêng hai tiếng đồng bào, Tấm Cám, Thạch Sanh, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Nàng Công chúa tóc mây, Cô bé bán diêm, Bay lên từ mặt nước, các Trích đoạn Thế giới của chúng em 1, 2, 3, 4, 5...
- Xây dựng các chương trình kịch mục với Đề án Sân khấu học đường, Chương trình Múa Rối phục vụ khách quốc tế, phục vụ nhiệm vụ chính trị, đổi mới và xây dựng các tác phẩm Rối phục vụ đối tượng thiếu nhi Thủ đô, đi biểu diễn doanh thu trong và ngoài thành phố.
- Căn cứ việc dàn dựng vở mới và biểu diễn phục vụ Nhân dân theo kế hoạch hàng năm, Nhà hát Múa Rối Thăng Long phấn đấu dàn dựng 01 trên tổng số 03 vở diễn về đề tài lịch sử, dân gian, hiện đại.
- Phấn đấu tổ chức biểu diễn phục vụ quần chúng Nhân dân Thủ đô 1.500 buổi/năm: phục vụ nhiệm vụ chính trị, biểu diễn doanh thu, biểu diễn tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và các đối tượng khác theo chỉ đạo của UBND Thành phố.
- Chịu trách nhiệm sưu tầm, lên danh mục các vở diễn cổ, trích đoạn, làn điệu, nhạc cụ.... cần được bảo tồn, lưu giữ. Ghi hình và số hóa tư liệu.
- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao (Nhà hát Múa Rối Thăng Long).
1.4. Nghệ thuật Kịch
- Nâng cao chất lượng và hình thức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về các tác phẩm kịch nói tiêu biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, xây dựng Rạp Công Nhân trở thành điểm đến quen thuộc của các tour du lịch văn hóa.
- Tiếp tục hoàn thiện và triển khai Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở kịch, trích đoạn kịch nói chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông” nhằm xây dựng lực lượng khán giả trẻ có thị hiếu và yêu thích nghệ thuật kịch nói đồng thời phát hiện và bồi dưỡng các tài năng trẻ kịch nói.
- Bảo tồn, phục dựng các vở kịch kinh điển, tiêu biểu và các vở kịch mang bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội: Tôi và chúng ta, Cát bụi, Bỉ vỏ, Những người con Hà Nội, Hà My của tôi, Tiếng đàn vùng Mê Thảo, Tình sử nghìn năm, Những mặt người thấp thoáng, Đứa con bị đánh cắp, Điệp khúc Virút, Mùa hoa sữa, Khoảng trắng, Hà Nội đêm trở gió, Tháp đoạn hồn, Sám hối, Ông không phải là bố tôi...... những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao đã được công chúng nhiều thế hệ đón nhận.
- Căn cứ việc dàn dựng vở mới và biểu diễn phục vụ Nhân dân theo kế hoạch hàng năm, Nhà hát Kịch Hà Nội phấn đấu phục dựng 01 trên tổng số 03 vở diễn tiêu biểu, mang bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
- Phấn đấu tổ chức biểu diễn phục vụ quần chúng Nhân dân Thủ đô 350 buổi/năm: phục vụ nhiệm vụ chính trị, biểu diễn doanh thu, biểu diễn tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và các đối tượng khác theo chỉ đạo của UBND Thành phố.
- Chịu trách nhiệm sưu tầm, lên danh mục các trích đoạn, vở diễn tiêu biểu cần được bảo tồn lưu giữ. Ghi hình và số hóa tư liệu.
- Đơn vị thực hiện: Sở văn hóa và Thể thao (Nhà hát Kịch Hà Nội).
2. Nghệ thuật ca kịch truyền thống không chuyên
- Thường xuyên, định kỳ tổ chức các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật quần chúng đối với các loại hình nghệ thuật truyền thống Chèo, Tuồng, Cải lương, Múa Rối và Kịch nhằm mở rộng giao lưu, quảng bá, phát triển phong trào sâu rộng từ cơ sở. Qua đó, tuyển chọn và đào tạo để bổ sung nguồn lực tài năng cho nghệ thuật kịch hát chuyên nghiệp.
- Mở các lớp tập huấn nghệ thuật truyền thống cho các Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận, huyện, thị xã; các CLB trên địa bàn Thành phố.
- Chịu trách nhiệm sưu tầm, lên danh mục các vở diễn, tích trò, đoạn trích, làn điệu, nhạc cụ các loại hình nghệ thuật truyền thống dân gian tiêu biểu của các địa phương cần được bảo tồn lưu giữ. Ghi hình và số hóa tư liệu.
- Đầu tư, củng cố, duy trì các đội văn nghệ quần chúng, xây dựng các mô hình nhóm, giáo phường, CLB yêu thích nghệ thuật truyền thông theo thế mạnh của từng địa phương như: Rối Đào Thục (Đông Anh), các Phường Chàng Sơn, Bình Phú, Thạch Xá (Thạch Thất), Tế Tiêu (Mỹ Đức), Sài Sơn (Quốc Oai); Chèo Cổ ở Phúc Thọ, Hoài Đức, Thạch Thất, Mê Linh, Chương Mỹ; Cải lương ở Gia Lâm, Đan Phượng .... và các địa phương khác.
- Kết nối, hội tụ, quan tâm và có chế độ đãi ngộ đối với các nghệ nhân dân gian, tạo lập không gian văn hóa, tổ chức các lớp truyền dạy ca kịch truyền thống theo hình thức trao truyền cộng đồng nhằm phát triển phong trào. Qua đó, phát hiện, bồi dưỡng hạt nhân, ươm mầm tài năng nghệ thuật dân gian tại các địa phương cơ sở.
- Đơn vị thực hiện: Sở văn hóa và Thể thao (Trung tâm Văn hóa Thành phố) và UBND các quận, huyện, thị xã.
- Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Nguồn xã hội hóa theo quy định.
- Là đơn vị thường trực chịu trách nhiệm chủ trì triển khai các nội dung theo Kế hoạch của Thành phố. Tổng hợp báo cáo UBND Thành phố, đề xuất giải quyết các kiến nghị khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Múa Rối Thăng Long, Nhà hát Kịch Hà Nội, Trung tâm Văn hóa Thành phố, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Hàng năm tổ chức thẩm định và chỉ đạo các Nhà hát dàn dựng vở diễn mới, ưu tiên các tích trò, ca kịch truyền thống, tác phẩm tiêu biểu.
- Tổng hợp xây dựng danh mục các loại hình nghệ thuật ca kịch truyền thống: Chèo, Cải lương, Múa Rối, Kịch. Căn cứ vào từng loại hình xây dựng danh mục vở diễn, tích trò, làn điệu, trích đoạn..... cần được bảo tồn và phát huy.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu, báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ được UBND Thành phố giao tại Kế hoạch trên cơ sở đề xuất của các sở, ban, ngành, địa phương thuộc Thành phố.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp các cơ quan báo chí thành phố Hà Nội, các cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với UBND Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và phổ biến các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật ca kịch truyền thống của Thủ đô Hà Nội. Qua đó nâng cao nhận thức của quần chúng Nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên, các nghệ nhân, văn nghệ sĩ trong bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật ca kịch truyền thống.
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao đề xuất phương án thu hút nhân tài, văn nghệ sĩ tài năng trẻ cống hiến cho Thủ đô Hà Nội; tạo điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho diễn viên đang công tác tại các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của Thành phố.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan quảng bá nghệ thuật ca kịch truyền thống đến với du khách trong và ngoài nước; chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho các công ty kinh doanh du lịch, công ty lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào các chương trình du lịch nhằm giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lớp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân viên, văn nghệ sĩ, diễn viên về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về du lịch, kỹ năng phục vụ khách du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp trong phục vụ cũng như khả năng giao lưu, ứng xử phù hợp đối với các đối tượng khách du lịch.
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu UBND Thành phố về việc đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá văn hóa nghệ thuật Thủ đô và các loại hình nghệ thuật truyền thống với bạn bè thế giới thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động đối ngoại, sự kiện ngoại giao văn hóa, tham gia chương trình giao lưu, tuần văn hóa nghệ thuật Hà Nội tại các nước trong khu vực và trên thế giới.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Tổng hợp nhu cầu thực tế; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao đưa các Đoàn nghệ thuật tới biểu diễn, giao lưu với trại viên các Trung tâm chăm sóc Người có công, Trại cai nghiện, Trung tâm sau cai của Thành phố.
8. Liên đoàn lao động Thành phố
Tổng hợp nhu cầu thực tế; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao đưa các Đoàn nghệ thuật tới biểu diễn và giao lưu với công nhân các Khu công nghiệp, khu chế xuất của Thành phố.
9. Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật thành phố Hà Nội
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, sáng tác, tham gia sáng tạo, quảng bá các tác phẩm nghệ thuật ca kịch truyền thống có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, mang đậm bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Chủ động tham mưu cơ chế khuyến khích, thu hút sự đóng góp tích cực của giới phê bình văn học nghệ thuật, lực lượng văn nghệ sĩ tài năng trong và ngoài nước đến với Thủ đô Hà Nội.
10. Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội
Phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất nội dung đưa các loại hình ca kịch truyền thông tiêu biểu của Thủ đô tham gia các chương trình xúc tiến thương mại và du lịch tại các nước trong khu vực và trên thế giới. Qua đó giới thiệu về nền văn hóa truyền thống Thủ đô, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống Thủ đô giao lưu với bạn bè quốc tế.
11. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Căn cứ Kế hoạch của UBND Thành phố các địa phương có các loại hình nghệ thuật truyền thống Cải lương, Chèo, Tuồng, Múa Rối, Kịch chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực kết hợp xã hội hóa bảo tồn và phát triển các loại hình ca kịch truyền thống của địa phương.
- Chịu trách nhiệm sưu tầm, bổ sung danh mục loại hình ca kịch truyền thống đặc sắc của địa phương cần được bảo tồn, phát huy gửi về Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp trước ngày 30/11 hàng năm.
- Có chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân, tạo điều kiện để nghệ nhân truyền nghề cho lực lượng trẻ địa phương và các tầng lớp Nhân dân yêu mến loại hình ca kịch truyền thống.
- Đối với các địa phương, đơn vị khó khăn về cơ sở vật chất và nguồn lực, chủ động báo cáo và xây dựng dự toán kinh phí trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt.
12. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy
Tăng cường phối hợp, chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân Thủ đô trong quá trình triển khai, thực hiện kế hoạch.
Trong quá trình triển khai thực hiện đối với các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, căn cứ kết quả thực hiện và tình hình thực tế, UBND Thành phố sẽ kịp thời điều chỉnh, bổ sung vào các năm tiếp theo. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan định kỳ báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện Kế hoạch này (thông qua Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, báo cáo)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 46/2011/QĐ-UBND về Đề án chế độ hỗ trợ, đãi ngộ cho diễn viên Đoàn Nghệ thuật cải lương và Đoàn Ca múa kịch tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 3307/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tại thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 2706/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2023
- 1Quyết định 46/2011/QĐ-UBND về Đề án chế độ hỗ trợ, đãi ngộ cho diễn viên Đoàn Nghệ thuật cải lương và Đoàn Ca múa kịch tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 3Quyết định 3307/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tại thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2016-2020
- 4Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 5Quyết định 2706/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2023
- 6Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
Kế hoạch 250/KH-UBND năm 2021 về bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca kịch truyền thống Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2025 do Thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 250/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/11/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Chử Xuân Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra