Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/KH-UBND | Sóc Trăng, ngày 26 tháng 11 năm 2010 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐIỀU 22 LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM GIẢI QUYẾT VIỆC NHẬP QUỐC TỊCH CHO NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
Luật Quốc tịch Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009. Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch; bảo đảm quyền có quốc tịch của mỗi cá nhân, hạn chế tình trạng không quốc tịch; Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định trình tự, thủ tục và hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc tịch, không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, đã cư trú ổn định lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam từ ngày 01/7/1989 trở về trước, có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Để triển khai thực hiện quy định trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam giải quyết việc nhập quốc tịch cho người không quốc tịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Đảm bảo cho người không quốc tịch đang cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền và nghĩa vụ của công dân khi nhập quốc tịch Việt Nam. Tổ chức triển khai, tuyên truyền Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Yêu cầu
Xác định trách nhiệm phối hợp của từng cơ quan, địa phương liên quan, nhằm đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam. Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quản lý trong việc nhập quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc tịch làm ăn và sinh sống ổn định, lâu dài trên địa bàn tỉnh.
II. CƠ SỞ BAN HÀNH
- Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Nghị định 78/2009/NĐ-CP, ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA, ngày 01/3/2010 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Nghị định 78/2009/NĐ-CP, ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Tuyên truyền, phổ biến Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành
Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về quốc tịch cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân; qua đó nâng cao nhận thức của người dân về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tỉnh Sóc Trăng.
Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2010 đến hết Quý I/2011.
2. Trách nhiệm phối hợp của Sở Tư pháp, Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong việc tổ chức rà soát, lập danh sách, xác minh về nhân thân, tổng hợp danh sách của người xin nhập quốc tịch Việt Nam
a) Sở Tư pháp:
Có trách nhiệm thống kê, tổng hợp danh sách xin nhập quốc tịch của người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tham mưu trực tiếp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thụ lý các hồ sơ xin nhập quốc tịch theo quy định tại Điều 22.
b) Công an tỉnh:
Có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp rà soát và xác minh rõ nguồn gốc cư trú của người không quốc tịch (đã qua nhiều nơi cư trú) và hiện đang cư trú tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương xác minh về nhân thân và thời gian cư trú của người không quốc tịch trên địa bàn.
Trường hợp người không quốc tịch thuộc đối tượng giải quyết nêu trên đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, Công an tỉnh liên hệ với cơ quan Công an của các địa phương mà người đó đã từng cư trú để xác minh về nhân thân và thời gian cư trú của người đó (theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BCA-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an).
c) UBND huyện, thành phố:
Có trách nhiệm chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức việc rà soát, lập danh sách những người đủ điều kiện quy định tại Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam; hỗ trợ làm hồ sơ, phối hợp xác minh về nhân thân người không quốc tịch; tổng hợp, lập danh sách, đề nghị Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
Cơ quan chủ trì: UBND huyện, thành phố.
Cơ quan phối hợp, hướng dẫn: Sở Tư pháp, Công an tỉnh.
Thời gian thực hiện: Quý I/2011.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Các đơn vị, địa phương Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 27/2010/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam về giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam cho những người không quốc tịch mà không có đầy đủ giấy tờ về nhân thân nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày 01/7/2009 hiện đang cư trú trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2Quyết định 515/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch giải quyết việc nhập quốc tịch cho những người không quốc tịch mà không có đầy đủ giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày 01/7/2009, hiện đang cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 3046/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch triển khai việc nhập quốc tịch cho người không quốc tịch theo quy định tại Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
- 2Nghị định 78/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam
- 3Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA hướng dẫn Nghị định 78/2009/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quốc tịch Việt Nam do Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Bộ Công an ban hành
- 4Quyết định 27/2010/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam về giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam cho những người không quốc tịch mà không có đầy đủ giấy tờ về nhân thân nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày 01/7/2009 hiện đang cư trú trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5Quyết định 515/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch giải quyết việc nhập quốc tịch cho những người không quốc tịch mà không có đầy đủ giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày 01/7/2009, hiện đang cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 6Quyết định 3046/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch triển khai việc nhập quốc tịch cho người không quốc tịch theo quy định tại Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2010 thực hiện Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam giải quyết việc nhập quốc tịch cho người không quốc tịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- Số hiệu: 25/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/11/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Nguyễn Trung Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra