- 1Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2002 tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Quyết định 3121/QĐ-UBND năm 2012 về quy định trình tự, thủ tục cho vay từ nguồn vốn tín dụng hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh
- 4Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- 5Quyết định 2261/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nội vụ ban hành
- 7Thông tư 15/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 899/2017/QĐ-UBND quy định điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020
- 10Quyết định 1568/2017/QĐ-UBND Quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP
- 11Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2017 phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020
- 12Quyết định 12/2019/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 1568/2017/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP
- 13Nghị quyết 194/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh
- 14Quyết định 35/2019/QĐ-UBND quy định thực hiện Nghị quyết 194/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh
- 15Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 16Quyết định 1804/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 167/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 1071/QĐ-UBND năm 2017 quy định về cho vay từ nguồn vốn tín dụng hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 19Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 248/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 14 tháng 10 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2023
Căn cứ Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 17/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/3/2013 của bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 5529/BKHĐT-HTX ngày 08/8/2022 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023. Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 3584/KHĐT-ĐKKD ngày 19/9/2022; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh năm 2023 với các nội dung cụ thể sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2022
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ
1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
1.1. Về số lượng, doanh thu, thu nhập của HTX, Liên hiệp HTX, THT
1.1.1. Tổ hợp tác (THT)
Về số lượng: Toàn tỉnh hiện có 206 THT tăng 3,4% so với năm 2021[1].
Ước đến 31/12/2022, toàn tỉnh có 210 THT trong đó: THT hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp 155 THT, chiếm 73,8%; THT hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và lĩnh vực khác 55 THT, chiếm 26,2%.
- Về doanh thu và thu nhập: Đối với THT, doanh thu bình quân 1 THT ước đạt 270 triệu đồng/năm, thu nhập trung bình của 1 lao động THT đạt 3,3 triệu đồng/người/tháng.
Nhìn chung THT trên địa bàn phát triển ổn định về số lượng nhưng đa dạng hình thức hoạt động, rất phù hợp với nhu cầu của người nông dân, lao động nghèo, đặc biệt là người nông dân, lao động nghèo ở vùng nông thôn và miền núi, mang tính chất thời vụ hoặc vụ việc, hợp tác với nhau theo hợp đồng hợp tác. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều THT hoạt động không thường xuyên, chỉ mang tính mùa vụ, tự phát, tổ chức của THT thiếu chặt chẽ, quan hệ hợp tác lỏng lẻo, không đảm bảo tính ổn định, bền vững. Việc theo dõi, đánh giá các hoạt động của THT còn hạn chế.
1.1.2. Hợp tác xã
Tổng số HTX trên địa bàn tỉnh hiện có 643 HTX, tăng 23,7% so với năm 2021[2]; Số HTX hoạt động lĩnh vực nông nghiệp là 427 HTX, chiếm 65,4%; HTX tiểu thủ công nghiệp là 34 HTX chiếm 5,1%; HTX xây dựng là 19 HTX, chiếm 2,9%; HTX vệ sinh môi trường là 10 HTX, chiếm 1,5%; HTX vận tải là 41 HTX, chiếm 6,3%; HTX thương mại dịch vụ là 106 HTX, chiếm 16,4%; các HTX khác là 22 HTX, chiếm 2,4%.
Doanh thu bình quân của HTX là 650 triệu; Lãi bình quân của 1 HTX 290 triệu đồng; Thu nhập bình quân của thành viên, lao động của HTX là 68 triệu đồng.
Trong 06 tháng đầu năm 2022 có 32 HTX thành lập mới, đạt 106% so với chỉ tiêu được giao[3]. Có 25 HTX giải thể và 45 HTX đang tạm ngừng hoạt động. Nhìn chung các HTX trên địa bàn tỉnh đã triển khai ngay các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới; đặc biệt các HTX trong lĩnh vực du lịch, các HTX cung cấp thực phẩm cho trường học chịu nhiều ảnh hưởng của dịch COVID19 đã dần ổn định và đạt hiệu quả cao như HTX dịch vụ du lịch vạn chài Hạ Long, HTX TMDV Quang Minh...
Khu vực KTTT và HTX là kênh huy động các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, đóng góp tích cực vào hoàn thành mục chương trình Xây dựng nông thôn mới, tham gia tích cực vào mục tiêu phát triển Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) của tỉnh. Đến nay toàn tỉnh có 72 HTX tham gia chương trình OCOP, chiếm 38,1%. Nhiều HTX đã quan tâm hỗ trợ cho thành viên HTX khi khó khăn, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.
1.1.3. Liên hiệp Hợp tác xã
Toàn tỉnh hiện có 03 Liên hiệp HTX, trong đó có 01 LHHTX nông nghiệp và 02 LHHTX phi nông nghiệp, tổng vốn đăng ký là 66,1 tỷ đồng. Dù mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng LHHTX đã chứng minh tính hiệu quả, vai trò dẫn dắt KTTT, HTX phát triển theo hướng liên kết bền vững.
1.2. Về thành viên, lao động của hợp tác xã, liên hiệp HTX, tổ hợp tác
1.2.1. Tổ hợp tác
- Ước đến 31/12/2022, toàn tỉnh có 210 THT trong đó có 195 tổ hợp tác có đăng ký chứng thực với 650 thành viên tham gia, tăng 9,1% so với năm 2021[4], bình quân một tổ hợp tác có 3 thành viên. Trong tổng số tổ hợp tác, có 119 THT hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, 05 THT hoạt động dịch vụ tổng hợp, 55 THT hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các lĩnh vực khác.
Doanh thu bình quân 01 THT năm 2021 đạt 270 triệu đồng. Thu nhập trung bình của 1 lao động THT đạt 3,3 triệu đồng/người/tháng. Các THT có đăng ký với chính quyền địa phương đều hoạt động ổn định đã mang lại hiệu quả nhất định, đóng góp đáng kể trong quá trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã phường một sản phẩm. Đặc biệt có nhiều mô hình tổ hợp tác của phụ nữ, nông dân đã tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế cho người nông dân, giảm dần nhỏ lẻ manh mún.
1.2.2. Hợp tác xã
Ước đến 31/12/2022, số thành viên là 58.000 người, trong đó số lao động thường xuyên làm việc trong khu vực HTX là 72.800 người, số lao động là thành viên HTX là 36.000 người.
Tổng số vốn hoạt động là 1.163 tỷ đồng, bình quân 1,809 tỷ đồng/HTX; doanh thu bình quân một HTX là 600 triệu đồng; lãi bình quân một HTX là 290 triệu đồng; thu nhập bình quân một thành viên, lao động HTX là 69 triệu đồng.
1.2.3. Liên hiệp Hợp tác xã
Toàn tỉnh hiện có 03 Liên hiệp HTX, trong đó có 01 LHHTX nông nghiệp và 02 LHHTX phi nông nghiệp, tổng số vốn đăng ký là 66,1 tỷ đồng. Dù mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng LHHTX đã chứng minh tính hiệu quả, vai trò dẫn dắt KTTT, HTX phát triển theo hướng liên kết bền vững.
1.3. Về trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác
Tính đến tháng 8/2022, tổng số cán bộ quản lý HTX là 5.500 người, tăng 5,3% so với năm 2021, đạt 96% so với kế hoạch. Trong đó, cán bộ trình độ sơ cấp, trung cấp đạt 4.000 người, trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 1.300 người, tăng 7,3% so với năm 2021[5].
2. Đánh giá theo lĩnh vực
2.1. Lĩnh vực nông nghiệp
Tính đến tháng 8/2022 toàn tỉnh hiện có 427 HTX nông nghiệp, 02 Liên hiệp HTX; 155 THT. Các HTX thuộc lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, chương trình OCOP của tỉnh và địa phương. Trong đó việc thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ nông nghiệp đã tạo điều kiện cho các thành viên, hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người lao động.
Đặc biệt trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 thì vai trò của HTX nông nghiệp đóng góp vào bình ổn giá, cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho việc ổn định kinh tế xã hội.
Đến nay các HTX nông nghiệp đã phát huy được vai trò của mình, trong đó thể hiện sự thay đổi cách nghĩ, cách làm và quản lý hoạt động SXKD hiệu quả, bện cạnh đó còn giúp thành viên, các hộ gia đình và người dân, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm và tìm kiếm thị trường đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên và nông dân.
Bên cạnh đó, nhiều HTX ở trong tình trạng khó khăn, yếu kém; nhiều nơi doanh thu của HTX không đảm bảo được thu nhập cho cán bộ làm công tác quản lý dẫn đến tình trạng hoạt động của HTX bị xem nhẹ, cán bộ làm kiêm nhiệm và có xu hướng chuyển đổi sang lĩnh vực khác.
2.2. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
Đến nay, toàn tỉnh có 53 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, chiếm 8,2% tổng HTX toàn tỉnh. Các HTX trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng hoạt động tương đối hiệu quả, chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề như: sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến thủy sản, nước mắm gốm sứ, thủ công mỹ nghệ... đặc điểm chung của các HTX hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động ổn định và có hiệu quả, đảm bảo việc làm và đời sống của các thành viên và người lao động.
2.3. Lĩnh vực vận tải
Đến nay có 41 HTX hoạt động trong lĩnh vực vận tải, chiếm 6,3% tổng HTX trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động của HTX lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách tuyến cố định, vận tải taxi, vận tải hàng hóa trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên đứng trước làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 các HTX vận tải thực sự khó khăn, đặc biệt là các HTX vận chuyển khách.
Thành viên, người lao động làm việc trong HTX vận tải cơ bản được đóng các chế độ, quyền lợi theo quy định của nhà nước, bên cạnh đó thu nhập bình quân người lao động tăng, ước đạt 6 triệu đồng/người/tháng.
2.4. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ và lĩnh vực khác
Đến nay toàn tỉnh có 138 HTX, chiếm 21,4% hoạt động trong lĩnh vực khác nhau, cụ thể như: dịch vụ thương mại, vệ sinh môi trường, kinh doanh chợ và các dịch vụ tổng hợp khác.
Phần lớn các HTX vẫn có quy mô nhỏ, chất lượng hàng hóa dịch vụ chưa cao, vốn sản xuất kinh doanh ít, nộp ngân sách còn thấp, số HTX hoạt động hiệu quả tập trung chủ yếu tại một số địa phương như: Hạ Long, Đông Triều, Cẩm Phả, Uông Bí tại đây đã có những HTX lớn khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Các địa phương khác mặc dù có số HTX lớn nhưng đa phần hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (trên 70%) với hoạt động là dịch vụ thủy nông, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh, chuyển giao KHKT... hiệu quả kinh doanh thấp hầu như không có lãi, thậm chí doanh thu của HTX không đảm bảo được thu nhập cho cán bộ làm công tác quản lý.
2.5. Lĩnh vực tín dụng
Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 Quỹ TDND đang hoạt động: Quỹ TDND Hưng Đạo và Quỹ TDND cơ sở Mạo Khê (thị xã Đông Triều).
Hoạt động của 02 Quỹ TDND ổn định; vốn huy động và dư nợ cho vay tăng trưởng, nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp. Công tác quản trị điều hành đi vào nề nếp. Các Quỹ TDND đã xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành, quy chế cho vay, miễn giảm lãi vay, quy chế an toàn kho quỹ, nội quy giao dịch. Bộ máy hoạt động được củng cố và kiện toàn theo hướng chuyên sâu nghiệp vụ. Các Quỹ đã xây dựng được trụ sở làm việc kiêm kho quỹ thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng đảm bảo an toàn tiền mặt và các giấy tờ có giá trị. Hệ thống máy tính được nối mạng truyền tin đến hệ thống Ngân hàng Nhà nước đáp ứng được yêu cầu của công việc trong thời kỳ công nghệ.
3. Đánh giá tác động của HTX, LH HTX, THT tới thành viên, kinh tế hộ thành viên
Thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ đã khẳng định vai trò của HTX kiểu mới đối với kinh tế hộ, đó là: HTX nông nghiệp không làm triệt tiêu vai trò của kinh tế hộ mà làm gia tăng giá trị, thu nhập của hộ nông dân và làm tổng GDP nông nghiệp tăng lên.
Nhìn chung, Khu vực KTTT, HTX là kênh huy động các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, đóng góp tích cực vào hoàn thành mục tiêu quốc gia trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, tham gia tích cực vào Chương trình “Mỗi xã, phường 1 sản phẩm” (OCOP) của tỉnh. Đến nay toàn tỉnh có 72 HTX tham gia Chương trình OCOP, chiếm 11,1%. Nhiều HTX đã quan tâm hỗ trợ cho thành viên HTX khi gặp khó khăn, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn; góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội.
4. Một số mô hình hoạt động hiệu quả theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị
Thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung phát triển nhóm sản phẩm OCOP cấp tỉnh và định hướng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia, giai đoạn 2018-2020, bao gồm: 12 chuỗi sản phẩm OCOP cấp tỉnh và 06 chuỗi sản phẩm OCOP cấp Quốc gia. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp, hợp tác xã đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp khi sử dụng thương hiệu chung trên sẽ có nhiều thuận lợi trong việc hình thành và phát triển thị trường.
Trong quá trình triển khai thực hiện và hỗ trợ các dự án phát triển liên kết, tỉnh Quảng Ninh có một số mô hình điển hình, có hiệu quả của tỉnh như sau:
(1). Mô hình HTX SXKD DVNN Bình Dương (xã Bình Dương, thị xã Đông Triều): HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt; tổng số thành viên 2.500 người; HTX thực hiện sản xuất và tiêu thụ củ khoai tây Atlantic sang với Công ty ORION Hàn Quốc, sản lượng 1.200 tấn/năm, doanh thu đạt trên 8 tỷ đồng.
(2). Chuỗi liên kết hàu và các sản phẩm từ hàu hiện có 06 chuỗi sản xuất, thu mua và chế biến hàu: Công ty cổ phần BIM; Công ty Cổ phần Thủy sản Cái Rông; Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Thủy sản Quảng Ninh; HTX Nam Trung; HTX Bảo Anh; HTX Hàu sữa Vân Đồn với diện tích nuôi 445,7 ha, sản lượng 3.120 tấn/năm.
(3). Hợp tác xã dịch vụ và sản xuất nông nghiệp Toàn Phú tại xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long với sản phẩm Ổi Lê Toàn Phú đạt 3* (ba sao), được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận.
(4). Hợp tác xã mật ong Thống Nhất tại xã Thống Nhất, thành phố Hạ Long với sản phẩm mật ong Hoành Bồ đạt 3* (ba sao), được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ (KTTT)
1. Kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn
1.1. Ở cấp Trung ương
Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khoá IX ngày 18/3/2002 “về việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ với các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng chương trình hành động đảm bảo được tiến độ, thống nhất về nội dung đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn để góp phần thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế tập thể của Tỉnh và cũng là thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh là phải tạo ra những chuyển biến cơ bản, tích cực nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, phấn đấu đưa kinh tế tập thể, kinh tế HTX đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh[6].
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Thông qua việc triển khai luật và các văn bản hướng dẫn, đại đa số các HTX nắm bắt được các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về hỗ trợ và phát triển kinh tế tập thể, các cấp đã nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa thiết thực của Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 thống nhất các quan điểm về phát triển KTTT đồng thời đã nhận thức được mục tiêu phát triển KTTT là tạo điều kiện cho nhân dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm nghèo nhanh và bền vững.
1.2. Ở cấp địa phương
Xác định vai trò và tầm quan trọng của KTTT, HTX trên cơ sở các quy định của Trung ương nhất là từ khi Luật HTX năm 2012 được ban hành với 06 chính sách hỗ trợ: đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX; tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; chính sách hỗ trợ thành lập mới... Các chính sách này cụ thể hóa trong Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014.
Tỉnh Quảng Ninh đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT, HTX phát triển và bước đầu đã mang lại kết quả tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội nhất là Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn toàn tỉnh[7].
Thực hiện và tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Hàng năm, các chính sách như tài chính, tín dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý... được các Sở, ban, ngành và địa phương, Liên minh HTX tỉnh triển khai thực hiện. Nhiều vấn đề vướng mắc, tồn tại được xem xét giải quyết, tạo được lòng tin của cán bộ thành viên và người lao động trong HTX đối với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại hạn chế, một số địa phương chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền về các chủ trương phát triển KTTT và cũng như Luật HTX và các văn bản liên quan, nhiều HTX vẫn không hiểu rõ về giá trị, nguyên tắc, bản chất hoạt động của tổ chức HTX. Nguyên nhân do vẫn còn một bộ phận cán bộ lãnh đạo, đảng viên và người dân không thấy hết được vai trò to lớn của khu vực KTTT, HTX trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Hiện nay công tác quản lý về kinh tế tập thể được tỉnh Quảng Ninh triển khai mạnh mẽ, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể cấp tỉnh và cấp huyện của 13 huyện thị xã thành phố. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX phối hợp với các sở, ngành, địa phương, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền và cụ thể hóa các văn bản, Nghị quyết, chương trình, đề án của Trung ương và của Tỉnh ủy trong phát triển KTTT đồng thời góp ý xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các HTX, củng cố và kiện toàn bộ máy nhà nước các cấp về KTTT; kiểm tra, giám sát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của HTX, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
Tỉnh Quảng Ninh chưa thành lập phòng Doanh nghiệp, KTTT và tư nhân theo Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KTTT trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó số cán bộ làm công tác phát triển KTTT đa phần là kiêm nhiệm từ cấp tỉnh đến địa phương.
3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã
3.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Năm 2022, UBND tỉnh giao Liên minh HTX và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mở 18 lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho khoảng 540 cán bộ quản lý các HTX trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó tổng kinh phí hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ HTX năm 2022 là 558 triệu đồng.
Nội dung các lớp bồi dưỡng, tập huấn: ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển, quảng bá và thương mại sản phẩm; Quản trị tài chính, kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro, phân tích thị trường và lựa chọn địa điểm kinh doanh; Lập phương án, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; Xây dựng chuỗi giá trị nông sản và vai trò của HTX trong sản xuất theo chuỗi giá trị; ứng dụng KHKT trong lĩnh vực nông nghiệp; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); xây dựng thương hiệu, vệ sinh an toàn thực phẩm, thẩm định dự án đầu tư; quản lý và phát triển các hoạt động sản xuất, dịch vụ; triển khai những văn bản mới, chính sách mới.
Đối tượng tham gia bồi dưỡng, tập huấn: Hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc, ban kiểm soát, kế toán, cán bộ quản lý, cán bộ làm công việc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các HTX.
3.2. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Quảng Ninh thường xuyên quan tâm bố trí kinh phí hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ tổ chức các chương trình, hội nghị kết nối cung cầu, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh. Hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương đã phối hợp với các địa phương lựa chọn, hỗ trợ, hướng dẫn các HTX, doanh nghiệp có sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP tham gia triển lãm, giới thiệu các sản phẩm tại các Hội chợ, Hội nghị kết nối cung cầu trong và ngoài tỉnh.
Một số địa phương hỗ trợ kinh phí cho các HTX thực hiện quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, tem truy xuất nguồn gốc, in bao bì cho một số sản phẩm như: Na dai, Cam, Vải, Gạo nếp cái hoa vàng, Chè, Trà Hoa vàng, Ba Kích, Miến dong, Hàu, Chả Mực, Gà Tiên Yên, Lợn Móng Cái, Củ cải và một số sản phẩm khác.
Hiện nay toàn tỉnh có 72 HTX tham gia Chương trình OCOP. Các sản phẩm, hàng hóa tham gia[8] đã được xây dựng thương hiệu và quản lý chất lượng, đã phát huy được hiệu quả, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản đảm bảo tiêu chuẩn và trở thành hàng hóa bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần sản xuất phát triển đóng góp thiết thực trong Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm”, Chương trình xây dựng Nông thôn mới của tỉnh. Tuy nhiên trong đầu năm 2022, do khó khăn của đại dịch COVID-19 nên công tác hỗ trợ các HTX tham gia quảng bá và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong tỉnh và ngoài tỉnh không thực hiện được. Tỉnh đã tập trung hỗ trợ cho các HTX kết nối trực tiếp với các tập đoàn bán lẻ lớn qua cổng thông tin kết nối cung - cầu của Liên minh HTX Việt Nam (lmhtxvnmart.com.vn); trực tiếp kết nối sản phẩm của các HTX với tập đoàn than khoáng sản Việt Nam - TKV (cụ thể: Công ty Khe Chàm, công ty than Mông Dương, công ty môi trường TKV...), hỗ trợ HTX tiêu thụ sản phẩm.
3.3. Chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
Trong năm 2022 đã hỗ trợ 4 HTX trong ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới, gồm: 01 nhiệm vụ thuộc Chương trình Nông thôn miền núi[9], 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh[10], 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở[11].
3.4. Chính sách về tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX
Thực hiện Quyết định số 1071/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của UBND tỉnh về ban hành Quy định cho vay từ nguồn vốn tín dụng hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Hướng dẫn số 2993/HDLN-TC-LMHTX-NHCS ngày 28/6/2017 của Liên ngành: Sở Tài chính, Liên minh HTX, Ngân hàng chính sách tỉnh về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay từ nguồn tín dụng Hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thường xuyên phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh để kịp thời cho vay và quản lý nguồn vốn đúng quy định. Đến 31/8/2022, đã giải ngân được 700 triệu đồng cho HTX vận tải Thanh Sơn, thành phố Uông Bí qua nguồn hỗ trợ phát triển HTX.
3.5. Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020, ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 80% tổng mức đầu tư của dự án, hợp tác xã đóng góp tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn cụ thể điều kiện, tiêu chí thụ hưởng. Đến ngày 10/6/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới ban hành Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp. Tuy nhiên, lại chưa có hướng dẫn chi tiết về quy trình, thủ tục hồ sơ đề nghị hỗ trợ và việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ. Ngày 01/3/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản số 1759/BNN-KTHT hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn Chương trình nông thôn mới để hỗ trợ hợp tác xã.
Mặc dù vậy với nhận thức tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, tập trung chỉ đạo các ngành rà soát cơ chế, chính sách hiện có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; sửa đổi, bổ sung, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp như: chính sách thu hút, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng... Qua đó kết cấu hạ tầng để xây dựng nông thôn được đẩy mạnh, đã thực sự phát huy tác dụng, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nhân dân được nâng lên, các HTX được hưởng lợi từ chính sách đã ổn định sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng hoạt động, số xã viên tăng cùng với thu nhập tăng lên góp phần không nhỏ trong công tác xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa.
3.6. Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX
Năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 2901/QĐ-UBND ngày 05/12/2014, trong đó có chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã. Tính đến tháng 8/2022 các địa phương đã hỗ trợ cho 20 HTX nông nghiệp thành lập mới, với kinh phí hỗ trợ: 500 triệu đồng (25 triệu đồng/HTX). Từ việc hỗ trợ trên cho thấy chính sách đã góp phần giải quyết khó khăn ban đầu khi giúp HTX thành lập về tìm hiểu thông tin, tư vấn tuyên truyền chính sách, pháp luật, mua sắm trang thiết bị văn phòng ban đầu phục vụ cho hoạt động của HTX.
3.7. Chính sách ưu đãi về tín dụng
Hằng năm, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước Quảng Ninh thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện để HTX tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc một số nơi không chấp nhận HTX vay vì thiếu tài sản thế chấp. So với các thành phần kinh tế khác, HTX rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn nay để mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Thực hiện Quyết định số 3121/QĐ-UBND ngày 26/11/2012, Quyết định số 1071/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định cho vay từ nguồn vốn tín dụng hỗ trợ phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hướng dẫn số 93/LN/TC-LMHTX-NHCS ngày 11/01/2013, Hướng dẫn số 2993/LN/TC-LMHTX-NHCS ngày 28/6/2017 của Liên ngành: Tài chính - Liên minh HTX - NHCSXH tỉnh Quảng Ninh về việc Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay từ nguồn vốn tín dụng hỗ trợ phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh, các Sở ngành liên quan và UBND các địa phương triển khai thực hiện cho vay kịp thời, đáp ứng nhu cầu vốn cho các đối tượng và quản lý nguồn vốn đúng quy định.
3.8. Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn, thiên tai, dịch bệnh
UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 1568/2017/QĐ-UBND ngày 18/5/2017 về Chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ; Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính ban hành hướng dẫn[12] để thực hiện chính sách.
Ngày 20/3/2019, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND bổ sung một số điều tại Quyết định số 1568/2017/QĐ-UBND ngày 18/5/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
Thực tế khi thực hiện chính sách, hầu như các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh không được hỗ trợ, nhà nước thực hiện hỗ trợ trực tiếp đến hộ nông dân, ngư dân, trong đó có hộ dân là thành viên của hợp tác xã.
3.9. Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm của HTX với doanh nghiệp
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 về ban hành quy định triển khai thực hiện Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh. Trên địa bàn tỉnh đã phê duyệt và triển khai hỗ trợ 21 Dự án liên kết cấp huyện cho khoảng 659 cá nhân/tổ chức tại: Ba Chẽ (04 dự án); Bình Liêu (03 dự án); Đầm Hà (08 dự án); Đông Triều (04 dự án); Cô Tô (02 dự án) với tổng kinh phí phê duyệt 21.642,9 triệu đồng (trong đó: NSNN hỗ trợ 12.997 triệu đồng, đối ứng 8.645,9 triệu đồng).
Ngoài ra, thực hiện chủ trương thúc đẩy liên kết sản xuất, một số HTX đã thực hiện liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm như HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Dương, thị xã Đông Triều liên kết với Công ty TNHH OISY đầu tư sản xuất và tiêu thụ củ khoai tây với diện tích 40 ha; HTX dịch vụ chất lượng cao Hoa Phong, thị xã Đông Triều liên kết với Công ty cổ phần than Mạo Khê cung cấp rau, gạo, trứng, thịt, cá an toàn cho bếp ăn của công ty; liên hiệp HTX nông dược Quảng Ninh, thành phố Hạ Long liên kết với Công ty cổ phần Sachainchi Việt Nam, Công ty cổ phần Chè Tân Cương Hoàng Bình, Công ty cổ phần tinh dầu và dược liệu Việt Nam; Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh để cung cấp nguyên liệu, chế biến và kỹ thuật trồng trọt cũng như chế biến sản phẩm bánh, kẹo từ cây chùm ngây[13].
4. Kết quả, tình hình thực hiện các Đề án
Thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025“, năm 2021 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt danh sách 05 HTX tham gia Đề án và giao UBND các địa phương phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể là các Hợp tác xã: HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Hoàng Quế; HTX Bình An; HTX sản xuất kinh doanh nông nghiệp Tuyền Hiền; HTX chăn nuôi Đồng Tiến; HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Vạn Thành Phát. UBND tỉnh đã giao Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện và giao Ủy ban nhân dân các địa phương có hợp tác xã được lựa chọn là hợp tác xã thí điểm phê duyệt kế hoạch triển khai hoàn thiện hợp tác xã thí điểm giai đoạn 1. Tuy nhiên đến nay UBND các địa phương trong tỉnh vẫn chưa triển khai phê duyệt.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
Luật HTX năm 2012 ra đời đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho việc thành lập và tổ chức hoạt động của các HTX, đồng thời định hướng cho các HTX hiện đang hoạt động theo đúng bản chất HTX. Bên cạnh đó là sự quan tâm của Đảng, Chính phủ trong đẩy mạnh phát triển KTTT[14] với mục đích là hỗ trợ về chính sách đất đai, cơ sở hạ tầng, KHCN, thuế, đầu tư, vốn, xúc tiến thương mại, đào tạo... cho KTTT mà nòng cốt là các HTX phát triển. Bên cạnh đó công tác quản lý nhà nước đối với KTTT đã được các cấp, các ngành địa phương quan tâm thực hiện.
Số lượng HTX, tổ hợp tác tăng và đa dạng, phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hộ. Công tác tổ chức, quản lý HTX bước đầu được củng cố, khắc phục tình trạng thua lỗ kéo dài; quản lý HTX đã có những thay đổi tiến bộ theo hướng dẫn chủ và minh bạch hơn.
Nhiều HTX mới được thành lập, hoạt động đa dạng hóa về ngành nghề, lĩnh vực, một số liên hiệp HTX được thành lập để tạo liên kết và mở rộng quy mô sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, chuyên canh; các HTX hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định của pháp luật, được củng cố, từng bước đổi mới về tổ chức hoạt động, thích ứng ngày càng tốt hơn với cơ chế thị trường; khẳng định rõ hơn vai trò, vị trí của HTX trong nền kinh tế, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị cơ sở và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong các hoạt động của HTX đã có sự liên kết, liên doanh với nhau và liên kết hợp tác với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để cùng phát triển, do vậy số HTX làm ăn hiệu quả được duy trì và tăng lên.
Các cơ chế, chính sách của trung ương, của tỉnh bước đầu đã tác động tích cực, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX. Tạo môi trường thuận lợi, phát huy tiềm lực, lợi thế sẵn có của kinh tế tập thể, tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế tập thể trong điều kiện mới.
2. Tồn tại, hạn chế
Quy mô hoạt động của các HTX còn nhỏ, năng lực của một số ít HTX còn bộc lộ nhiều hạn chế, như: Cán bộ lãnh đạo với trình độ quản lý còn hạn chế, đôi khi làm việc theo kinh nghiệm; việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh đa ngành nghề chưa thực sự hiệu quả, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thành viên và của thị trường; nguồn vốn hoạt động còn thiếu, trong đó việc huy động nguồn lực trong thành viên và ngoài xã hội còn hạn chế; công tác quản lý tài chính, kế toán của một số HTX còn thiếu chặt chẽ; chất lượng sản phẩm hàng hóa của HTX chưa được cao, do đó sức cạnh tranh trên thị trường còn thiếu.
HTX thành lập mới trên địa bàn tỉnh tuy tăng về số lượng, nhưng chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển KTTT ở một số địa phương còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả hoặc chưa được quan tâm đúng mức.
3. Nguyên nhân
- Công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về KTTT chưa mạnh. Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành HTX trong nền kinh tế thị trường.
- Việc thể chế hóa các Nghị quyết, các chính sách để đưa vào thực tiễn tạo điều kiện cho THT, HTX phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động còn chậm. Một số chính sách, quy định hướng dẫn chưa sát với thực tế đối với lĩnh vực KTTT như chính sách đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo.
- Các HTX chưa thực sự khắc phục khó khăn, phát huy nội lực để vươn lên, còn chịu nhiều ảnh hưởng của tư duy cũ của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước; các giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, thiếu năng động, sáng tạo trong việc mở mang ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với cơ chế thị trường.
- Chính sách hỗ trợ THT, HTX chưa nhiều, các giải pháp về tổ chức thực hiện để củng cố và phát triển kinh tế hợp tác hiệu quả chưa cao, đội ngũ cán bộ quản lý THT, HTX còn ít nhiều chưa đáp ứng yêu cầu điều hành kinh doanh trong cơ chế thị trường.
- Một số địa phương nhận thức chưa đầy đủ vị trí, vai trò và tính tất yếu khách quan của KTTT nên chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền vận động một cách quyết liệt trong phát triển KTTT.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Trung ương tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách, đặc biệt về tìm cơ chế tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp tiếp cận được vốn vay tín dụng.
- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT để cùng thống nhất giữa 02 văn bản hướng dẫn phân loại, đánh giá HTX theo Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm giúp địa phương thuận lợi trong việc hướng dẫn, triển khai thực hiện để đạt hiệu quả.
- Đề nghị các Bộ, ngành liên quan: (1). Hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh trong việc giới thiệu các đoàn nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư, mở rộng đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh. Đồng thời, hỗ trợ tiếp nhận và quảng bá các tài liệu giới thiệu tiềm năng thế mạnh của Tỉnh và các Dự án kêu gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Quảng Ninh; (2). Tiếp tục hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch từ nguồn hỗ trợ Trung ương và các tổ chức quốc tế để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
Phần thứ 2
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2023
I. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2023
Một số yêu cầu đối với việc phát triển HTX tỉnh Quảng Ninh năm 2023 là:
1. Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2023 tỉnh Quảng Ninh đặt trong kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2021-2025, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
2. Phát triển kinh tế tập thể xuất phải xuất phát từ nhu cầu chung thực tế của các thành viên trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, trên mọi vùng lãnh thổ; phải theo đúng các giá trị và các nguyên tắc cơ bản của HTX, mang tính phổ biến trên thế giới áp dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
3. Quan tâm các chỉ tiêu số lượng đồng thời đặc biệt chú trọng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, hiệu quả (doanh thu, thu nhập của các thành viên...); các chỉ tiêu xã hội như hiệu quả cung ứng dịch vụ của hợp tác xã đối với thành viên và kinh tế hộ thành viên, mức độ cạnh tranh sản phẩm của các hợp tác xã, tạo việc làm mới, thu nhập và mức sống, dịch vụ của hợp tác xã phục vụ đời sống thành viên và cộng đồng dân cư như giáo dục, đào tạo, y tế...
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2023
I. Dự báo những thuận lợi, khó khăn
1.1. Thuận lợi
- Công tác phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và của tỉnh; đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo thuận lợi cho kinh tế tập thể phát triển;
- Môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện; công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của các thành phần kinh tế đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế, trong đó có lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã;
- Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc thành lập và hoạt động của hợp tác xã; một số chính sách mới ban hành trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã.
1.2. Khó khăn
- Năng lực tài chính của các hợp tác xã còn yếu; cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu trong khi trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã còn hạn chế, chưa thật sự tâm huyết gắn bó lâu dài với hợp tác xã.
- Diễn biến phức tạp khó lường của dịch bệnh COVID-19 với những biến chủng mới, biến đổi khí hậu tiếp tục là những khó khăn, trở ngại, thách thức cho các HTX trong năm 2023.
- Tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào GDP còn thấp và có xu hướng giảm. Hợp tác xã phát triển không đồng đều giữa các địa phương, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp...
- Xuất phát điểm của các HTX thấp, lực lượng sản xuất chưa phát triển, tích lũy nội bộ ít nên hạn chế đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ, khả năng hợp tác, cạnh tranh còn yếu. Các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã và giữa hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác chưa phổ biến.
- Nguồn lực của địa phương hỗ trợ cho kinh tế tập thể, hợp tác xã tuy đã được quan tâm triển khai thực hiện mạnh mẽ trong những năm qua, tuy nhiên vẫn chưa đủ mạnh, còn chưa sát thực tiễn, nhu cầu hỗ trợ của kinh tế tập thể, hợp tác xã.
2. Định hướng chung về phát triển KTTT, HTX
- Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã với nhiều hình thức đa dạng, nòng cốt là các HTX với hệ thống sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc thù của các địa phương thuộc tỉnh.
- Khuyến khích phát triển các HTX có quy mô lớn với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả; góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; nâng cao thu nhập, lấy lợi ích của thành viên làm trung tâm; tạo điều kiện hình thành những tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao.
- Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng trong quản lý HTX; từng bước quản trị hiện đại, có khả năng cạnh tranh và thích nghi với thay đổi của thị trường; đổi mới sáng tạo, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ; nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ quản trị HTX. Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với phát triển kinh tế tập thể, HTX.
3. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng phát triển kinh tế tập thể, HTX thích ứng với cơ chế thị trường nhanh và bền vững. Khuyến khích tạo điều kiện thúc đẩy phát triển HTX đổi mới toàn diện về tổ chức, hoạt động của các HTX đảm bảo đúng nguyên tắc.
Thúc đẩy chuyển đổi sổ trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; phát triển đa dạng các loại hình HTX trong lĩnh vực nông nghiệp thích ứng với nền nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi sổ, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ; gắn với các chương trình, dự án trọng điểm như: Xây dựng Nông thôn mới; Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP; cơ cấu lại ngành nông nghiệp...
Xây dựng mối liên kết sản xuất chặt chẽ trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; nâng cao năng lực thích ứng với những biến động của thị trường trong điều kiện nền kinh tế mở, gia tăng giá trị sản phẩm nông sản góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của thành viên, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái.
4. Một số mục tiêu cụ thể
- Số lượng HTX thành lập mới từ 30 - 50; THT thành lập mới từ 15 - 20;
- Phấn đấu đến năm 2023, đóng góp 1,3 - 1,4% GRDP của tỉnh;
- Số thành viên tham gia THT, HTX tăng từ 2 - 3%/năm;
- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn cho khoảng 500-600 lượt cán bộ quản lý HTX;
- Lãi bình quân 01 HTX đạt: trên 300 triệu đồng/năm;
- Thu nhập bình quân của người lao động thường xuyên trong HTX đạt: 70 triệu đồng/năm; THT đạt 45 triệu đồng/năm;
- Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học đạt tỷ lệ tăng từ 5% so với năm 2022.
5. Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2023
5.1. Tiếp tục thực hiện rà soát, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về cơ chế chính sách cho các HTX
Hướng dẫn các địa phương, tổ chức, người sản xuất triển khai hiệu quả Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh.
5.2. Tuyên truyền, tập huấn Luật HTX năm 2012 và nâng cao năng lực nguồn nhân lực HTX
- Tổ chức tối thiểu 20 lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật là thành viên hợp tác xã;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hợp tác xã phù hợp điều kiện mới đối với các thành viên hợp tác xã và cộng đồng dân cư;
- Tuyên truyền về Luật HTX và các Nghị định của Chính phủ có liên quan nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, nhân dân. Các cấp từ tỉnh đến xã tăng cường chỉ đạo, vận động các tổ chức, cá nhân thành lập mới HTX, gắn trách nhiệm của địa phương với việc thực hiện kế hoạch, mục tiêu đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX.
- Liên minh HTX tỉnh phát huy vai trò cơ quan đầu mối, tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn các HTX hoạt động tuân thủ nguyên tắc tổ chức và hoạt động theo Luật HTX, hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển HTX; phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý HTX, các hoạt động xúc tiến thương mại, liên doanh, liên kết. Đặc biệt, quan tâm công tác liên doanh, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu đầu vào sản xuất, chế biến đến khâu đầu ra tiêu thụ, trong đó có sự liên kết giữa các HTX với nhau và giữa các HTX với doanh nghiệp và các loại hình kinh tế khác.
5.3. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án xây dựng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định 167/QĐ-TTg ngày 03/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ sau khi hoàn tất các thủ tục, điều kiện triển khai theo kế hoạch đã được cấp huyện phê duyệt.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động số 4594/CTr-UBND ngày 19/7/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban chấp hành đảng bộ Tỉnh về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
- Xây dựng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn (giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hạ tầng chợ, hạ tầng xử lý môi trường, xây dựng trường học, nhà văn hóa, trụ sở, cung ứng các thiết bị đơn giản...).
- Quản lý, khai thác vận hành các công trình sau khi hoàn thành nằm trong kế hoạch đấu thầu dịch vụ công ích, đặt hàng, giao kế hoạch của các cấp (kể cả công trình chợ và công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn).
- Thực hiện các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp với khả năng của HTX, Liên hiệp HTX.
- Cơ chế hỗ trợ, ưu đãi: (1). Được ưu tiên lựa chọn khi tham gia đấu thầu, đặt hàng các dịch vụ công ích (nếu đáp ứng đủ điều kiện); (2). Được ưu tiên tham gia lựa chọn các đơn vị thi công các công trình hạ tầng xây dựng nông thôn mới (nếu đáp ứng đủ điều kiện).
- Ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ HTX thực hiện các dự án gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tham gia Chương trình OCOP, tham gia xúc tiến thương mại.
5.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTTT, HTX
- Tổ chức rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của HTX sau khi tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012. Tiếp tục tư vấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực cho HTX. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến sâu rộng về nhận thức trong xã hội về bản chất, vai trò của KTTT; cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác quản lý Nhà nước và đẩy mạnh công tác giải thể các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả, hoạt động mang tính hình thức.
- Tập trung xây dựng mô hình HTX điển hình tiên tiến để khuyến khích nhân rộng; tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận vốn vay lãi suất ưu đãi; đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các HTX.
- Liên minh HTX chủ động bám sát cơ sở; tiếp cận, tư vấn, hỗ trợ cho thành viên; nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, bất cập và vướng mắc về hoạt động, chính sách và pháp luật để phản ánh cho cơ quan chức năng; đồng thời tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù (nếu cần) hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX, nhất là những vấn đề liên quan đến tác động của dịch bệnh COVID-19.
- Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển các tổ chức KTTT theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Nắm bắt và phản ánh chính xác tình hình hoạt động của kinh tế tập thể, HTX; làm tốt công tác tư vấn, hỗ trợ nhất là trong các lĩnh vực đào tạo, tiếp cận các nguồn vốn vay, chính sách đất đai, thông tin thị trường, xây dựng thương hiệu, tổ chức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, kế toán kiểm toán, ứng dụng khoa học công nghệ trọng sản xuất, kinh doanh của HTX; mở rộng khả năng và phạm vi cung cấp dịch vụ công, xúc tiến thương mại cho phần lớn HTX, tư vấn và hỗ trợ pháp lý để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của thành viên.
5.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Kiện toàn bộ máy, cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã tại địa phương: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, đề xuất giao nhiệm vụ cụ thể quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp cho từng cấp trong hệ thống quản lý về kinh tế tập thể, hợp tác xã. Phân định rõ nhiệm vụ của từng đơn vị để xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện; Tổ chức thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật tại hợp tác xã, xử lý vi phạm pháp luật HTX theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.
5.6. Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể
- Cấp ủy Đảng cấp huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh tập trung chỉ đạo: (1). Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, HTX hiện có theo Luật HTX năm 2012 trên cơ sở rà soát, củng cố lại các HTX hiện có; vận động HTX thu hút thành viên, hợp nhất, sáp nhập HTX cùng ngành nghề và địa bàn hoạt động để tăng tiềm lực tài chính, đất đai và quy mô hoạt động của HTX; (2). Chủ động xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX kiểu mới hiệu quả trên địa bàn theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu mỗi địa phương có từ 01 - 02 HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả cao để lan tỏa; Ưu tiên phát triển mô hình HTX hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư theo chuỗi, liên kết doanh nghiệp.
- Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong việc vận động quần chúng, thành viên tự nguyện tham gia phát triển KTXH, HTX và thực hiện các quy định pháp luật về KTTT; xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, phối hợp với các tổ chức thành viên trong việc phát triển KTTT.
Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao căn cứ kế hoạch này và tình hình địa phương xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã năm 2023 tại đơn vị mình, đồng thời đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC I
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2022 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 248/KH-UBND ngày 14/10/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Thực hiện năm 2021 | Năm 2022 | Kế hoạch năm 2023 | |
Kế hoạch | Ước thực hiện cả năm | |||||
I | Hợp tác xã |
|
|
|
|
|
1 | Tổng số hợp tác xã | HTX | 611 | 668 | 660 | 700 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| Số HTX đang hoạt động | HTX | 588 | 618 | 605 | 630 |
| Số hợp tác xã thành lập mới | HTX | 51 | 60 | 49 | 40 |
| Số hợp tác xã giải thể | HTX | 5 | 16 | 28 | 30 |
| Số hợp tác xã đạt loại tốt, khá (*) | HTX | 300 | 320 | 310 | 330 |
| Số HTX ứng dụng công nghệ cao | HTX | 35 | 38 | 38 | 42 |
| Số HTX nông nghiệp liên kết với DN theo chuỗi giá trị | HTX | 23 | 27 | 25 | 30 |
2 | Tổng số thành viên hợp tác xã | Người | 55,000 | 60,200 | 58,000 | 60,500 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| Số thành viên mới | Thành viên | 320 | 280 | 325 | 350 |
| Số thành viên ra khỏi hợp tác xã | Thành viên |
|
|
|
|
3 | Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã | Thành viên | 72,000 | 78,000 | 72,800 | 73,600 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| Số lao động thường xuyên mới | Người | 37,400 | 41,000 | 35,000 | 41,000 |
| Số lao động là thành viên hợp tác xã | Người | 34,600 | 39,000 | 37,000 | 40,000 |
4 | Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã | Người | 5,200 | 5,500 | 5,500 | 6,000 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| Sổ cán bộ quản lý hợp tác xã đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp | Người | 3,650 | 4,000 | 4,000 | 4,500 |
| Số cán bộ quản lý hợp tác xã đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên | Người | 1,220 | 1,3000 | 1,300 | 1,500 |
5 | Doanh thu bình quân một hợp tác xã | Triệu đồng/năm | 600 | 650 | 600 | 650 |
| Trong đó: doanh thu của hợp tác xã với thành viên | Triệu đồng/năm | 700 | 750 | 720 | 800 |
6 | Lãi bình quân một hợp tác xã | Triệu đồng/năm | 290 | 310 | 290 | 310 |
7 | Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX | Triệu đồng/năm | 69 | 74 | 69 | 75 |
II | Liên hiệp hợp tác xã |
|
|
|
|
|
1 | Tổng số liên hiệp hợp tác xã | LH HTX | 3 | 3 | 3 | 4 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| Số liên hiệp hợp tác xã đang hoạt động | LHHTX | 3 | 3 | 3 | 4 |
| Số liên hiệp hợp tác xã thành lập mới | LHHTX | 0 | 0 | 0 | 1 |
| Số liên hiệp hợp tác xã giải thể | LHHTX | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Tổng số hợp tác xã thành viên | HTX | 13 | 20 | 13 | 20 |
3 | Tổng số lao động trong liên hiệp hợp tác xã | Người | 380 | 550 | 460 | 550 |
4 | Doanh thu bình quân một liên hiệp hợp tác xã | Triệu đồng/năm | 2,500 | 3,000 | 2,700 | 3,000 |
5 | Lãi bình quân một liên hiệp hợp tác xã | Triệu đồng/năm | 300 | 320 | 300 | 350 |
III | Tổ hợp tác |
|
|
|
|
|
1 | Tổng số Tổ hợp tác | THT | 203 | 230 | 215 | 235 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| Số Tổ hợp tác có đăng ký hoạt động với chính quyền | THT | 190 | 205 | 195 | 210 |
2 | Tổng số thành viên | Thành viên | 620 | 670 | 650 | 700 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| Số thành viên mới thu hút |
| 30 | 35 | 33 | 40 |
3 | Doanh thu bình quân một Tổ hợp tác | Triệu đồng/năm | 270 | 280 | 270 | 300 |
4 | Lãi bình quân một Tổ hợp tác | Triệu đồng/năm | 35 | 38 | 35 | 40 |
PHỤ LỤC II
NHU CẦU VỐN SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KTTT, HTX NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 248/KH-UBND ngày 14/10/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Thực hiện 2022 | Kế hoạch 2023 | Ghi chú | ||
Kế hoạch | Thực hiện | Kế hoạch | Dự kiến đơn vị thực hiện | ||||
I | NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG |
|
|
|
|
|
|
1 | Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT |
|
|
|
|
|
|
1,1 | Đào tạo |
| - | - | - | - |
|
| Số người được cử đi đào tạo | Người |
|
|
|
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
|
|
|
1,2 | Bồi dưỡng |
| - | - | - | - |
|
| Số người được tham gia bồi dưỡng | Người |
|
|
|
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
|
|
|
2 | Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, tuyên truyền, hỗ trợ về KTTT |
| - | - | - | - |
|
| Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX |
|
|
|
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
|
|
|
3 | Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường |
| - | - | - | - |
|
| Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX |
|
|
|
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
|
|
|
4 | Hỗ trợ khác (cụ thể theo từng nội dung hỗ trợ) | Tr đồng | - | - | - | - |
|
| Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX |
|
|
|
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
|
|
|
II | NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG |
|
|
|
|
|
|
1 | Thành lập mới, củng cố tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hỗ trợ | HTX, LHHTX | 30 | 20 | 40 | 40 |
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 750 | 500 | 1.000 | 1.000 |
|
2 | Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT |
|
|
|
|
|
|
2,1 | Đào tạo |
|
|
|
|
|
|
| Số người được cử đi đào tạo | Người |
|
|
|
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
|
|
|
2,2 | Bồi dưỡng |
|
|
|
|
|
|
| Số người được tham gia bồi dưỡng | Người | 450 | 540 | 720 | 720 |
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 762,5 | 558 | 990 | 990 |
|
3 | Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, tuyên truyền, hỗ trợ về KTTT |
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX | - | - | 10 | 10 |
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | - | - | 200 | 200 |
|
4 | Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường |
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX | - | - | 19 | 19 |
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | - | - | 6.202 | 6.202 |
|
5 | Hỗ trợ khác (cụ thể theo từng nội dung hỗ trợ) |
|
|
|
|
|
|
| - Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm (QĐ số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020) - Mô hình HTX hoạt động hiệu quả | HTX | - | - | 3.000 | 3.000 |
|
| - Đề án mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả theo QĐ số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 | HTX | - | - | 10.000 | 10.000 |
|
| - Hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm thuộc Chương trình OCOP Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND) | Dự án/mô hình | - | - | 3.620 | 3.620 |
|
PHỤ LỤC III
TÌNH HÌNH XỬ LÝ HỢP TÁC XÃ KHÔNG HOẠT ĐỘNG, KHÓ KHĂN TRONG GIẢI THỂ, CHƯA ĐĂNG KÝ VÀ TỔ CHỨC LẠI THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012
(Kèm theo Kế hoạch số: 248/KH-UBND ngày 14/10/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
TT | Nội dung | Năm 2020 | Thực hiện năm 2021 | Ước thực hiện năm 2022 | Dự kiến kế hoạch năm 2023 |
1 | Tổng số HTX | 585 | 611 | 660 | 700 |
| Sổ HTX thành lập mới | 60 | 51 | 49 | 40 |
| Số HTX giải thể | 7 | 5 | 28 | 30 |
2 | Số HTX đang hoạt động | 528 | 588 | 605 | 630 |
3 | Số HTX không hoạt động | 57 | 23 | 25 | 20 |
| Số HTX không hoạt động nhưng chưa thực hiện việc giải thể | 30 | 20 | 22 | 22 |
| Số HTX không hoạt động đang tiến hành giải thể nhưng có vướng mắc | 10 | 12 | 14 | 10 |
| Phát sinh vướng mắc nhưng có thể xử lý được | - | - | - | - |
| Phát sinh vướng mắc do Luật HTX, cần phải sửa Luật | - | - | - | - |
4 | Số HTX chưa đăng ký, tổ chức lại theo Luật HTX | - | - | - | - |
PHỤ LỤC IV
HỖ TRỢ HỢP TÁC XÃ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 167/QĐ-TTG NGÀY 03/2/2021 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN LỰA CHỌN, HOÀN THIỆN, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI HIỆU QUẢ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRÊN CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 248/KH-UBND ngày 14/10/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
ĐVT: Triệu đồng
TT | Nội dung hỗ trợ | Số HTX được hỗ trợ | Kinh phí hỗ trợ năm 2022 | Dự kiến hỗ trợ năm 2023 | Ghi chú | ||||
Tổng số | NS địa phương | NSTW | Tổng số | NS địa phương | NSTW |
| |||
1 | Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực | - |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường | - |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới; | - |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Tiếp cận nguồn vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX | - |
|
|
|
|
|
|
|
5 | Hỗ trợ đầu tư kết nối hạ tầng và chế biến sản phẩm | - |
|
|
|
|
|
|
|
6 | Hỗ trợ khác | 5 |
|
|
| 10.000 | 10.000 |
|
|
[1] Tính đến hết tháng 12/2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 203 THT
[2] Tính đến tháng 12/2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 611 HTX.
[3] Chi tiêu toàn tỉnh thành lập mới 30 HTX theo Quyết định số 145/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 của UBND tỉnh, số lượng HTX mới thành lập ở các địa phương cụ thể như sau: thị xã Đông Triều 03 HTX, thành phố Hạ Long 06 HTX, thành phố Cẩm Phả 02 HTX, huyện Tiên Yên 02 HTX, huyện Bình Liêu 02 HTX, thành phố Móng Cái 02 HTX. huyện Ba Chẽ 02 HTX, huyện Vân Đồn 02 HTX, thị xã Quảng Yên 21 HTX, thành phố Uông Bí 02 HTX, huyện Đầm Hà 02 HTX, huyện Hải Hà 02 HTX, huyện Cô Tô 01 HTX.
[4] Tính đến tháng 12/2021 tiên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 203 THT.
[5] Tính đến tháng 8/2022: tổng số cán bộ quản lý HTX là 5.500 người; trong đó cán bộ đạt trình độ sơ cấp, trung cấp 4.000 người; trình độ cao đẳng, đại học: 1.300 người, còn lại là sơ cấp.
[6] Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; Chính sách tiếp cận nguồn vốn phát triển HTX; Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX; Chính sách xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường; Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; Chính sách hỗ trợ giống, vốn khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; Chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
[7] Quyết định số 3738/QĐ-UBND ngày 05/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc Phê duyệt danh sách HTX tham gia mô hình thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học về làm việc có thời hạn tại HTX nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2020; Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc Quy định triển khai thực hiện; Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 03/01/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc Phê duyệt chủ trương đầu tư Danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/201&/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2019-2023.
[8] Sản phẩm gà Tiên Yên, Lợn Móng Cái, mật ong, củ cải khô, cam, na, trứng vịt biển, tỏi đen, khoai lang tươi, măng tươi, miến dong, nấm linh chi, gạo Bao Thai, Lạc, lá tăm, sản phẩm rau củ quả an toàn...
[9] Dự án ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm cho thịt theo hướng liên kết chuỗi giá trị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thịt gà hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh.
[10] HTX Đống Chén tham gia mô hình nuôi thương phẩm nhuyễn thể thuộc nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh “Nghiên cứu bệnh và dịch hại trên một số loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ nuôi chủ yếu tại Quảng Ninh và đề xuất giải pháp phòng chống”; HTX dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong tham gia triển khai các thí nghiệm, mô hình nhân giống “xây dựng mô hình sản xuất rau dược liệu theo chuỗi giá trị hàng hóa, phục vụ người tiêu dùng tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh".
[11] HTX Tuấn Hùng triển khai mô hình sản xuất giống lúa Bao thai nguyên chủng cung cấp cho các huyện miền đông.
[12] Hướng dẫn số 2160/SNNPTNT-STC ngày 6/7/2017 về Hướng dẫn một số nội dung khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Quyết định số 1568/2017/QĐ-UBND ngày 18/5/2017 của UBND tỉnh.
[13] Phê duyệt 04 dự án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ dược liệu; 03 dự án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ dong riềng chưa phê duyệt dự án) tại 02 huyện Ba Chẽ và Bình Liêu. Thúc đẩy liên kết sản xuất, một số HTX đã thực hiện liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm như HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Dương, thị xã Đông Triều liên kết với Công ty TNHH OISY đầu tư sản xuất và tiêu thụ củ khoai tây với diện tích 40ha; HTX dịch vụ chất lượng cao Hoa Phong, thị xã Đông Triều liên kết với Công ty cổ phần than Mạo Khê cung cấp rau, gạo, trứng, thịt, cá an toàn cho bếp ăn của công ty; liên hiệp HTX nông dược Quảng Ninh, thành phố Hạ Ung liên kết với Công ty cổ phần Sachainchi Việt Nam. Công ty cổ phần Chè Tân Cương Hoàng Bình, Công ty cổ phần tinh dầu và dược liệu Việt Nam; Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh để cung cấp nguyên liệu, chế biến và kỹ thuật trồng trọt cũng như chế biến sản phẩm bánh, kẹo từ cây chùm ngây…
[14] Quyết định số: 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015- 2020; Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 07/3/2017 của Ban Thường vụ tỉnh ủy. Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 27/8/2018 của UBND tỉnh; Quyết định số 498/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh; Quyết định số 899/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND tỉnh; Quyết định số 775/QĐ-UBND ngày 13/3/2018; Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh.
- 1Nghị quyết 118/NQ-HĐND năm 2021 phê duyệt Đề án 16/ĐA-UBND về phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025
- 2Kế hoạch 2949/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Kế hoạch 4069/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4Kế hoạch 3421/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2023
- 5Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái năm 2023
- 6Kế hoạch 294/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
- 1Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2002 tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Quyết định 3121/QĐ-UBND năm 2012 về quy định trình tự, thủ tục cho vay từ nguồn vốn tín dụng hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh
- 4Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- 5Quyết định 2261/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nội vụ ban hành
- 7Thông tư 15/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 899/2017/QĐ-UBND quy định điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020
- 10Quyết định 1568/2017/QĐ-UBND Quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP
- 11Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2017 phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020
- 12Quyết định 12/2019/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 1568/2017/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP
- 13Nghị quyết 194/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh
- 14Quyết định 35/2019/QĐ-UBND quy định thực hiện Nghị quyết 194/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh
- 15Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 16Quyết định 1804/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 167/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 1071/QĐ-UBND năm 2017 quy định về cho vay từ nguồn vốn tín dụng hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 19Nghị quyết 118/NQ-HĐND năm 2021 phê duyệt Đề án 16/ĐA-UBND về phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025
- 20Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 21Công văn 5529/BKHĐT-HTX năm 2022 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 22Kế hoạch 2949/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 23Kế hoạch 4069/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 24Kế hoạch 3421/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2023
- 25Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái năm 2023
- 26Kế hoạch 294/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh năm 2023
- Số hiệu: 248/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 14/10/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Phạm Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/10/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định