Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 244/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 16 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC HỖ TRỢ LIÊN KẾT TIÊU THỤ TRONG TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19

Nhằm hỗ trợ liên kết tiêu thụ nông sản chủ lực trong tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Tỉnh, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện kiểm nghiệm chất lượng nông sản chủ lực hỗ trợ liên kết tiêu thụ trong tình hình dịch bệnh Covid-19, nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu

- Đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nông sản chủ lực tiêu thụ trên thị trường, tạo niềm tin cho khách hàng, kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nông dân tiêu thụ đảm bảo đời sống trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

2. Yêu cầu

Rà soát thống kê diện tích sản xuất, chủng loại nông sản chuẩn, thời điểm thu hoạch, quy trình canh tác và tiêu chuẩn thị trường tiêu thụ để thực hiện lấy mẫu sản phẩm nông sản kiểm nghiệm chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ.

3. Nội dung và thời gian thực hiện

- Phối hợp tổ chức lấy mẫu nông sản kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… tại các vùng sản xuất của hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán, nhóm hộ nông dân sản xuất có hợp tác liên kết tiêu thụ nông sản trên địa bàn Tỉnh.

- Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện lấy mẫu nông sản kiểm nghiệm chất lượng, tổng số 250 mẫu nông sản (Phụ lục 1), gồm các đợt lấy mẫu như sau:

+ Đợt 1 tháng 7/2021: dự kiến 35 mẫu.

+ Đợt 2 tháng 8/2021: dự kiến 84 mẫu.

+ Đợt 3 tháng 9/2021: dự kiến 56 mẫu.

+ Đợt 4 tháng 10/2021: dự kiến 37 mẫu.

+ Đợt 5 tháng 11/2021: dự kiến 24 mẫu.

+ Đợt 6 tháng 12/2021: dự kiến 14 mẫu.

Ghi chú: về loại nông sản và số lượng mẫu kiểm nghiệm theo nhu cầu thị trường và tình hình sản xuất thực tế tại địa phương.

4. Tổ chức thực hiện (Phụ lục 2)

5. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí: 817.500.000 đồng, từ nguồn kinh phí thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp năm 2021 đã bố trí dự toán cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chi tiết theo Phụ lục kèm Công văn số 1966/STC-HCSN ngày 28/7/2021 của Sở Tài chính).

Yêu cầu Thủ trưởng sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh giải quyết kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- TT/TU; TT/HĐND Tỉnh;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- Các Sở: NNPTNT; KHCN; CT;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu VT, NC/KT(VA).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Huỳnh Minh Tuấn

 

PHỤ LỤC 1

DỰ KIẾN SỐ LƯỢNG MẪU NÔNG SẢN THỰC HIỆN KIỂM NGHIỆM DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Kèm theo Kế hoạch số 244/KH-UBND ngày 16/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Loại nông sản

ĐVT

Tổng

Dự kiến sản lượng (tấn/năm)

tháng 7

tháng 8

tháng 9

tháng 10

tháng 11

tháng 12

1

Nhãn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng

tấn

27.285

2.917

5.451

4.230

5.384

4.970

4.333

 

Diện tích

ha

909

97

182

141

179

166

144

 

Số lượng mẫu (dự kiến lấy mẫu 50% diện tích, sản lượng tiêu thụ kiểm nghiệm chất lượng cung cấp cho các kênh tiêu thụ)

mẫu

91

10

18

14

18

17

14

2

Khoai lang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng

tấn

29.700

2.916

15.384

8.100

2.800

500

-

 

Diện tích

ha

990

97

513

270

93

17

0

 

Số lượng mẫu (dự kiến lấy mẫu 50% diện tích, sản lượng tiêu thụ kiểm nghiệm chất lượng cung cấp cho các kênh tiêu thụ)

mẫu

99

10

51

27

9

2

0

3

Các loại rau, củ, quả chủ lực khác (khoai môn, xoài, cây có múi, …)

mẫu

60

15

15

15

10

5

0

 

Tổng số mẫu cần lấy

mẫu

250

35

84

56

37

24

14

* Ghi chú:

- Trung bình 5 ha lấy 1 mẫu, diện tích cần lấy mẫu chiếm 50% so với diện tích nhãn, khoai lang và các rau, củ, quả chủ lực khác (khoai môn, xoài và cây có múi, ...) bắt đầu thu hoạch từ tháng 7 đến 12/2021.

- Về loại nông sản và số lượng mẫu có thể thay đổi theo nhu cầu thị trường và tình hình sản xuất thực tế tại địa phương.

 

PHỤ LỤC 2

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 244/KH-UBND ngày 16/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Đơn vị chủ trì

Nội dung thực hiện

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

1

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật)

- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Công Thương và địa phương triển khai thực hiện.

- Chủ trì tổ chức các đợt lấy mẫu và chuyển mẫu đến đơn vị kiểm nghiệm, rà soát và chỉ định chỉ tiêu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, báo cáo kết quả kiểm nghiệm đến sở, ngành, địa phương nắm biết để tổ chức liên kết tiêu thụ.

- Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả; thực hiện thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

- Sở Tài chính.

- Sở Công Thương.

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thành phố.

 

2

Sở Công Thương

- Liên kết các kênh tiêu thụ nông sản và cung cấp các yêu cầu thu mua nông sản.

- Cung cấp thông tin kiểm nghiệm chất lượng nông sản đến các kênh tiêu thụ.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

 

3

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp/ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

- Chủ trì rà soát, thống kê diện tích nông sản có nhu cầu tiêu thụ cần kết quả kiểm nghiệm, để cung cấp thông tin kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật).

- Phối hợp thực hiện lấy mẫu.

- Tiếp nhận báo cáo kết quả kiểm nghiệm và thông tin kịp thời đến nông dân vùng trồng, các tổ chức/cá nhân liên kết tiêu thụ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật)