Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 07 tháng 10 năm 2009

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Căn cứ Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng như sau:

I- Đặc điểm tình hình địa phương

Tuyên Quang là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, đồi núi dốc, mạng lưới sông, suối dày, giao thông đi lại khó khăn. Hàng năm có thể xảy ra nhiều trận lũ lớn làm thiệt hại đến tính mạng con người và tài sản của nhà nước, của nhân dân.

Thống kê mấy năm gần đây mưa lũ, gió lốc đã làm mất trắng hàng trăm ha lúa và hoa màu, lũ lụt làm hỏng hàng chục nhà dân, sạt lở hàng nghìn một khối đất đá gây ách tắc giao thông, phá hoại các công trình thủy lợi, hoa màu, ruộng, vườn làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của nhân dân ở một số nơi.

Để chủ động ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết. Trong những năm qua Ủy ban nhân dân tỉnh đó chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chức năng của tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã thực hiện di dân ở một số thôn, bản có nguy cơ cao xảy ra thiên tai đến nơi ở mới an toàn; thực hiện gia cố, làm kè chắn ở những nơi có thể xảy ra sạt lở đất, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, trồng rừng ở các khu vực phòng hộ đầu nguồn nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tác hại của thiên tai có thể xảy ra.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 85 xã, phường, thị trấn nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra rủi ro thiên tai cần tiếp tục được tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống.

II- Mục tiêu của Đề án

Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai; đảm bảo đến năm 2020 có 100% cán bộ chính quyền các cấp được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

Toàn bộ 85 xã, phường, thị trấn nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai xây dựng được kế hoạch, có hệ thống thông tin liên lạc; xây dựng được lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ và lực lượng tình nguyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

Trên 70% số dân của 85 xã, phường, thị trấn nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; đưa kiến thức phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vào chương trình đào tạo của trường học phổ thông hàng năm, trong giờ chính khóa hoặc ngoại khóa.

III- Thời gian thực hiện Đề án

Đề án thực hiện trong 12 năm, bắt đầu từ năm 2009 và kết thúc vào năm 2020 và được thực hiện ở 85 xã, phường, thị trấn nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh.

IV- Kế hoạch thực hiện Đề án

1. Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động “nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” thuộc 141 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo 100% cán bộ thực hiện được tập huấn nâng cao năng lực và trình độ về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

2. Hợp phần 2: Tăng cường tuyên truyền giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đảm bảo trên 70% số dân của 85 xã, phường, thị trấn nằm trong vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

(Chi tiết thể hiện tại phụ lục I kèm theo)

3. Dự kiến kinh phí thực hiện

3.1- Tổng vốn đầu tư để thực hiện Đề án khoảng 13.179,6 triệu đồng.

a) Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền ở các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng: 1.954,4 triệu đồng.

b) Hợp phần 2: Nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng: 11.225,2 triệu đồng.

(Chi tiết thể hiện tại phụ lục II kèm theo)

3.2- Giai đoạn thực hiện và phân chia nguồn vốn

Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án được lấy từ các nguồn vốn sau:

- Vốn ngân sách và các nhà tài trợ chiếm: 95%.

- Vốn dân đúng góp chiếm: 5%.

- Thời gian thực hiện chia làm 3 giai đoạn như sau:

Các giai đoạn

Tổng nguồn vốn (triệu đồng)

Ngân sách + Tài trợ (triệu đồng)

Dân đóng góp (triệu đồng)

Giai đoạn 1 (2009-2010)

975,8

927,01

48,79

Giai đoạn 2 (2011-2015)

4.796,4

4556,58

239,82

Giai đoạn 3 (2016-2020)

7.407,4

7037,03

370,37

4. Tổ chức thực hiện

4.1- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện:

- Triển khai thực hiện Đề án theo chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan được phê duyệt trong Đề án.

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án của các huyện, thị xã định kỳ hàng năm đánh giá rút kinh nghiệm.

4.2- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã xây dựng hệ thống đào tạo về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng các cấp (bao gồm cả giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học).

Tổ chức đào tạo về chính sách, cơ chế và hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện Đề án ở các cấp.

4.3- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí lồng ghép các nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn viện trợ để thực hiện Đề án.

4.4- Các sở, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

4.5- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã tổ chức thực hiện các hoạt động được phê duyệt trong Đề án; chuẩn bị địa bàn thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện; tổ chức lồng ghép các hoạt động liên quan để hoàn thành các mục tiêu của Đề án.

4.6- Các hoạt động về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là sự nghiệp của toàn xã hội. Quá trình hoạch định các chủ trương chính sách, tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án, ngoài sự đầu tư của Nhà nước, các cấp, các ngành cần huy động sự tham gia, đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tài trợ nước ngoài, các doanh nghiệp và nhân dân.

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang trân trọng báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chẩu Văn Lâm

 

DANH SÁCH

85 XÃ TỈNH TUYÊN QUANG CÓ NGUY CƠ XẢY RA THIÊN TAI
(Kèm theo Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 07/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

 

Huyện Na Hang

Huyện Chiêm Hoá

Huyện Hàm Yên

Huyện Yên Sơn

Huyện Sơn Dương

TX Tuyên Quang

1

Thị trấn Na Hang

Xã Ngọc Hội

Xã Yên Thuận

Xã Tân Tiến

Xã Hợp Hoà

Phường Hưng Thành

2

Xã Thanh Tương

Xã Tri Phú

Xã Bạch Xa

Xã Tứ Quận

Xã Đông Thọ

Xã An Tường

3

Xã Năng Khả

Xã Linh Phú

Xã Minh Khương

Xã Lực Hành

Xã Văn Phú

Xã Lượng Vượng

4

Xã Sơn Phú

Xã Kim Bình

Xã Minh Dân

Xã Công Đa

Xã Hồng Lạc

Xã Đội Cấn

5

Xã Thượng Lâm

Xã Hoà An

Xã Phù Lưu

Xã Mỹ Bằng

 

 

6

Xã Khuôn Hà

Xã Bình Nhân

Xã Tân Thành

Xã Kim Quan

 

 

7

Xã Lăng Can

Thị trấn Vĩnh Lộc

Xã Yên Lâm

Xã Trung Trực

 

 

8

Xã Xuân Lập

Xã Tân Thịnh

Xã Yên Phú

Xã Phúc Ninh

 

 

9

Xã Phúc Yên

Xã Hoà Phú

Xã Thành Long

Xã Lăng Quán

 

 

10

Xã Đà Vị

Xã Xuân Quang

Xã Thái Sơn

Xã Xuân Vân

 

 

11

Xã Hồng Thái

Xã Yên Lập

Xã Hùng Đức

Xã Hùng Lợi

 

 

12

Xã Yên Hoa

Xã Yên Nguyên

Xã Thái Hoà

Xã Tân Long

 

 

13

Xã Khau Tinh

Xã Trung Hoà

Xã Bằng Cốc

Xã Trung Minh

 

 

14

Xã Côn Lôn

Xã Bình Phú

Thị trấn Tân Yên

Xã Chiêu Yên

 

 

15

Xã Sinh Long

Xã Trung Hà

 

Xã Thái Bình

 

 

16

Xã Thượng Nông

Xã Vinh Quang

 

Xã Kim Phú

 

 

17

Xã Thượng Giáp

Xã Tân Mỹ

 

Xã Hoàng Khai

 

 

18

 

Xã Phúc Sơn

 

Xã Thắng Quân

 

 

19

 

Xã Minh Quang

 

Xã Qúy Quân

 

 

20

 

Xã Phú Bình

 

Xã Trung Sơn

 

 

21

 

Xã Phúc Thịnh

 

 

 

 

22

 

Xã Kiên Đài

 

 

 

 

23

 

Xã Bình An

 

 

 

 

24

 

Xã Tân An

 

 

 

 

25

 

Xã Hà Lang

 

 

 

 

26

 

Xã Thổ Bình

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 1

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (QLTTCĐ)"
(Kèm theo Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 07/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

 

Hợp phần 1

 

 

 

1

Hoàn thiện bộ máy phòng chống và quản lý thiên tai của cơ quan chuyên trách các cấp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Thường xuyên hàng năm

2

Xây dựng hệ thống đào tạo về QLTTCĐ thống nhất ở các cấp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

2009 - 2017

3

Tổ chức đào tạo về chính sách, cơ chế và hướng dẫn thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng viên, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ ở các cấp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

2009 - 2017

4

Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho cơ quan chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

2009 - 2017

5

Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh

Sở Xây dựng

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Các Sở, ngành liên quan

2009 - 2017

 

Hợp phần 2

 

 

 

6

Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ tại các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) mỗi xã (nhóm) 3 người, toàn tỉnh có 85 nhóm

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Ủy ban nhân dân xã, thị trấn

2009

7

Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng xã (do xã tự xây dựng dựa trên sự hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường); xây dựng pa nô bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi thiên tai tại trung tâm xã (85 xã)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Tài nguyên và Môi trường và 85 xã có nguy cơ xảy ra thiên tai

2009 - 2017

8

Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi ứng với từng giai đoạn trước trong và sau thiên tai phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng xã

Sở Nông nghiệp và PTNT

Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai các huyện và các xã

2009 - 2016

9

Thu thập, cập nhật thông tin cho bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương (cán bộ xã phụ trách công tác phòng, chống lụt bão cập nhật)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Ủy ban nhân dân xã

Thường xuyên hàng năm

10

Các xã xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống, quản lý rủi ro thiên tai của địa phương

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Ủy ban nhân dân xã

Thường xuyên hàng năm

11

Các xã xây dựng xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép biến đổi khí hậu của địa phương

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Ủy ban nhân dân xã

Thường xuyên hàng năm

12

Xây dựng hệ thống diễn tập và tổ chức diễn tập về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại các xã hàng năm thường xảy ra thiên tai tại 85 xã (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và GNTT, UBND huyện, thị xã

Thường xuyên hàng năm

13

Thiết lập hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm cho 85 xã (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ)

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, xã

Thường xuyên hàng năm

14

Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại 85 xã

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, thị xã

Thường xuyên hàng năm

15

Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền bá thông qua trang web, TV, báo, đài, pa nô, áp phích, tờ rơi của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan Thông tấn, Báo chí, Đài của tỉnh

Thường xuyên hàng năm

16

Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho các xã về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại 85 xã (các lớp đào tạo tập, huấn này được tổ chức cho từng đối tượng cụ thể như giới tính, học sinh, người lớn tuổi)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Thường xuyên hàng năm

17

Tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật, kịch có nội dung về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại các xã trên địa bàn tỉnh

Sở Săn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND huyện, thị xã, các xã, thị trấn

Thường xuyên hàng năm

18

Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại các xã

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND huyện, thị xã

Thường xuyên hàng năm

 

PHỤ LỤC II

KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 07/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

TT

Nội dung công việc

Kinh phí dự kiến (đơn vị: Triệu đồng)

Tổng số

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

Hợp phần 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hoàn thiện bộ máy phòng chống và quản lý thiên tai của cơ quan chuyên trách các cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

2

Xây dựng hệ thống đào tạo về QLTTCĐ thống nhất ở các cấp

2,8

 

5,6

5,6

 

 

 

5,6

5,6

 

 

 

25,2

3

Tổ chức đào tạo về cơ chế, chính sách và hướng dẫn thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng viên, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ ở các cấp

2,8

 

11,2

 

 

 

 

11,2

 

 

 

 

25,2

4

Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho cơ quan chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp

35,0

 

70,0

 

 

 

 

77,0

 

 

 

 

182

5

Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh

210,0

 

728,0

 

 

 

 

784,0

 

 

 

 

1722

 

Hợp phần 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

6

Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ tại các xã (do các xã bầu chọn) mỗi xã (nhóm) 3 người, toàn tỉnh có 85 nhóm

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0

7

Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng xã (do xã tự xây dựng dựa trên sự hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường); xây dựng pa nô bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi thiên tai tại trung tâm xã (85 xã)

28,0

 

56,0

 

 

 

 

56,0

 

 

 

 

140

8

Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi ứng với từng giai đoạn trước trong và sau thiên tai phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng xã

28,0

 

14,0

 

 

 

 

14,0

 

 

 

 

56

9

Thu thập, cập nhật thông tin cho bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương (cán bộ xã phụ trách công tác phòng, chống lụt bão cập nhật)

70,0

70,0

70,0

70,0

70,0

70,0

70,0

70,0

70,0

70,0

70,0

70,0

840

10

Các xã xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống, quản lý rủi ro thiên tai của địa phương

2,8

2,8

7,0

7,0

7,0

7,0

7,0

14,0

14,0

14,0

14,0

14,0

110,6

11

Các xã xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép biến đổi khí hậu của địa phương

2,8

2,8

7,0

7,0

7,0

7,0

7,0

14,0

14,0

14,0

14,0

14,0

110,6

12

Xây dựng hệ thống diễn tập và tổ chức diễn tập về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại các xã hàng năm thường xảy ra thiên tai 85 xã (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ)

7,0

7,0

70,0

70,0

70,0

70,0

70,0

140,0

140,0

140,0

140,0

140,0

1064

13

Thiết lập hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm cho 85 xã (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ)

7,0

7,0

70,0

70,0

70,0

70,0

70,0

140,0

140,0

140,0

140,0

140,0

1064

14

Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại 85 xã

35,0

35,0

140,0

140,0

70,0

70,0

70,0

140,0

140,0

140,0

140,0

140,0

1260

15

Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền bá thông qua trang web, TV, báo, đài, pa nô, áp phích, tờ rơi của tỉnh

35,0

35,0

72,8

72,8

72,8

72,8

72,8

78,4

78,4

78,4

78,4

78,4

826

16

Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho các xã về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại 85 xã (các lớp đào tạo tập, huấn này được tổ chức cho từng đối tượng cụ thể như giới tính, học sinh, người lớn tuổi)

42,0

42,0

210,0

105,0

105,0

105,0

105,0

210,0

210,0

210,0

210,0

210,0

1764

17

Tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật, kịch có nội dung về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại các xã trên địa bàn tỉnh

14,0

14,0

70,0

70,0

70,0

70,0

70,0

140,0

140,0

140,0

140,0

140,0

1078

18

Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại các xã

238,0

 

476,0

 

476,0

 

 

574,0

 

574,0

 

574,0

2912

 

Tổng cộng từng năm

760,2

215,6

2.077,6

617,4

1.017,8

541,8

541,8

2.468,2

952,0

1.520,4

946,4

1.520,4

13.179,6

 

Tổng cộng giai đoạn

975,8

4.796,4

7.407,4

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2009 thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng do tỉnh Tuyên Quang ban hành

  • Số hiệu: 24/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 07/10/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Chẩu Văn Lâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản