Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 235/KH-UBND | Phú Nhuận, ngày 12 tháng 4 năm 2016 |
KIỂM SOÁT BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, ZIKA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
Thực hiện Công văn số 2864/SYT-NVY ngày 05/4/2016 về việc phối hợp các sở ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện về phòng, chống bệnh do Zika; Quyết định số 460/QĐ-BYT ngày 05/02/2016 của Bộ Y tế về ban hành Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam.
Dựa trên tình hình, diễn tiến dịch bệnh do vi rút Zika trên thế giới, tính đến cuối tháng 3/2016 đã có 61 quốc gia báo cáo có ca bệnh, đặc biệt đã phát hiện những trường hợp mắc tại các quốc gia lân cận và tiếp giáp biên giới với Việt Nam như Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Philipines,... Tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng trong tháng 3/2016 đã ghi nhận 02 trường hợp bệnh nhân bị nhiễm Zika sau khi du lịch Việt Nam và cả 2 bệnh nhân này đều dừng chân tại thành phố Hồ Chí Minh; Ngày 31/3/2016 thành phố Hồ Chí Minh phát hiện 1 trường hợp xét nghiệm dương tính với vi rút Zika (tại phường Thạnh Mỹ Lợi Quận 2).
Nhằm kiểm soát tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết và phòng bệnh Zika, Ban Chỉ đạo phòng chống các loại dịch bệnh quận xây dựng kế hoạch triển khai đợt cao điểm phòng chống dịch trên địa bàn quận Phú Nhuận như sau:
- Khống chế không để dịch bệnh Sốt xuất huyết và Zika lây lan.
- Nâng cao năng lực cộng đồng trong việc phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết và Zika. Khuyến khích sự tham gia của lãnh đạo, người có uy tín trong cộng đồng thực hiện các hoạt động nhằm tác động thay đổi hành vi của cộng đồng.
- Nâng cao năng lực của nhân viên Y tế các cấp trong việc theo dõi, dự báo, phát hiện sớm dịch bộc phát và đáp ứng nhanh trong chống dịch Sốt xuất huyết và Zika. Chủ động trong công tác truyền thông phòng chống bệnh Sốt xuất huyết và Zika.
1.1. Mục tiêu chung:
- Nâng cao nhận thức của người dân về việc tự giác phát hiện và thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng tại nơi ở, nơi làm việc, nơi học tập của mọi người.
- Tăng cường sự phối hợp, tham gia của các thành viên các tổ chức xã hội và các ban ngành, đoàn thể trong việc triển khai các nội dung của hoạt động diệt muỗi, diệt lăng quăng đến hội viên và thực hiện kiểm tra, đánh giá.
- Phổ biến các nội dung và hình thức xử phạt các hành vi làm lây lan bệnh trong cộng đồng theo Nghị định 176/2013 NĐ-CP và theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- 100% các hộ gia đình của Đảng viên, Đoàn viên, Hội viên Hội Phụ nữ tại các địa phương không có ổ lăng quăng trong khuôn viên nhà.
- 100% các công sở, trường học, xí nghiệp, bệnh viện... trên địa bàn của quận không có lăng quăng tại các vật chứa nước sử dụng.
- 100% hộ dân tại điểm nguy cơ biết thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi và các biện pháp phòng chống muỗi đốt.
1.3. Đối tượng được truyền thông:
- Người dân tại cộng đồng, đặc biệt tập trung ở các hộ có phụ nữ mang thai;
- Các hội viên của các tổ chức xã hội, các ban ngành, đoàn thể tại địa phương;
- Học sinh các trường tại địa phương, đặc biệt các trường cấp 1, cấp 2.
1.4. Nội dung truyền thông:
- Hộ gia đình thực hiện hành vi đậy kín các vật chứa nước sinh hoạt, thay nước định kỳ và cọ rửa sạch vật chứa nước thường xuyên.
- Hộ gia đình thực hiện hành vi dọn dẹp rác thải không để đọng nước, sắp xếp gọn gàng vật dụng trong nhà để thông thoáng.
Thông điệp chính:
Mỗi người -Mỗi nhà cần thực hiện ngay:
1. Cả ngày lẫn đêm: Phòng tránh muỗi đốt
2. Mỗi ngày: Tìm diệt muỗi
3. Mỗi tuần: Tìm và loại trừ lăng quăng
1.5. Hình thức truyền thông:
Thực hiện truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: Cổng thông tin và giao tiếp điện tử của quận, trang điện tử của các đơn vị y tế của Bệnh viện quận, các cơ sở y tế trên địa bàn quận: có banner về nội dung phòng chống bệnh do vi rút Zika và Sốt xuất huyết, đưa tin về các hoạt động diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường tại địa phương, đăng các bài viết về biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng phù hợp với thực tế của địa phương; các khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai và những người trẻ về từ nơi - vùng dịch Zika.
Treo băng rôn về khuyến cáo người dân về các biện pháp phòng, chống bệnh do vi rút Zika và Sốt xuất huyết tại trụ sở Ủy ban nhân dân quận, phường, các cơ sở y tế công lập thuộc quận: Trung tâm Y tế dự phòng, Bệnh viện quận, các trạm y tế và các nơi đông dân cư đồng loạt từ ngày 15/04/2016 đến hết 30/05/2016.
Thực hiện 01 xe truyền thông với chủ đề phòng chống bệnh do vi rút Zika và Sốt xuất huyết hoạt động trong Quý II/2016 (lồng ghép hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết), lộ trình và lịch hoạt động do Trung tâm y tế dự phòng quận và Trạm y tế 15 phường thực hiện dựa trên tình hình thực tế tại quận; ưu tiên hoạt động tại các điểm nguy cơ bùng phát muỗi, lăng quăng, các ổ dịch Sốt xuất huyết hiện hữu, nơi công cộng tập trung nhiều người và sẵn sàng thực hiện trong các tháng tiếp theo đến cuối năm tùy tình hình thực tế.
Tiếp tục thực hiện các hình thức truyền thông phòng bệnh tại địa phương như bản tin, loa truyền thanh, sinh hoạt tổ dân phố... Ưu tiên thời lượng dành cho nội dung phòng chống bệnh do vi rút Zika và Sốt xuất huyết.
Các ban ngành, đoàn thể quận có chỉ đạo xuyên suốt từ quận đến phường về việc đưa nội dung phòng chống bệnh do vi rút Zika và Sốt xuất huyết vào nội dung sinh hoạt định kỳ, tạo sự hưởng ứng sâu rộng đến từng gia đình trong xã hội. Cần có những biện pháp khuyến khích việc thực hiện hành vi chủ động diệt muỗi, lăng quăng phòng chống bệnh do vi rút Zika và Sốt xuất huyết của từng đoàn viên, hội viên; đồng thời có tổ chức giám sát và đánh giá việc thực hiện.
Trung tâm Y tế dự phòng quận tập huấn cho các ban ngành, đoàn thể quận, phường và các đơn vị trường học về nội dung truyền thông và triển khai hoạt động phòng, chống bệnh do vi rút Zika và Sốt xuất huyết.
2. Kiểm soát các điểm nguy cơ bùng phát muỗi, lăng quăng:
Trung tâm Y tế dự phòng và Trạm y tế 15 phường khẩn trương rà soát lại các điểm có yếu tố nguy cơ Sốt xuất huyết và tăng cường kiểm soát, nhất là trong tháng 4 - 5/2016.
Đối với các điểm nguy cơ là hộ gia đình (bao gồm hộ dân, nhà trọ, hàng quán...): kiểm tra các vị trí có khả năng phát sinh lăng quăng và yêu cầu chủ nhà xử lý ngay khi phát hiện; tái kiểm tra sau 1 tuần đối với những điểm nguy cơ có lăng quăng; có biện pháp hỗ trợ hộ gia đình xử lý những ổ lăng quăng ngoài khả năng xử lý của họ.
Đối với trụ sở cơ quan tổ chức, các công trình công cộng, công trình xây dựng: kiểm tra các vị trí có khả năng phát sinh lăng quăng; truyền thông hướng dẫn các biện pháp xử lý và phòng ngừa sự phát sinh lăng quăng tại địa điểm; tái kiểm tra hàng tuần đối với những điểm nguy cơ có lăng quăng; áp dụng biện pháp chế tài theo nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 đối với những cá nhân, cơ quan, tổ chức,... vẫn còn phát hiện lăng quăng sau 2 lần kiểm tra.
Đối với các điểm nguy cơ không có người quản lý: huy động đoàn viên thanh niên địa phương và người dân xung quanh tham gia xử lý các ổ lăng quăng, đồng thời áp dụng các biện pháp chính quyền để ngăn ngừa sự phát sinh ổ lăng quăng. Song song đó, tổ chức truyền thông cho người dân xung quanh về vai trò của họ trong việc ngăn ngừa sự phát sinh ổ lăng quăng tại những nơi này.
3. Công tác giám sát và xử lý ca bệnh/ ổ dịch:
Thực hiện Thông tư số 13/2013/TT-BYT ngày 17/4/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm; Quyết định số 460/QĐ-BYT ngày 05/02/2016 của Bộ Y tế về ban hành Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam.
- Xác minh ca bệnh, điều tra dịch tễ, điều tra côn trùng (CI,HI,DI). Vận động diệt lăng quăng khu vực ca bệnh. Nếu yếu tố dịch tễ, côn trùng cao có thể xử lý phun hóa chất diện rộng theo các bước sau:
- Xác định phạm vi ổ dịch (sử dụng bản đồ dịch tễ), xác định tổng số điểm nguy cơ trong phạm vi ổ dịch.
- Xây dựng kế hoạch xử lý ổ dịch, vận động diệt lăng quăng, truyền thông, phun hóa chất.
- Khảo sát lăng quăng và côn trùng sau mỗi lần phun hóa chất (nếu không đạt đề nghị xử lý lại).
- Giám sát ổ dịch sau xử lý: tiếp tục giám sát ổ dịch sau khi xử lý thành công. Ổ dịch chấm dứt khi trong vòng 1 tháng không có ca mắc mới.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai và giám sát tổ chức thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động, không để dịch bùng phát trên địa bàn; vận động nhân dân làm vệ sinh môi trường để diệt muỗi, lăng quăng gây bệnh sốt xuất huyết và Zika.
- Triển khai đến các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn quận: phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng trong việc chẩn đoán xác định dịch cũng như điều tra dịch tễ ca bệnh; báo cáo dịch kịp thời theo thông tư số 48/2010/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế khi phát hiện trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh Sốt xuất huyết, Zika.
- Phối hợp kiểm tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về y tế dự phòng, vệ sinh và môi trường theo nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo phòng, chống các loại dịch bệnh quận kiểm tra giám sát công tác chống dịch tại các phường và tại cộng đồng.
- Tổng hợp báo cáo hoạt động và tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận về công tác phòng chống dịch bệnh.
2. Trung tâm Y tế dự phòng quận:
- Triển khai công tác tập huấn kiến thức phòng bệnh Sốt xuất huyết, Zika cho nhân viên y tế, ban điều hành khu phố, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên...
- Phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo quận tập huấn phòng chống dịch bệnh lây nhiễm trong trường học: Sốt xuất huyết, Zika và Tay chân miệng, và các dịch bệnh lây qua tiếp xúc,... cho Ban Giám hiệu, cán bộ phụ trách y tế học đường tất cả các trường học các cấp, hệ công lập và tư thục, trên địa bàn.
- Phối hợp với Ban giám hiệu các trường học tổ chức truyền thông đến các phụ huynh và học sinh các biện pháp phòng chống Sốt xuất huyết, Zika và Tay chân miệng và các dịch bệnh khác trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, và trong sinh hoạt lớp hàng tuần.
- Triển khai Trạm Y tế 15 phường tham mưu với UBND phường thực hiện các nội dung truyền thông nêu trên (mục 1/II).
- Phối hợp với Trạm Y tế xác định lại các điểm có yếu tố nguy cơ phát sinh muỗi và lăng quăng; Triển khai Trạm Y tế 15 phường tăng cường giám sát muỗi và lăng quăng tại các điểm có yếu tố nguy cơ Sốt xuất huyết, ổ dịch Sốt xuất huyết và vùng nguy cơ Sốt xuất huyết theo hướng dẫn trên (mục 2/II).
- Triển khai Trạm Y tế 15 phường xử lý triệt để những ổ dịch mới phát sinh tránh lây lan, tồn lưu mầm bệnh trong cộng đồng đúng quy định (mục 3/II).
- Tham mưu cho ban chỉ đạo phòng chống các loại dịch bệnh quận thành lập đoàn kiểm tra, giám sát các hoạt động kiểm soát điểm nguy cơ và hoạt động xử lý ổ dịch trên địa bàn quận.
- Thực hiện đúng, kịp thời, đầy đủ công tác thống kê báo cáo theo quy định.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, phương tiện cấp cứu...để tiếp nhận thu dung và điều trị bệnh nhân tăng cường hội chẩn tuyến trên nhằm giảm thiểu số tử vong. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng công tác nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ tại phòng khám, phòng cấp cứu và thường xuyên nhắc nhở, cảnh giác, phát hiện sớm bệnh Sốt xuất huyết, Zika, xử trí theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Thông tin kịp thời tình hình các ca bệnh đang điều trị tại bệnh viện cho Trung tâm Y tế Dự phòng để phối hợp giám sát, xử lý không để lây lan ra cộng đồng.
- Chủ động vệ sinh môi trường hàng tuần, phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng phun hóa chất khi cần thiết, kịp thời ngăn chặn các nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
- Chủ động phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng quận triển khai tập huấn phòng chống dịch bệnh lây nhiễm trong trường học: Sốt xuất huyết, Zika (và Tay chân miệng và các dịch bệnh lây qua tiếp xúc,... ) cho Ban Giám hiệu, cán bộ phụ trách y tế học đường tất cả các trường học các cấp, hệ công lập và tư thục, trên địa bàn.
- Hướng dẫn cho Ban giám hiệu các trường học thuộc quận tổ chức truyền thông đến các phụ huynh và học sinh các biện pháp phòng chống Sốt xuất huyết, Zika (và Tay chân miệng và các dịch bệnh khác); huy động đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động diệt muỗi, lăng quăng tại trường học, lớp học, gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của ngành y tế. Thực hiện tốt việc theo dõi, quản lý sức khỏe của học sinh, thông báo ngay cho các đơn vị y tế khi phát hiện học sinh có dấu hiệu mắc bệnh để xử lý kịp thời.
- Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng quận giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống bệnh bệnh lây nhiễm trong trường học.
5. Phòng Văn hóa và Thông tin:
- Phối hợp với Phòng Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng quận tăng cường thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết và Zika bằng nhiều hình thức phù hợp.
- Đăng tải các bài tuyên truyền về phòng, chống Sốt xuất huyết, Zika.
- Thực hiện các băng rôn tuyên truyền về Sốt xuất huyết, Zika trong tháng 4-5/20116.
- Tổ chức thực hiện phong trào “Vì thành phố văn minh - sạch đẹp - an toàn”, tổ chức tổng vệ sinh tại các khu dân cư mỗi 15 phút hàng tuần.
6. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Triển khai đến 15 phường thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh môi trường. Vận động người dân thu dọn các vật phế thải, dụng cụ chứa nước, không để trở thành môi trường cho muỗi phát triển.
- Thực hiện kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ tiểu thương làm ô nhiễm môi trường phát sinh muỗi, lăng quăng.
7. Phòng Tài chính - Kế hoạch:
- Phối hợp Phòng Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân quận bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Zika theo quy định.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội quận:
Tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thu dọn các vật phế thải, dụng cụ chứa nước, diệt lăng quăng, muỗi trong nhà và xung quanh nhà; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Zika theo hướng dẫn của ngành y tế.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động phòng chống bệnh Sốt xuất huyết, Zika tại địa phương, triển khai các lực lượng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, lấy Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh làm nồng cốt cùng với Ban điều hành khu phố, Tổ dân phố tổ chức tuyên truyền phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết, Zika đến tận tổ dân phố, trong các cuộc họp ban ngành, hội đoàn, tổ dân phố (lồng ghép trong các buổi họp công tác bầu cử sắp tới). Vận động các hộ dân giữ gìn vệ sinh môi trường thu gom các vật phế thải chứa nước trong và ngoài nhà.
- Thực hiện triển khai theo Cam kết của chính quyền và các ban ngành đoàn thể: công chức, viên chức các đơn vị, đảng viên, đoàn viên, hội viên các hội đoàn thực hiện diệt lăng quăng tại chính hộ gia đình mình “mỗi tuần 1 lần vào ngày cuối tuần” để huy động nhân dân cùng thực hiện.
- Thành lập các tổ cộng tác viên thực hiện công tác diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường: Đoàn thanh niên, Phụ nữ, Dân quân, Cựu chiến binh làm nhiệm vụ tuyên truyền, phân phát tờ rơi, hướng dẫn thu dọn vật phế thải tại các hộ gia đình. Tham gia cùng nhân dân khu phố dọn dẹp vệ sinh, không để các vật phế thải tồn tại thành các ổ chứa lăng quăng trong cộng đồng.
- Chỉ đạo các ban ngành phối hợp với cán bộ y tế trạm Y tế và cộng tác viên cập nhật danh sách điểm nguy cơ, điểm có yếu tố nguy mới tại phường (chú ý các công trình xây dựng, đất bỏ trống, vựa phế thải, hộ dân trồng nhiều cây cảnh, khu nhà trọ, chung cư...). Chủ các điểm nguy cơ, điểm có yếu tố nguy SỐT XUẤT HUYẾT mới cần thực hiện cam kết diệt lăng quăng.
- Tổ chức kiểm tra tất cả điểm nguy cơ, điểm có yếu tố nguy trên địa bàn.
- Thực hiện xử phạt theo quy định khi kiểm tra điểm nguy cơ Sốt xuất huyết khi giám sát lần 2 còn tồn tại vật chứa có lăng quăng.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, báo cáo việc thực hiện hoạt động kiểm soát điểm nguy cơ Sốt xuất huyết và hoạt động xử lý ổ dịch trên địa bàn phường.
Trích từ nguồn kinh phí chống dịch (trong chi thường xuyên năm 2016) của Ủy ban nhân dân quận và Trung tâm Y tế dự phòng quận.
Trên đây là kế tăng cường hoạt động phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết, Zika năm 2016 trên địa bàn quận của Ban Chỉ đạo phòng chống các loại dịch bệnh quận. Đề nghị các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc để công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn quận đạt hiệu quả, góp phần bảo vệ tốt cho sức khỏe nhân dân./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 2Thông tư 48/2010/TT-BYT hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư 13/2013/TT-BYT hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- 5Quyết định 460/QĐ-BYT năm 2016 về Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 7Công văn 7437/SYT-NVY năm 2022 triển khai quy trình báo động đỏ đối với bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue do Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2016 về kiểm soát bệnh Sốt xuất huyết, Zika trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 235/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 12/04/2016
- Nơi ban hành: Quận Phú Nhuận
- Người ký: Nguyễn Đông Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/04/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra