Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2328/KH-UBND | Kon Tum, ngày 28 tháng 08 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số 553/QĐ-TTg, ngày 21/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030; Kế hoạch số 30-KH/TU, ngày 21-3-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 01-9-2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư (Khóa IX) về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 30- KH/TU ngày 21-3-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy), Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum (UBND tỉnh) ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ sinh học; coi công nghệ sinh học là công cụ hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh; ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và ứng dụng công nghiệp sinh học, đổi mới cơ chế, chính sách, tranh thủ hợp tác, hỗ trợ của quốc tế. Bám sát Kết luận số 06/KL/TW, ngày 01-09-2016 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư (Khóa IX) về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nội dung và giải pháp của Quyết định số 553/QĐ-TTg, ngày 21/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch số 30-KH/TU ngày 21-3-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Việc triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống cần bám sát tình hình thực tế, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, gắn với chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 30-6-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh.
1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống; đa dạng hóa đầu tư phát triển công nghệ sinh học, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ sinh học; ứng dụng và chuyển giao các thành tựu công nghệ sinh học trong và ngoài nước phục vụ phát triển bền vững nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp chế biến gắn với công tác bảo vệ môi trường, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, bền vững và bảo vệ sức khỏe Nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2020:
- Tiếp nhận, làm chủ trên 05 quy trình sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học, như: Quy trình nhân giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, chế phẩm sinh học, nấm ăn và nấm dược liệu,...;
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực nông nghiệp, công thương, y tế, môi trường, an ninh, quốc phòng,... để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Phấn đấu có trên 30% cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đơn vị, địa phương ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi; các loại phân bón, giá thể, thuốc bảo vệ thực vật, văcxin, chế phẩm và các sản phẩm khác có nguồn gốc sinh học;
- Đầu tư đổi mới, nâng cấp phòng thí nghiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành công nghệ đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh.
b) Đến năm 2030: Có trên 50% cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đơn vị, địa phương ứng dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học để nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất nông nghiệp. Thu hút từ 03 đến 05 doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật về công nghệ sinh học trong các lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, sản xuất chế phẩm,....
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo khung pháp lý thuận lợi để khuyến khích phát triển công nghệ sinh học;
- Hình thành hệ thống chỉ đạo phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học từ tỉnh đến huyện. Người đứng đầu các cấp, các ngành có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học thuộc cấp, ngành mình quản lý.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước các cấp, ngành trong lĩnh vực công nghệ sinh học; rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản, cơ chế, chính sách tạo khung pháp lý thuận lợi để khuyến khích hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sinh học. Chú trọng các cơ chế, chính sách về đầu tư, đào tạo, thu hút, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học; có chính sách về hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, hỗ trợ theo quy định đối với các dự án sản xuất thử nghiệm về công nghệ; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ; khuyến khích sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học có thương hiệu Việt Nam.
2. Ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh.
2.1. Phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp
- Phát triển sản xuất, ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản như: giống cây trồng, bảo tồn và phát triển dược liệu; vật nuôi và thủy sản; sản phẩm hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, sản phẩm xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi; sản phẩm sinh học phục vụ bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; kết quả sử dụng cho chẩn đoán, quản lý dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và kiểm soát dư lượng chất cấm,...
- Tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng các quy trình sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học, như: Quy trình nhân giống cây trồng có giá trị kinh tế cao và cây dược liệu; nhân giống vật nuôi và thủy sản; chế phẩm sinh học, nấm ăn và nấm dược liệu,....
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tế bào, công nghệ mô hom, chiết, ghép để sản xuất các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, sạch bệnh đáp ứng nhu cầu về giống cho sản xuất, tập trung vào các giống cây trồng chủ lực, có lợi thế so sánh của tỉnh như: cao su, cà phê, sắn, mía, rau hoa xứ lạnh,...; các loại cây dược liệu như: sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Đương quy, lan Kim tuyến, Ngũ vị tử...; các loại hoa có giá trị kinh tế cao như: Lily, các giống phong lan, địa lan, cúc, đồng tiền...; các loại cây lâm nghiệp và cây lương thực khác; ứng dụng sản xuất meo nấm giống và phát triển nuôi trồng các loại nấm ăn, nấm dược liệu.
- Triển khai ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi, trong bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm; ứng dụng công nghệ tinh, phôi trong thụ tinh nhân tạo để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng kháng bệnh của vật nuôi; xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón,...
2.2. Phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực y dược
- Phát triển sản xuất, ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong y dược như: hoạt chất từ dược liệu, sản xuất và bảo quản dược liệu; thuốc sinh học, thuốc kháng sinh, sản phẩm sinh học; kít phục vụ sàng lọc, chẩn đoán, giám định bệnh ở người; các loại thực phẩm chức năng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Ứng dụng thành quả nghiên cứu về công nghệ sinh học trong hỗ trợ chẩn đoán, điều trị các bệnh ung thư, các bệnh lý về di truyền và trong công nghệ tế bào gốc; trong xét nghiệm như ứng dụng công nghệ gen (kỹ thuật PGR, Real-time trong chẩn đoán sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm,...) phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh; phân tích miễn dịch, phát hiện một số protein có liên quan đến sự hình thành khối u, xác định bệnh một cách nhanh chóng và chính xác.
- Trong lĩnh vực y tế dự phòng, sử dụng các loại vắc xin được sản xuất bằng công nghệ sinh học tiên tiến để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh cho Nhân dân, loại trừ một số bệnh truyền nhiễm, lây lan trong cộng đồng.
- Từng bước nghiên cứu, tiếp cận và sử dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán Salmonella phục vụ công tác thanh, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng các dòng kit phát hiện vi sinh vật trong kiểm nghiệm thực phẩm dựa trên nguyên lý PCR: AccuPid Salmonella spp. detection kit với nguyên lý Real-time PCR.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các sản phẩm chức năng từ dược liệu của địa phương như: Đảng sâm, Sâm Ngọc Linh, Ngũ vị tử, Lan Kim tuyến, Đương quy,...
2.3. Trong lĩnh vực công thương
Phát triển sản xuất, ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong lĩnh vực công thương, như: chế phẩm vi sinh, các chất bảo quản, phụ gia, màu thực phẩm, axit hữu cơ, axit amin, protein,... sản phẩm enzyme; các sản phẩm đồ uống lên men,...
- Triển khai thực hiện đúng lộ trình phân phối nhiên liệu sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 773/QĐ-UBND, ngày 02/10/2015 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện lộ trình phân phối nhiên liệu sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất như: sử dụng các quy trình công nghệ, thiết bị lên men vi sinh ở quy mô vừa và nhỏ để sản xuất, chế biến thực phẩm (bia, rượu, nước giải khát, chế biến tinh bột...) bảo đảm chất lượng ổn định và có sức cạnh tranh cao trên thị trường; ứng dụng công nghệ sinh học khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thông, hình thành nghề mới để phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học của tỉnh.
- Hỗ trợ vốn khuyến công đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ sinh học mới, tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hóa chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý thực hiện đề xuất, đăng ký nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 gửi Bộ Công Thương xem xét, lựa chọn bố trí vốn thực hiện.
2.4. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Phát triển sản xuất, ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, như: các chế phẩm xử lý chất thải trong sản xuất, chế biến nông lâm, thủy sản; sản phẩm xử lý chất thải y tế; sản phẩm xử lý chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt,..
- Nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học để tạo sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường; xử lý các loại chất thải rắn, nước thải, khí thải tại các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bệnh viện, bãi rác, khu đô thị, khu đông dân cư...; xử lý, tái chế chất thải, sản xuất năng lượng tái tạo từ các nguồn chất thải phát sinh từ nông nghiệp, công nghiệp, nông thôn; phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên (tài nguyên rừng, đất, nước, không khí, đa dạng sinh học,..); ứng dụng công nghệ sinh học trong quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường.
- Ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lý nước thải như: xây dựng hệ thống các hồ Biogas xử lý nước thải tại các cơ sở sản xuất tinh bột sắn; xử lý nước thải sản xuất bằng các biện pháp hóa lý kết hợp vi sinh vật hữu cơ, bùn hoạt tính tại các hệ thống xử lý nước thải trong các khu công nghiệp, các nhà máy chế biến mủ cao su để xử lý các tác nhân ô nhiễm, xử lý nguồn nước thải nồng độ cao góp phần khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
2.5. Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng
- Phát triển sản xuất, ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học như: các sản phẩm, các quy trình công nghệ sinh học, thiết bị sử dụng trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
- Ứng dụng công nghệ sinh học vào quản lý sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các hoạt động quân sự; chỉ đạo xây dựng, tổ chức lực lượng, bảo đảm phương tiện ứng phó sự cố môi trường và biến đổi khí hậu; hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Cảnh báo ô nhiễm môi trường do các tác nhân hóa học, sinh học; xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động quân sự; phát hiện và tổ chức xử lý chất độc da cam/dioxin, CS tồn lưu sau chiến tranh.
- Ứng dụng công nghệ sinh học vào xây dựng các khu huấn luyện dã ngoại (3 trong 1) kết hợp huấn luyện, sản xuất, chăn nuôi, tập trung ở các đơn vị có quân (cấp trung đoàn và tương đương trở lên).
- Nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm, quy trình công nghệ sinh học để phát hiện nhanh, chính xác và có khả năng đối phó với các loại tội phạm sử dụng công nghệ sinh học xâm phạm đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
2.6. Đầu tư phát triển tiềm lực phục vụ phát triển công nghiệp sinh học
- Đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa các phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu, thực nghiệm của Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao (thuộc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao Măng Đen), các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghiệp sinh học của tỉnh dù năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư; xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học tiên tiến, hiện đại so với trong nước (khi đủ điều kiện).
- Đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành công nghệ sinh học đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ sinh học theo hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nghề đảm bảo chất lượng, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, sau đại học (thạc sĩ, tiến sỹ) đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp sinh học.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có khả năng nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm, quy trình công nghệ sinh học vào công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm sử dụng công nghệ sinh học.
2.7. Hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học
- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các viện, trường, các tổ chức khoa học và công nghệ và các nước khu vực ASEAN trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo chuyên gia công nghệ sinh học.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức, tham gia các hội thảo khoa học, hội chợ công nghệ về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các nội dung của Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư (Khóa IX) về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất; Kế hoạch số 30-KH/TU ngày 21/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 21/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghiệp sinh học đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và của tỉnh.
2. Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với công tác ứng dụng công nghệ sinh học; rà soát, bổ sung và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất quy mô công nghiệp và thương mại hóa sản phẩm công nghệ sinh học; khuyến khích sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học có thương hiệu Việt Nam.
3. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng làm chủ công nghệ các sản phẩm công nghiệp sinh học trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình: khuyến công, khuyến nông, bảo vệ môi trường và các nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học.
4. Đầu tư nâng cao năng lực cho các tổ chức khoa học và công nghệ, các phòng thí nghiệm, doanh nghiệp để có đủ khả năng tiếp cận, nghiên cứu, triển khai ứng dụng các công nghệ mới để phát triển công nghiệp sinh học, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
5. Tăng cường vận động, thu hút nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, nguồn ODA, FDI tham gia đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, hiện đại, thân thiện với môi trường.
6. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh các sản phẩm; khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tăng cường đầu tư vào các hoạt động tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sinh học để phát triển ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh.
7. Tăng cường hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài để đào tạo chuyên gia công nghệ sinh học, chuyển giao công nghệ, chú trọng nhưng công nghệ sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
1. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các cơ chế chính sách về hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh xây dựng đề án phát triển công nghệ sinh học; xây dựng và tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh; tổ chức triển khai ứng dụng và nhân rộng kết quả các đề tài, dự án về công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống.
- Giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và tổng hợp, báo cáo việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này; tổ chức sơ kết, tổng kết theo hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp tham mưu xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học (khi đủ điều kiện)
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài Chính, Sở Khoa học và Công nghệ và đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển cho lĩnh vực khoa học và công nghệ để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm phù hợp với khả năng cân đối ngân sách tỉnh và dự toán ngân sách Trung ương giao, bảo đảm triển khai thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học.
4. Các sở, ban, ngành, địa phương: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công thương, Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thành phố; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan.
Xây dựng Kế hoạch triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương mình quản lý; chủ động đề xuất, đăng ký đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để phát triển công nghiệp sinh học; rà soát và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế, môi trường, công thương.
5. Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 2117/KH-UBND ngày 02/12/2005 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW và Chương trình số 93-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 754/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57/NQ-CP về Chương trình hành động giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2017 phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017-2020
- 3Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kết luận 06-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về "Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do tỉnh An Giang ban hành
- 4Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Kế hoạch 65-KH/TU về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 5Kế hoạch 2771/KH-UBND năm 2017 về triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2020 và phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Bến Tre
- 6Quyết định 1017/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Nghị quyết 31/NQ-HĐND năm 2021 bãi bỏ Nghị quyết 48/2017/NQ-HĐND về phát triển công nghệ sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo
- 8Kế hoạch 14/KH-UBND năm 2022 về Ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 9Kế hoạch 1693/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình 57-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới” do tỉnh Kon Tum ban hành
- 10Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 160-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới do tỉnh Yên Bái ban hành
- 1Quyết định 754/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57/NQ-CP về Chương trình hành động giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2Kết luận 06-KL/TW năm 2016 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Quyết định 553/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2017 phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017-2020
- 5Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kết luận 06-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về "Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do tỉnh An Giang ban hành
- 6Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Kế hoạch 65-KH/TU về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Kế hoạch 2771/KH-UBND năm 2017 về triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2020 và phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8Quyết định 1017/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 9Nghị quyết 31/NQ-HĐND năm 2021 bãi bỏ Nghị quyết 48/2017/NQ-HĐND về phát triển công nghệ sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo
- 10Kế hoạch 14/KH-UBND năm 2022 về Ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 11Kế hoạch 1693/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình 57-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới” do tỉnh Kon Tum ban hành
- 12Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 160-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới do tỉnh Yên Bái ban hành
Kế hoạch 2328/KH-UBND năm 2017 về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 2328/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Lại Xuân Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra