Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 232/KH-UBND | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2016
Năm 2016 là năm đầu toàn Thành phố tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành để triển khai thực hiện Nghị quyết Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, Kế hoạch kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2016 của Thành phố. Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của cả nước và Thủ đô năm 2015 mặc dù đạt được một số kết quả thuận lợi trên nhiều mặt, kinh tế phục hồi đà tăng trưởng, nhưng chưa vững chắc, còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức; Bước sang năm 2016, công tác Tư pháp của Thành phố cần tạo những bước chuyển biến cơ bản, tích cực hơn nữa, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, thực thi pháp luật và công tác chỉ đạo, điều hành chung của Thành phố, cùng các ngành, các cấp quyết tâm triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Thủ đô giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI; đồng thời, tập trung tích cực tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch trọng tâm công tác Tư pháp năm 2016 và định hướng công tác Tư pháp giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn Thủ đô như sau:
1. Củng cố và nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Tư pháp các cấp; tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ Tư pháp trong sạch, vững mạnh theo hướng nâng cao đạo đức công vụ, chuyên nghiệp, hiện đại; tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác Tư pháp để phục vụ hiệu quả những nhiệm vụ quản lý đô thị, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành về công tác Tư pháp; triển khai thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác Tư pháp năm 2016 trên địa bàn Thành phố.
2. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013, Luật Thủ đô, Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI và các Chương trình công tác của Thành ủy; tập trung triển khai hiệu quả Chương trình trọng tâm công tác Tư pháp năm 2016 của Bộ Tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, Thành phố có liên quan để triển khai công tác Tư pháp ở Thủ đô đạt hiệu quả cao.
1. Về xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL):
1.1. Đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, nâng cao chất lượng trong xây dựng VBQPPL theo kế hoạch ban hành VBQPPL năm 2016 của Thành phố; Tập trung làm tốt, kịp thời công tác thẩm định các dự thảo VBQPPL nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao lợi thế cạnh tranh, đảm bảo an sinh xã hội của Thành phố; trong đó, cần tập trung vào việc tổ chức thi hành Hiến pháp và các đạo luật mới ban hành để thực thi Hiến pháp như Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp....
1.2. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các VBQPPL để triển khai thi hành Luật Thủ đô nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch đô thị; bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, trật tự giao thông, trật tự an toàn xã hội...Tiến hành việc sơ kết 03 năm thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn Thành phố
1.3. Tập trung triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, theo đó xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL của UBND và dự thảo Nghị quyết của HĐND Thành phố do UBND Thành phố trình; tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành, các cấp trong việc xây dựng, thẩm định VBQPPL để nâng cao tính khả thi, loại bỏ các chồng chéo, mâu thuẫn giữa các VBQPPL. Theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành mới và sửa đổi, bổ sung VBQPPL của Thành phố.
1.4. Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội về việc tăng cường công tác triển khai thi hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành gắn với việc thực hiện nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa đối với văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố trên tất cả các lĩnh vực để phát hiện những quy định không còn phù hợp, trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, chưa tạo điều kiện thông thoáng đối với người dân và doanh nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền, nhất là những văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản quản lý nhà nước của các sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã; tăng cường việc theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện.
1.5. Thực hiện việc xây dựng, cập nhật thông tin VBQPPL của Thành phố trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật theo quy định tại Nghị định 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ để tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, công dân khai thác, sử dụng. Kiện toàn, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát VBQPPL chuyên sâu trong từng lĩnh vực; tăng cường tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL cho đội ngũ cán bộ Tư pháp, cộng tác viên, cán bộ pháp chế của các sở, ngành Thành phố.
1.7. Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện tốt công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 28/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung dự án của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 (Chương trình 585) để thực hiện trong giai đoạn 2015-2020.
2. Về theo dõi Thi hành pháp luật và triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính:
2.1. Tiếp tục tổ chức triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật ở các lĩnh vực trọng tâm liên ngành, phức tạp, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và những vấn đề dân sinh bức xúc, tập trung một số lĩnh vực như: giao thông, phòng cháy chữa cháy, trật tự xây dựng,...
2.2. Tập trung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhất là đối với đối tượng là người chưa thành niên; tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; từng bước triển khai thực hiện đầy đủ, chất lượng các nội dung của nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố. Năm 2016, tiến hành kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực: Vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng, phòng cháy chữa cháy.
2.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về công tác theo dõi thi hành pháp luật, việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt cho đối tượng là cán bộ, công chức cấp huyện, xã và tập trung lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính về đất đai, xây dựng,...; tập trung theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính, việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, nhất là đối với các đối tượng chưa thành niên. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy cán bộ, công chức của ngành Tư pháp để triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
2.4. Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan Tòa án nhân dân, Thi hành án dân sự để đẩy mạnh nhiệm vụ quản lý nhà nước về trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tổ chức tổng kết 05 năm thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn Thành phố.
3. Về cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính (KSTTHC):
3.1. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc rà soát, chuẩn hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực; trong đó, ưu tiên các thủ tục hành chính liên thông, các thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực trọng tâm nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giải quyết những vấn đề an sinh xã hội của Thành phố. Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục hành chính ngay từ khâu dự thảo, góp phần nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện nghiêm trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3.2. Chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã quan tâm bố trí kinh phí, nguồn nhân lực thực hiện công tác KSTTHC; làm tốt công tác KSTTHC trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố; tăng cường công khai, minh bạch thủ tục hành chính; chú trọng việc công bố, áp dụng kịp thời các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.
3.3. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 4/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án liên thông thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, Đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi"; nghiên cứu, tổ chức triển khai cơ chế liên thông trong thực hiện các thủ tục hành chính về công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế theo Đề án của Bộ Tư pháp. Tập trung chỉ đạo các sở, ngành phối hợp tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 896 về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và dữ liệu dân cư trên địa bàn Thành phố.
3.4. Triển khai thiết lập và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về KSTTHC đến các cán bộ, công chức và nhân dân; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Tư pháp các cấp, cán bộ pháp chế các sở, ngành về công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
4. Về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở:
4.1. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL); Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Thành phố giai đoạn 2013-2016, các Kế hoạch, Đề án về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Thành phố; Năm 2016, tiếp tục tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành nhằm thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự (sửa đổi); các Bộ luật tố tụng Hình sự, Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi); các văn bản luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân... bằng hình thức phù hợp với đối tượng, địa bàn; Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Thủ đô, Luật xử lý vi phạm hành chính, Năm Trật tự văn minh đô thị của Thành phố; tăng cường thông tin, tuyên truyền về kết quả cải cách Tư pháp, các chủ trương chính sách lớn của Đảng và nhà nước về cải cách Tư pháp theo Quy chế phối hợp giữa Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành ủy
4.2. Tập trung tổ chức tốt cuộc thi "Tìm hiểu Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp", gắn với việc thông tin, tuyên truyền các luật về tổ chức bộ máy nhà nước (Hiến pháp, các Luật: Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương), Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhằm tích cực phục vụ việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trên địa bàn Thành phố.
4.3. Xây dựng nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật một cách thiết thực, dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng; Đẩy mạnh việc áp dụng những hình thức phổ biến giáo dục pháp luật mới qua phương tiện truyền thông như: Phát thanh truyền hình, internet, báo chí... nhằm nâng cao hiệu quả, có sức lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia; tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả mô hình "Ngày pháp luật” trên địa bàn Thành phố; Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học.
4.4. Xây dựng cơ chế huy động mọi nguồn lực tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kết hợp có hiệu quả giữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, hoạt động của Hội Luật gia, Đoàn Luật sư nhằm đưa các công tác này đi vào chiều sâu, bám sát hơn nhu cầu xã hội. Tập trung triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và xây dựng nông thôn mới.
4.5. Tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Luật hòa giải ở cơ sở; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho các hòa giải viên trên địa bàn Thành phố gắn với việc quan tâm đầu tư xây dựng, quản lý khai thác tủ sách pháp luật và triển khai thực hiện hương ước, quy ước ở cơ sở.
5. Về công tác hành chính tư pháp:
5.1. Tập trung triển khai thi hành Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành gắn với việc thực hiện Luật Căn cước công dân, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; tập trung tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, rà soát, công bố công khai thủ tục hành chính, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ; tăng cường thông tin, tuyên truyền về Luật Hộ tịch, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP đến nhân dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
5.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực trên địa bàn Thành phố; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những sai sót, vi phạm, đảm bảo công tác hộ tịch, chứng thực của UBND các cấp trên địa bàn Thành phố thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Tiếp tục tập trung kiểm tra, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính.
5.3. Duy trì thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tư pháp của các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực.
5.4. Ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Tư pháp của Thành phố trong việc triển khai các nhiệm vụ công tác theo Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn; Tập trung thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến. Giao Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan đảm bảo các điều kiện về tài chính, đáp ứng nhiệm vụ về xây dựng và quản lý thông tin Lý lịch tư pháp điện tử và giấy theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.
5.5. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đăng ký hộ tịch tới tất cả các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn; nghiên cứu triển khai Dự án số hóa cơ sở dữ liệu hộ tịch của Thành phố nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý hộ tịch.
6. Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp và trợ giúp pháp lý:
6.1. Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trong các lĩnh vực: Luật sư, Công chứng, bán đấu giá tài sản,...; Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong những lĩnh vực này.
6.2. Tiếp tục triển khai Luật Giám định tư pháp, Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả giám định tư pháp” của Thành phố, tập trung thực hiện các biện pháp, giải pháp để củng cố, kiện toàn, nâng cao điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho các cơ quan giám định tư pháp của Thành phố; bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các giám định viên đáp ứng tốt nhất yêu cầu của hoạt động tố tụng. Nghiên cứu xây dựng và thực hiện đề án xã hội hóa hoạt động giám định Tư pháp trong các lĩnh vực: Tài chính, Ngân hàng, Xây dựng, cổ vật,..
6.3. Tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển đội ngũ Luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố (ban hành kèm theo Quyết định số 5332/QĐ-UBND ngày 19/11/ 2012 của UBND Thành phố).
6.4. Tiếp tục tăng cường triển khai thi hành Luật Công chứng năm 2014, Nghị định số 29/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Xây dựng và thực hiện Kế hoạch chuyển đổi hoạt động của các phòng công chứng Thành phố theo lộ trình thích hợp, đảm bảo phù hợp Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 và bảo vệ quyền lợi của công chứng viên, người lao động.
6.5. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động Thừa phát lại và phát triển nghề Quản tài viên trên địa bàn Thành phố; nghiên cứu thành lập tổ chức xã hội nghề nghiệp về đấu giá của Thành phố.
6.6. Tăng cường công tác phối hợp tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ luật sư, giám định viên, công chứng viên, đấu giá viên, từng bước đáp ứng yêu cầu xã hội hóa các hoạt động này theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.
6.7. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản liên quan; đặc biệt công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng theo Thông tư liên tịch số l l/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC; tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ và Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013-2020; xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức hành nghề luật sư, luật gia và các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện, đóng góp hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý.
7.1. Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành và công tác thanh tra phòng chống tham nhũng đối với lĩnh vực hành chính tư pháp và Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức hành nghề hành nghề luật sư; tổ chức bán đấu giá tài sản... công chứng; tổ chức
7.2. Đảm bảo công tác tiếp dân theo đúng quy định; giải quyết kịp thời hiệu quả, đúng pháp luật đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân.
8. Công tác tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Tư pháp:
8.1. Tiếp tục chỉ đạo triển khai Đề án về củng cố kiện toàn tổ chức, cán bộ của Phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã, Tư pháp xã, phường, thị trấn; đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo cho các đơn vị có đủ lực lượng cán bộ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu xây dựng Đề án về chức danh công chức Tư pháp cấp xã để xin ý kiến Bộ Tư pháp triển khai thí điểm trên địa bàn Thành phố.
8.2. Tiếp tục hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy của các cơ quan, đơn vị trong ngành Tư pháp theo Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 13/8/2015 của UBND Thành phố để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; triển khai thực hiện việc thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin và Cơ sở dữ liệu tư pháp thuộc Sở Tư pháp.
8.3. Chỉ đạo tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Tư pháp các cấp có phẩm chất đạo đức, vững về chính trị, giỏi nghiệp vụ chuyên môn, có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chuẩn mực chung của ngành được quy định tại Quyết định số 2659/QĐ-BTP ngày 03/10/2012 của Bộ Tư pháp; xây dựng và tổ chức một số chương trình đào tạo thường kỳ cho cán bộ, công chức ngành Tư pháp.
9.1. Tiếp tục đầu tư thiết bị công nghệ thông tin cho các cơ quan Tư pháp từ Thành phố đến cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc hiện đại cho các cơ quan Tư pháp, tạo tiền đề cho việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Tư pháp. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ Tư pháp các cấp.
9.2. Tập trung chỉ đạo việc xây dựng số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực Hộ tịch, quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố,....; Mở rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, tạo lập hệ thống thông tin về giao dịch bất động sản phục vụ hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức công chứng, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của Thành phố và giao dịch mở để các tổ chức, công dân tiếp cận, khai thác sử dụng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ hành Tư chính, các lĩnh vực chuyên môn và hoạt động quản lý, điêu hành của ngành pháp.
Chịu trách nhiệm chính, chủ động phối hợp với các sở, ngành Thành phố hướng dẫn xây dựng Chương trình công tác và triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch công tác Tư pháp năm 2016 của UBND Thành phố; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tư pháp, HĐND và UBND Thành phố.
Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của cơ quan, đơn vị; chủ động phối hợp với Sở Tư pháp triển khai nhiệm vụ có liên quan như: Tổ chức thực hiện Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành để thực thi Hiến pháp, Luật Thủ đô, Luật Đất đai....; xây dựng, rà soát, thẩm định và kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố và các quận, huyện, thị xã; Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi thi hành pháp luật; quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, lý lịch tư pháp,...
3. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã:
Đảm bảo điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất và bố trí đủ lực lượng cán bộ, công chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác Tư pháp của đơn vị; xây dựng Kế hoạch công tác Tư pháp năm 2016 và chỉ đạo phòng Tư pháp, các phòng ban liên quan, UBND các phường, xã, thị trấn thực hiện hiệu quả công tác Tư pháp năm 2016 theo nội dung Kế hoạch của UBND Thành phố. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố (qua Sở Tư pháp để tổng hợp).
Hướng dẫn các đơn vị lập dự toán, bố trí kinh phí triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.
5. Ban Thi đua khen thưởng Thành phố:
Đề xuất báo cáo UBND Thành phố biểu dương, khen thưởng kịp thời các cơ quan, đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai công tác Tư pháp năm 2016./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 67/KH-UBND triển khai thi hành Luật Giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 111/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 11/2015/QĐ-UBND Quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Luật trợ giúp pháp lý 2006
- 2Nghị quyết số 48-NQ/TW về việc chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 3Luật Lý lịch tư pháp 2009
- 4Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 5Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
- 6Luật giám định tư pháp 2012
- 7Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 8Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 9Quyết định 2659/QĐ-BTP năm 2012 về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công, viên chức ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 10Luật Thủ đô 2012
- 11Quyết định 59/2012/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Kế hoạch 67/KH-UBND triển khai thi hành Luật Giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 13Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
- 14Thông tư liên tịch 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng do Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 15Quyết định 1950/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Hiến pháp 2013
- 17Luật đất đai 2013
- 18Nghị quyết 67/2013/QH13 tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
- 19Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2014 về biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Luật Công chứng 2014
- 21Quyết định 1299/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt "Đề án thực hiện liên thông thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Quyết định 2139/QĐ-TTg năm 2014 tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung dự án của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
- 24Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 25Luật Hộ tịch 2014
- 26Luật Căn cước công dân 2014
- 27Luật Tổ chức Quốc hội 2014
- 28Quyết định 111/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 29Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
- 30Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
- 31Quyết định 11/2015/QĐ-UBND Quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 32Nghị định 52/2015/NĐ-CP về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
- 33Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 34Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
- 35Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 36Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 37Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 38Quyết định 23/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội
- 39Bộ luật dân sự 2015
- 40Bộ luật hình sự 2015
- 41Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 42Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 43Luật tố tụng hành chính 2015
Kế hoạch 232/KH-UBND trọng tâm công tác Tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016
- Số hiệu: 232/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 31/12/2015
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra