Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 232/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 04 tháng 12 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ các Quyết định: số 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030; số 3394/QĐ-BNN-KTHT ngày 11/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030; số 2771/QĐ-BNN-KH ngày 08/8/2024 Ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 5333/TTr-SNNPTNT ngày 14/11/2024, ý kiến thống nhất của Thành viên UBND tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, với các nội dung sau:

Phần I

THỰC TRẠNG CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

I. Số lượng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

1. Trồng trọt

- Diện tích sản xuất cây trồng ngắn ngày (gồm: lúa, ngô, lạc, sắn, rau, đậu) là 117.190,1 ha, trong đó, sản xuất lúa 73.035,6 ha. Việc thực hiện dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng đường nội đồng, kiên cố hóa kênh mương nội đồng đã góp phần xây dựng các cánh đồng lớn trong sản xuất. Toàn tỉnh đã thực hiện 1036 cánh đồng lớn với tổng diện tích 18.493,2 ha, trong đó: Trên cây lúa 901 cánh đồng với diện tích 17.299,3 ha; trên cây lạc 76 cánh đồng lớn với diện tích 1.061,5 ha; trên cây dưa các loại 51 cánh đồng với diện tích 507 ha, trên cây mía 8 cánh đồng với diện tích 75,3 ha.

- Số lượng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trồng trọt: 1.597 chiếc máy kéo 4 bánh, 4.589 chiếc máy kéo 2 bánh phục vụ làm đất, máy phun thuốc BVTV có gắn động cơ 9.622 chiếc, máy gặt đập liên hợp 932 chiếc, máy bơm nước 24.824 chiếc,...

- Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu như sau: Làm đất cây hàng năm (lúa, ngô, lạc, sắn, rau, đậu) đạt 75,6%; gieo, sạ, trồng 0%; chăm sóc phun thuốc BVTV bằng máy bơm có gắn động cơ đạt 36,6%; thu hoạch đạt 55%. Trong đó, sản xuất lúa tỷ lệ cơ giới hóa các khâu: Làm đất 95%, phun thuốc BVTV bằng máy bơm có gắn động cơ 60%, thu hoạch lúa 90%.

- Hộ dân đã áp dụng máy cuộn rơm, rạ sau thu hoạch lúa nhằm tận thu phế phụ sau thu hoạch phục vụ cho chăn nuôi trâu, bò và làm nấm ăn. Tại huyện Mộ Đức: Trong năm 2024, có trình diễn máy sạ lúa theo cụm; từ năm 2021 - 2024, trình diễn phun thuốc bằng máy phun thuốc drone nhưng chưa đưa vào phục vụ sản xuất.

- Diện tích chưa được cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch chủ yếu là vùng miền núi, diện tích sản xuất nhỏ, giao thông đi lại khó khăn nên máy móc không thể tiếp cận được.

2. Chăn nuôi

- Tổng số lượng đàn gia súc là 710.250 con. Trong đó, đàn trâu 66.287 con, đàn bò 273.770 con, đàn heo 370.193 con. Toàn tỉnh, có 100 trang trại chăn nuôi, chiếm 81,9% tổng số trang trại của tỉnh.

- Trong chăn nuôi nông hộ, người dân đã sử dụng máy cắt cỏ, máy băm cỏ để thu hoạch, băm cỏ làm thức ăn cho trâu bò, sử dụng máy nghiền, máy trộn để chế biến thức ăn cho chăn nuôi. Sản phẩm chăn nuôi được bán cho các công ty, người thu gom, cung cấp cho các lò mổ tập trung; Chất thải chăn nuôi được thu gom về hầm biogas để tập trung xử lý, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Trong chăn nuôi trang trại, đã đầu tư hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động, sử dụng bộ điều chỉnh làm mát và sưởi ấm tự động, sử dụng máy bơm nước để vệ sinh chuồng trại; ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi an toàn sinh học, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chất thải được thu gom về hầm biogas, xử lý tập trung để hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

- Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu trong chăn nuôi: Thức ăn, nước uống đạt 50,4%, chuồng trại 32,8%, thu hoạch sản phẩm 28%, xử lý chất thải 39,9%.

3. Thủy sản

- Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh 1.351 ha. Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sản xuất: Thức ăn 22,5%, nuôi trồng 16,3%, thu hoạch sản phẩm 4,7% và xử lý chất thải 8,8%.

- Trong nuôi trồng thủy sản đã sử dụng hệ thống sục khí bằng máy, máy chế biến thức ăn, máy trộn thức ăn, thiết bị cho ăn tự động, hệ thống lọc nước tuần hoàn, sử dụng máy tự động đo các chỉ số về thủy hóa môi trường ao nuôi, xử lý chất thải bùn, nạo vét ao hồ bằng máy cơ giới,...

4. Lâm nghiệp

- Diện tích đất rừng sản xuất thuộc quy hoạch 03 loại rừng toàn tỉnh 143.252,68 ha. Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sản xuất: Làm đất 33,2%, trồng 1,5%, chăm sóc 5,6% và thu hoạch 65%.

- Trong sản xuất lâm nghiệp sử dụng máy múc để xới đất, máy cắt cầm tay để cắt thực bì, máy cưa xăng để thu hoạch, vận chuyển sản phẩm bằng xe ô tô, máy kéo vận chuyển ở nông thôn.

5. Diêm nghiệp

- Diện tích sản xuất muối 103 ha tập trung trên địa bàn thị xã Đức Phổ. Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất muối: Vận chuyển đạt 90%, các khâu: cung cấp nước, thu gom muối, thu hoạch làm bằng thủ công.

- Thực trạng hạ tầng đồng muối: Hệ thống thủy lợi dài hơn 5 km, mặt đê bằng đất ruộng rộng trung bình 3 m, hiện nay lồi lõm cục bộ, mái ta luy chưa được gia cố gây sạt lở, gây khó khăn trong điều tiết; đường nội đồng cánh đồng muối có 10 tuyến, tổng chiều dài 4 km, mặt đường đất rộng 2 m, hiện nay thường xuyên bị xói mòn, sạt lở, chưa đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển phục vụ sản xuất; kho bảo quản muối chưa có.

(Chi tiết tại phụ lục 01, 02 kèm theo)

II. Đánh giá chung

1. Kết quả đạt được

- Việc thực hiện dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng cánh đồng lớn, đường nội đồng, kiên cố hóa kênh mương có nhiều chuyển biến tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho các loại máy cày, máy gặt đập liên hợp, xe vận chuyển hoạt động trên cánh đồng.

- Việc áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất nông nghiệp ngày càng được quan tâm, đáp ứng yêu cầu sản xuất của người dân, giải quyết được việc thiếu hụt lao động trong thời vụ, giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Người dân đã nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp; giải phóng sức lao động, người dân chuyển sang làm các ngành nghề khác giúp tăng thu nhập.

2. Tồn tại, hạn chế

- Cơ giới hóa chưa đồng đều giữa các khâu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp và sản xuất muối. Một số khâu chưa được quan tâm đầu tư cơ giới hóa như khâu gieo hạt, sạ lúa, trồng; khâu chăm sóc trong trồng trọt, ...

- Chưa có sự gắn kết giữa doanh nghiệp, Hợp tác xã với người dân trong cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp, Hợp tác xã chưa đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Người dân sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thói quen, phần lớn chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng máy nên trong quá trình vận hành thường xảy ra sự cố, hư hỏng làm giảm hiệu suất sử dụng máy nông nghiệp.

- Công tác quản lý nhà nước về cơ giới hóa nông nghiệp còn nhiều bất cập, chưa bố trí cán bộ theo dõi, quản lý triển khai các chính sách cơ giới hóa nông nghiệp đến người dân trên địa bàn; tổng hợp báo cáo còn chậm trễ, nhiều địa phương không gửi báo cáo.

3. Nguyên nhân

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giao thông nội đồng nhiều vùng còn hạn chế, tập quán canh tác của người dân làm ảnh hưởng, cản trở việc phát triển cơ giới hóa đồng bộ, sử dụng các loại máy móc hiện đại.

- Chi phí đầu tư máy móc thiết bị sản xuất nông nghiệp cao; trong khi đời sống của người dân khó khăn, khó tiếp cận với nguồn vốn vay.

- Dịch vụ cơ giới hóa ở các vùng sản xuất chưa phát triển, chủ yếu thực hiện bởi các cá nhân, tập trung ở một số khâu như làm đất, thu hoạch. Khâu gieo sạ, chăm sóc chưa có cung cấp dịch vụ cơ giới hóa. Thiếu kiến thức, kỹ năng vận hành máy sản xuất quy mô lớn.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030

I. Mục tiêu, yêu cầu

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh ứng dụng các loại máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ số, công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp, hướng đến cơ giới hóa đồng bộ. Áp dụng cơ giới hóa tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường nông nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

- Trồng trọt: Cơ giới hóa sản xuất cây trồng chủ lực đạt trên 90% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% năm 2030;

- Chăn nuôi: Cơ giới hóa sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt trên 80% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 60% năm 2030;

- Thủy sản: Cơ giới hóa sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt trên 70% năm 2025, đạt trên 90% năm 2030; đánh bắt, bảo quản trên tàu cá đạt 85% năm 2025, đạt trên 95% năm 2030.

- Lâm nghiệp: Cơ giới hóa các khâu làm đất, giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng, khai thác vận chuyển gỗ và lâm sản đạt trên 30% năm 2025, đạt trên 50% năm 2030.

- Diêm nghiệp: Cơ giới hóa các khâu cấp nước, tiêu nước, gom muối trên đồng và thu hoạch, vận chuyển muối đạt trên 70% năm 2025, đạt trên 90% năm 2030.

3. Yêu cầu

- Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tình hình thực tế tại địa phương, gắn với quá trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo đồng bộ, theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Phân công cụ thể cho các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung phát triển cơ giới hóa nông nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

III. Nội dung cơ giới hóa nông nghiệp

1. Trồng trọt

- Khâu làm đất: Sử dụng các loại máy kéo 4 bánh có công suất, chất lượng, hiệu quả để làm đất tại các huyện đồng bằng, khu vực có cánh đồng, thửa ruộng lớn, sản xuất tập trung; sử dụng các loại máy kéo 2 bánh, 3 bánh có chất lượng cho các huyện miền núi, khu vực có cánh đồng nhỏ, bậc thang, thửa ruộng nhỏ.

- Khâu gieo trồng: Chuyển dần từ gieo, sạ, trồng bằng công cụ thủ công, giản đơn sang sử dụng máy sạ lúa, máy gieo hạt, trồng có năng suất, chất lượng.

- Khâu chăm sóc: Sử dụng các loại máy phun thuốc bảo vệ thực vật có chất lượng bảo đảm theo quy chuẩn kỹ thuật, an toàn, bảo vệ cho sức khỏe người dân, môi trường; sử dụng thiết bị bay không người lái trong bảo vệ thực vật nơi có điều kiện thuận lợi, vùng sản xuất tập trung; sử dụng các loại máy kéo đa năng chăm sóc cây trồng (vun, xới), các loại máy cắt cỏ, xới cỏ.

- Khâu thu hoạch: Từng bước cơ giới hóa các khâu thu hoạch phù hợp với từng loại cây trồng, nhằm đảm bảo giảm tổn thất sau thu hoạch; thu hoạch bằng cơ giới hóa, sử dụng máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch có tính năng kỹ thuật cao, mức độ hao hụt sau thu hoạch thấp.

2. Chăn nuôi

- Áp dụng máy, thiết bị cho chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, có kỹ thuật và công nghệ phù hợp để hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi.

- Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa các khâu sản xuất tại các trang trại tập trung: Cơ giới, tự động hóa khâu cung cấp thức ăn, nước, hệ thống làm mát, khâu chế biến thức ăn, vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải trong chăn nuôi.

- Cơ giới hóa sản xuất, chế biến thức ăn (gia súc, gia cầm): Sử dụng máy cắt, băm, nghiền, xay xát, trộn thức ăn tự động; máy ép viên thức ăn chăn nuôi; hệ thống vắt sữa tự động; ứng dụng cung cấp thức ăn, nước uống tự động, hệ thống làm mát.

- Xử lý chất thải chăn nuôi thành các sản phẩm dưới dạng năng lượng và phân bón hữu cơ cho cây trồng. Sử dụng công nghệ tiên tiến, máy ép tách phân ở các trang trại chăn nuôi heo có quy mô lớn, quy mô vừa.

3. Thủy sản

Cơ giới hóa trong nuôi trồng thủy sản các khâu: Thức ăn, nuôi trồng, thu hoạch và xử lý chất thải. Sử dụng máy móc, thiết bị chất lượng ở các khâu: Cho ăn, chăm sóc, thu hoạch như: Hệ thống quạt tạo oxy ao nuôi, máy ép cám viên, máy xử lý chất thải và các loại máy khác trong nuôi trồng thủy sản.

4. Lâm nghiệp

- Đẩy mạnh cơ giới hóa khâu làm đất, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, khai thác, chặt hạ, vận chuyển, phòng chống cháy rừng, ưu tiên các vùng trồng rừng tập trung quy mô lớn.

- Sử dụng các loại máy móc, thiết bị trong sản xuất lâm nghiệp: Máy làm đất, máy phát dọn, máy khoan lỗ trồng, máy phun thuốc drone, máy thu hoạch, máy thổi gió...; phương tiện và trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng; hệ thống giám sát rừng tự động phát hiện cháy rừng; hệ thống dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, hệ thống phát hiện sớm cháy rừng cho các chủ rừng.

5. Diêm nghiệp

Đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi đồng muối, thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất, phát triển theo hướng sản xuất tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất muối; trang bị công cụ cải tiến, máy móc thích hợp để giảm cường độ lao động, tăng năng suất, giá trị sản phẩm muối và tạo nguồn nguyên liệu sạch để chế biến muối tinh chất lượng cao và các dạng muối dược phẩm.

6. Đào tạo, tập huấn

- Mở các lớp đào tạo, tập huấn nghề cơ khí, vận hành máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân nhất là hình thức tập huấn ngắn hạn, tại chỗ thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong vận hành máy, thiết bị phục vụ sản xuất, bảo quản và chế biến các sản phẩm nông sản. Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho nông dân, tổ chức hợp tác liên kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ.

- Triển khai và hướng dẫn tiêu chí đánh giá năng lực cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp; phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp, gắn nghiên cứu khoa học với chuyển giao công nghệ vào sản xuất và triển khai hệ thống, cập nhật thông tin về cơ giới hóa nông nghiệp.

IV. Giải pháp thực hiện

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân các nội dung Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 và các văn bản liên quan của Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh về phát triển cơ giới hóa nông nghiệp.

2. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tổ chức sản xuất nông nghiệp

- Tổ chức lại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo định hướng phát triển 3 nhóm sản phẩm (sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm là đặc sản của địa phương) được cơ giới hóa đồng bộ, phù hợp với lợi thế của từng vùng, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu và kết nối với khu chế biến nông sản và dịch vụ thương mại nông nghiệp.

- Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp theo hướng nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức hợp tác của nông dân, đẩy mạnh tập trung đất đai, tăng quy mô tạo điều kiện thuận lợi áp dụng cơ giới hóa; phát triển các tổ chức hợp tác, trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ và kinh doanh dịch vụ cơ giới nông nghiệp; đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò là “trụ cột” của chuỗi giá trị.

- Khuyến khích phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản được cơ giới hóa đồng bộ tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung làm động lực của các vùng.

3. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ

- Tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ phục vụ phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản;

- Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển các khu chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung, các vùng sản xuất lúa, rau củ, quả hữu cơ, theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tiêu chuẩn VietGAP; khuyến khích áp dụng công nghệ xử lý bảo vệ môi trường trong chăn nuôi;

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.

4. Về phát triển nguồn nhân lực

- Tập trung đào tạo, tập huấn nghề cơ khí, vận hành máy móc, thiết bị trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho nông dân nhất là hình thức tập huấn ngắn hạn, tại chỗ thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong vận hành máy, thiết bị phục vụ sản xuất, bảo quản và chế biến các sản phẩm nông sản; chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các chương trình, dự án cơ giới hóa nông nghiệp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu vận hành công nghệ tiên tiến, hiện đại.

5. Về huy động nguồn lực

- Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vốn của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định pháp luật.

- Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thực hiện Chiến lược theo quy định pháp luật; lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác có liên quan.

6. Về cơ chế, chính sách

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn theo quy định của Trung ương, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh;

- Thực hiện tốt chính sách về đất đai theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện tập trung ruộng đất và cơ chế phối hợp giữa các ngành, địa phương trong công tác tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa được cơ giới hóa đồng bộ phù hợp với điều kiện từng địa phương.

V. Các nhiệm vụ ưu tiên

(Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên tại phụ lục 03 kèm theo)

VI. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp; kinh phí lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, khuyến nông, khoa học và công nghệ, các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch liên quan và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân: Vốn tự có của các tổ chức, cá nhân và vốn vay từ các tổ chức tín dụng.

VII. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch; lồng ghép thực hiện các nội dung của kế hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Chủ trì triển khai các đề án, dự án, mô hình cơ giới hóa nông nghiệp phù hợp điều kiện và đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương, ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực.

- Hàng năm, xây dựng dự toán kinh phí phát triển cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp gửi Sở Tài chính tổng hợp, đề xuất phân bổ kinh phí từ các nguồn Ngân sách nhà nước, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo luật ngân sách nhà nước.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện, tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí ngân sách đầu tư công theo quy định để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp tại các vùng sản xuất trọng điểm và nguồn lực thực hiện các nội dung khác đảm bảo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

- Tổ chức phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan trong việc thu hút, hỗ trợ thủ tục đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp và dự án khởi nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách và khả năng cân đối ngân sách để tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

4. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các chương trình Khuyến công, Xúc tiến thương mại, Thương mại điện tử, Công nghiệp hỗ trợ để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan đặt hàng triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp quốc gia về lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp phù hợp với điều kiện, nhu cầu của tỉnh.

- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan hướng dẫn nhà đầu tư lập các thủ tục về đất đai để thực hiện dự án khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung có quy mô lớn, tập trung đồng bộ về kết cấu hạ tầng dùng chung từ khâu sản xuất đến chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản phục vụ trên phạm vi liên huyện, liên tỉnh hoặc liên vùng; dự án trồng, bảo tồn gen cây thuốc để phát triển dược liệu y học cổ truyền, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị có liên quan lập kế hoạch, nội dung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp; trong đó, có nhân lực trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp. Đề xuất các chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn lực lao động và năng lực quản lý về cơ giới hóa nông nghiệp.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi

Ưu tiên tập trung nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tăng cường kết nối với doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các dự án đầu tư vào cơ giới hóa nông nghiệp.

9. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, các tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ thủ tục thành lập các hợp tác xã nông nghiệp mới từ các tổ hợp tác đang hoạt động có hiệu quả; đồng thời củng cố hoạt động các hợp tác xã đã thành lập.

- Hỗ trợ các hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã để đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.

10. Các Tổ chức Chính trị - Xã hội và các đơn vị có liên quan

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch này để hỗ trợ cho người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp về cơ giới hóa nông nghiệp.

- Tham gia đề xuất các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản gắn với tổ chức lại sản xuất bảo đảm sản xuất có hiệu quả và bảo vệ môi trường.

11. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch này; thực hiện lồng ghép các nội dung của Kế hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn.

- Xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện các đề án, mô hình, dự án, kế hoạch cơ giới hóa nông nghiệp phù hợp điều kiện, đặc điểm và thế mạnh của địa phương gắn với vùng nguyên liệu tập trung, phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh.

- Bố trí kinh phí địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư vào cơ giới hóa nông nghiệp.

- Triển khai các giải pháp tăng cường kết nối vùng, hướng tới phát triển các cụm liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ kết nối với cơ sở chế biến nông sản và kênh tiêu thụ, phân phối nông sản.

12. Chế độ báo cáo

Hàng năm (trước ngày 10 tháng 12) các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch này gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- CN QNgãi;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- Các Tổ chức Chính trị - Xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VPUB; CVP, PCVP, KTTH;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KTN.ph49 5

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Phước Hiền


PHỤ LỤC 01

SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHỦ YẾU TRONG NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 04/12/2024 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

STT

Địa bàn

Máy kéo (làm đất)

Máy gieo hạt, sạ

Máy cấy

Máy trồng cây

Máy phun thuốc

Máy bơm nước

Máy chăm sóc (xới, tỉa cành...)

Máy thu hoạch

Xe vận chuyển SP nông nghiệp

Máy sấy nông sản

Máy xay sát gạo

Máy nghiền thức ăn gia súc

4 bánh

2 bánh

Lúa

Ngô, lạc

Loại khác

Sắn, mía

Loại khác

GĐLH Lúa

Máy cắt cầm tay, tuốt lúa

Ngô, lạc

Loại khác

1

Bình Sơn

268

299

-

 

 

-

 

-

-

11.997

25

218

 

-

-

457

-

84

1.019

2

Sơn Tịnh

234

119

 

 

 

1

1

 

 

223

5

58

 

 

7

212

34

92

189

3

Tư Nghĩa

226

174

-

-

-

-

-

-

591

573

-

150

 

-

-

199

-

128

116

4

Nghĩa Hành

172

635

 

2

 

 

 

 

70

3.304

 

91

 

 

 

142

1

77

77

5

Minh Long

2

68

-

-

-

-

-

-

2

55

-

 

227

-

-

50

2

71

150

6

Huyện Ba Tơ

5

10

-

-

 

 

 

 

 

50

 

 

 

 

 

10

-

50

20

7

Sơn Hà

46

2.438

-

5

-

-

-

-

123

30

-

 

1.002

-

-

128

2

310

3

8

Sơn Tây

-

524

-

-

-

-

-

-

-

19

-

 

828

-

76

13

6

102

40

9

Trà Bồng

25

77

-

-

-

-

-

-

49

18

-

 

144

-

-

28

1

72

21

10

Mộ Đức

315

54

 

 

 

 

 

 

6.523

5.347

 

218

 

 

 

176

12

115

123

11

TP. Quảng Ngãi

74

137

 

 

 

 

 

1

1.504

2.434

16

58

 

3

2

57

2

51

42

12

Đức Phổ

230

49

-

3

-

-

-

-

760

774

-

139

 

17

-

56

-

100

100

13

Lý Sơn

-

5

-

-

-

-

-

-

-

-

3

-

-

-

6

20

-

-

10

 

Tỉnh Quảng Ngãi

1.597

4.589

-

10

-

1

1

1

9.622

24.824

49

932

2.201

20

91

1.548

60

1.252

1.910


PHỤ LỤC 02

MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HÓA CÁC KHÂU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Kế hoạch số: 232/KH-UBND ngày 04/12/2024 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

I. Trồng trọt (cây trồng ngắn ngày như: lúa, ngô, lạc, sắn ...)

STT

Nội dung

Tổng diện tích (ha)

Diện tích được cơ giới hóa theo các khâu (ha)

Chia ra:

Làm đất (%)

Trồng/sạ (%)

Chăm sóc/ Phun thuốc BVTV (%)

Thu hoạch (%)

1

Lúa

73.035,6

178.937,3

95,0

-

60,0

90,0

2

Ngô

10.096

7.067,2

70,0

-

-

-

3

Lạc

6.332,6

5.066,1

80,0

-

-

-

4

Sắn

10.919,5

3.275,9

30,0

-

-

-

5

Rau các loại

13.993,8

4.198,1

30,0

-

-

-

6

Đậu các loại

2.812,5

843,7

30,0

-

-

-

 

Tổng cộng

117.190,1

199.388,4

76,7

-

37,4

56,1

II. Chăn nuôi

STT

Nội dung

Tổng đàn (con)

Số lượng con được cơ giới hóa theo các khâu (con)

Chia ra:

Thức ăn/nước uống (%)

Chuồng trại (%)

Thu hoạch sản phẩm (%)

Xử lý chất thải (%)

 

Chăn nuôi (trâu 66.287 con, bò 273.770 con, heo 370.193 con)

710.250,0

1.073.187,8

50,4

32,8

28,0

39,9

III. Nuôi trồng thủy sản

STT

Nội dung

Tổng diện tích nuôi trồng (ha)

Diện tích nuôi trồng được cơ giới hóa theo các khâu (ha)

Chia ra:

Thức ăn (%)

Nuôi trồng (%)

Thu hoạch sản phẩm (%)

Xử lý chất thải (%)

 

Nuôi trồng thủy sản

1.351,0

706,6

22,5

16,3

4,7

8,8

IV. Sản xuất lâm nghiệp

STT

Nội dung

Tổng diện tích (ha)

Diện tích được cơ giới hóa theo các khâu (ha)

Chia ra:

Làm đất (%)

Trồng (%)

Chăm sóc (%)

Thu hoạch (%)

 

Rừng sản xuất

143.252,68

150.845,1

33,2

1,5

5,6

65,0

V. Sản xuất muối

STT

Nội dung

Tổng diện tích (ha)

Diện tích được cơ giới hóa theo các khâu (ha)

Chia ra:

Cung cấp nước (%)

Thu gom muối (%)

Thu hoạch (%)

Vận chuyển (%)

 

Sản xuất muối

103

92,7

-

-

-

90

Ghi chú: Số liệu đến tháng 10/2024


PHỤ LỤC 03

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số: 232/KH-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2024 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm

Thời gian thực hiện

1

Xây dựng và triển khai các Mô hình/Dự án/kế hoạch hỗ trợ máy móc, thiết bị trong sản xuất trồng trọt (Máy phun thuốc bảo vệ thực vật (drone), máy sạ lúa ...), chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, sản xuất muối; Xây dựng và triển khai các dự án cơ giới hóa đồng bộ tại các vùng sản xuất tập trung, ưu tiên đối với sản phẩm chủ lực, sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện/thị xã/thành phố

Các sở, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương

Các Mô hình/ Dự án/ kế hoạch

2025-2030

2

Xây dựng và triển khai đề án đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp tại các vùng sản xuất tập trung

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương

Đề án trình UBND tỉnh

2025-2030

3

Xây dựng thí điểm các mô hình dịch vụ cơ giới hóa và chế biến nông lâm thủy sản, cụm liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản; phát triển các tổ chức hợp tác, nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ và kinh doanh dịch vụ cơ giới nông nghiệp; đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện/thị xã/thành phố

Các sở, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương

Các mô hình/các tổ chức hợp tác

2025-2030

4

Đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ Khoa học công nghệ về cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản; Phối hợp, đề xuất xây dựng kế hoạch hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản

Các sở, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương

Các sở, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương

Các đề tài/dự án/nhiệm vụ khoa học công nghệ

Hàng năm

5

Mở các lớp đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện/thị xã/thành phố

Các sở, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương

Các lớp đào tạo, tập huấn

Hàng năm

6

Xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyển đổi số, dự án điều tra về cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản; Tổ chức khảo sát, hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ chế biến, bảo quản nông sản; hoạt động cơ giới hóa nông nghiệp tại từng địa phương

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương

Cơ sở dữ liệu/ báo cáo khảo sát, đánh giá

2025-2030

7

Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chiến lược tại các địa phương; Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản; Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chiến lược giai đoạn 2025-2030

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện/thị xã/thành phố

Các sở, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương

Báo cáo/hội nghị/hội thảo

Hàng năm

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030

  • Số hiệu: 232/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 04/12/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Trần Phước Hiền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản