Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 227/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 23 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021-2025.

Thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc”; Công văn số 1735/BKHCN-TCĐ ngày 14/6/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc triển khai “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc”; Quyết định số 1221/QĐ-UBND ngày 07/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt “Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2025”; trên cơ sở đề xuất của Sở Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch đánh giá thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nắm bắt đầy đủ, chính xác thông tin về hoạt động, khả năng áp dụng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm của các đơn vị cung ứng, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, phân phối và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm đề xuất các giải pháp chủ yếu phục vụ công tác quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Tổng hợp thông tin để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh kết nối Cổng thông tin truy xuất sản phẩm, hàng hóa quốc gia với khả năng truy xuất nguồn gốc toàn quốc và kết nối quốc tế.

2. Yêu cầu

- Tổ chức điều tra, khảo sát thu thập thông tin để đánh giá đúng đối tượng, bảo đảm số liệu chính xác, phản ánh đúng thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc các sản phẩm trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở đó, tham mưu đề xuất các giải pháp khoa học, cơ chế chính sách hiệu quả để triển khai áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đúng quy trình giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng.

- Định kỳ có đánh giá, theo dõi, kiểm tra, báo cáo việc thực hiện kế hoạch.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức thu thập thông tin, dữ liệu đánh giá thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

1.1. Lựa chọn nhóm sản phẩm và đối tượng đánh giá:

a) Lựa chọn nhóm sản phẩm đánh giá: Tổ chức, thực hiện rà soát, thống kê các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm được công nhận OCOP, chủ lực của tỉnh Thanh Hóa theo các lĩnh vực để ưu tiên, gồm: Y tế (nhóm các sản phẩm y-dược); nông nghiệp (nhóm sản phẩm nông sản, thực phẩm); công nghiệp (nhóm sản phẩm công nghiệp nhẹ).

b) Đối lượng đánh giá: Lựa chọn, ưu tiên cần đánh giá theo 04 nhóm đối tượng sau:

- Nhóm 1: Các đơn vị cung ứng, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, phân phối… theo mỗi loại sản phẩm, hàng hóa được lựa chọn;

- Nhóm 2: Đơn vị cung cấp các giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm;

- Nhóm 3: Cơ quan quản lý nhà nước (gồm các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương các cấp);

- Nhóm 4: Người tiêu dùng.

c) Thời gian thực hiện:

- Năm 2021: Hoàn thành trước ngày 31/01/2021.

- Năm 2022 - 2025: Được tổ chức 02 đợt:

+ Đợt 1: Hoàn thành trước ngày 28 tháng 02 hàng năm;

+ Đợt 2: Hoàn thành trước ngày 30 tháng 8 hàng năm.

1.2. Phạm vi, địa điểm và thời gian thu thập thông tin, dữ liệu đánh giá:

- Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Địa điểm: Tại các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo các nhóm đối tượng được lựa chọn tại mục 1.1 nêu trên.

- Thời gian thực hiện:

+ Năm 2021: Từ tháng 02 năm 2021đến tháng 4 năm 2021;

+ Từ năm 2022 đến năm 2025: Tổ chức khảo sát, đánh giá bổ sung theo định kỳ hằng năm 06 tháng/lần.

2. Hoàn thiện báo báo đánh giá thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm

2.1. Tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến chuyên gia: Hội thảo nhằm trao đổi, thảo luận, xin ý kiến chuyên gia,các nhà khoa học, các sở, ngành, đơn vị có liên quan thống nhất về nội dung các dự thảo báo cáo: Báo cáo tổng hợp đánh giá thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm; báo cáo thực trạng về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các báo cáo chuyên đề và cơ sở dữ liệu kèm theo.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 31/5/2021.

2.2. Hoàn thiện các báo cáo: Trên cơ sở nghiên cứu, trao đổi và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các sở, ngành, đơn vị có liên quan tại Hội thảo để hoàn thiện các báo cáo, đảm bảo khoa học, rõ ràng, chính xác, đầy đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn làm cơ sở tham mưu, đề xuất các giải pháp về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh phù hợp, thiết thực, chất lượng và hiệu quả, cụ thể như sau:

a) Báo cáo chuyên đề, cơ sở dữ liệu kèm theo; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/6/2021.

- Chuyên đề 1: Hệ thống các quy định hiện hành, các tiêu chuẩn hiện hành về truy xuất nguồn gốc (có tập văn bản các quy định hiện hành, các tiêu chuẩn hiện hành về truy xuất nguồn gốc kèm theo).

- Chuyên đề 2: Các giải pháp, phương pháp, công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện nay và đề xuất giải pháp, phương pháp, công nghệ truy xuất nguồn gốc ưu tiên ứng dụng tại Thanh Hóa (có danh sách các nhà cung cấp giải pháp, phương pháp, công nghệ truy xuất nguồn gốc kèm theo).

b) Báo cáo tổng hợp đánh giá thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm năm 2021; báo cáo thực trạng về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm năm 2021; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/6/2021.

c) Báo cáo cập nhập dữ liệu thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm giai đoạn 2022-2025 theo định kỳ 06 tháng/lần; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/6 và 30/12 hàng năm.

3. Tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá(giai đoạn 2021 - 2025).

Nội dung của Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đánh giá thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021 - 2025. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp khoa học nhằm thúc đẩy sự phát triển của việc truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm hàng hóa; đồng thời, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ thiết thực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030.

Thời gian thực hiện: Tháng 11 năm 2025

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện: 939.158.000 đồng (Bằng chữ: Chín trăm ba mươi chín triệu, một trăm năm mươi tám nghìn đồng), được phân kỳ thực hiện như sau:

- Năm 2021: 490.982.000 đồng;

- Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025: 448.176.000 đồng.

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

2. Nguồn kinh phí: Từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ trong dự toán ngân sách tỉnh hàng năm được phân bổ vào dự toán chi thường xuyên hàng năm của Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Y tế và các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung của Kế hoạch này, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ; định kỳ, tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện theo quy định.

- Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quản lý, sử dụng kinh phí đúng nội dung, mục đích, hiệu quả và thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.

2. Các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, Thông tin và Truyền thông và UBND các huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đến ngành, đơn vị theo quy định; đồng thời, phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện Kế hoạch, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả và đúng quy định hiện hành của pháp luật./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCTUBND tỉnh (để b/c);
- CPV, PCVP UBND tỉnh;
- Các sở: KH&CN, Công thương, NN&PTNT, Tài chính, TT&TT, Y tế, KH&ĐT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

PHỤ LỤC

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số:   /KH-UBND ngày   tháng   năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

ĐVT: Nghìn đồng

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền

A

KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2021

 

 

 

490.982

I

Rà soát, lựa chọn đối tượng điều tra khảo sát

Công

30

581

17.433

II

Điều tra khảo sát thu thập thông tin, dữ liệu

Phiếu

1.000

 

361.752

1

Xây dựng phương án, lập mẫu phiếu điều tra khảo sát theo mức khoán (gồm: lập mẫu phiếu, chi hội nghị, họp hội đồng thẩm định, nghiệm thu, chi thuê chuyên gia chọn mẫu phiếu và phương án, các khoản chi khác có liên quan)

 

 

 

30.000

2

Chi tập huấn nghiệp vụ điều tra khảo sát

 

 

 

9.100

2.1

Chi văn phòng phẩm phục vụ, tài liệu và văn phòng phẩm phát cho hội nghị tập huấn

Bộ

30

30

900

2.2

Chi thù lao cho giảng viên tập huấn (gồm công biên soạn tài liệu, công giảng…)

Buổi

02

2.00 0

4.000

2.3

Chi giải khát giữa giờ

Người

30

40

1.200

2.4

Chi hỗ trợ đi lại đại biểu là khách mời không hưởng lương nhà nước

Người

15

200

3.000

3

Công tác điều tra khảo sát

 

 

 

322.652

3.1

Chi in phiếu điều tra

Phiếu

1.000

03

3.000

3.2

Tiền công điều tra viên (05 phiếu/ngày x4.420/22 ngày)

Ngày

200

201

40.182

3.3

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin tự điền phiếu điều tra từ 30 - 40 chỉ tiêu đối với cá nhân

Phiếu

400

50

20.000

3.4

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin tự điền phiếu điều tra từ 30 - 40 chỉ tiêu.

Phiếu

600

100

60.000

3.5

Hỗ trợ xăng xe cho điều tra viên

Ngày

200

15

3.000

3.6

Hỗ trợ chỗ nghỉ qua đêm theo hình thức khoán

Ngày

200

300

60.000

3.7

Hỗ trợ phụ cấp lưu trú

Ngày

200

200

40.000

3.8

Kinh phí nhập số liệu, phân tích, đánh giá, xử lý số liệu điều tra theo công thức 1.490x0.33 (hệ số tiền công)

Công

100

492

49.170

3.9

Công tác phí kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra, phúc tra phiếu điều tra (02 người/huyện x 27 huyện)

Ngày

54

200

10.800

3.10

Thuê xe phục vụ kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra (03 huyện/chuyến x 27 huyện = 9 chuyến)

Chuyến

09

3.50 0

31.500

3.11

Chi mua tủ bảo quản phiếu và tài liệu điều tra khảo sát

Cái

01

5.00 0

5.000

III

Xây dựng báo cáo

 

 

 

86.048

1

Báo cáo chuyên đề, cơ sở dữ liệu kèm theo tính theo công thức: 1.490 x 0.33 (hệ số tiền công)

Công

50

492

24.585

2

Báo cáo tổng hợp đánh giá thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tính theo công thức: 1.490 x 0.33

Công

50

492

24.585

3

Báo cáo thực trạng về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm tính theo công thức: 1.490 x 0.33 (hệ số tiền công)

Công

50

492

24.585

4

Báo cáo cập nhật tháng 12/2021

Công

25

492

12.293

IV

Hội nghị lấy ý kiến, đánh giá dự thảo các báo cáo

 

 

 

25.750

1

Chi tài liệu và văn phòng phẩm phát cho hội nghị

Bộ

50

30

1.500

2

Chi giải khát giữa giờ (1/2 ngày)

Người

50

20

1.000

3

Chi thù lao cho người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị

Người

05

400

2.000

4

Chi hỗ trợ ăn đại biểu là khách mời không hưởng lương nhà nước

Người

25

150

3.750

5

Chi hỗ trợ tiền nghỉ qua đêm là khách mời không hưởng lương nhà nước

Người

25

300

7.500

6

Chi hỗ trợ đi lại đại biểu là khách mời không hưởng lương nhà nước

Người

25

200

5.000

7

Chi thuê hội trường (loa đài, ma két…)

Phòng

01

5.00 0

5.000

B

KINH PHÍ THỰC HIỆN TỪ NĂM 2022 ĐẾN NĂM 2025 (04 NĂM)

448.176

 

Chi tiết kinh phí cho 01 năm (I+II+III)

 

 

 

106.919

I

Rà soát, lựa chọn đối tượng điều tra khảo sát (lương chuyên viên hệ số tiền công 0,33 x 1490)

Công

10

492

4.917

II

Khảo sát thu thập thông tin, dữ liệu

 

 

 

77.417

1

Phụ cấp lưu trú công khảo sát (02 người/ngày/huyện x27 huyện)

Ngày

54

200

10.800

2

Tiền nghỉ qua đêm theo hình thức khoán

Ngày

54

300

16.200

3

Thuê xe phục vụ khảo sát thực địa (02 huyện/chuyến x 26 huyện = 13chuyến)

Chuyến

13

3.50 0

45.500

4

Tổng hợp, phân tích số liệu khảo sát (Lương cơ bản x hệ số (490x0.33)

Công

10

492

4.917

III

Báo cáo cập nhật 06 tháng/lần (25 công/BC x 02 BCx 0,33x1490)

Công

50

492

24.585

IV

Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ quá trình 05 năm (2021-2025) thực hiện trong năm 2025.

 

 

 

20.500

1

Chi thuê hội trường (loa đài, ma két…)

Buổi

01

5.00 0

5.000

2

Chi tài liệu và văn phòng phẩm phát cho hội nghị

Bộ

60

30

1.800

3

Chi giải khát giữa giờ (1/2 ngày)

Người

60

20

1.200

4

Chi thù lao cho người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị

Người

05

400

2.000

5

Chi hỗ trợ ăn đại biểu là khách mời không hưởng lương nhà nước

Người

30

150

4.500

7

Chi hỗ trợ đi lại đại biểu là khách mời không hưởng lương nhà nước

Người

30

200

6.000

 

Tổng cộng mục (A +B):

939.158

 

(Bằng chữ: Chín trăm ba mươi chín triệu, một trăm năm mươi tám nghìn đồng)