- 1Nghị quyết số 36-NQ/TW về việc công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Chính trị ban hành
- 2Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 04-CT/TW năm 2011 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 4Chỉ thị 1737/CT-TTg năm 2010 tăng cường công tác bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài trong tình hình hiện nay do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình hành động về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 38-CT/TW năm 2014 tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2015 triển khai Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2228/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI ĐẾN NĂM 2021 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
Thực hiện Công văn số 8791/VPCP-QHQT ngày13/9/2018 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai kết quả Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xây dựng Kế hoạch hành động triển khai công tác đối ngoại đến năm 2021 và các năm tiếp theo với những nội dung cụ thể như sau:
- Tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả, chất lượng các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong công tác đối ngoại, chủ động lồng ghép nội dung hoạt động kinh tế với đối ngoại nhằm thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường chỉ đạo và quản lý nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại; đồng thời xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động đối ngoại làm cơ sở cho các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện công tác đối ngoại một cách thống nhất, đồng bộ.
- Kế hoạch hành động công tác đối ngoại cần bám sát các định hướng hành động công tác đối ngoại địa phương tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc của Bộ Ngoại giao và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh; vận động, kết hợp, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động đối ngoại của tỉnh. Triển khai công tác đối ngoại một cách chủ động, tích cực, thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm, hiệu quả và tránh hình thức.
- Tăng cường hiệu quả và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược với nước ta nhằm thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài để góp phần thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.
- Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và chủ động hội nhập trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại nhằm tạo môi trường thuận lợi, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý đảm bảo phát triển nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, quảng bá hình ảnh của Quảng Bình ra bạn bè thế giới; giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, văn hóa vùng miền của tỉnh Quảng Bình, đồng thời, tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, đáp ứng xu thế hội nhập, phát triển của đất nước,… tạo sức mạnh tổng hợp, nâng cao vị thế của tỉnh Quảng Bình trong khu vực và trên thế giới.
III. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Thường xuyên quán triệt và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; thực hiện nghiêm túc Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị và các tiêu chí chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài; Quyết định 85-QĐ/TU ngày 13/01/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủyban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Quảng Bìnhvà các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ban, ngành Trung ương.Tăng cường cơ chế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong quá trình chuẩn bị nội dung, xây dựng chương trình để đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan trong quá trình triển khai thực hiện từng hoạt động đối ngoại cụ thể; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về công tác đối ngoại cũng như xây dựng kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm theo quy định. Tăng cường phối hợp quản lý tốt các vấn đề có yếu tố nước ngoài trên địa bàn.
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 13/5/2014,Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 07/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 19/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị. Hàng năm, xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch hội nhập quốc tế tỉnh Quảng Bình.
- Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác truyền thống của Lào và các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan; tiếp tục tăng cường xây dựng quan hệ hợp tác với các đối tác quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtơ-rây-li-a và một số đối tác khác; đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích giữa tỉnh với các đối tác.Tích cực hưởng ứng và tham gia xây dựng cộng đồng ASEAN nhằm tăng cường đoàn kết, gia tăng liên kết nội khối, thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực.
- Tiếp tục xúc tiến thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác mới với các tỉnh, thành phố của các nước có nhiều điểm tương đồng với tỉnh Quảng Bình và có tiềm năng, thế mạnh trong việc hợp tác phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtơ-rây-li-a,...
- Đẩy mạnh quan hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan đại diện ngoại giao các nước tại Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư.
- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Quảng Bình theo hướng thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào tỉnh. Thu hút vốn đăng ký của các dự án đầu tư không sử dụng vốn ngân sách tỉnh, chú trọng thu hút các dự án FDI, vận động nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ đa phương WB, ADB, song phương JICA, EDCF,... đầu tư vào các dự án đầu tư hạ tầng đô thị (cấp thoát nước, xử lí chất thải, giao thông đô thị...), nông nghiệp và phát triển nông thôn và xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế.
- Tiếp tục triển khai các thỏa thuận hợp tác đã ký kết tại các Hội nghị xúc tiến đầu tư. Tích cực tham gia các diễn đàn kinh tế trong nước, khu vực và thế giới để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Quảng Bình ra các nước. Tổ chức các chương trình làm việc giữa lãnh đạo tỉnh với các Đại sứ quán, các Tổ chức quốc tế tại Hà Nội cũng như mời một số Đại sứ đặc mệnh toàn quyền các nước tại Việt Nam vào thăm và làm việc tại Quảng Bình để mở rộng, tăng cường hợp tác.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả trong công tác vận động nguồn lực từ nguồn phi chính phủ nước ngoài (NGO), cần tập trung vận động NGO vào lĩnh vực: Phát triển nông nghiệp và nông thôn; kinh doanh nông nghiệp, kích cầu sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản; biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển kết cấu hạ tầng xã hội: Y tế, giáo dục đào tạo, dân số; chuyển giao khoa học kỹ thuật và tăng cường năng lực cho cộng đồng trong phát triển bền vững, đào tạo dạy nghề với các đối tác NGOs.
- Tăng cường công tác quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan có liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý nhằm đảm bảo các hoạt động an ninh đối ngoại trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân vì hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác phát triển với Nhân dân các nước, nhất là các nước có quan hệ đối tác chiến lược, bạn bè truyền thống, các địa phương kết nghĩa với tỉnh Quảng Bình.
3. Thực hiện tốt công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào
Thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn liên quan về công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào theo Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài; 05 tiêu chí tổ chức đoàn ra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Chính trị; Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Tỉnh ủy; Quy định trình tự, thủ tục quyết định việc ra nước ngoài đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng khác sử dụng ngân sách nhà nước, cơ chế phối hợp quản lý các tổ chức, cá nhân người nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thực hiện việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài đảm bảo đúng quy trình, tiêu chuẩn, đối tượng quy định, hạn chế triệt để các đoàn ngoài Kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm đã được phê duyệt, các đoàn đi giao lưu, học tập kinh nghiệm nước ngoài không thiết thực, tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài có nội dung, chương trình làm việc cụ thể, gắn với nhiệm vụ của từng đơn vị, thời gian phù hợp, đúng, gọn về thành phần, kinh phí tiết kiệm, hợp lý.
4. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác lãnh sự và bảo hộ công dân
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 1737/CT-TTg ngày 20/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài trong tình hình hiện nay. Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo hộ công dân, các thủ tục, quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh, xuất khẩu lao động, kết hôn có yếu tố nước ngoài; tích cực vận hành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh trong việc trao đổi thông tin liên quan đến công tác xuất nhập cảnh, bảo hộ công dân và đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán người, phối hợp với Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao để trao đổi thông tin kịp thời về tình hình người Quảng Bình ở nước ngoài.
- Tăng cường quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Nâng cao công tác quản lý trật tự và an ninh tại khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, lao động nước ngoài. Tập trung xử lý tốt các vụ việc có yếu tố nước ngoài xảy ra trên địa bàn đảm bảo đúng quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong bối cảnh tình hình biển Đông vẫn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp, khó lường.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 16/3/2016, có hiệu lực từ ngày 05/9/2017 và các biên bản cuộc họp thường niên giữa đoàn đại biểu biên giới hai nước Việt Nam - Lào.Tổ chức, triển khai thực hiện Đề án 285-ĐA/QUTW của Quân ủy Trung ương về “Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào đến năm 2020 và những năm tiếp theo” tại tỉnh Quảng Bình đúng quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của Đề án.
- Các lực lượng chức năng khu vực biên giới tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực; làm tốt công tác kiểm soát lưu thông biên giới, đấu tranh phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới. Thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ về vật chất và tinh thần các cụm dân cư dọc tuyến biên giới, đồng thời phối hợp triển khai hoạt động bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, nhằm giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, toàn vẹn lãnh thổ và vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam - Lào nói chung, giữa tỉnh Quảng Bình và các tỉnh của Lào nói riêng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và Nhân dân, đặc biệt tại khu vực biên giới, ven biển hiểu rõ các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và thực hiện nghiêm túc các Hiệp định, Nghị định về biên giớivùng biển, đảo; vận động và hỗ trợ các ngư dân đánh bắt xa bờ bám biển, giữ vững ngư trường, góp phần giữ vững chủ quyền và đảm bảo an ninh tuyến biển.
- Hoàn thành “Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào” vào năm 2019.
6. Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa và người Việt Nam ở nước ngoài
- Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020. Đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả hoạt động Cổng thông tin điện tử và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện; cung cấp các thông tin về tiềm năng, thế mạnh của địa phương lên Cổng thông tin điện tử tỉnh, các sở, ngành và Bộ Ngoại giao để giới thiệu, quảng bá về Quảng Bình và thu hút đầu tư. Quản lý hoạt động của phóng viên báo chí nước ngoài trên địa bàn tỉnh, tranh thủ hiệu quả thông qua các phóng viên nước ngoài để tuyên truyền, giới thiệu những thông tin tích cực của tỉnh ra các nước.
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo tình hình; định hướng nội dung và hình thức công tác thông tin tuyên truyền phù hợp để phát huy tính chủ động và linh hoạt của các tổ chức, cá nhân. Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các cấp chính quyền địa phương về đối tác, về các sự kiện chính trị đối ngoại lớn của đất nước, của địa phương và của quốc tế, để qua đó nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020. Tăng cường gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế.
- Đa dạng hóa các phương thức giới thiệu, quảng bá văn hóa Quảng Bình cho các đoàn nước ngoài tới địa phương và các đoàn công tác, xúc tiến, tham quan học tập của tỉnh tại nước ngoài. Xây dựng các ấn phẩm, sản phẩm đặc sắc văn hóa Quảng Bình làm quà tặng cho các đối tác nước ngoài; nâng cao chất lượng tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các đoàn giao lưu văn hóa với các tỉnh trong hiệp hội 9 tỉnh 03 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan sử dụng đường 8, đường 12 và các nước có tiềm năng hợp tác.
- Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kiều bào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn, sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội của nước sở tại, đồng thời duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước. Tổ chức thăm hỏi và làm việc với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, người Quảng Bình nói riêng nhân các đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh ra nước ngoài; vận động chính quyền sở tại tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt có điều kiện làm ăn, sinh sống. Nghiên cứu thị trường để xúc tiến xuất khẩu lao động. Tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và cử giáo viên sang dạy tiếng Việt cho con em cộng đồng người Việt tại các tỉnh của Lào.
- Thu thập thông tin tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu về cộng đồng Quảng Bình ở nước ngoài. Vận động và thu hút người Quảng Bình ở nước ngoài hướng về đầu tư, kinh doanh ở quê hương; mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn kiều hối; kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh và cộng đồng người Việt ở nước ngoài để thiết lập và mở rộng các kênh tiêu thụ hàng hóa Việt Nam, các quan hệ hợp tác và đầu tư với các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài.
- Xác định nội dung triển khai công tác thanh tra, tập trung vào một số nội dung: Công tác lãnh sự; thực hiện thỏa thuận quốc tế; quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế; quản lý biên giới, biển, đảo; quản lý đoàn ra, đoàn vào và công tác về người Việt Nam ở nước ngoài.
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác đối ngoại địa phương theo hướng chuyên nghiệp.
- Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại địa phương theo các đề án bồi dưỡng về hội nhậpquốc tế và đề án bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ, biên phiên dịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2016 - 2020 dành cho cán bộ cơ quan ngoại vụ và các sở, ngành khác làm công tác đối ngoại tại địa phương.
- Phối hợp thực hiện công tác quản lý, đào tạo học sinh, sinh viên đến từ Lào, Thái Lan. Tăng cường triển khai các chương trình liên kết đào tạo với các đối tác quốc tế có chất lượng cao.
1. Sở Ngoại vụ
- Là cơ quan đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động triển khai công tác đối ngoại giai đoạn 2018-2021 và các năm tiếp theo; tham mưu Ủy ban nhân dântỉnh triển khai các hoạt động đối ngoại theo các lĩnh vực được giao.
- Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với Bộ Ngoại giao và các cơ quan Trung ương có liên quan để được chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời trong triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này của các cơ quan, đơn vị; đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm triển khai thực hiện tốt Kế hoạch; hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện Kế hoạch.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh
- Trên cơ sở các yêu cầu của Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch cụ thể, chủ động thực hiện công tác cập nhật, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, kịp thời phối hợp các ngành có liên quan tham mưu cấp ủy, chính quyền đề ra các chủ trương, chính sách, kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ tốt các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý người nước ngoài đến địa bàn; chủ động tổ chức các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật, nhất là tại các địa bàn biên giới, tuyến biển; đấu tranh có hiệu quả với tội phạm xuyên quốc gia, người nước ngoài phạm tội hoặc đối tượng người địa phương gây án với người nước ngoài, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
- Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số74/QĐ-BCĐ ngày 30/5/2018 của Ban Chỉ đạo Đề án 825- ĐA/QUTW về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 825 - ĐA/QUTW của Quân ủy Trung ương về "Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào đến năm 2020 và những năm tiếp theo" tại tỉnh Quảng Bình. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành có liên quan thông nhất với phía bạn Lào triển khai ký kết nghĩa Bản - Bản hai bên biên giới; tổ chức ký kết nghĩa giữa các Đồn Biên phòng của tỉnh với Đại đội Biên phòng 316, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khăm Muộn. Phối hợp với các lực lượng chức năng làm tốt công tác kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu đường bộ, cảng biển. Phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới của tỉnh Khăm Muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt (Lào) tổ chức thực hiện Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu trên biên giới đất liền Việt Nam - Lào và Nghị định thư về biên giới giữa Chính phủ hai nước ký năm 2016; duy trì chế độ hội đàm, phối hợp triển khai các hoạt động bảo vệ đường biên, mốc quốc giới nhằm giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, toàn vẹn lãnh thổ và vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam - Lào nói chung, giữa tỉnh Quảng Bình và hai tỉnh Khăm Muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt của Lào nói riêng.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút FDI, tăng cường vận động ODA, quản lý sử dụng nguồn vốn ODA, NGO trên địa bàn tỉnh; theo dõi, thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài. Thường xuyên tổng hợp, cập nhật thông tin danh mục dự án mời gọi đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh, đảm bảo hài hòa lợi ích của tỉnh và nhà đầu tư.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan tổ chức quản lý chặt chẽ lao động nước ngoài trên địa bàn; tiếp tục nghiên cứu các thị trường lao động tiềm năng ở nước ngoài để xúc tiến xuất khẩu lao động; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, ngoại ngữ cho người lao động của tỉnh để tạo nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch: Chủ động phối hợp với nhau và phối hợp với các sở, ngành, địa phương khác có liên quan triển khai thực hiện công tác xúc tiến du lịch; xây dựng các ấn phẩm, sản phẩm đặc sắc văn hóa Quảng Bình; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản. Phối hợp về văn hóa đối ngoại, quảng bá văn hóa Quảng Bình ra các nước.
6. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế, công tác xúc tiến thương mại và các nội dung có liên quan trong Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện công tác thông tin đối ngoại gắn với hoạt động đối ngoại của tỉnh; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại của tỉnh đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; phối hợp Sở Ngoại vụ quản lý phóng viên báo chí nước ngoài tác nghiệp trên địa bàn.
8. Sở Nội vụ: Chủ trì phối hợp với Sở Ngoại vụ và các đơn vị có liên quan tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ và kiến thức hội nhập quốc tế cho cán bộ từ cấp tỉnh tới cấp huyện, xã.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo: Làm tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tuyên truyền cho ngư dân các quy định về đánh bắt trên biển; phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý ngư dân, phòng ngừa, ngăn chặn không để ngư dân vi phạm ngư trường của các nước.
11. Sở Tư pháp: Triển khai có hiệu quả hợp tác quốc tế về tư pháp đặc biệt với các tỉnh của nước bạn Lào; chủ trì tham mưu công tác tuyên truyền pháp luật về bảo hộ công dân, xuất nhập cảnh, xuất khẩu lao động, kết hôn có yếu tố nước ngoài.
12. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh: Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường quản lý doanh nghiệp, cá nhân có yếu tố nước ngoài hoạt động tại khu kinh tế của tỉnh; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các tình huống có thể xảy ra, gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư tại khu kinh tế của tỉnh ra các nước.
13. Sở Tài chính: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho hoạt động đối ngoại để triển khai thuận lợi, kịp thời, đảm bảo các yêu cầu về công tác đối ngoại.
14. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh: Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng các chương trình, dự án nhằm kêu gọi viện trợ và cứu trợ khẩn cấp từ các hội hữu nghị, cộng đồng và cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài; triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân và hướng dẫn, chỉ đạo các hội thành viên thực hiện nhiệm vụ theo điều lệ.
15. Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn tỉnh: Tiếp tục làm tốt công tác quản lý, đào tạo học sinh, sinh viên đến từ Lào, Thái Lan và các nước khác. Tăng cường triển khai các chương trình liên kết đào tạo với các đối tác quốc tế có chất lượng cao.
16. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, cấp tỉnh;ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động triển khai công tác đối ngoại giai đoạn 2018-2021 và các năm tiếp theo đến cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình.
- Xây dựng Kế hoạch hành động của đơn vị để triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Ngoại vụ) kết quả thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 290/KH-UBND năm 2018 về triển khai công tác đối ngoại của tỉnh Hà Giang năm 2019
- 2Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2018 về hành động triển khai công tác đối ngoại của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2021 và các năm tiếp theo
- 3Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2018 về công tác thông tin đối ngoại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019-2020
- 4Kế hoạch 10872/KH-UBND năm 2018 về triển khai công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2019-2020 và các năm tiếp theo
- 5Kế hoạch 357/KH-UBND năm 2018 triển khai công tác đối ngoại giai đoạn 2018-2021 và các năm tiếp theo do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 1Nghị quyết số 36-NQ/TW về việc công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Chính trị ban hành
- 2Quyết định 208/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 04-CT/TW năm 2011 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 4Chỉ thị 1737/CT-TTg năm 2010 tăng cường công tác bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài trong tình hình hiện nay do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình hành động về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 38-CT/TW năm 2014 tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2015 triển khai Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Kế hoạch 290/KH-UBND năm 2018 về triển khai công tác đối ngoại của tỉnh Hà Giang năm 2019
- 10Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2018 về hành động triển khai công tác đối ngoại của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2021 và các năm tiếp theo
- 11Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2018 về công tác thông tin đối ngoại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019-2020
- 12Kế hoạch 10872/KH-UBND năm 2018 về triển khai công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2019-2020 và các năm tiếp theo
- 13Kế hoạch 357/KH-UBND năm 2018 triển khai công tác đối ngoại giai đoạn 2018-2021 và các năm tiếp theo do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Kế hoạch 2228/KH-UBND năm 2018 triển khai công tác đối ngoại đến năm 2021 và các năm tiếp theo do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 2228/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/12/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Công Thuật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/12/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định