Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2200/KH-UBND

Hà Nam, ngày 08 tháng 8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2019-2020

I. THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT

1. Thực trạng ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin

a) Máy tính và mạng cục bộ (LAN)

100% các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi tắt là các cơ quan) đều có mạng LAN và kết nối Internet. Mỗi cơ quan có 02 máy chủ. Mỗi công chức đảm bảo có 01 máy trạm để làm việc.

b) Trung tâm Tích hợp dữ liệu

Trung tâm tích hợp dữ liệu được trang bị 13 máy chủ, 01 tường lửa cứng. Các hệ thống thông tin đang được cài đặt tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu gồm: hệ thống thư điện tử; Niên giám thống kê; Quản lý văn bản quy phạm pháp luật; Chuyên trang thủ tục hành chính...

Với hệ thống hiện tại, Trung tâm Tích hợp dữ liệu mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu lưu trữ, chưa đáp ứng về cả số lượng, chất lượng và giải pháp công nghệ; không có khả năng bảo mật để chống lại các nguy cơ xâm nhập từ bên ngoài vào hệ thống, không có khả năng phòng chống phá hoại làm ngừng hoạt động và mất dữ liệu.

c) Mạng diện rộng (WAN)

100% các cơ quan đã sẵn sàng sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước để kết nối mạng WAN.

d) Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành

- Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành đã được triển khai đến 100% các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn được cấp một tài khoản thuộc cấp huyện để sử dụng phần mềm. Đã kết nối liên thông phần mềm Quản lý văn bản và điều hành của tỉnh với trục liên thông quốc gia, trong đó đã liên thông trực tiếp tới Văn phòng Chính phủ.

- Hệ thống thư điện tử của tỉnh cung cấp hòm thư cho 100% cán bộ, công chức của các cơ quan. Hiện nay, hệ thống đã đảm bảo cung cấp thư điện tử cho cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc là 95%.

e) Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hà Nam

Cổng chính đã thực hiện tốt việc cập nhật thông tin về hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh; thông tin hữu ích phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Các cổng con ngoài việc thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền về công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, đã bổ sung được những thông tin hữu ích phục vụ người dân và doanh nghiệp; trả lời câu hỏi kịp thời, phục vụ tốt việc giải đáp thắc mắc của người dân và doanh nghiệp.

Cổng đã được nâng cấp năm 2017, hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu cập nhật, trao đổi thông tin ngày càng nhiều, cập nhật cơ sở dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch, tốc độ truy cập nhanh hơn, thuận tiện cho việc cập nhật, tìm kiếm, trao đổi thông tin.

f) Phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến

Triển khai hệ thống Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (http://motcua.hanam.gov.vn): Đã triển khai tại 100% các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và 100% xã, phường, thị trấn (theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin). Hệ thống Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến cung cấp 19 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 1.868 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; 396 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2.

Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đã kết nối trực tuyến lên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ để công khai tiến độ giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân. Kết quả cụ thể công bố tại địa chỉ:

http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/congdan/congkhaitiendogiaiquyethoso?categoryId=100003392

2. Sự cần thiết

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước hiện nay rất quan trọng nhằm xây dựng nền hành chính điện tử theo hướng hiện đại từ Trung ương đến địa phương; hoàn thiện hệ thống thông tin tạo môi trường làm việc điện tử trên diện rộng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết công việc; giảm thời gian, chi phí hoạt động của cơ quan nhà nước, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của tổ chức, công dân góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Những năm qua việc đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước ngày càng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Cùng với sự phát triển chung đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam quan tâm chỉ đạo trong việc đầu tư trang thiết bị, cũng như việc triển khai một số phần mềm ứng dụng trong hoạt động quản lý điều hành của các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh đã được kết nối mạng cục bộ LAN và mạng Internet để phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cũng như việc khai thác sử dụng Internet để phục vụ cho công việc chuyên môn, tuy nhiên, còn một số hạn chế khó khăn như sau:

Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh đã được đầu tư xây dựng, tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc đầu tư nhỏ lẻ, số lượng máy chủ ít, hệ thống bảo mật, đảm bảo an toàn dữ liệu ... chưa đáp ứng với nhu cầu hiện tại: Trung tâm Tích hợp dữ liệu là nơi cung cấp hạ tầng truyền thông chung giữa các cơ quan, cung cấp các dịch vụ lưu trữ thông tin cho toàn tỉnh. Các thiết bị tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu lưu trữ, chưa đáp ứng về cả số lượng, chất lượng và giải pháp công nghệ. Để trở thành một Trung tâm tích hợp quy mô toàn tỉnh, cần thiết phải bổ sung, trang bị máy chủ, các thiết bị khác và quy hoạch lại toàn bộ hệ thống.

Vì vậy, việc xây dựng “Trung tâm Dữ liệu điện tử tỉnh Hà Nam và trang bị hệ thống đảm bảo an toàn thông tin cho các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố” để triển khai các phần mềm dùng chung, phần mềm chuyên ngành, phát triển chính quyền điện tử của tỉnh,... tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp truy cập mạng của tỉnh thông qua các điểm truy cập công cộng và truy cập Internet là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp, cần phải triển khai phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến.

II. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT

Luật Xây dựng số 50/2014/QH11 ngày 18/6/2014.

Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư và xây dựng.

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm

Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020.

Công văn số 9381/BKHĐT-KCHTĐT ngày 30/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối phần vốn ngân sách trung ương hỗ trợ dự án công nghệ thông tin của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 - 2020.

Quyết định số 1700/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 của UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt Quy hoạch Ứng dụng và Phát triển công nghệ thông tin tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2020.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Quan điểm

- Tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có với việc xây dựng mới phù hợp với nhu cầu và khả năng, đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý hiệu quả nhằm tạo cơ sở cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.

- Việc đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin phải hợp lý, thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả; đảm bảo đồng bộ, tận dụng tối đa sự đầu tư đã có.

- Lấy việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo và chất lượng quản lý điều hành làm thước đo đánh giá kết quả cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin.

- Ứng dụng nghệ thông tin phải đảm bảo an toàn, an ninh và bảo mật thông tin dữ liệu.

2. Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể

a) Mục tiêu

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; nâng cao năng lực đảm bảo an toàn thông tin và xác thực điện tử trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

b) Các chỉ tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2020 đạt:

- Có nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp tỉnh (LGSP), kết nối với Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP).

- Đáp ứng kết nối trên 50% các hệ thống thông tin của các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu quốc gia.

- 30% thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến mức độ 4.

- Trên 50% thủ tục hành chính cần trao đổi giữa các bộ phận một cửa liên thông được trao đổi qua môi trường mạng.

- Hoàn thành xây dựng hệ thống kết nối liên thông các hệ thống thông tin trong tỉnh và với Trung ương.

- Trên 80% hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên của các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố được áp dụng phương án đảm bảo an toàn thông tin phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ.

- 100% dịch vụ công cấp độ 4 có giải pháp xác thực điện tử tập trung.

- Cổng thông tin điện tử của tỉnh được giám sát an toàn thông tin mạng.

3. Quy mô

a) Các nội dung, nhiệm vụ thực hiện từ vốn đầu tư phát triển

Dự án: “Trung tâm Dữ liệu điện tử tỉnh Hà Nam và trang bị hệ thống đảm bảo an toàn thông tin cho các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố”, bao gồm các hạng mục:

* Nền tảng chia sẻ tích hợp dùng chung

- Đầu tư công nghệ nền tảng LGSP.

- Xây dựng các phần mềm vận hành LGSP tỉnh Hà Nam.

- Xây dựng các dịch vụ nền tảng.

- Xây dựng các dịch vụ trên LGSP.

* Ứng dụng dùng chung

Nâng cấp và triển khai phần mềm Quản lý văn bản và điều hành; hệ thống Thư điện tử.

* Cơ sở dữ liệu dùng chung, Hệ sinh thái dữ liệu mở.

* Cơ sở dữ liệu: Xác thực người dùng, Công dân, Thi đua khen thưởng, Xử lý vi phạm hành chính, Công chứng.

* Hạ tầng kỹ thuật

Cung cấp thiết bị cho Trung tâm tích hợp dữ liệu.

(Danh mục các thiết bị trong phụ lục I kèm theo).

b) Các nội dung, nhiệm vụ thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp

* Thuê dịch vụ công nghệ thông tin: Thuê phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến.

(Kế hoạch thuê phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến trong phụ lục II kèm theo).

4. Vốn đầu tư

a) Vốn đầu tư phát triển

Dự án: “Trung tâm Dữ liệu điện tử tỉnh Hà Nam và trang bị hệ thống đảm bảo an toàn thông tin cho các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố”:

- Vốn Ngân sách Trung ương đầu tư hỗ trợ theo chương trình mục tiêu (Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015): 27.000 triệu đồng.

- Vốn Ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác: 13.093,2 triệu đồng.

Tổng kinh phí: 40.093,2 triệu đồng (Bốn mươi tỷ không trăm chín mươi ba triệu hai trăm nghìn đồng).

b) Vốn sự nghiệp

Thuê dịch vụ công nghệ thông tin: Thuê phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến.

Tổng kinh phí 2019-2020: 1.453,2 triệu đồng x 02 năm = 2.906,4 triệu đồng (Hai tỷ chín trăm linh sáu triệu bốn trăm nghìn đồng).

5. Các giải pháp

a) Giải pháp công nghệ

Tuân thủ các tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật quy định tại Thông tư 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

b) Giải pháp kinh phí

- Vốn đầu tư phát triển:

+ Đề nghị trung ương hỗ trợ phần kinh phí theo Quyết định đã được phê duyệt: 27.000 triệu đồng (Tổng số 30.000 triệu đồng, đã thanh toán cho hạng mục năm 2017 là 3.000 triệu đồng).

+ Ngân sách địa phương đảm bảo phần kinh phí đối ứng: 13.093,2 triệu đồng (không tính phần kinh phí dự phòng).

- Vốn sự nghiệp: Ngân sách địa phương đảm bảo cho giai đoạn 2019-­2020: 2.906,4 triệu đồng.

(Bảng tổng hợp kinh phí trong phụ lục III, IV kèm theo).

6. Kết quả và hiệu quả

a) Các nội dung, nhiệm vụ thực hiện từ vốn đầu tư phát triển

Dự án “Trung tâm Dữ liệu điện tử tỉnh Hà Nam và trang bị hệ thống đảm bảo an toàn thông tin cho các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố”: Đã triển khai xong hạng mục Nâng cấp Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hà Nam năm 2017. Hiện nay cơ bản Cổng Thông tin điện tử đáp ứng nhu cầu cập nhật, trao đổi thông tin ngày càng nhiều, cập nhật cơ sở dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch, tốc độ truy cập nhanh hơn, thuận tiện cho việc cập nhật, tìm kiếm, trao đổi thông tin; khắc phục được các tồn tại, hạn chế của cổng cũ.

b) Các nội dung, nhiệm vụ thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp

Thuê phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến: Các cơ quan đang sử dụng hiệu quả phần mềm được cung cấp. Phần mềm đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện đăng ký hồ sơ qua mạng, đồng thời đã thực hiện được việc công khai tiến độ giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân.

7. Tổ chức thực hiện

a) Trách nhiệm của các cơ quan

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch giai đoạn 2019-2020.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu đề xuất bố trí kinh phí để triển khai thực hiện dự án thực hiện từ nguồn vốn đầu tư phát triển

- Sở Tài chính: Cân đối, bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp.

- Các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Nghiêm túc phối hợp triển khai các nội dung của kế hoạch; thực hiện hiệu quả các hạng mục được trang bị, đầu tư từ kế hoạch.

b) Tiến độ thực hiện

- Trung tâm Dữ liệu điện tử tỉnh Hà Nam và trang bị hệ thống đảm bảo an toàn thông tin cho các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố”: Hoàn thành vào năm 2019.

- Thuê phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến: Đã ký hợp đồng từ tháng 7/2017. Thời gian thực hiện hợp đồng: 05 năm.

8. Kiến nghị, đề xuất

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đề nghị các Bộ, ngành Trung ương:

- Có hướng dẫn cụ thể về Nền tảng chia sẻ tích hợp dùng chung (LGSP), đồng thời giới thiệu các đơn vị tư vấn có năng lực thực hiện hạng mục này để các địa phương tham khảo.

- Xem xét, hỗ trợ nguồn vốn để thực hiện chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2020./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở TT&TT;
- VPUB: LĐVP(2), TH;
- Lưu: VT, TH(D).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Quang Cẩm

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC THIẾT BỊ
(Kèm theo Kế hoạch số: 2200/KH-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

 

Thiết bị cho Trung tâm tích hợp dữ liệu

 

 

a)

Máy chủ, thiết bị lưu trữ và sao lưu

 

 

1

Máy chủ

Bộ

02

1xIntel Xeon E5-2620 v4 2.1GHz

2x8GB RDIMM, 2400MT/s, Single Rank, x8 Data Width

4x500GB 7.2K RPM SAS 6Gbps 2.5in Hot-plug Hard Drive

 

 

2

Thiết bị lưu trữ dữ liệu sao lưu

12x4TB, NLSAS, 6Gb,3.5",7.2K; 1Gb iSCSI Single Controller; 6Gb Mini-SAS to Mini-SAS Cable, 0.6M

Bộ

01

3

Thiết bị lưu trữ cơ sở dữ liệu

24x1TB, SAS, 12Gb,2.5",7.2K; 10Gb iSCSI Dual Controller 6Gb Mini-SAS to Mini-SAS Cable, 0.6M

Bộ

01

b)

Thiết bị mạng và bảo mật

 

 

1

Thiết bị bảo mật Email gateway gồm:

Bộ

01

McAfee Email Gateway EG4000 Appliance

 

01

Giấy chứng nhận 1yr Gold Software Support & Advanced RMA Hardware Support - AVAILABLE WORLDWIDE

 

01

Giấy chứng nhận McAfee Email Protection

 

100

2

Thiết bị phòng chống tấn công IPS gồm:

Bộ

01

McAfee Network Security M-1450 Sensor Appliance

 

01

Giấy chứng nhận 3yr Gold Software Support & RMA Hardware Support

 

01

Giấy chứng nhận McAfee Network Security Manager Software Starter Edition - Perpetual License with 1yr McAfee Gold Software Support

 

01

Giấy chứng nhận 1yr Gold Software Support

 

01

3

Firewall (tường lửa) cứng

FortiGate 300C

Bộ

02

4

Core Switch

WS-C3750X-24T-S

Bộ

02

5

Access Switch

WS-C2960S-24TS-S

Bộ

06

c)

Thiết bị đảm bảo an toàn môi trường

 

 

1

Máy phát điện

Công suất liên tục: 60KVA - Công suất dự phòng: 66 KVA Diesel - Máy 3 pha, 1500 vòng/ phút, 50Hz, 230/400V, AVR

 

01

2

Hệ thống kiểm soát vào ra gồm:

Kiểm soát người vào, ra và thời gian được phép. Kết hợp chấm công cho nhân viên. Cấp quyền hạn chế vào và ra theo thời gian cụ thể trong ngày hay trong tuần. Cửa và vách kính

Bộ

01

3

Hệ thống điều hòa chính xác

Tốc độ làm lạnh: 64.000BTU; Công suất: 18,6 KW. Điện áp: 3 pha 380V

Bộ

01

4

Lưu điện cho Trung tâm

UPS APC SURT20KRMXLI - 20KVA;

Công suất: 20KVA/16KW

Bộ

01

5

Hệ thống camera giám sát

Bộ

01

 

Đầu ghi hình chuyên dụng NVR4

 

01

 

Camera IP 2 Megapixel

 

03

 

Tivi hiển thị 50 inches, màn hình LED 50 inches

 

02

 

Một số thiết bị phụ trợ khác

 

 

6

Hệ thống chống sét lan truyền và tiếp đất

Bộ

01

7

Hệ thống báo cháy và chữa cháy

Bộ

01

d)

Phần mềm hệ thống

 

 

1

Phần mềm quản lý hệ thống

System Center 2012 R2 Datacenter Edition

Bộ

01

2

Phần mềm giám sát hệ thống

Bộ

02

SolarWinds Network Performance Monitor SL100

 

01

SolarWinds Server & Application Monitor AL150

 

01

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH THUÊ PHẦN MỀM MỘT CỬA ĐIỆN TỬ VÀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN GIAI ĐOẠN 2017-2022
(Kèm theo Kế hoạch số: 2200/KH-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

I. CĂN CỨ

Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của chính phủ về quy định cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

Quyết định số 1700/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 của UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt Quy hoạch Ứng dụng và Phát triển công nghệ thông tin tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2020.

Văn bản số 68-TB/TU ngày 24/3/2016 của Tỉnh ủy thông báo kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính lần thứ hai.

Công văn số 325/VPUB-TH ngày 15/3/2017 của Văn phòng UBND tỉnh về thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh ủy, trong đó UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tham mưu các bước thực hiện việc thuê Hệ thống Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến.

Văn bản số 711/TB-STC ngày 27/4/2017 của Sở Tài chính về thông báo giá hàng hóa, dịch vụ.

II. BỐI CẢNH

Phần mềm một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến đã được cài đặt thử nghiệm tại 27 sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố từ năm 2016. Các cơ quan đã ứng dụng phần mềm vào công việc chuyên môn hằng ngày.

Nhằm giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp, việc thuê phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến là phù hợp với quy định cũng như nhu cầu và thực trạng của tỉnh Hà Nam.

III. MỤC TIÊU

Nâng cao trình độ quản lý trong các quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn.

Hệ thống cho phép định nghĩa quy trình xử lý thủ tục hành chính, hệ thống biểu mẫu kèm theo qua giao diện người dùng.

Hỗ trợ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trong công tác tiếp nhận hồ sơ, theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và trả kết quả.

Tự động tính toán ngày hẹn trả kết quả trừ những ngày nghỉ và ngày lễ.

Kiểm soát tiến độ thực hiện thủ tục hành chính, theo dõi luồng xử lý công việc, thông báo công việc đến hạn, trễ hạn.

Cung cấp nền tảng ứng dụng để từng bước cho phép các cơ quan hành chính nhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trong môi trường internet một cách xuyên suốt, nhất quán theo tinh thần “một cửa liên thông”.

Cung cấp công cụ phục vụ cơ quan hành chính nhà nước trong công tác tổ chức, quản lý, lưu trữ khoa học, nhất quán, lâu dài hồ sơ thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân.

Công khai tình trạng xử lý hồ sơ, cho phép công dân, tổ chức theo dõi trạng thái xử lý hồ sơ qua nhiều kênh, nhiều thiết bị như: website, tin nhắn, điện thoại, máy tính bảng, laptop, desktop, thiết bị kiosk.

Thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 4 qua cổng thanh toán điện tử.

IV. NHIỆM VỤ

Nội dung thuê: Phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến cho 27 sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố và UBND 116 xã, phường, thị trấn.

V. KINH PHÍ

STT

Nội dung

Đơn giá/tháng

Số cơ quan, đơn vị

Kinh phí 01 tháng

Kinh phí 01 năm

1

Cước phí tại sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố

2,728

27

73,656

883,872

2

Cước phí tại xã, phường, thị trấn

0,409

116

47,444

569,328

 

Tổng:

121,100

1.453,200

Bằng chữ: Một tỷ bốn trăm năm mươi ba triệu hai trăm nghìn đồng

Kinh phí 05 năm: 1.453,2 x 05 năm = 7.266 triệu đồng (Bảy tỷ hai trăm sáu mươi sáu triệu đồng).

VI. THỜI GIAN THUÊ

- Thời gian thuê: 5 năm (60 tháng). Bắt đầu từ tháng 7/2017.

- Chu kỳ thanh toán: Mỗi năm thanh toán một lần bằng giá trị phí thuê của 01 năm.

- Thời gian thanh toán: Thanh toán vào tháng đầu tiên của chu kỳ thanh toán.

VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp công nghệ

Phần mềm được xây dựng theo mô hình ba lớp MVC (Model - View - Controller) trên môi trường Web.

Ngôn ngữ lập trình và công nghệ sử dụng: PHP, HTML, Java script, JQuery, AJAX, Highcharts, ADODB.

Cơ sở dữ liệu: Oracle 11g.

Hệ điều hành: Windows hoặc Linux.

Web Browser: Chrome, Internet Explorer, Firefox, Opera....

Phần mềm hướng tới một hệ thống mở, đảm bảo tính kế thừa, nâng cấp, mở rộng khi sử dụng lâu dài.

Đảm bảo khả năng tích hợp và trao đổi dữ liệu với các phần mềm quản lý thông tin chuyên ngành về giải quyết thủ tục hành chính.

Phù hợp với quy định về quản lý văn thư, lưu trữ.

Tuân thủ quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong thực hiện thủ tục hành chính.

Đảm bảo tính khách quan, hướng tới hệ thống tổng thể, thống nhất, khả chuyển, an toàn và bảo mật, hợp lý và hiệu quả.

Giao diện với người sử dụng đầu cuối dựa trên nền tảng web.

Phần mềm hoạt động thông suốt và ổn định, đáp ứng số lượng truy cập lớn, nhiều người dùng cùng làm việc tại cùng một thời điểm.

Cho phép cài đặt theo mô hình máy chủ ứng dụng và máy chủ cơ sở dữ liệu.

Cho phép cài đặt theo mô hình máy chủ chính và máy chủ dự phòng.

Cho phép cài đặt trong hệ thống mạng có phân vùng bảo mật nhiều lớp.

Cơ sở dữ liệu có khả năng lưu trữ với dung lượng lớn, trong thời gian lâu dài.

Chuẩn hóa dữ liệu để lưu trữ theo chuẩn ký tự Unicode.

Tương thích với các trình duyệt thông dụng hiện nay: Chrome, Firefox, Internet Explorer Opera,...

Cho phép người quản trị tự cấu hình giao diện làm việc.

Giao diện thiết kế thân thiện với người dùng, tiện lợi và dễ sử dụng.

Hỗ trợ hiển thị tiếng Việt theo chuẩn Unicode.

Tuân thủ quy định về chuẩn nội dung web, định dạng văn bản, định dạng hình ảnh theo Quyết định số 20/2008/QĐ-BTTTT .

Cho phép kết nối với thiết bị đọc, in mã vạch để phục vụ việc tra cứu hồ sơ theo mã vạch.

Cho phép kết nối với máy in.

Hỗ trợ tra cứu trên màn hình cảm ứng.

Cho phép tra cứu tình trạng hồ sơ, kết quả giải quyết hồ sơ qua website, SMS, điện thoại.

Đáp ứng khả năng an toàn, bảo mật theo nhiều mức; mức mạng, mức xác thực người sử dụng, mức dữ liệu...

* Bảo mật mức hệ thống:

Thiết lập mô hình domain để quản lý tập trung toàn bộ các máy tính trong mạng của cơ quan, cũng như áp dụng các chính sách quản trị khác (về cấu hình bảo mật, cập nhật hệ thống, sử dụng phần mềm...) một cách tập trung tại máy chủ.

Thiết lập tường lửa để quản lý việc truy cập internet của cơ quan cũng như bảo vệ các máy tính khỏi sự tấn công của virus, hacker.

* Bảo mật mức ứng dụng:

Chức năng xác thực người dùng khi người dùng truy vấn thông tin trên hệ thống.

Quản lý mọi truy cập vào hệ thống và từ chối những truy cập chưa được cấp quyền với một số nội dung cụ thể. Chuyên viên quản trị hệ thống sẽ quy định chức năng nào được gán cho nhóm quyền nào và nhóm quyền nào được gán cho người dùng nào.

* Bảo mật mức dữ liệu:

Phần mềm cung cấp cơ chế phân quyền cho từng nhóm, từng người sử dụng nhằm đảm bảo user sử dụng đúng chức năng nhiệm vụ được phân công.

Cung cấp cơ chế sao lưu tự động dữ liệu định kỳ theo yêu cầu (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và đột xuất).

2. Giải pháp kinh phí

Sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí sự nghiệp của tỉnh cấp.

VIII. LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các cơ quan

a) Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, thực hiện tốt chức năng đầu mối để triển khai Kế hoạch thuê phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến.

b) Sở Tài chính

Cân đối, bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch bằng ngân sách sự nghiệp của tỉnh.

c) Các Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thành phố

Nghiêm túc thực hiện phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến đã được cài đặt và đào tạo.

2. Tiến độ thực hiện

- Đã tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng bắt đầu từ tháng 7/2017.

- Thời gian thực hiện hợp đồng: 05 năm.

IX. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ

Các cơ quan đang sử dụng hiệu quả phần mềm được cung cấp. Phần mềm đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện đăng ký hồ sơ qua mạng, đồng thời đã thực hiện được việc công khai tiến độ giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân.

X. PHƯƠNG ÁN DUY TRÌ THỰC HIỆN THUÊ DỊCH VỤ SAU KHI KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH

Đánh giá hiệu quả sử dụng phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến hằng năm và sau chu kỳ 05 năm thực hiện hợp đồng để đề xuất phương án tiếp tục thuê hay không thuê phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến.

 

PHỤ LỤC III

BIỂU TỔNG HỢP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số: 2200/KH-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

ĐVT: triệu đồng

STT

Dự án, nhiệm vụ

Mục tiêu

Nội dung nhiệm vụ (chi tiết)

Khối lượng thực hiện

Địa điểm triển khai

Cơ quan chủ trì

Tổng mức đầu tư

Nguồn vốn

Ghi chú

NSTW

NSĐP

Đầu tư

Sự nghiệp

Đầu tư

Sự nghiệp

 

I

Thực hiện bằng dự án đầu tư

 

 

 

 

 

40.093,2

27.000,0

 

13.093,2

 

 

 

Dự án “Trung tâm Dữ liệu điện tử tỉnh Hà Nam và trang bị hệ thống đảm bảo an toàn thông tin cho các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố”, bao gồm các hạng mục:

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh

- Trang bị thiết bị cho Trung tâm tích hợp dữ liệu và các cơ quan

- Xây dựng nền tảng chia sẻ tích hợp dùng chung (LGSP)

- Xây dựng, nâng cấp một số phần mềm, cơ sở dữ liệu

 

Các Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thành phố

Sở TT&TT

 

 

 

 

 

 

-

Nâng cấp phần mềm Quản lý văn bản và điều hành

 

 

 

 

 

3.887,2

3.887,2

 

 

 

 

-

Xây dựng nền tảng chia sẻ tích hợp dùng chung (LGSP)

 

 

 

 

 

5.700,0

5.700,0

 

 

 

 

-

Nâng cấp hệ thống thư điện tử

 

 

 

 

 

1.959,0

1.959,0

 

 

 

 

-

Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, Hệ sinh thái dữ liệu mở

 

 

 

 

 

16.156,0

9.084,8

 

7.071,2

 

 

-

Cơ sở dữ liệu (Xác thực người dùng, Xử lý vi phạm hành chính, Thi đua khen thưởng...)

 

 

 

 

 

1.600,0

 

 

1.600,0

 

 

-

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

 

6.369,0

6.369,0

 

 

 

 

-

Cài đặt, Đào tạo và chuyển giao

 

 

 

 

 

748,0

 

 

748,0

 

 

-

Chi phí quản lý dự án

 

 

 

 

 

684,0

 

 

684,0

 

 

-

Chi phí tư vấn

 

 

 

 

 

2.020,0

 

 

2.020,0

 

 

-

Chi phí khác

 

 

 

 

 

970,0

 

 

970,0

 

 

II

Thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.453,2

 

 

Thuê phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

Duy trì phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến đảm bảo thông suốt

 

Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, UBND cấp xã

Sở TT&TT

 

 

 

 

1.453,2

 

 

Tổng:

 

 

 

 

 

40.093,2

27.000,0

 

13.093,2

1.453,2

 

 

PHỤ LỤC IV

BIỂU TỔNG HỢP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 2200/KH-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

ĐVT: triệu đồng

STT

Dự án, nhiệm vụ

Mục tiêu

Nội dung nhiệm vụ (chi tiết)

Khối lượng thực hiện

Địa điểm triển khai

Cơ quan chủ trì

Tổng mức đầu tư

Nguồn vốn

Ghi chú

NSTW

NSĐP

Đầu tư

Sự nghiệp

Đầu tư

Sự nghiệp

 

 

Thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.453,2

 

 

Thuê phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

Duy trì phần mềm Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến đảm bảo thông suốt

 

Các Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thành phố, UBND cấp xã

Sở TT&TT

 

 

 

 

1.453,2

 

 

Tổng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.453,2

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2200/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Hà Nam ban hành

  • Số hiệu: 2200/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 08/08/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
  • Người ký: Bùi Quang Cẩm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/08/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản