Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 220/KH-UBND | Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2022 |
I. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Căn cứ pháp lý ban hành kế hoạch
Nghị quyết 26/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ;
Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/8/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;
Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2022 - 2025;
Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030;
Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt;
Thông tư số 06/2018/TT-BNNPTNT ngày 21/6/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT;
Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
Chi thị số 117/CT-BNN-BVTV ngày 07/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ;
Kế hoạch 196/KH-UBND ngày 18/10/2018 của UBND thành phố Hà Nội về nâng cao năng lực chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2019-2020;
Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 của HĐND Thành phố quy định một số nội dung và mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố;
Quyết định số 390/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 17/01/2019 về việc ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp thành phố; các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 25/02/2022 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
a) Nâng cao nhận thức cho các tổ chức và cá nhân về sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ và chuyển đổi hữu cơ.
b) Phát triển nông nghiệp hữu cơ của thành phố Hà Nội có hiệu quả, bền vững gắn với kinh tế tuần hoàn, an toàn thực phẩm và tái cơ cấu ngành. Phát triển nông nghiệp hữu cơ phù hợp từng tiểu vùng sinh thái, giá trị gia tăng cao, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân Thủ đô gắn với du lịch xây dựng nông thôn mới và thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và an ninh quốc phòng.
c) Xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc và sự phối hợp thực hiện đồng bộ của các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố. Phấn đấu đưa sản xuất nông nghiệp hữu cơ Thành phố trở thành mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp, có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiên tiến trong vùng Đồng bằng sông Hồng, cả nước, khu vực và quốc tế.
- Trồng trọt: Đến năm 2025, diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1,5%-2,0% tổng diện tích đất trồng trọt; định hướng đến năm 2030, diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 2,5-3% tổng diện tích đất trồng trọt.
- Chăn nuôi: Đến năm 2025, tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoáng 1,0%-2,0% tổng sản phẩm chăn nuôi; định hướng đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 2%-3% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi.
- Thủy sản: Đến năm 2025, diện tích nuôi thủy sản hữu cơ có chứng nhận đạt 10ha, diện tích nuôi thủy sản chuyển đổi theo hướng hữu cơ đạt 150ha; định hướng đến năm 2030, diện tích nuôi thủy sản hữu cơ có chứng nhận đạt 80ha, diện tích nuôi thủy sản chuyển đổi theo hướng hữu cơ đạt 500ha.
a) Rà soát, đánh giá, tổng hợp thực trạng, nhu cầu và điều kiện đáp ứng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ và nông nghiệp hữu cơ làm căn cứ triển khai.
b) Đánh giá dự báo về tiềm năng sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố, liên vùng.
c) Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện.
d) Tổ chức phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở phù hợp điều kiện từng tiểu vùng sinh thái, nhu cầu của thị trường gắn với chuỗi giá trị, chuỗi kết nối cung cầu và đáp ứng với quy chuẩn, tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện hành.
1. Phát triển các vùng sản xuất hữu cơ đối với một số sản phẩm nông sản hữu cơ có thế mạnh
a) Vùng trồng trọt hữu cơ
Xác định các vùng sản xuất hữu cơ phù hợp, tập trung vào các loại cây chủ yếu như: lúa, rau, cây ăn quả, chè, cây dược liệu... gắn sản xuất hữu cơ với du lịch, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học (khu du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm...), gắn sản xuất hữu cơ với đào tạo. Đến năm 2025 phấn đấu diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1,5%-2,0% tổng diện tích đất trồng trọt. Cụ thể các cây trồng như sau:
- Vùng lúa hữu cơ: diện tích đạt 1.423ha (trong đó diện tích được chứng nhận đạt 463 ha, diện tích canh tác chuyển đổi hữu cơ đạt 960 ha); đáp ứng từ 10-15% nhu cầu lương thực của Thủ đô.
- Vùng rau màu hữu cơ: diện tích đạt 515ha (trong đó diện tích được chứng nhận đạt 138ha, diện tích canh tác chuyển đổi hữu cơ đạt 377ha).
- Vùng cây ăn quả hữu cơ: diện tích đạt 483ha (trong đó diện tích được chứng nhận đạt 115ha, chuyển đổi hữu cơ đạt 368ha).
- Vùng chè hữu cơ: diện tích đạt 150 ha (trong đó diện tích được chứng nhận đạt 40 ha, chuyển đổi hữu cơ đạt 110 ha), phát triển trên diện tích chè an toàn hiện có của Thành phố.
- Phát triển các vùng sản xuất sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên: diện tích đạt 188 ha (trong đó diện tích được chứng nhận đạt 43 ha, chuyển đổi hữu cơ đạt 145 ha).
b) Vùng chăn nuôi hữu cơ
- Vùng chăn nuôi bò hữu cơ: bò thịt hữu cơ đạt 3.500 con; bò sữa hữu cơ đạt 650 con.
- Vùng chăn nuôi lợn hữu cơ: đạt 13.600 con (trong đó được chứng nhận đạt 3.800 con, chuyển đổi hữu cơ đạt 9.800 con).
- Vùng chăn nuôi gia cầm hữu cơ: đạt 77.400 con (trong đó được chứng nhận đạt 15.400 con, chuyển đổi hữu cơ đạt 62.000 con).
c) Vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ
Xây dựng các vùng nuôi thủy sản hữu cơ, các mô hình nuôi lúa - cá hữu cơ, tập trung phát triển các giống cá thương phẩm có chất lượng cao như cá chép, cá trắm đen,... Diện tích nuôi thủy sản hữu cơ có chứng nhận đạt 10 ha; diện tích nuôi thủy sản chuyển đổi theo hướng hữu cơ đạt 150 ha.
(Chi tiết các vùng tại phụ lục số 1)
2. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ
Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ có sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại.
Khuyến khích các hình thức sản xuất quy mô hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, trang trại sản xuất các sản phẩm đặc sản bàn địa, sản phẩm OCOP có giá trị truyền thống, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Đẩy mạnh phong trào trồng trọt vườn cây hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ xa khu dân cư đảm bảo an toàn dịch bệnh gắn với thu gom phế phụ phẩm nông, nghiệp sau thu hoạch làm phân bón hữu cơ, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở các xã nông thôn mới.
3. Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ
Triển khai thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) gắn với chuỗi giá trị cho một số sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế của các địa phương, từng bước nhân rộng mô hình.
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật theo hướng ứng dụng công nghệ cao kết hợp với phát huy kiến thức bản địa, sản xuất hữu cơ gắn với chuỗi giá trị.
Tăng cường ứng dụng các chế phẩm sinh học, tác nhân phòng trừ sinh học, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nông nghiệp, các sản phẩm phân bón hữu cơ hiệu quả vào sản xuất.
Đánh giá thực trạng các tiểu vùng sinh thái sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung; xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho những giống cây trồng, vật nuôi bản địa, đặc hữu có lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng cao.
Hàng năm các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã rà soát, lồng ghép thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch trong quá trình triển khai các chính sách đã có, các chương trình, đề án, dự án được giao và kế hoạch dự toán hàng năm để thực hiện.
Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của Pháp luật.
1. Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thực hiện các chính sách đã ban hành về khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng thành phố Hà Nội đã được Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành theo Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 để phát triển sản xuất nông nông nghiệp hữu cơ;
Đồng thời nghiên cứu ban hành một số chính sách riêng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo nhóm như: khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất các sản phẩm hữu cơ tập trung, liên kết trong sản xuất sản phẩm hữu cơ, tín dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ...
Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào sản xuất, quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến tiêu thụ sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm.
2. Thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn
Nâng cao năng lực cho các cán bộ, công chức các cấp làm công tác quản lý, giám sát các tổ chức chứng nhận và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; các tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; các doanh nghiệp, người dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ;
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng về việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
3. Giải pháp liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm
Tích cực xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ, ứng dụng Internet trong cách mạng công nghệ nông nghiệp 4.0 để quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Mời gọi các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phấn nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm có chứng nhận để hỗ trợ liên kết tiêu thụ đối với những sản phẩm từ các mô hình.
Thúc đẩy và đưa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vào hệ thống phân phối theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ (kết hợp với du lịch, nông nghiệp sinh thái).
Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm hữu cơ, kết nối các doanh nghiệp với các cơ sở, vùng sản xuất chứng nhận hữu cơ.
4. Ứng dụng khoa học công nghệ
Đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ về phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sinh học, thảo mộc, đặc biệt là các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát tổ chức sản xuất, truy suất nguồn gốc, thông tin sản phẩm, bao bì nhãn mác,...
Triển khai thực hiện thí điểm các các mô hình và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với các chuỗi giá trị khép kín.
1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Sơn Tây và các cơ quan liên quan thực hiện kế hoạch này. Chỉ đạo các cơ quan đơn vị trực thuộc Sở phối hợp và hướng dẫn các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện.
Rà soát, xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ và hướng dẫn tổ chức thực hiện hiện các chính sách; xây dựng, hoàn thiện các quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tổ chức tập huấn, hướng dẫn tổ chức sản xuất, chứng nhận sản phẩm hữu cơ.
Theo dõi, kiểm tra, phối hợp với các huyện, thị xã và các ngành có liên quan tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất các giải pháp triển khai kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Công khai danh sách, địa chỉ các vùng, cơ sở sản xuất nông nghiệp hữu cơ và khả năng cung ứng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
Phối hợp với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai thực hiện các nội dung Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020- 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
Tuyên truyền phổ biến, triển khai các quy định, chính sách về sản xuất hữu cơ đến cán bộ, đảng viên, nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ;
Xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ của đơn vị mình; hàng năm bố trí kinh phí để triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ của địa phương; lồng ghép các nội dung phát triển nông nghiệp hữu cơ vào các chương trình, dự án được giao quản lý, thực hiện; Huy động tối đa nguồn kinh phí sự nghiệp, sự nghiệp khoa học, vốn phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu để thực hiện nội dung Kế hoạch.
Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn mình quản lý và thường xuyên tổng hợp tình hình báo cáo kết quả về đơn vị chủ trì.
3. Các Sở ngành có liên quan
- Sở Tài chính: Căn cứ nội dung Kế hoạch được UBND Thành phố phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên qua tham mưu, báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách Thành phố để triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo quy định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ; tham mưu cân đối, bố trí vốn đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ.
- Sở Công thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thực hiện: công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên địa bàn Thành phố, hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vào hệ thống phân phối; công tác lựa chọn, mời doanh nghiệp tham gia liên kết cung cấp vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ tại các mô hình.
- Sở Y tế: Thực hiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu hữu cơ, mỹ phẩm hữu cơ, thực phẩm hữu cơ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Công thương triển khai các nội dung thanh tra, truy xuất nguồn gốc làm minh bạch sản phẩm hữu cơ trên địa bàn Thành phố. Xác định và thúc đẩy việc đưa các sản phẩm hữu cơ vào thị trường y tế dinh dưỡng và y tế dự phòng.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện về việc đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì tham mưu giải pháp tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần thực hiện Kế hoạch; tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ tạo lập, duy trì, phát triển thương hiệu, xây dựng chỉ dẫn địa lý, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm nông sản hàng hóa của Thành phố; tham mưu, bố trí nguồn kinh phí khoa học công nghệ cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cho phát triển nông nghiệp hữu cơ.
- Công an Thành phố: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch ở các cấp, các ngành. Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quá trình thực hiện Kế hoạch; làm tốt công tác phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
- Các Sở ngành, đơn vị khác có liên quan theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch.
4. Chế độ thông tin báo cáo
Định kỳ 6 tháng, một năm, hoặc đột xuất theo yêu cầu, các Sở, ngành được phân công thực hiện, UBND các huyện, thị xã báo cáo kết quả gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xử lý theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Phụ lục 1.1. Định hướng vùng sản xuất lúa hữu cơ thành phố Hà Nội đến năm 2025 và năm 2030
Đơn vị tính: Ha
STT | Hạng mục | Tên vùng trồng | Diện tích hiện có năm 2020 | Định hướng năm 2025 | Định hướng năm 2030 | ||||
Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | ||||
| Toàn TP |
| 213 | 463 | 960 | 1.423 | 1.005 | 2.030 | 3.035 |
1 | Huyện Sóc Sơn | Xã Tân Hưng, xã Bắc Phú, xã Đức Hòa, xã Việt Long, xã Xuân Thu, xã Kim Lũ, xã Minh Trí, xã Hiền Ninh, xã Mai Đình, xã Phú Cường, xã Tân Dân, xã Minh Phú, xã Quang Tiến, xã Xuân Giang, xã Đông Xuân, xã Tân Minh, xã Trung Giã, xã Thanh Xuân, xã Nam Sơn, xã Bắc Sơn | - | 50 | 200 | 250 | 200 | 400 | 600 |
2 | Huyện Đông Anh | Xã Thụy Lâm, xã Liên Hà, xã Dục Tú, xã Xuân Nộn, xã Đông Hội, xã Việt Hùng | - |
| 30 | 30 | 5 | 50 | 55 |
3 | Huyện Mê Linh | Xã Liên Mạc, xã Tự Lập, xã Thanh Lâm, xã Tam Đồng, xã Chu Phan, xã Vạn Yên | - |
| 50 | 50 | 10 | 80 | 90 |
4 | Huyện Quốc Oai | Xã Liệp Tuyết, xã Nghĩa Hương, xã Cấn Hữu, xã Tuyết Nghĩa, xã Thạch Thán, xã Tân Hòa, xã Ngọc Mỹ, xã Đồng Quang, xã Ngọc Liệp, xã Đông Yên, xã Sài Sơn | - |
| 80 | 80 | 80 | 100 | 180 |
5 | Huyện Ba Vì | Xã Tản Hồng, xã Phú Cường, xã Phong Vân, xã Cổ Đô, xã Vạn Thắng, xã Phú Đông, xã Đồng Thái, xã Cẩm Lĩnh, xã Minh Quang, xã Phú Phương, xã Phú Châu, xã Châu Sơn, xã Tây Đằng, xã Vật Lai, xã Đồng Quang, xã Tòng Bạt, xã Sơn Đà | - | 50 | 100 | 150 | 150 | 200 | 350 |
6 | Huyện Thạch Thất | Xã Dị Nậu, xã Canh Nậu, xã Hương Ngải, xã Cẩm Yên, xã Đại Đồng, xã Phú Kim, xã Lại Thượng, xã Thạch Xá, xã Chàng Sơn, xã Tân Xá, xã Hạ Bằng, xã Đồng Trúc | - |
| 50 | 50 | 20 | 80 | 100 |
7 | Huyện Phúc Thọ | Xã Hát Môn, xã Phúc Hòa, xã Võng Xuyên, xã Xuân Phú, xã Sen Chiểu, xã Phụng Thượng, xã Ngọc Tảo, xã Tích Giang, xã Liên Hiệp, xã Long Xuyên | - | 30 | 60 | 90 | 50 | 120 | 170 |
8 | Thị xã Sơn Tây | Xã Đường Lâm, xã Kim Sơn, xã Xuân Sơn, xã Cổ Đông, xã Thanh Mỹ, xã Sơn Đông | - | 50 | 50 | 100 | 100 | 200 | 300 |
9 | Huyện Ứng Hòa | Xã Viên An, xã Viên Nội, xã Cao Thành, xã Sơn Công, xã Quảng Phú Cầu, xã Hoa Sơn, xã Trường Thịnh, xã Liên Bạt, xã Phương Tú, xã Tảo Dương Văn, xã Vạn Thái, xã Hòa Xá, xã Hòa Phú, xã Hòa Nam, xã Phù Lưu, xã Lưu Hoàng, xã Hồng Quang, xã Đội Bình, xã Đại Hùng, xã Đại Cường, xã Kim Đường, xã Đông Lỗ, xã Minh Đức | - |
| 50 | 50 | 50 | 100 | 150 |
10 | Huyện Chương Mỹ | Thị trấn Xuân Mai, xã thủy Xuân Tiên, xã Tân Tiến, xã Nam Phương Tiến, xã Hoàng Văn Thụ, xã Hữu Văn, xã Mỹ Lương, xã Tốt Động, xã Quảng Bị, xã Hồng Phong, xã Đồng Lạc, xã Trần Phú, xã Đồng Phú | 130 | 180 | 100 | 280 | 150 | 350 | 500 |
11 | Huyện Thanh Oai | Xã Bình Minh, xã Mỹ Hưng, xã Tam Hưng, xã Thanh Thủy, xã Thanh Văn, xã Phương Trung, xã Tân Ước, xã Đỗ Động, xã Hồng Dương, xã Dân Hòa, xã Cao Dương, xã Xuân Dương, xã Liên Châu | 52,9 | 53 | 50 | 103 | 100 | 100 | 200 |
12 | Huyện Thường Tín | Xã Nguyễn Trãi, xã Thắng Lợi, xã Hòa Bình, xã Nghiêm Xuyên, xã Dũng Tiến, xã Văn Tự, xã Văn Bình, xã Khánh Hà, xã Hiền Giang, xã Tô Hiệu | 7 | 10 | 20 | 30 | 20 | 50 | 70 |
13 | Huyện Phú Xuyên | Xã Phú Túc, xã Tri Trung, xã Hoàng Long, xã Chuyên Mỹ, xã Vân Từ, xã Phú Yên, xã Văn Hoàng, xã Tân Dân, xã Châu Can, xã Hồng Minh, xã Đại Thắng, xã Nam Phong, xã Nam Triều, xã Phúc Tiến, xã Hồng Thái | 2 | 5 | 20 | 25 | 20 | 50 | 70 |
14 | Huyện Mỹ Đức | Xã Mỹ Thành, xã Tuy Lai, xã An Mỹ, xã Phùng Xá, xã Xuy Xá, xã Lê Thanh, xã Hồng Sơn, xã Hợp Tiến, xã An Phú, xã Đốc Tín, xã Vạn Kim, xã Đại Hưng, xã Đại Nghĩa, xã Phù Lưu Tế | 21,2 | 35 | 100 | 135 | 50 | 150 | 200 |
Phụ lục 1.2. Định hướng vùng sản xuất rau hữu cơ thành phố Hà Nội đến năm 2025 và năm 2030
Đơn vị tính: Ha
STT | Hạng mục | Tên vùng trồng | Diện tích hiện có năm 2020 | Định hướng năm 2025 | Định hướng năm 2030 | ||||
Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | ||||
| Toàn TP |
| 108,2 | 138 | 377 | 515 | 291 | 667 | 958 |
1 | Huyện Sóc Sơn | xã Xuân Giang, xã Thanh Xuân, xã Đông Xuân, xã Mai Đình, xã Hiền Ninh, xã Nam Sơn, xã Việt Long, xã Minh Trí, xã Minh Phú, xã Trung Giã, xã Quang Tiến, xã Tiên Dược, xã Tân Dân, xã Phù Linh | 38 | 50 | 100 | 150 | 100 | 200 | 300 |
2 | Huyện Đông Anh | xã Nam Hồng, xã Tàm Xá, xã Vân Nội | 17 | 5 | 20 | 25 | 10 | 25 | 35 |
3 | Huyện Mê Linh | xã Tráng Việt, xã Văn Khê, xã Tiền Phong, xã Tiến, xã Tiến Thắng, xã Đại Thịnh | - | 10 | 25 | 35 | 20 | 50 | 70 |
4 | Huyện Gia Lâm | xã Đặng Xá, xã Lệ Chi, xã Yên Thường, xã Văn Đức | - | 5 | 42 | 47 | 10 | 62 | 72 |
5 | Huyện Quốc Oai | xã Tân Phú, xã Sài Sơn, xã Nghĩa Hương, xã Yên Sơn, xã Đồng Quang, xã Cộng Hòa, xã Phú Cát | 3 | 3 | 10 | 13 | 13 | 10 | 23 |
6 | Huyện Ba Vì | xã Sơn Đà, xã Minh Châu, xã Chu Minh, xã Tòng Bạt, xã Vạn Thắng, xã Phú Đông, xã Châu Sơn, xã Tản Hồng, xã Khánh Thượng, xã Minh Quang, xã Phú Phương, xã Phú Châu, thị trấn Tây Đằng | - | 10 | 20 | 30 | 20 | 30 | 50 |
7 | Huyện Thạch Thất | xã Tiến Xuân, xã Phú Kim, xã Hương Ngải, xã Đông Trúc, xã Hạ Bằng, xã Dị Nậu, xã Yên Bình, xã Yên Trung | 27 | 7 | 30 | 37 | 13 | 40 | 53 |
8 | Huyện Phúc Thọ | xã Vân Phúc, xã Thọ Lộc, xã Long Xuyên, xã Sen Chiểu, xã Hát Môn, xã Võng Xuyên, xã Xuân Đình | - | 3 | 7 | 10 | 5 | 10 | 15 |
9 | Thị xã Sơn Tây | xã Đường Lâm, Phường Viên Sơn, xã Xuân Sơn, xã Cổ Đông, xã Thanh Mỹ, xã Kim Sơn | 2 | 5 | 7 | 12 | 20 | 25 | 45 |
10 | Huyện Thanh Trì | xã Yên Mỹ, xã Duyên Hà | 1 | 3 | 5 | 8 | 5 | 10 | 15 |
11 | Huyện Ứng Hòa | xã Phù Lưu, xã Vạn Thái, xã Sơn Công, xã Hòa Nam, xã Hòa Xá | - | 1 | 3 | 4 | 5 | 10 | 15 |
12 | Huyện Chương Mỹ | xã Nam Phương Tiến, Thị trấn Chúc Sơn, xã Thụy Hương, xã Lam Điền | - | 10 | 20 | 30 | 20 | 50 | 70 |
13 | Huyện Thanh Oai | xã Kim An, Thị trấn Kim Bài, xã Thanh Cao, xã Tam Hưng, xã Bình Minh, xã Xuân Dương | - | 5 | 10 | 15 | 10 | 20 | 30 |
14 | Huyện Thường Tín | xã Tân Minh, xã Tân Minh, xã Thư Phú, xã Liên Phương, xã Tự Nhiên, xã Chương Dương, xã Văn Phú, xã Dũng Tiến, xã Vân Tảo, xã Ninh Sở, xã Hà Hồi | 6 | 2 | 10 | 12 | 5 | 15 | 20 |
15 | Huyện Phú Xuyên | xã Minh Tân, xã Hồng Thái, xã Hồng Thái, xã Hồng Thái, xã Văn Nhân, xã Thụy Phú, xã Bạch Hạ, xã Tri Thủy | 9 | 6 | 10 | 16 | 10 | 10 | 20 |
16 | Huyện Mỹ Đức | xã Bột Xuyên, xã Lê Thanh, xã Phúc Lâm | - | 1 | 3 | 4 | 5 | 10 | 15 |
17 | Huyện Đan Phượng | xã Phương Đình, xã Thọ An, xã Trang Châu, xã Liên Trung, xã Liên Hà, xã Thượng Mỗ, thị trấn Phùng, xã Đan Phượng, xã Song Phượng, xã Thọ Xuân, xã Đồng Tháp, xã Hồng Hà | 5,2 | 10 | 50 | 60 | 15 | 80 | 95 |
18 | Huyện Hoài Đức | xã Tiền Yên, xã Vân Côn, xã An Thượng, xã Song Phương | - | 2 | 5 | 7 | 5 | 10 | 15 |
Phụ lục 1.3. Định hướng vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ thành phố Hà Nội đến năm 2025 và năm 2030
Đơn vị tính: Ha
STT | Hạng mục | Tên vùng trồng | Loại quả | Diện tích hiện có năm 2020 | Định hướng năm 2025 | Định hướng năm 2030 | ||||
Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | |||||
| Toàn TP |
|
| 53,2 | 115 | 368 | 483 | 239 | 596 | 830 |
1 | Huyện Sóc Sơn | xã Phú Cường, xã Phú Minh, xã Minh Trí, xã Nam Sơn, xã Bắc Sơn, xã Đông Xuân, xã Thanh Xuân, xã Tân Dân | Bưởi, cam, chuối, đu đủ | - | 30 | 60 | 90 | 50 | 80 | 130 |
2 | Huyện Mê Linh | xã Văn Khê, xã Hoàng Kim, xã Chu Phan, xã Tam Đồng, xã Tiến Thịnh | Chuối, bưởi, ổi | - | 5 | 10 | 15 | 10 | 15 | 25 |
3 | Huyện Gia Lâm | xã Phú Thị, xã Cổ Bi, xã Kim Sơn, xã Đông Dư, xã Kiêu Kỵ, xã Lệ Chi | Chuối, ổi, cam, bưởi | 2,0 | 2 | 30 | 32 | 5 | 50 | 55 |
4 | Huyện Quốc Oai | xã Đại Thành, xã Sài Sơn, xã Đồng Quang, xã Yên Sơn, xã Phượng Cách, xã Đông Yên, xã Phú Cát, xã Phú Mãn, Xã Đông Xuân | Nhãn, bưởi, ổi | - | 5 | 20 | 25 | 25 | 25 | 50 |
5 | Huyện Ba Vì | xã Cẩm Lĩnh, xã Vật Lại, xã Minh Quang, xã Khánh Thượng, xã Yên Bái, xã Phú Phương, xã Phú Châu, xã Châu Sơn, xã Tản Hồng, xã Tây Đẳng, xã Minh Châu, xã Thuần Mỹ | Bưởi, cam, chuối | - | 30 | 50 | 80 | 40 | 60 | 100 |
6 | Huyện Thạch Thất | xã Yên Bình, xã Phú Kim | Bưởi, cam | - | 1 | 15 | 16 | 3 | 30 | 33 |
7 | Huyện Phúc Thọ | xã Vân Hà, xã Vân Nam, xã Hát Môn, xã Vân Phúc, xã Xuân Đình, xã Thanh Đa, xã Tam Thuấn, xã Tích Giang, xã Trạch Mỹ Lộc, xã Thọ Lộc, xã Hiệp Thuận, xã Liên Hiệp | Bưởi, ổi, chuối | - | 6 | 30 | 36 | 10 | 50 | 60 |
8 | Thị xã Sơn Tây | xã Kim Sơn, xã Cổ Đông, xã Sơn Đông, xã Thanh Mỳ, xã Đường Lâm, xã Xuân Sơn | Bưởi, chuối | - | 3 | 10 | 13 | 20 | 30 | 50 |
9 | Huyện Thanh Trì | xã Vạn Phúc | Bưởi, cam | - | - | 5 | 5 | 2 | 8 | 10 |
10 | Huyện Ứng Hòa | xã Phù Lưu, xã Hòa Xá, xã Viên Nội, xã Sơn Công, xã Đồng Tiến, xã Hồng Quang | Bưởi, cam | 15,0 | 3 | 25 | 28 | 5 | 30 | 35 |
11 | Huyện Chương Mỹ | xã Nam Phương Tiến, xã Tân Tiến, xã Thủy Xuân Tiến - thị trấn Xuân Mai, xã Văn Võ, xã Phú Nam An, xã Đông Lạc, xã Trân Phú, xã Mỹ Lương, xã Hữu Văn | Bưởi, cam | 21,0 | 10 | 50 | 60 | 30 | 100 | 130 |
12 | Huyện Thanh Oai | xã Cao Viên, xã Kim An, xã Thanh Mai, xã Thanh Cao, xã Kim Thư | Bưởi, cam, ổi | - | - | 10 | 10 | 2 | 20 | 22 |
13 | Huyện Thường Tín | xã Tự Nhiên, xã Chương Dương, xã Dũng Tiến | Bưởi, chuối | - | - | 5 | 5 | 5 | 20 | 25 |
14 | Huyện Phú Xuyên | xã Hồng Thái, xã Bạch Hạ, xã Quang Lãng, xã Tri Thủy, xã Khai Thái, xã Hồng Minh, xã Văn Nhân | Bưởi, cam | - | 17 | 23 | 40 | 25 | 30 | 50 |
15 | Huyện Mỹ Đức | xã Đồng Tâm, xã Thượng Lâm, xã Tuy Lai, xã Đại Hưng, xã Vạn Kim, xã Bột Xuyên, xã An Mỹ | Bưởi, nhãn | 14,7 | 3 | 15 | 18 | 5 | 20 | 25 |
16 | Huyện Đan Phượng | xã Thượng Mỗ, xã Phương Đình, xã Thọ An, xã Trung Châu, xã Song Phượng, xã Hạ Mỗ, xã Thọ Xuân, xã Đan Phượng, xã Đồng Tháp, xã Tân Hội, xã Tân Lập, xã Hồng Hà, xã Liên Hà, xã Liên Hồng, thị trấn Phùng | Bưởi, cam, nhãn | - | - | 5 | 5 | - | 10 | 10 |
17 | Huyện Hoài Đức | xã Cát Quế, xã Yên Sở, xã Đắc Sở, xã Dương Liễu, xã An Thượng, xã Đông La, xã Song Phương | Bưởi, cam, nhãn | 0,5 | - | 5 | 5 | 2 | 18 | 20 |
Phụ lục 1.4. Định hướng vùng sản xuất chè hữu cơ thành phố Hà Nội đến năm 2025 và năm 2030
Đơn vị tính: Ha
STT | Hạng mục | Tên vùng trồng | Diện tích hiện có năm 2020 | Định hướng năm 2025 | Định hướng năm 2030 | ||||
Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | ||||
| Toàn TP |
| 36,5 | 40,0 | 110,0 | 150,0 | 65,0 | 180,0 | 250,0 |
1 | Huyện Sóc Sơn | Xã Bắc Sơn, xã Nam Sơn | - | 15 | 50 | 65 | 25 | 100 | 125 |
2 | Huyện Quốc Oai | Xã Hòa Thạch | 10,0 | 2 | 15 | 17 | 5 | 20 | 25 |
3 | Huyện Ba Vì | Xã Ba Trại, xã Cẩm Lĩnh, xã Minh Quang, xã Yên Bài, xã Vân Hòa | 23,4 | 18 | 40 | 58 | 025 | 50 | 75 |
4 | Thị xã Sơn Tây | Xã Kim Sơn, xã Đường Lâm, xã Thanh Mỹ | 3,1 | 5 | 5 | 10 | 10 | 10 | 20 |
Phụ lục 1.5. Định hướng vùng sản xuất dược liệu hữu cơ thành phố Hà Nội đến năm 2025 và năm 2030
Đơn vị tính: ha
STT | Mạng mục | Tên vùng trồng | Diện tích hiện có năm 2020 | Định hướng năm 2025 | Định hướng năm 2030 | ||||
Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | ||||
| Toàn TP |
| 79,5 | 43 | 145 | 188 | 84 | 211 | 295 |
1 | Huyện Sóc Sơn | Xã Bắc Phú, xã Minh Trí, xã Minh Phú, xã Nam Sơn, xã Hiền Ninh, xã Xuân Giang, xã Bắc Sơn | 32,0 | 32 | 70 | 102 | 60 | 100 | 160 |
2 | Huyện Ba Vì | Xã Ba Vì, xã Yên Bài, xã Khánh Thượng, xã Vân Hóa | - | - | 5 | 5 | - | 10 | 10 |
3 | Thị xã Sơn Tây | Xã Đường Lâm, xã Sơn Đông, xã Cổ Đông, xã Thanh Mỹ, xã Kim Sơn, xã Xuân Sơn, phường Xuân Khanh | 5,3 | 5 | 10 | 15 | 5 | 25 | 30 |
4 | Huyện Thường Tín | Xã Khánh Hà, xã Tự Nhiên | 1,2 | - | 2 | 2 | - | 5 | 5 |
5 | Huyện Mỹ Đức | Xã Tung Lai, xã Mỹ Thành | 41,0 | - | 45 | 45 | - | 50 | 50 |
6 | Huyện Quốc Oai | Xã Hòa Thạch, xã Phú Mãn, xã Đông Xuân | - | 4 | 10 | 14 | 14 | 16 | 30 |
7 | Huyện Phúc Thọ | Xã Phụng Thượng | - | 2 | 3 | 5 | 5 | 5 | 10 |
Phụ lục 1.6. Định hướng đàn bò thịt hữu cơ thành phố Hà Nội đến năm 2025 và năm 2030
Đơn vị tính: con
STT | Hạng mục | Tên vùng nuôi | Số lượng bò thịt hữu cơ hiện có năm 2020 | Định hướng năm 2025 | Định hướng năm 2030 | ||||
Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | ||||
| Toàn TP |
| - | 1.000 | 2.500 | 3.500 | 2.100 | 5.100 | 7.200 |
1 | Huyện Sóc Sơn | xã Nam Sơn, xã Bắc Sơn, xã Bắc Phú, xã Tân Hưng, xã Phú Minh, xã Trung Giã, xã Tân Dân | - | 300 | 500 | 800 | 600 | 1.200 | 1.800 |
2 | Huyện Gia Lâm | xã Văn Đức, xã Lệ Chi | - |
| 200 | 200 |
| 400 | 400 |
3 | Huyện Ba Vì | xã Minh Quang, xã Minh Châu, xã Tòng Bạt, xã Thụy An, xã Sơn Đà, xã Cổ Đô, xã Phú Cường, xã Tây Đằng, xã Vật Lại, xã Tản Lĩnh | - | 500 | 1.000 | 1.500 | 1.000 | 2.000 | 3.000 |
4 | Huyện Phúc Thọ | xã Thượng Cốc, xã Vân Hà, xã Hiệp Thuận, xã Ngọc Tảo, xã Xuân Phú, xã Thọ Lộc, xã Võng Xuyên, xã Vân Nam, xã Vân Phúc | - | 200 | 500 | 700 | 500 | 1.000 | 1.500 |
5 | Thị xã Sơn Tây | xã Thanh Mỹ, xã Xuân Sơn, xã Sơn Đông, xã Kim Sơn, xã Cổ Đông | - | - | 200 | 200 | - | 300 | 300 |
6 | Huyện Đan Phượng | xã Phương Đình, xã Trung Châu | - | - | 100 | 100 | - | 200 | 200 |
Phụ lục 1.7. Định hướng đàn bò sữa hữu cơ thành phố Hà Nội đến năm 2025 và năm 2030
Đơn vị tính: con
STT | Hạng mục | Tên vùng nuôi | Số lượng đàn bò sữa hữu cơ hiện có năm 2020 | Định hướng năm 2025 | Định hướng năm 2030 | ||||
Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | ||||
| Toàn TP |
| - | - | 650 | 650 | - | 1.200 | 1.200 |
1 | Huyện Gia Lâm | xã Phù Đổng, xã Trung Màu, xã Dương Hà | - | - | 150 | 150 | - | 200 | 200 |
2 | Huyện Ba Vì | xã Minh Quang, xã Minh Châu, xã Tòng Bạt, xã Thụy An, xã Sơn Đà, xã Cổ Đô, xã Phú Cường, xã Tây Đằng, xã Vật Lại, xã Tản Lĩnh | - | - | 500 | 500 | - | 1000 | 1000 |
Phụ lục 1.8. Định hướng đàn lợn hữu cơ thành phố Hà Nội đến năm 2025 và năm 2030
Đơn vị tính: con
STT | Hạng mục | Tên vùng nuôi | Số lượng đàn lợn hữu cơ hiện có năm 2020 | Định hướng năm 2025 | Định hướng năm 2030 | ||||
Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | ||||
| Toàn TP |
| 3.600 | 3.800 | 9.800 | 13.600 | 7.400 | 13.600 | 21.000 |
1 | Huyện Sóc Sơn | Xã Nam Sơn, xã Bắc Sơn, xã Bắc Phú, xã Tân Hưng, xã Phú Minh, xã Trung Giã, xã Tân Dân | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 2.000 | 1.200 | 2.000 | 3.200 |
2 | Huyện Đông Anh | Xã Tiện Dương, xã Thụy Lâm, xã Việt Hùng, xã Xuân Nộn | - | - | 200 | 200 | 200 | 300 | 500 |
3 | Huyện Mê Linh | Xã Chu Phan, xã Tiến Thắng, xã Liên Mạc, xã Tự Lập | - | - | 200 | 200 | 200 | 300 | 500 |
4 | Huyện Quốc Oai | Xã Cấn Hữu, xã Phú Cát, Xã Tân Hòa, xã Đông Yên | 700 | 500 | 1.000 | 1.500 | 1.000 | - | 1.000 |
5 | Huyện Ba Vì | Xã Ba Trại, xã Vật Lại, xã Phú Sơn, xã Tây Đằng, xã Sơn Đà, xã Tòng Bạt, xã Phú Cường, xã Tản Hồng, xã Cổ Đô, xã Phú Châu, xã Vạn Thắng | 300 | 200 | 500 | 700 | 400 | 1.000 | 1.400 |
6 | Huyện Thạch Thất | Xã Yên Bình, Xã Thạch Hòa, Xã Tiến Xuân, Xã Yên Trung, Xã Cẩm Yên, xã Kim Quan, xã Lại Thượng, xã Bình Yên, xã Đồng Trúc, xã Cần Kiệm | - | - | 500 | 500 | 300 | 500 | 800 |
7 | Huyện Phúc Thọ | Xã Thọ Lộc, xã Tích Giang, xã Trạch Mỹ Lộc, xã Sen Chiều, xã Phượng Độ, xã Cẩm Đình, xã Võng Xuyên, xã Xuân Phú, xã Vân Phúc, xã Vân Nam, xã Hát Môn, xã Long Xuyên, xã Phúc Hòa, xã Phụng Thượng | - | 500 | 1.000 | 1.500 | 1.000 | 2.000 | 3.000 |
8 | Thị xã Sơn Tây | Xã Cổ Đông, xã Kim Sơn, xã Sơn Đông, xã Thanh Mỹ, xã Xuân Sơn. | - | - | 700 | 700 | 500 | 1.000 | 1.500 |
9 | Huyện Ứng Hòa | Xã Vạn Thái, xã Hồng Quang, xã Liên Bạt, xã Sơn Công, xã Phù Lưu, xã Đội Bình | - | - | 200 | 200 | 200 | 500 | 700 |
10 | Huyện Chương Mỹ | xã Thanh Bình, xã Đông Sơn, xã Thủy Xuân Tiên, xã Tốt Động, xã Phụng Châu, xã Lam Điền, xã Trần Phú | - | 1.000 | 2.000 | 3.000 | 1.200 | 2.500 | 3.700 |
11 | Huyện Thanh Oai | Xã Tân Ước | 1.000 | 200 | 1.300 | 1.500 | 500 | 1.500 | 2.000 |
12 | Huyện Thường Tín | Xã Thư Phú, xã Tô Hiệu, xã Thống Nhất, xã Vân Tào, xã Văn Tự, xã Lê Lợi, xã Tự Nhiên, xã Dũng Tiến, xã Nghiêm Xuyên, xã Chương Dương | 500 | 300 | 1.000 | 1.300 | 500 | 1.500 | 2.000 |
13 | Huyện Mỹ Đức | Xã Đại Hưng, xã Hợp Thanh, xã Lê Thanh, xã Phúc Lâm, xã An Tiến | - | 100 | 200 | 300 | 200 | 500 | 700 |
Phụ lục 1.9. Định hướng đàn gia cầm hữu cơ thành phố Hà Nội đến năm 2025 và năm 2030
Đơn vị tính: con
STT | Hạng mục | Tên vùng nuôi | Số lượng đàn gia cầm hữu cơ hiện có năm 2020 | Định hướng năm 2025 | Định hướng năm 2030 | ||||
Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | ||||
| Toàn TP |
| 11.000 | 15.400 | 62.000 | 77.400 | 25.500 | 81.700 | 107.200 |
1 | Huyện Sóc Sơn | xã Nam Sơn, xã Bắc Sơn, xã Mai Đinh, xã Tân Hưng, xã Minh Trí, xã Minh Phú, xã Quang Tiến | - | 1.500 | 4.500 | 6.000 | 2.500 | 5.700 | 8.200 |
2 | Huyện Đông Anh | xã Liên Hà, xã Thụy Lâm, xã Tiên Dương, xã Đại Mạch | - | 1.000 | 5.500 | 6.500 | 2.000 | 6.500 | 8.500 |
3 | Huyện Mê Linh | xã Tráng Việt, xã Văn Khê, xã Vạn Yên, xã Tiến Thịnh | - | 800 | 2.200 | 3.000 | 1.200 | 2.500 | 3.700 |
4 | Huyện Quốc Oai | xã Cấn Hữu, xã Đông Yên, xã Cộng Hòa, xã Hòa Thạch | 7.000 | 2.500 | 10.000 | 12.500 | 3.500 | 13.000 | 16.500 |
5 | Huyện Ba Vì | xã Ba Trại, xã Thụy An, xã Cẩm Lĩnh, xã Cam Thượng, xã Vạn Thắng, xã Tản Lĩnh, xã Minh Quang, xã Tiên Phong, xã Vật Lại, xã Cổ Đô | - | 1.000 | 8.000 | 9.000 | 2.000 | 10.000 | 12.000 |
6 | Huyện Thạch Thất | xã Tiến Xuân, xã Yên Bình, xã Yên Trung, xã Kim Quan, xã Lại Thượng, xã Bình Yên, xã Cần Kiệm, xã Đồng Trúc | - | 800 | 2.400 | 3.200 | 1.500 | 3.000 | 4.500 |
7 | Huyện Phúc Thọ | xã Thanh Đa, xã Tam Thuấn, xã Phụng Thượng, xã Ngọc Tảo, xã Thượng Cốc, xã Vân Phúc, Thị trấn Phúc Thọ, xã Phương Độ, xã Tam Hiệp, xã Liên Hiệp, xã Xuân Phú, xã Hát Môn, xã Hiệp Thuận | - | 700 | 2.200 | 2.900 | 1.300 | 3.000 | 4.300 |
8 | Thị xã Sơn Tây | xã Cổ Đông, xã Xuân Sơn, xã Kim Sơn, xã Đường Lâm, xã Thanh Mỹ | 4.000 | 2.000 | 5.500 | 7.500 | 2.500 | 7.500 | 10.000 |
9 | Huyện Ứng Hòa | xã Đông Lỗ, xã Kim Đường, xã Viên An, xã Viên Nội, xã Phương Tú, xã Trung Tú, xã Đồng Tân | - | 900 | 2.900 | 3.800 | 1.200 | 4.000 | 5.200 |
10 | Huyện Chương Mỹ | xã Lam Điền, xã Đông Sơn, xã Tốt Động, xã Thanh Bình, xã Trần Phú | - | 1.000 | 9.000 | 10.000 | 2.000 | 12.000 | 14.000 |
11 | Huyện Thanh Oai | xã Liên Châu, xã Hồng Dương | - | 700 | 2.500 | 3.200 | 1.300 | 3.500 | 4.800 |
12 | Huyện Thường Tín | xã Lê Lợi, xã Dũng Tiến, xã Tô Hiệu, xã Văn Tự | - | 600 | 1.800 | 2.400 | 1.000 | 2.500 | 3.500 |
13 | Huyện Phú Xuyên | xã Châu Can, xã Hồng Thái, xã Hoàng Long | - | 900 | 2.800 | 3.700 | 1.500 | 4.000 | 5.500 |
14 | Huyện Mỹ Đức | xã Hợp Tiến, xã Hợp Thanh, xã Hùng Tiến, xã An Tiến, xã Tuy Lai, xã Đồng Tâm, xã Thượng Lâm | - | 500 | 1.700 | 2.200 | 1.000 | 2.500 | 3.500 |
15 | Huyện Đan Phượng | xã Đan Phượng, xã Phương Đình, xã Thượng Mỗ | - | 500 | 1.000 | 1.500 | 1.000 | 2.000 | 3.000 |
Phụ lục 1.10. Định hướng nuôi trồng thủy sản hữu cơ thành phố Hà Nội đến năm 2025 và năm 2030
Đơn vị tính: ha
STT | Hạng mục | Tên vùng nuôi | Diện tích hiện có năm 2020 | Định hướng năm 2025 | Định hướng năm 2030 | ||||
Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | Hữu cơ | Chuyển đổi hữu cơ | Tổng | ||||
| Toàn TP |
| - | 10 | 150 | 160 | 80 | 500 | 580 |
1 | Huyện Mỹ Đức | Xã An Phú, xã Hợp Thanh, xã Hùng Tiến, xã An Tiến, xã Lê Thanh, xã Tuy Lai | - | 2 | 45 | 47 | 20 | 150 | 170 |
2 | Huyện Ba Vì | xã Phú Cường, xã Cổ Đô, xã Phú Đông, xã Vạn Thắng, xã Phong Vân | - | 3 | 40 | 43 | 20 | 100 | 120 |
3 | Huyện Quốc Oai | xã Cấn Hữu, xã Đông Yên, xã Hòa Thạch, xã Tuyết Nghĩa | - | 2 | 20 | 22 | 10 | 80 | 90 |
4 | Huyện Chương Mỹ | xã Thủy Xuân Tiên, xã Tân Tiến | - | 1 | 20 | 21 | 10 | 60 | 70 |
5 | Huyện Phúc Thọ | xã Võng Xuyên, xã Long Xuyên, xã Phúc Hòa, xã Ngọc Tào | - | 0 | 5 | 5 | 10 | 60 | 70 |
6 | Huyện Phú Xuyên | xã Hồng Thái, xã Khai Thái | - | 2 | 20 | 22 | 10 | 50 | 60 |
DANH MỤC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 15 tháng 2 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
STT | Dự án | Năm thực hiện | Cơ quan chủ trì thực hiện | Cơ quan phối hợp thực hiện | Ghi chú |
1 | Đánh giá thực trạng chất lượng đất, nước phục vụ vùng sản xuất trồng trọt hữu cơ gắn với xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội đến năm 2030 | 2022 - 2025 | UBND các huyện, thị xã | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp |
2 | Nghiên cứu xác định tiềm năng và đề xuất các giải pháp kinh tế - kỹ thuật phát triển nông nghiệp hữu cơ các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp Thành phố Hà Nội. | 2022 - 2025 | UBND các huyện, thị xã | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố |
|
3 | Xây dựng mô hình và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quá hữu cơ Thành phố Hà Nội đến năm 2030 | 2022- 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong các nhiệm vụ chung phát triển nông nghiệp hàng năm |
4 | Xây dựng mô hình và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè hữu cơ Thành phố Hà Nội đến năm 2030 | 2022 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong các nhiệm vụ chung phát triển nông nghiệp hàng năm |
5 | Phát triển vùng chăn nuôi hữu cơ tại các huyện trọng điểm gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. | 2022 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong chương trình xây dựng nông thôn mới |
6 | Xây dựng các dự án chuỗi liên kết sản xuất để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa hữu cơ tập trung. | 2022 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong Kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi giai đoạn 2021-2025 |
7 | Xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực phân bón hữu cơ, các dự án sản xuất các loại phân bón hữu cơ từ các nguồn phế thải nông nghiệp (phế thải đồng ruộng, phế phụ phẩm chế biến sản phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, bùn nuôi thủy sản…). | 2022 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Nghiên cứu đề xuất thực hiện trong kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ của Thành phố. Lồng ghép trong kinh phí khoa học công nghệ hàng năm của Thành phố và kêu gọi doanh nghiệp thực hiện |
8 | Xây dựng và phát triển sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ | 2022 - 2025 | UDND các huyện, thị xã và kêu gọi doanh nghiệp thực hiện | các sở, ngành Thành phố; các doanh nghiệp |
|
9 | Xây dựng các dự án kết hợp các sản phẩm trồng trọt hữu cơ với các sản phẩm chăn nuôi hữu cơ để phát triển sản phẩm chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm và gắn sản phẩm hữu cơ với du lịch, nghỉ dưỡng. | 2022 - 2025 | Các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Hỗ trợ thực hiện theo Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của HĐND Thành phố |
10 | Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu, thức ăn phục vụ chăn nuôi, thủy sản hữu cơ. | 2022 - 2025 | UBND các quận, huyện, thị xã | Các sở, ngành Thành phố |
|
11 | Kế hoạch phát triển sản xuất quá hữu cơ liên kết với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. | 2022 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong Kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi giai đoạn 2021-2025 |
12 | Kế hoạch phát triển sản xuất chè hữu cơ liên kết với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. | 2022 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong Kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi giai đoạn 2021-2025 |
13 | Kế hoạch phát triển sản xuất dược liệu hữu cơ liên kết với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. | 2023 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong Kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi giai đoạn 2021-2025 |
14 | Kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ liên kết với chế biến, giết mổ và tiêu thụ theo chuỗi giá trị đến năm 2030 | 2023 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong Kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi giai đoạn 2021-2025 |
15 | Kế hoạch phát triển chăn nuôi gà hữu cơ liên kết với chế biến, giết mổ và tiêu thụ theo chuỗi giá trị đến năm 2030 | 2023 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong Kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi giai đoạn 2021-2025 |
16 | Kế hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa hữu cơ liên kết với chế biến sữa và tiêu thụ theo chuỗi giá trị đến năm 2030 | 2023 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong Kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi giai đoạn 2021-2025 |
17 | Xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Đan Phượng và thị xã Sơn Tây quy mô từ 50 - 100ha/xã. | 2023 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong chương trình khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025 |
18 | Xây dựng mô hình sản xuất rau hữu cơ theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Thanh Trì, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Hoài Đức, Đan Phượng và thị xã Sơn Tây quy mô từ 5 - 30ha/xã. | 2023 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong chương trình khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025 |
19 | Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả hữu cơ (bưởi, chuối, ổi, nhãn, cam) theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Gia Lâm, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Thanh Trì, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Hoài Đức, Đan Phượng và thị xã Sơn Tây quy mô từ 5 - 30ha/xã. | 2023 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong chương trình khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025 |
20 | Xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Quốc Oai, Ba Vì và thị xã Sơn Tây quy mô từ 10 - 30ha/xã. | 2022 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong chương trình khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025 |
21 | Xây dựng mô hình sản xuất cây dược liệu hữu cơ theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ gắn với du lịch sinh thái trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Quốc Oai, Ba Vì, Mỹ Đức, Thường Tín, thị xã Sơn Tây quy mô từ 5 - 20ha/xã. | 2022 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong chương trình khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025 |
22 | Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt hữu cơ theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Gia Lâm, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, thị xã Sơn Tây, Ứng Hòa, Quốc Oai quy mô từ 10-30 con/hộ chăn nuôi. | 2022 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong chương trình khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025 |
23 | Xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa hữu cơ theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trên địa bàn các huyện Gia Lâm, Ba Vì quy mô từ 10-30 con/hộ chăn nuôi. | 2022 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong chương trình khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025 |
24 | Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Thanh Oai, Thường Tín, Mỹ Đức, và thị xã Sơn Tây quy mô từ 100 - 500 con/hộ chăn nuôi. | 2022 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong chương trình khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025 |
25 | Xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm hữu cơ theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ứng Hòa. Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Đan Phượng và thị xã Sơn Tây quy mô từ 500 - 1.000 con/hộ chăn nuôi | 2022 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong chương trình khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025 |
26 | Xây dựng mô hình nuôi thủy sản hữu cơ theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trên địa bàn các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Quốc Oai quy mô từ 10-20 ha/xã. | 2022 - 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố | Lồng ghép thực hiện trong chương trình khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025 |
27 | Đề án đánh giá đặc điểm khí hậu, thời tiết, thiên tai, năng lực phòng chống thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương, rủi ro thiên tai đối với các vùng, xã sản xuất hữu cơ | Sau năm 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố |
|
28 | Truyền thông về phát triển nuôi trồng thủy sản hữu cơ và tiêu thụ sản phẩm thủy sản hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030 | Sau năm 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các Sở, ngành Thành phố |
|
29 | Đề án phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2023-2025 | Sau năm 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các Sở, ngành Thành phố |
|
30 | Dự án Tăng cường độ tin cậy trong lĩnh vực sản xuất trồng trọt hữu cơ tại Hà Nội | Sau năm 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố |
|
31 | Đề án chuyển đổi số nông nghiệp hữu cơ thành phố Hà Nội | Sau năm 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thị; các sở, ngành Thành phố |
|
- 1Nghị quyết 26/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 1560/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030
- 3Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2022 về phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 2309/QĐ-UBND năm 2022 về giao chỉ tiêu định hướng thuộc Kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2023 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5Quyết định 1930/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030"
- 1Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 5Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ
- 6Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 7Thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Kế hoạch 196/KH-UBND năm 2018 về nâng cao năng lực chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2019-2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 9Nghị quyết 10/2018/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội
- 10Quyết định 390/QĐ-UBND năm 2019 về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp Thành phố; các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của thành phố Hà Nội
- 11Thông tư 16/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Chỉ thị 117/CT-BNN-BVTV năm 2020 về tăng cường phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Quyết định 885/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội
- 15Quyết định 255/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Nghị quyết 26/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030
- 17Quyết định 731/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025
- 18Quyết định 1560/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030
- 19Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2022 về phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 20Quyết định 2309/QĐ-UBND năm 2022 về giao chỉ tiêu định hướng thuộc Kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2023 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 21Quyết định 1930/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030"
Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2022 về phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 220/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 15/08/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Mạnh Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra