Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 220/KH-UBND

Nghệ An, ngày 27 tháng 4 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THÔNG QUA ĐỐI THOẠI, THƯƠNG LƯỢNG VÀ THỎA THUẬN GIỮA CÁC CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG THEO HƯỚNG CÔNG KHAI, MINH BẠCH, DÂN CHỦ, BẢO ĐẢM HÀI HÒA LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, TẠO SỰ ĐỒNG THUẬN CAO

Triển khai Chương trình hành động số 89-CTr/TU ngày 20/6/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch: “Thực hiện chế độ, chính sách tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua đối thoại, thương lượng và thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, tạo sự đồng thuận cao” (viết tắt Kế hoạch thực hiện chế độ chính sách tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp), như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 89-CTr/TU ngày 20/6/2019 của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 671/KH-UBND ngày 19/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

- Nâng cao nhận thức cho người lao động và người sử dụng lao động, các cấp, các ngành liên quan về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chế độ, chính sách tiền lương thông qua đối thoại, thương lượng và thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, tạo sự đồng thuận cao...qua đó, xây dựng quan hệ lao động đảm bảo hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

2. Yêu cầu

- Chế độ chính sách tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp phải căn cứ vào các văn bản, quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương; là cơ sở để tổ chức đối thoại, thương lượng và thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, tạo sự đồng thuận cao.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện người lao động và các tổ chức đại diện doanh nghiệp; giữa tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động trong việc thực hiện chế độ, chính sách tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp.

- Việc thực hiện kế hoạch phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chế độ, chính sách tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp

a) Nội dung và hình thức tuyên truyền

- Tập trung quán triệt, phổ biến thông tin tuyên truyền chính sách cải cách tiền lương, các quy định về chế độ tiền lương thông qua đối thoại, thương lượng và thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, tạo sự đồng thuận cao.

- Tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho người lao động và người sử dụng lao động về các quy định pháp luật lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội...; tọa đàm trao đổi, hội nghị đối thoại giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách tiền lương của các doanh nghiệp.

- Xây dựng các phóng sự, trang tin, chuyên đề về chế độ, chính sách tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, trang thông tin điện tử của tỉnh, xây dựng và phát hành các tài liệu, sổ tay, tờ rơi...v.v.

b) Cơ quan thực hiện: các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND cấp huyện.

c) Thời gian thực hiện: thường xuyên.

2. Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong việc đàm phán, thương lượng thực hiện chế độ, chính sách tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp

a) Nội dung công việc

Tổ chức công đoàn các cấp phát huy và nâng cao vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở về kỹ năng tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể, nghiệp vụ giám sát liên quan đến chế độ, chính sách tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp, cũng như khả năng tập hợp, phản ánh và giải quyết kịp thời các vướng mắc, mâu thuẫn trong quá trình thực hiện theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, tạo sự đồng thuận cao.

b) Cơ quan chủ trì: Liên đoàn Lao động tỉnh

c) Cơ quan phối hợp: các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND cấp huyện.

d) Thời gian thực hiện: thường xuyên.

3. Công tác quản lý nhà nước về tiền lương

a) Nội dung công việc

- Hướng dẫn thực hiện hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và đình công trong các loại hình doanh nghiệp.

- Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương thông qua đối thoại, thương lượng và thỏa thuận trong các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp rà soát, đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách tiền lương phù hợp với thực tiễn quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp.

b) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Cơ quan phối hợp: các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND cấp huyện.

d) Thời gian thực hiện: thường xuyên

4. Hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

a) Nội dung công việc

Hỗ trợ pháp lý về các vấn đề pháp luật trong các lĩnh vực: tiền lương, thuế, hợp đồng, môi trường, giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, pháp luật đầu tư và chính sách đầu tư của tỉnh, các văn bản pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp và người lao động, các chính sách vốn và hỗ trợ lãi suất...

b) Cơ quan chủ trì: Sở Tư Pháp.

c) Cơ quan phối hợp: các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND cấp huyện.

d) Thời gian thực hiện: thường xuyên.

5. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát

a) Nội dung công việc

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc và vi phạm các quy định của pháp luật về tiền lương.

b) Cơ quan thực hiện: các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND cấp huyện.

c) Thời gian thực hiện: định kỳ theo kế hoạch từng ngành, đơn vị.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện

Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch được trích từ nguồn kinh phí chi thường xuyên đã bố trí trong dự toán hàng năm theo định mức của các cơ quan, đơn vị.

2. Phân công nhiệm vụ

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì triển khai thực hiện các nhiệm vụ phân công tại Mục II; phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện chế độ, chính sách tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã căn cứ các nhiệm vụ phân công tại Mục II chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch này kịp thời, hiệu quả.

c) Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh triển khai nhiệm vụ nội dung công việc được phân công trong Kế hoạch này.

d) Hàng năm, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước 30 tháng 10 để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (B/c);
- PCT VX UBND tỉnh;
- PCVP VX UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Lưu: VT, KGVX (D).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Đình Long

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2020 thực hiện chế độ, chính sách tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp thông qua đối thoại, thương lượng và thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, tạo sự đồng thuận cao do tỉnh Nghệ An ban hành

  • Số hiệu: 220/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 27/04/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Bùi Đình Long
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/04/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản