Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 216/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 03 tháng 12 năm 2021 |
Căn cứ Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 (viết gọn là Quyết định 1944/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ).
Căn cứ Kế hoạch số 113-KH/TU ngày 15/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới (viết gọn là Kế hoạch số 113-KH/TU ngày 15/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện, như sau:
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác phòng, chống tội phạm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động; đẩy mạnh phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, kiềm chế sự ra tăng của tội phạm; góp phần thực hiện mục tiêu “giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương” mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền, cơ quan chuyên trách và củng cố, nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trong phòng chống tội phạm; tiếp tục tạo môi trường an ninh, an toàn, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Công tác phòng, chống tội phạm phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy, sự quản lý chặt chẽ của chính quyền, sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các yêu cầu, nhiệm vụ về công tác phòng, chống tội phạm theo Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị; các đề án, chương trình trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2021-2025.
- Các giải pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm phải đảm bảo tính thường xuyên, chủ động và kịp thời; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ với các loại tội phạm, vi phạm pháp luật.
2. Mục tiêu cụ thể
- Chủ động phòng ngừa, tiếp tục làm giảm tội phạm, năm sau giảm so với năm trước; giảm tỷ lệ tái phạm tội; giảm ít nhất 5% các tội phạm xâm hại trẻ em so với giai đoạn 2016-2020. Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm hằng năm đạt trên 75%; các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% tổng số vụ án khởi tố. Bắt giữ, vận động đầu thú 30% số đối tượng truy nã hiện có và phấn đấu bắt 50% số đối tượng truy nã phát sinh.
- Bảo đảm 100% các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều được tiếp nhận, phân loại, xử lý; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Truy tố đúng thời hạn trên 90% số vụ án hình sự đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố, bảo đảm truy tố bị can đúng tội đạt trên 95%. Nâng cao chất lượng xét xử, tỷ lệ giải quyết án hình sự đạt trên 88%. Tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
- Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng, tiêu cực, nâng tỷ lệ giải quyết và kết thúc điều tra các vụ án tham nhũng năm sau cao hơn năm trước; nâng tỷ lệ thu hồi, kê biên, phong tỏa tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng đạt trên 60%; bảo đảm 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đều được chuyển đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
- Thực hiện hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, hằng năm phấn đấu tỷ lệ chuyển hóa thành công đạt từ 60% trở lên; 85% các địa bàn đã chuyển hóa thành công không tái phức tạp trở lại.
- Kiện toàn các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm, đảm bảo gọn đầu mối, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan bảo vệ pháp luật đảm bảo năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
Xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 113-KH/TU ngày 25/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phù hợp với đặc điểm, tình hình đơn vị, địa phương; xác định công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, lâu dài và phải thực hiện mọi lúc, mọi nơi, tại mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm.
Gắn kết chặt chẽ việc thực hiện Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 113-KH/TU 25/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Thực hiện nghiêm, có hiệu quả hoạt động kiểm tra, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện; định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết những vấn đề nổi cộm, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tội phạm.
- Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; trách nhiệm chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các đơn vị, địa phương trong phòng, chống tội phạm. Hằng năm, có chương trình, kế hoạch xác định và phân công rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc đảm bảo việc tổ chức triển khai thực hiện được nghiêm túc, hiệu quả; huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn dân tích cực tham gia công tác phòng, chống tội phạm.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên các lĩnh vực; trọng tâm là chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 (ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 20/5/2021 của UBND tỉnh); gắn kết chặt chẽ công tác quản lý ngành, lĩnh vực, địa bàn với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh; phòng ngừa, loại bỏ các yếu tố là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm ngay từ cơ sở.
- Thường xuyên theo dõi, thống kê, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật trên từng lĩnh vực, địa bàn để chủ động tham mưu, đề xuất và phối hợp phòng ngừa, đấu tranh kịp thời, hiệu quả; thực hiện chặt chẽ việc kiểm tra, thẩm định về điều kiện bảo đảm an ninh, trật tự đối với các dự án, đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Quán triệt cán bộ, đảng viên chấp hành và tuyên truyền, vận động gia đình thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống tội phạm. Thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công tác phòng, chống tội phạm tại đơn vị, địa phương. Thực hiện nghiêm quy định về xem xét trách nhiệm của cán bộ, đảng viên có vợ hoặc chồng, con bị xử lý hình sự.
- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương để tội phạm gia tăng, phức tạp, lộng hành, kéo dài nhưng không có biện pháp giải quyết kịp thời, triệt để, gây bức xúc trong nhân dân; những cán bộ, đảng viên, nhất là trong các cơ quan chuyên trách có hành vi bao che, dung túng tội phạm hoặc có biểu hiện tiêu cực trong công tác; lấy hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn, lĩnh vực được giao phụ trách là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên hằng năm.
- Áp dụng thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng khắc phục khó khăn, thử thách trong công tác phòng, chống tội phạm, luôn nỗ lực hành động vì mục đích chung theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021.
3. Tổ chức chỉ đạo, chủ động thực hiện đồng bộ, toàn diện các biện pháp phòng ngừa tội phạm
- Đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội phạm, coi trọng chủ động phòng ngừa ngay từ gia đình, cộng đồng dân cư và trong xã hội; kết hợp với tổ chức công tác phòng ngừa tội phạm từ sớm, từ xa, từ địa bàn cơ sở, lấy cơ sở là địa bàn trung tâm để triển khai các hoạt động phòng ngừa, làm giảm tội phạm, đặc biệt là tội phạm do nguyên nhân xã hội. Gắn kết chặt chẽ giữa phòng, chống tội phạm với việc thực hiện phát triển kinh tế xã hội; tổ chức giải quyết tốt những vấn đề về an sinh xã hội, an dân, có giải pháp cụ thể ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với các nhóm đối tượng bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch Covid -19; kịp thời phát hiện, khắc phục triệt để những thiếu sót mà tội phạm có thể lợi dụng hoạt động, phát sinh, nhất là trong các lĩnh vực như: Đầu tư, đất đai, tài chính tiền tệ, giao thông, xây dựng....
- Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân trên địa bàn; tập trung phát huy vai trò của các cơ quan thông tin truyền thông, hệ thống thông tin cơ sở, kết hợp với khai thác hiệu quả tuyên truyền qua mạng xã hội, sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông, công nghệ thông tin; người có uy tín, ảnh hưởng ở cộng đồng dân cư trong phối hợp tuyên truyền; đảm bảo nội dung tuyên truyền phải đa dạng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn; có tính định hướng, kịp thời phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái, xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước. Kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền với công tác dân vận, gắn với triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Tăng cường truyền thông phòng, chống tội phạm trong các cơ sở giáo dục phù hợp với quy định hiện hành.
- Nâng cao hiệu quả việc thực hiện các chương trình, quy chế, kế hoạch phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương về phòng, chống tội phạm, trên địa bàn tỉnh. Tăng cường hoạt động phối hợp giữa lực lượng Công an, Quân đội, Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án, các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm trong thực hiện các biện pháp, giải pháp nghiệp vụ phòng, chống tội phạm; nâng cao chất lượng các mặt công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
- Phát huy vai trò của các tổ hòa giải, tổ chức đoàn thể ở khu dân cư trong việc phát hiện và giải quyết kịp thời mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để phát sinh các vụ việc phức tạp, hình thành “điểm nóng” về an ninh trật tự. Nâng cao hiệu quả giám sát và thực hiện các kiến nghị, khiếu nại của nhân dân, góp phần phòng ngừa và giảm thiểu các yếu tố phát sinh tội phạm ngay từ cơ sở.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với các phong trào, cuộc vận động khác như xây dựng nông thôn mới, khu đô thị văn minh, Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tổ chức hiệu quả, thiết thực Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 19/8 hằng năm; tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải tham gia phòng, chống tội phạm.
- Quản lý chặt chẽ các loại đối tượng trên địa bàn, nhất là những đối tượng có nguy cơ phạm tội, vi phạm pháp luật tại địa bàn cơ sở; thực hiện có hiệu quả Luật Thi hành án hình sự, Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng, góp phần hạn chế tình trạng tái phạm tội. Nghiên cứu, tham mưu triển khai các giải pháp phù hợp với đặc điểm điều kiện, tình hình của từng địa bàn để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người được đặc xá, chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, tái hòa nhập cộng đồng.
- Phối hợp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, trọng tâm là các nhiệm vụ liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về quản lý cư trú. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm thuộc lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân...
4. Tăng cường công tác đấu tranh, trấn áp quyết liệt, xử lý nghiêm các loại tội phạm
- Chủ động làm tốt công tác nắm bắt, thống kê, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; ngăn ngừa âm mưu bạo loạn, khủng bố; tổ chức đấu tranh mạnh mẽ, phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái, luận điệu kích động, xuyên tạc, không đúng sự thật về chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước trong công tác phòng, chống tội phạm.
- Kịp thời nhận diện, có biện pháp đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm mới… Chủ động mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp, truy quét tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh, nhất là trong các dịp lễ tết, sự kiện quan trọng của đất nước. Tích cực tấn công, trấn áp hiệu quả các loại tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm lợi dụng tình trạng thiên tai, dịch bệnh Covid -19 để hoạt động, tội phạm về ma túy, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông. Kiên quyết không để hình thành, tồn tại tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu “xã hội đen” trên địa bàn tỉnh.
- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời, các hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật với quyết tâm chính trị cao, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, theo đúng tinh thần chỉ đạo “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”..
- Tăng cường phát hiện, điều tra xử lý nghiêm, kịp thời các vụ án kinh tế, tham nhũng, các hành vi tiêu cực, bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật với quyết tâm chính trị cao, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, theo đúng tinh thần chỉ đạo “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ công tác truy tố, xét xử kịp thời, đảm bảo đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không để xảy ra oan, sai; chú trọng phối hợp xác định án điểm, điều tra, truy tố, xét xử nhanh; kịp thời xác minh, làm rõ nguồn gốc tài sản liên quan đến tội phạm, thu hồi tối đa số tài sản trong các vụ án.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, đảm bảo 100% tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố được thụ lý, giải quyết. Có biện pháp bảo vệ, đảm bảo an toàn cho người phát hiện, tố giác tội phạm, nhất là tố cáo hành vi tham nhũng theo quy định để tạo niềm tin và khích lệ các tổ chức, nhân dân tích cực phát hiện, tham gia tố giác tội phạm.
- Tham mưu triển khai, đẩy mạnh hoạt động cải cách tư pháp; nâng cao chất lượng công tác tổ chức nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định đảm bảo tính khả thi và đáp ứng các yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Thường xuyên rà soát, nghiên cứu, tham mưu ban hành các văn bản quy định về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm phù hợp với đặc điểm điều kiện, tình hình thực tế của địa phương.
5. Thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự
- Tổ chức khai thác, phát huy giá trị, hiệu quả của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Căn cước công dân để chuyển đổi phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, quản lý cư trú phục vụ phòng, chống tội phạm; kết nối, khai thác hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư với các hệ thống dữ liệu có liên quan phục vụ xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phòng ngừa tội phạm.
- Tăng cường công tác quản lý các cơ sở kinh doanh ngành nghề đầu tư có điều kiện về an ninh trật tự, quản lý cư trú, đặc biệt là tại các địa bàn giáp ranh, địa bàn khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, vui chơi giải trí, địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự an toàn xã hội để phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm
- Chủ động thực hiện các giải pháp, phương án, biện pháp vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hiện còn tàng trữ trái phép; đảm bảo hiệu quả, phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực hiện đối với từng địa bàn. Duy trì thực hiện nghiêm, có hiệu quả Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo trên địa bàn tỉnh.
6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả lực lượng chuyên trách làm công tác phòng, chống tội phạm
- Thường xuyên rà soát, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các cấp; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo, gắn với trách nhiệm quản lý từng địa bàn, lĩnh vực để phát huy tốt vai trò điều phối, điều hành của Ban Chỉ đạo các cấp trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm tại cơ quan, đơn vị và địa phương.
- Tiếp tục quan tâm củng cố, kiện toàn lực lượng chuyên trách làm công tác phòng, chống tội phạm theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan bảo vệ pháp luật đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Có cơ chế sàng lọc, sắp xếp, thay thế những người không đủ năng lực công tác, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật.
- Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan chuyên trách làm công tác phòng, chống tội phạm; làm tốt công tác quản lý, phân công nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, cán bộ, chiến sĩ; chú trọng sắp xếp, sử dụng hiệu quả nguồn cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu công tác, đảm bảo đúng quy trình, quy định.
- Xây dựng lực lượng Công an các cấp trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới; sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong công tác phòng, chống tội phạm. Chú trọng tăng cường lực lượng, cơ sở vật chất cho Công an cơ sở; phát huy vai trò của lực lượng Công an xã trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đảm bảo an ninh, trật tự, kịp thời giải quyết các vấn đề phức tạp ngay từ cơ sở.
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống tội phạm, quản lý thông tin, dữ liệu phục vụ hoạch định chính sách có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước kết hợp với huy động các nguồn lực hợp pháp phục vụ công tác phòng, chống tội phạm; đảm bảo thực hiện việc quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm đúng quy định pháp luật hiện hành. Kịp thời có hình thức biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phòng, chống tội phạm.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các điều ước quốc tế, kế hoạch thực hiện các Nghị định thư, Hiệp định hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước về phòng, chống tội phạm; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trao đổi thông tin về tội phạm, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học công nghệ cho cán bộ, phục vụ phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh.
- Chịu trách nhiệm Thường trực tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm cấp tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch; kiểm tra đôn đốc, định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh triển khai thực hiện các hoạt động phòng ngừa xã hội, thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp tấn công, trấn áp, truy nã các loại tội phạm, bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh; tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; trọng tâm là thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về quản lý cư trú; bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong và sau dịch bệnh Covid -19, không để bị động, bất ngờ về tình hình tội phạm tại địa phương. Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp trong điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các vụ phạm tội xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện hiệu quả đề án xây dựng lực lượng Công an nhân dân đến năm 2030 cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại (theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công an). Tăng cường xây dựng, củng cố lực lượng Công an xã, thị trấn chính quy bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở. Duy trì thực hiện hiệu quả kế hoạch thực hiện đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự an toàn xã hội. Nghiên cứu, chủ động ứng dụng khoa học công nghệ, phục vụ công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm.
- Chỉ đạo lực lượng quân sự thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật tại địa bàn các khu vực thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định. Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội.
- Thực hiện hiệu quả Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và nhiệm vụ quốc phòng.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm đảm bảo đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo, thực hiện tốt công tác hoà giải ở cơ sở; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hoà giải ở thôn, xóm, tổ nhân dân; tăng cường trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục tham gia ý kiến xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm; các đề án cải cách tư pháp theo chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương. Tham mưu triển khai thực hiện hiệu quả công tác giám định tư pháp theo quy định.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Thông tư liên tịch số 06/TTLT-BCA-BGDĐT ngày 28/8/2015 giữa Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn phối hợp, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
- Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; phòng, chống tội phạm, bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh không vi phạm pháp luật.
5. Sở thông tin và Truyền thông
Tăng cường phối hợp, chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở thực hiện, phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm. Phối hợp quản lý hiệu quả thông tin trên không gian mạng, kịp thời tuyên truyền, phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái, xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước; kết quả công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Công thương, Cục quản lý thị trường
Theo chức năng nhiệm vụ thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kinh doanh đa cấp trái phép, cạnh tranh không lành mạnh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Duy trì thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp số 02/QC-BCA-BCT ngày 28/5/2020 giữa Bộ Công an và Bộ Công thương trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
7. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư
- Theo chức năng nhiệm vụ, hằng năm đề xuất phân bổ hợp lý kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước theo phân cấp và phù hợp khả năng cân đối của ngân sách địa phương; hướng dẫn sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn ngân sách nhà nước liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm. Đề xuất phân bổ vốn đầu tư cho các sở, ngành và địa phương thực hiện các dự án, đề án thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 định hướng đến năm 2030. Tham mưu hướng dẫn quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ phòng, chống tội phạm của tỉnh.
- Sở Tài chính thực hiện tốt công tác phối hợp với Công an tỉnh theo Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BTC-BCA ngày 20/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Công an về phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính.
8. Các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường
- Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh và các ngành liên quan trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm thuộc các lĩnh vực: Xây dựng cơ bản, giao thông, vận tải, quy hoạch phát triển đô thị, tài nguyên, khoáng sản, quản lý đất đai.
- Tiếp tục duy trì thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp số 04/QC-BCA-BXD ngày 10/9/2020 giữa Bộ Công an và Bộ Xây dựng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và lĩnh vực xây dựng.
- Chủ trì, tham mưu thực hiện nghiêm các quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến các hành vi phạm tội hoặc theo mức độ liên đới đến vợ, chồng, con bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự; công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức, nhất là việc chấp hành các nội quy, quy chế, đạo đức công vụ, phòng ngừa phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Phối hợp với Công an tỉnh tham mưu triển khai cơ chế bảo vệ người tham gia phát hiện tố giác tội phạm, những người dám nghĩ, dám làm, đổi mới trong công tác phòng, chống tội phạm đem lại hiệu quả thiết thực. Đề xuất khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
10. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tham mưu thực hiện hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, xâm hại trẻ em, bạo lực giới, an toàn, vệ sinh lao động. Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người được đặc xá, chấp hành xong án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện; nạn nhân mua bán người, người sau cai nghiện ma túy.
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan giải quyết có hiệu quả các vấn đề an sinh xã hội, nhất là xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, góp phần hạn chế nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh. Tham mưu thực hiện kịp thời chế độ, chính sách hỗ trợ đối với các tập thể, cá nhân bị thương, hy sinh hoặc thiệt hại về tài sản khi tham gia công tác phòng, chống tội phạm.
11. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh, không để phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch kết hợp với nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, góp phần phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Quy chế số 03/QC-BCA-BYT ngày 26/9/2013 giữa Bộ Công an, Bộ Y tế về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế; phối hợp với Công an tỉnh và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, cai nghiện ma tuý theo quy định; phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật tại các cơ sở y tế.
13. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Tuyên Quang
Nâng cao hoạt động phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, hoạt động ngân hàng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng kịp thời có biện pháp phong tỏa, ngăn chặn, tẩu tán tài sản trong các vụ án.
Tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm pháp luật; phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng và các vi phạm pháp luật. Tập trung thanh tra các ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án trọng điểm dễ phát sinh tội phạm. Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan bảo vệ pháp luật tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động chấp hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
15. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện có hiệu quả các Chương trình, kế hoạch, dự án xây dựng nông thôn mới, triển khai thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào ở các khu vực vùng sâu, vùng xa. Nắm bắt tình hình, phòng ngừa không để phát sinh việc trồng, tái trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn tỉnh.
16. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
Tiếp tục thực hiện hiệu quả hoạt động phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan trong thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; công tác điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm đảm bảo kịp thời và nghiêm minh.
17. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hoá, giáo dục người lầm lỗi tại gia đình, cộng đồng dân cư gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tổ chức cho đoàn viên, hội viên và nhân dân ký cam kết không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; xây dựng và nhân rộng điển hình xã, phường, khu dân cư lành mạnh, không có tội phạm và tệ nạn xã hội; tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm.
18. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị khác
Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Công an tỉnh và cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và phạm vi lĩnh vực quản lý của ngành; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu công nghệ, khoa học tiên tiến vào công tác phòng, chống tội phạm.
19. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ và Kế hoạch số 113-KH/TU ngày 15/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Cụ thể hóa nội dung, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm trong Chiến lược của Chính phủ và Kế ho ạch này vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và từng giai đoạn; coi công tác phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương. Cân đối, đảm bảo ngân sách và huy động các nguồn lực khác để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn quản lý.
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện nghiêm nội dung Kế hoạch này. Định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện (qua Công an tỉnh) để tổng hợp.
2. Giao Công an tỉnh (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138 cấp tỉnh) giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện nghiêm nội dung Kế hoạch này; định kỳ, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2017 thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030; chương trình phòng, chống tội phạm quốc gia do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 3Quyết định 1073/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 05-KL/TW tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Kế hoạch 188/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình thực hiện Kết luận 13-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 1Chỉ thị 48-CT/TW năm 2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Thông tư liên tịch 85/2016/TTLT-BTC-BCA Quy định về phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Công an ban hành
- 3Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2017 thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030; chương trình phòng, chống tội phạm quốc gia do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 5Luật Thi hành án hình sự 2019
- 6Quyết định 1073/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 05-KL/TW tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 36-CT/TW năm 2019 về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Nghị định 49/2020/NĐ-CP năm 2020 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng
- 10Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2020 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo
- 12Quyết định 250/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025
- 13Kế luận 14-KL/TW năm 2021 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 14Quyết định 1944/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận 13-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Kế hoạch 188/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình thực hiện Kết luận 13-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ do tỉnh Hưng Yên ban hành
Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1944/QĐ-TTg về Chương trình thực hiện Kết luận 13-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- Số hiệu: 216/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 03/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Hoàng Việt Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra