Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 211/KH-UBND | Đà Nẵng, ngày 06 tháng 12 năm 2021 |
Căn cứ Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng và Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 23/3/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, chức vụ, ngày 20/7/2021, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về triển khai thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư và Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 23/3/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy.
Thực hiện Kế hoạch số 38-KH/TU ngày 17/11/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 và Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, giải pháp về phòng, chống tham nhũng (PCTN) theo tinh thần Chỉ thị số 04-CT/TW, Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án và thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; góp phần tích cực, quan trọng vào công tác đấu tranh PCTN theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XXII của Đảng bộ thành phố và Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 23/3/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, chức vụ;
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác PCTN, lãng phí. Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác đấu tranh PCTN, lãng phí; đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện thể chế; tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phòng, chống tham nhũng; đảm bảo có vụ việc tham nhũng thì phải được xử lý, nghiêm minh, có tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt do tham nhũng mà có thì phải được thu hồi theo đúng quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu
- Xác định công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng và thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phát hiện; xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng và thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt do tham nhũng và phải được thể hiện rõ nét qua nhận thức, hành động.
- Việc tổ chức thực hiện phải thực chất, hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo việc xử lý các vụ việc, vụ án và công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đúng quy định của pháp luật, với quan điểm “Tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó, không phân biệt người có hành vi tham nhũng là ai, đã có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố điều tra và đã kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử”.
1. Công tác quán triệt, tuyên truyền
Các cơ quan, địa phương, đơn vị tổ chức hội nghị quán triệt, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về chủ trương, quan điểm của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế và công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Chủ động cung cấp thông tin đến các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông, nhất là các cơ quan báo, đài địa phương để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phát hiện, xử lý và thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Nội dung tuyên truyền cần phong phú, đa dạng, thường xuyên đổi mới phù hợp, gần gũi với thực tiễn, gắn với việc tuyên truyền, xử lý các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để tạo đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Thực hiện nghiêm cơ chế bảo vệ và định kỳ hằng năm đề xuất khen thưởng xứng đáng đối với người tích cực đấu tranh, tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực; đồng thời, xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng, tiêu cực để gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống, hãm hại người khác, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ.
Từng cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, địa phương, đơn vị phải nêu cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế và công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công tác PCTN.
Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, địa phương, đơn vị phải thường xuyên nêu cao vai trò, trách nhiệm, gương mẫu trong công tác phát hiện xử lý các hành vi tham nhũng; phải quyết liệt, nói đi đôi với làm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thu hồi tài sản tham nhũng tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình; chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật PCTN, kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý các vụ việc tham nhũng tại cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, giữ vững niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu trong PCTN, tiêu cực gắn với trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêm người đứng đầu không chủ động lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không tổ chức tự kiểm tra để phát hiện, xử lý tham nhũng khi nhận được thông tin phản ánh, nhất là tham nhũng trong nội bộ; có các hành vi bao che, ngăn cản việc phát hiện, không xử lý hoặc xử lý nương nhẹ hành vi tham nhũng, tiêu cực; kịp thời xử lý cán bộ, đảng viên, nhất là người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực.
3. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế
Các cơ quan, địa phương, đơn vị chủ động rà soát, kiến nghị các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về các tội tham nhũng, kinh tế, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật PCTN, Luật Giám định tư pháp (sửa đổi, bổ sung năm 2020); sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra; các quy định về trình tự, thủ tục thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, thủ tục, quy trình truy tìm, phong tỏa, kê biên, tạm giữ, thu hồi, quản lý, sử dụng tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt ở từng giai đoạn thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử; về cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt không qua thủ tục xét xử để sớm khắc phục những bất cập, vướng mắc trong công tác xử lý và thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đất đai, đặc biệt là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý dữ liệu về đất đai; phối hợp nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, chuyển nhượng vốn góp, cổ phần để kiểm soát tài sản chặt chẽ, hạn chế việc tẩu tán, che giấu, hợp thức hóa tài sản do phạm tội mà có, tạo thuận lợi cho công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; tiếp tục hoàn thiện, mở rộng cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là ở những ngành, lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
4. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp
Tăng cường công tác phối hợp, hỗ trợ giữa các cơ quan, địa phương, đơn vị với cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự, ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế, chức vụ; xây dựng các quy chế phối hợp giữa các cơ quan; kịp thời hỗ trợ, phối hợp áp dụng các biện pháp xác minh, thẩm định giá, giám định, truy nguyên, truy tìm, phong tỏa, kê biên, tạm giữ, thu hồi, bán đấu giá tài sản, quản lý, sử dụng tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt ngay trong quá trình thực thi công vụ.
Cơ quan thi hành án dân sự kịp thời xử lý theo pháp luật tài sản đã kê biên, phong tỏa, tạm giữ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; đồng thời, tích cực xác minh, truy tìm và xử lý tài sản trong giai đoạn thi hành án. Trường hợp khó khăn, vướng mắc phát sinh phải kịp thời báo cáo ban chỉ đạo thi hành án dân sự cùng cấp, Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố để được chỉ đạo.
Thường xuyên rà soát, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, nhất là chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự, thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; chỉ đạo các cơ quan chức năng và giao trách nhiệm đối với người đứng đầu trong tổ chức phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý tài sản, đất đai và các cơ quan liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về tài khoản, tài sản, đất đai theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, kể cả đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng để chấn chỉnh, xử lý kịp thời, nghiêm minh vi phạm trong thực thi nhiệm vụ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị này; tổ chức thực hiện đúng quy định về kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo Luật PCTN và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố kịp thời; xử lý dứt điểm những vấn đề tồn đọng kéo dài, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát nếu phát hiện dấu hiệu phạm tội phải kịp thời chuyển hồ sơ vụ việc đến cơ quan điều tra để thụ lý, điều tra, xử lý theo pháp luật, không chờ kết thúc quá trình kiểm tra, thanh tra. Nếu phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thành ủy quản lý phải báo cáo ngay cho Chủ tịch UBND thành phố, Thường trực Thành ủy để kịp thời chỉ đạo xử lý.
6. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế
Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự thành phố chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự thành phố phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan tập trung chỉ đạo thu hồi tài sản theo các bản án: Bản án hình sự phúc thẩm số 158/2020/HS-PT ngày 12/5/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Bản án số 48/HSST ngày 30/01/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Bản án số 346/HSPT ngày 13/6/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội; Quyết định Giám đốc thẩm số 14/HS-GĐT ngày 05/12/2019 của Tòa án nhân dân tối cao; Bản án số 332/2016/HSST ngày 09/9/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bản án số 30/2017/HSPT ngày 24/01/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh và các kết luận của Thanh tra Chính phủ, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng chuyên trách về thanh tra bảo đảm đủ số lượng, vững về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự liêm chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công tác PCTN và thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn hiện nay; đồng thời, có cơ chế khuyến khích, thu hút những cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực, tâm huyết, trách nhiệm, bản lĩnh về công tác tại các cơ quan có chức năng chuyên trách về PCTN, các cơ quan nội chính, tư pháp. Kịp thời biểu dương, khen thưởng và có chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác PCTN nỗ lực phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc.
Nghiên cứu, đề xuất Trung ương xây dựng mô hình cơ quan chuyên trách PCTN cấp thành phố theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm, bảo đảm tính độc lập trong thực hiện nhiệm vụ phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng khi Trung ương yêu cầu.
1. Chủ tịch UBND các quận, huyện; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND thành phố, căn cứ Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được giao, tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện của đơn vị, thực hiện lồng ghép với việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 20/7/2021 của UBND thành phố về triển khai thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư và Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 23/3/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy; chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về công tác PCTN theo quy định.
2. Đề nghị Cục Thi hành án dân sự thành phố:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm, thu hồi tài sản của các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các vụ việc được nêu tại mục 6 Phần II thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục. Trường hợp khó khăn, vướng mắc phát sinh phải kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố để được chỉ đạo.
- Chủ trì, phối hợp với Thanh tra thành phố và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan thi hành án dân sự nhằm kịp thời hỗ trợ, phối hợp áp dụng các biện pháp xác minh, thẩm định giá, giám định, truy nguyên, truy tìm, phong tỏa, kê biên, tạm giữ, thu hồi, bán đấu giá tài sản, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt ngay trong quá trình thực thi công vụ.
3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đất đai, đặc biệt là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý dữ liệu về đất đai; phối hợp nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, chuyển nhượng vốn góp, cổ phần để kiểm soát tài sản chặt chẽ, hạn chế việc tẩu tán, che giấu, hợp thức hóa tài sản do phạm tội mà có, tạo thuận lợi cho công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
4. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan nghiên cứu, rà soát củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đấu tranh PCTN bảo đảm đủ số lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị; có cơ chế khuyến khích, thu hút cũng như chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác PCTN nỗ lực phấn đấu, toàn tâm toàn ý với công việc; nghiên cứu, tham mưu đề xuất mô hình cơ quan chuyên trách PCTN cấp thành phố theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm, đảm bảo tính độc lập trong thực hiện nhiệm vụ.
5. Giao Sở Tư pháp:
- Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN, các chủ trương, quan điểm của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế và công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn. Nội dung tuyên truyền cần phong phú, đa dạng, thường xuyên đổi mới phù hợp, gần gũi với thực tiễn, gắn với việc tuyên truyền, xử lý các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để tạo đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân;
- Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, quận, huyện thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN;
- Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo quy định.
6. Giao Thanh tra thành phố:
- Rà soát, phối hợp tổng kết việc thực hiện quy chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan tư pháp trong quá trình phát hiện, xử lý các vụ án tham nhũng, chức vụ, từ đó có những bổ sung, hoàn thiện quy chế đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh PCTN, lãng phí, tiêu cực trong tình hình hiện nay;
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; nếu có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo UBND thành phố để chỉ đạo giải quyết. Định kỳ, tham mưu UBND thành phố báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu của Ban cán sự Đảng UBND thành phố và Ban Nội chính Thành ủy.
UBND thành phố đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Stt | Tên Doanh nghiệp | Loại hình Doanh nghiệp | Địa chỉ ĐKKD | Phần vốn của Nhà | |
Giá trị (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | ||||
1 | Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng | DNNN | 02 Trần Đình Long, Quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng | 372,7 | 100 |
2 | Công ty TNHH MTV XSKT Đà Nẵng | DNNN | 308 Đường 2/9, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng | 49,8 | 100 |
3 | Công ty TNHH MTV In Tổng hợp Đà Nẵng | DNNN | 02 Lý Thường Kiệt, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng | 27,8 | 100 |
4 | Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Tổng hợp Đà Nẵng | DNNN | 103 Đường 30 tháng 4, quận Hải Châu, tp Đà Nẵng | 15,8 | 100 |
5 | Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng | DNNN | 57 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng | 348,2 | 60 |
6 | Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng | DNNN | 471 Núi Thành, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng | 29,4 | 51 |
7 | Công ty CP Xuất nhập khẩu Đà Nẵng | DN có vốn NN | 123 Nguyễn Chí Thanh, Quận Hải châu, TP Đà Nẵng | 8,6 | 42 |
8 | Công ty CP Chiếu sáng công cộng Đà Nẵng | DN có vốn NN | 19 Lê Hồng Phong, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng | 4,9 | 30 |
9 | Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng | DN có vốn NN | 62 Phạm Hữu Kính, Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng | 6,5 | 30 |
Từ 01/01/2021: DNNN bao gồm: Công ty TNHH MTV, Cty TNHH từ 2 thành viên trở lên, Cty CP.... trong đó phần vốn góp hoặc cổ phần của NN trên 50%
- 1Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2016 thực hiện Kế hoạch 29-KH/TU thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Kế hoạch 7397/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg và Chương trình hành động 05-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3Kế hoạch 2680/KH-UBND năm 2016 thực hiện Kế hoạch 14-KH/TU thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng do tỉnh Kon Tum ban hành
- 1Luật thanh tra 2010
- 2Luật giám định tư pháp 2012
- 3Bộ luật hình sự 2015
- 4Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- 5Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2016 thực hiện Kế hoạch 29-KH/TU thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Kế hoạch 7397/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg và Chương trình hành động 05-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 7Kế hoạch 2680/KH-UBND năm 2016 thực hiện Kế hoạch 14-KH/TU thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng do tỉnh Kon Tum ban hành
- 8Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020
- 9Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
- 10Chỉ thị 04-CT/TW năm 2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Kết luận 05-KL/TW năm 2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Kế hoạch 211/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kế hoạch 38-KH/TU thực hiện Chỉ thị 04-CT/TW và Kết luận 05-KL/TW do thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 211/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 06/12/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Lê Trung Chinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra