Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 210/KH-UBND

Hà Giang, ngày 31 tháng 08 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG DÂN TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ VÀ DƯỚI 3 THÁNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTTN-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động -TBXH, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Căn cứ Quyết định số 1838/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 -2020;

Căn cứ Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Hà Giang về ban hành mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Căn cứ Quyết định số 1788/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng giai đoạn 2016- 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020; Các ngành nghề gắn với thực hiện chính sách Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020; Đề án nâng cao chất lượng đào tạo nghề giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân, tạo việc làm, chuyển đổi nghề, tăng thu nhập nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân.

2. Yêu cầu:

- Ngành Nông nghiệp và PTNT, Lao động - TB&XH, UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm không chạy theo số lượng mà thực hiện theo nhu cầu của người dân, điều kiện sản xuất thực tế của cơ sở; lấy chất lượng, hiệu quả, người dân làm trung tâm để thực hiện nhiệm vụ; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân;

- Tổ chức đào tạo các ngành nghề về cây trồng, vật nuôi ở trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng theo phương thức đặt hàng gắn với các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh theo hình thức liên kết trong sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm và gắn với phát triển du lịch, dịch vụ; tuyển dụng, sử dụng của doanh nghiệp, hợp tác xã và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh, bền vững.

II. CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH

1. Giai đoạn 2016 - 2020, đào tạo trình độ Sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho 33.000 lao động là nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trong đó đào tạo gắn với chính sách Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 là 19.000 người; Các nghề nông nghiệp khác 14.000 người;

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)

2. Tỷ lệ nông dân có việc làm sau đào tạo nghề đạt từ 80% trở lên.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ học nghề

1.1. Đối tượng được hỗ trợ chi phí đào tạo:

- Chi phí đào tạo: Áp dụng theo Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 03/12/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về ban hành mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Đối tượng: Lao động là nông dân trực tiếp sản xuất gồm người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ, lao động nông thôn và các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân vay vốn theo chính sách Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND tỉnh.

1.2. Đối tượng được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại:

Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ mất việc làm;

- Hỗ trợ tiền ăn với mức 30.000 đồng/học viên/ngày thực học;

- Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/học viên/khóa học nếu địa điểm xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, được hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.

1.3. Điều kiện được hỗ trợ học nghề:

- Người học nghề trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15-55 tuổi; nam từ đủ 15-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn, có sức khỏe phù hợp với nghề cần học (đối với những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề...);

- Mỗi nông dân tham gia học nghề chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách này, những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được hỗ trợ học nghề theo chính sách này. Riêng những người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp xã xem xét quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách này nhưng tối đa không quá 03 lần.

2. Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp

2.1. Các ngành nghề: Nghề theo Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND; Nghề nông nghiệp khác.

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)

2.2. Trình độ đào tạo: Đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trình độ Sơ cấp nghề và dưới 3 tháng.

2.3. Chương trình, giáo trình:

- Sử dụng chương trình, giáo trình ban hành kèm theo Quyết định số 1549/QĐ-BNN-TCCB ngày 18/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Xây dựng mới (đối với nghề chưa có chương trình, giáo trình); Thực hiện chỉnh sửa, bổ sung nội dung chương trình, giáo trình cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của nông dân và trình độ nhận thức của người học.

2.4. Đội ngũ giáo viên: Giáo viên, người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và nông dân sản xuất giỏi từ cấp huyện trở lên) phải có trình độ chuyên môn, am hiểu thực tế về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi...,có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc kỹ năng dạy học.

2.5. Đơn vị thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp:

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh (có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Sở Lao động - TBXH tỉnh Hà Giang);

- Tạo điều kiện để Trung tâm khuyến công, Trạm khuyến nông, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại được tham gia đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động và bao tiêu sản phẩm (có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Sở Lao động - TBXH tỉnh Hà Giang).

3. Kinh phí đào tạo nghề:

- Tổng kinh phí: 61.272 triệu đồng, trong đó đào tạo nghề theo Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND là 35.158 triệu đồng; Nghề nông nghiệp khác 26.115 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí từ các chương trình: Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (Nghị quyết 30a); Chương trình CPRP; Ngân sách tỉnh; Ngân sách huyện; Kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã và các nguồn hợp pháp khác; Lồng ghép các chương trình dự án khác trên địa bàn.

(Chi tiết theo kế hoạch đào tạo nghề hàng năm của UBND tỉnh)

IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác thông tin tuyên truyền:

- Các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp cần xác định đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân để tập trung chỉ đạo;

- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép trong các buổi họp thôn bản và tại các phiên chợ... về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập; những mô hình hay, những gia đình nông dân sản xuất giỏi để nông dân biết và tích cực tham gia học nghề.

2. Huy động các nguồn lực:

- Bố trí đủ kinh phí từ các chương trình như: Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới; Chương trình MTQG giảm nghèo (Nghị quyết 30a); Chương trình CPRP; Ngân sách tỉnh; Ngân sách huyện;

- Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác; Lồng ghép các chương trình dự án khác trên địa bàn.

3. Tập huấn đội ngũ giáo viên, người dạy nghề: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy học cho đội ngũ giáo viên, người dạy nghề.

4. Chương trình, giáo trình: Huy động cán bộ kỹ thuật, giáo viên có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu về thực tế. Người dạy nghề (nông dân sản xuất giỏi) tham gia chỉnh sửa, bổ sung nội dung chương trình, giáo trình cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của nông dân và trình độ nhận thức của người học.

5. Kiểm tra, giám sát: Tăng cường phối hợp kiểm tra giám sát đánh giá hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân ở tất cả các cấp để đảm bảo đạt được các mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các Sở

1.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, UBND các huyện và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện kế hoạch hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học cho cán bộ, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn chỉ đạo, định hướng các huyện và các cơ quan liên quan thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân; Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện các hoạt động tuyên truyền về đào tạo nghề cho nông dân;

- Đề xuất các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh; Trung tâm khuyến công; Trạm khuyến nông; cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho nông dân;

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho nông dân. Định kỳ 6 tháng, 1 năm, đột xuất tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh; Bộ Lao động - TB&XH.

1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân hàng năm theo phân công, phân cấp quản lý gửi Sở Lao động - TB&XH để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Trực tiếp chỉ đạo, định hướng cho các huyện, thành phố, các cơ sở đào tạo nghề thuộc tỉnh, ngoài tỉnh, các doanh nghiệp, Hợp tác xã có đủ điều kiện đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên toàn tỉnh;

- Thực hiện lồng ghép có hiệu quả kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân với chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông và các chương trình khác;

- Chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp;

- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - TB&XH và các đơn vị, cá nhân có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu về thực tế tham gia xây dựng mới (đối với nghề chưa có chương trình, giáo trình); chỉnh sửa, bổ sung nội dung chương trình, giáo trình cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của nông dân;

- Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học cho người lao động là nông dân sản xuất giỏi tham gia hướng dẫn thực hành nghề; Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân. Báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, 1 năm, đột xuất về Sở Lao động - TB&XH.

1.3. Sở Tài chính; Sở Kế hoạch - Đầu tư: Chủ trì phối hợp với các Sở: Lao động - TB&XH Nông nghiệp và PTNT hằng năm bố trí đủ kinh phí theo kế hoạch để tổ chức thực hiện.

1.4. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn; tuyên truyền, phổ biến các mô hình đào tạo nghề hay; những nông dân sau học nghề phát triển sản xuất có hiệu quả; các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đào tạo và sử dụng nhiều nông dân và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân sau đào tạo.

2. Hội doanh nghiệp tỉnh, các doanh nghiệp, hợp tác xã: Chủ động cung cấp thông tin thị trường nông nghiệp đầy đủ, kịp thời cho nông dân; tham gia đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các phòng, ban, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm và thực hiện ký hợp đồng đào tạo nghề nông nghiệp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Chỉ đạo đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân;

- Chỉ đạo Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp về đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân tới các xã;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân. Báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, 1 năm, đột xuất về Sở Lao động - TBXH, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã:

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề, tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo nghề tổ chức thực hiện đào tạo;

- Phối hợp tốt với các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp; Trung tâm khuyến công, Trạm khuyến nông; cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại vào thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn quản lý;

- Thống kê số lao động có nhu cầu học nghề trên địa bàn; nhu cầu sử dụng lao động và bao tiêu sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại, đảm bảo có trên 80% lao động nông dân sau học nghề có việc làm hoặc gắn với bao tiêu sản phẩm cho nông dân;

- Xác nhận vào đơn xin học nghề của lao động trong xã về đối tượng theo quy định và các điều kiện để làm việc theo nghề đăng ký học;

- Mở sổ theo dõi số lao động đã qua đào tạo nghề, số người có việc làm sau đào tạo nghề, số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, giàu, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn;

- Phối hợp kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo nghề trên địa bàn xã.

5. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức triển khai tuyển sinh đào tạo đảm bảo đúng tiến độ, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chế độ hỗ trợ, thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành;

- Xây dựng kế hoạch, dự toán chi phí đào tạo nghề; có danh sách trích ngang học viên và hợp đồng ký kết lao động đào tạo được gắn với địa chỉ sử dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc theo mô hình phát triển kinh tế tại địa phương (Không tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập có được sau đào tạo);

- Phối hợp với UBND xã theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn sau đào tạo;

- Tự theo dõi, đánh giá kết quả đào tạo nghề theo các tiêu chí giám sát, đánh giá hàng quý, từ đó có sự điều chỉnh để phấn đấu;

- Báo cáo hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm về Sở Lao động - TB&XH, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.

Trên đây là kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho nông dân giai đoạn 2016 - 2020. Yêu cầu các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; các xã; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện; Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành: Nông nghiệp & PTNT; Lao động - TBXH; Tài chính; Kế hoạch & Đầu tư; Thông tin Truyền thông;
- Hội doanh nghiệp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- CVP, PCVP UBND tỉnh;
- Vnpti Office;
- Lưu VT, KGVX, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Đức Quý

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG DÂN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo kế hoạch số: 210/KH-UBND ngày 31/8/2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

STT

Đơn vị/tên nghề đào tạo

Tổng số giai đoạn (2016-2020)

Trong đó

Năm 2016

Năm 2017

m 2018

Năm 2019

m 2020

Số người

Kinh phí (Triệu đồng)

Số người

Kinh phí (Triệu đồng)

Số người

Kinh phí (Triệu đồng)

Số người

Kinh phí (Triệu đồng)

Số người

Kinh phí (Triệu đồng)

Số người

Kinh phí (Triệu đồng)

A

TỔNG CỘNG

33.000

61.272

5.000

9.308

6.460

11.934

6.615

12.240

7.145

13.285

7.780

14.506

I

Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209

19.000

35.158

3.000

5.547

4.120

7.612

3.865

7.122

3.710

6.869

4.305

8.008

1

Trồng chè

2.955

5.474

335

614

670

1.237

750

1.391

590

1.097

610

1.136

2

Trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP

1.230

2.229

230

412

300

537

240

456

240

430

220

394

3

Trồng cây dược liệu

2.810

5.262

245

459

525

988

575

1.070

775

1.447

690

1.297

4

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

8.195

15.358

1.565

2.903

1.835

3.450

1.420

2.665

1.405

2.636

1.970

3.704

5

Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật

2.760

5.070

485

917

510

899

530

937

525

972

710

1.345

6

Thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò

280

353

0

0

35

44

70

88

70

88

105

132

7

Trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi cho trâu, bò

735

1.368

105

198

245

456

280

515

105

198

0

0

II

Các nghề nông nghiệp khác

14.000

26.115

2.000

3.761

2.340

4.322

2.750

5.118

3.435

6.416

3.475

6.498

1

Trồng và chăm sóc cây ăn quả (ôn đới và nhiệt đới)

975

1.842

105

198

175

331

205

387

245

463

245

463

2

Trồng cây lương thực

1.630

3.005

175

317

295

548

330

608

410

757

420

776

3

Trồng lúa năng suất cao

140

251

0

0

35

63

35

63

35

63

35

63

4

Trồng ngô

350

662

70

132

70

132

70

132

70

132

70

132

5

Trồng rau an toàn

2.260

4.144

390

723

340

623

450

820

520

952

560

1.027

6

Trồng cây tam giác mạch

350

662

70

132

70

132

70

132

70

132

70

132

7

Trồng rừng

410

757

0

0

35

66

95

176

140

258

140

258

8

Trồng lạc, đậu tương

560

1.058

175

331

70

132

70

132

105

198

140

265

9

Trồng nấm, mộc nhĩ

905

2.075

175

382

100

232

210

487

245

568

175

406

10

Trồng cây công nghiệp

175

313

0

0

70

125

35

63

0

0

70

125

11

Trồng và khai thác rừng trồng

105

191

 

 

 

 

 

 

 

 

70

125

12

Thâm canh cây trồng

210

376

0

0

35

63

35

63

70

125

70

125

13

Sản xuất giống cây trồng

855

1.560

175

324

140

254

155

282

140

254

245

446

14

Nông lâm kết hợp

210

397

0

0

35

66

35

66

70

132

70

132

15

Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm

1.820

3.371

210

386

350

648

380

701

450

841

430

796

16

Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn

280

512

280

512

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Nuôi và phòng trị bệnh cho dê, thỏ

70

132

70

132

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Nuôi cá nước ngọt

385

714

0

0

105

195

105

195

70

129

105

195

19

Nuôi trồng thủy sản

740

1.360

105

191

100

186

195

360

200

365

140

258

20

Nuôi trồng thủy sản thâm canh

315

564

0

0

70

125

105

188

70

125

70

125

21

Sản xuất kinh doanh giống thủy sản

170

304

0

0

35

63

30

54

70

125

35

63

22

Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng

175

203

0

0

35

41

35

41

70

81

35

41

23

Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi (trâu, bò)

350

752

0

0

0

0

0

0

175

376

175

376

24

Phòng trị bệnh cho vật nuôi, thủy sản nước ngọt

140

251

0

0

35

63

35

63

70

125

0

0

25

Chế biến và bảo quản nông lâm sản

175

221

0

0

35

44

35

44

70

88

35

44

26

Chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại

245

439

0

0

70

125

35

63

70

125

70

125

B

CHI TIẾT CÁC HUYỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

QUẢN BẠ

2.525

4.772

455

860

445

841

455

860

590

1.115

580

1.096

1

Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209

1.845

3.487

455

860

250

472

320

605

380

718

440

832

1.1

Trồng cây dược liệu

560

1.058

140

265

70

132

90

170

120

227

140

265

1.2

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

620

1.172

140

265

90

170

120

227

120

227

150

284

1.3

Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật

665

1.257

175

331

90

170

110

208

140

265

150

284

2

Các nghề nông nghiệp khác

680

1.285

0

0

195

369

135

255

210

397

140

265

2.1

Trồng cây lương thực

265

501

 

 

90

170

35

66

70

132

70

132

2.2

Trồng và chăm sóc cây ăn quả (ôn đới và nhiệt đới)

205

387

 

 

35

66

30

57

70

132

70

132

2.3

Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm

140

265

 

 

35

66

35

66

70

132

 

0

2.4

Nuôi cá nước ngọt

70

132

 

 

35

66

35

66

 

0

 

0

II

YÊN MINH

3.545

6.793

735

1.404

630

1.199

620

1.195

790

1.516

770

1.479

1

Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209

2.030

3.809

350

661

420

787

420

787

420

787

420

787

1.1

Trồng chè

280

521

 

 

70

130

70

130

70

130

70

130

1.2

Trồng cây dược liệu

175

331

35

66

35

66

35

66

35

66

35

66

1.3

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

1.260

2.381

280

529

245

463

245

463

245

463

245

463

1.4

Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật

315

576

35

66

70

128

70

128

70

128

70

128

2

Các nghề nông nghiệp khác

1.515

2.984

385

743

210

412

200

408

370

729

350

692

2.1

Trồng cây lương thực

295

558

35

66

70

132

30

57

90

170

70

132

2.2

Trồng Lạc, Đậu tương

315

595

105

198

35

66

35

66

70

132

70

132

2.3

Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm

275

520

70

132

35

66

30

57

70

132

70

132

2.4

Trồng rau an toàn

280

529

70

132

35

66

35

66

70

132

70

132

2.5

Trồng nấm, mộc nhĩ

280

650

35

81

35

81

70

162

70

162

70

162

2.6

Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn

70

132

70

132

 

 

 

 

 

 

 

 

III

ĐỒNG VĂN

3.670

6.936

660

1.247

630

1.191

595

1.125

700

1.323

1.085

2.051

1

Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209

2.060

3.893

310

586

350

662

280

529

385

728

735

1.389

1.1

Trồng chè

70

132

 

 

70

132

 

 

 

 

 

 

1.2

Trồng cây dược liệu

280

529

 

 

 

 

 

 

105

198

175

331

1.3

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

350

662

70

132

 

0

 

0

 

 

280

529

1.4

Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật

835

1.578

135

255

105

198

140

265

175

331

280

529

1.5

Trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi cho trâu, bò

525

992

105

198

175

331

140

265

105

198

 

 

2

Các nghề nông nghiệp khác

1.610

3.043

350

662

280

529

315

595

315

595

350

662

2.1

Trồng ngô

350

662

70

132

70

132

70

132

70

132

70

132

2.2

Trồng và chăm sóc cây ăn quả (ôn đới và nhiệt đới)

315

595

35

66

70

132

70

132

70

132

70

132

2.3

Trồng rau an toàn

210

397

35

66

35

66

35

66

35

66

70

132

2.4

Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm

280

529

35

66

35

66

70

132

70

132

70

132

2.5

Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn

35

66

35

66

 

 

 

 

 

 

 

 

2.6

Nuôi và phòng trị bệnh cho dê, thỏ

70

132

70

132

 

 

 

 

 

 

 

 

2.7

Trồng cây tam giác mạch

350

662

70

132

70

132

70

132

70

132

70

132

IV

O VẠC

3.250

6.118

635

1.221

735

1.344

620

1.142

595

1.140

665

1.272

1

Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209

1.435

2.562

315

595

490

866

280

469

175

316

175

316

1.1

Trồng cây dược liệu

175

331

 

 

70

132

35

66

35

66

35

66

1.2

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

805

1.521

210

397

280

529

105

198

105

198

105

198

1.3

Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật

455

709

105

198

140

204

140

204

35

51

35

51

2

Các nghề nông nghiệp khác

1.815

3.557

320

626

245

478

340

673

420

824

490

956

2.1

Trồng cây lương thực

245

463

 

 

35

66

70

132

70

132

70

132

2.2

Trồng rừng

235

444

 

 

35

66

60

113

70

132

70

132

2.3

Trồng Lạc, Đậu tương

245

463

70

132

35

66

35

66

35

66

70

132

2.4

Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm

210

397

 

 

35

66

35

66

70

132

70

132

2.5

Trồng rau an toàn

355

671

145

274

35

66

35

66

70

132

70

132

2.6

Trồng nấm, mộc nhĩ

350

788

105

219

35

81

70

162

70

162

70

162

2.7

Nuôi cá nước ngọt

175

331

 

 

35

66

35

66

35

66

70

132

V

VỊ XUYÊN

3.880

7.045

840

1.504

725

1.326

775

1.376

735

1.367

805

1.474

1

Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209

1.715

3.045

385

689

490

905

385

678

245

427

210

346

1.1

Trồng chè

105

188

 

 

70

125

35

63

 

 

 

 

1.2

Trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP

105

188

 

 

70

125

35

63

 

 

 

 

1.3

Trồng cây dược liệu

315

564

35

63

 

 

70

125

140

251

70

125

1.4

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

840

1.553

350

627

280

529

70

132

70

132

70

132

1.5

Trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi cho trâu, bò

210

376

 

 

70

125

140

251

 

 

 

 

1.6

Thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò

140

176

 

 

 

 

35

44

35

44

70

88

2

Các nghề nông nghiệp khác

2.165

4.001

455

814

235

421

390

698

490

940

595

1.128

2.1

Trồng cây lương thực

460

823

105

188

70

125

90

161

90

161

105

188

2.2

Sản xuất giống cây trồng

350

627

70

125

70

125

70

125

35

63

105

188

2.3

Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm

310

555

105

188

35

63

70

125

30

54

70

125

2.4

Trồng rau an toàn

305

546

105

188

30

54

70

125

30

54

70

125

2.5

Nuôi trồng thủy sản

390

698

70

125

30

54

90

161

130

233

70

125

2.6

Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi (trâu, bò)

350

752

 

 

 

 

 

 

175

376

175

376

VI

BẮC QUANG

2.395

4.321

385

689

490

884

485

895

455

814

580

1.038

1

Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209

1.645

2.971

315

564

320

573

345

644

365

653

300

537

1.1

Trồng chè

480

859

105

188

90

161

90

161

105

188

90

161

1.2

Trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP

645

1.181

140

251

140

251

105

215

140

251

120

215

1.3

Trồng cây dược liệu

90

161

 

0

 

0

60

107

30

54

 

 

1.4

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

430

770

70

125

90

161

90

161

90

161

90

161

2

Các nghề nông nghiệp khác

750

1.350

70

125

170

311

140

251

90

161

280

501

2.1

Trồng cây lương thực

295

528

35

63

30

54

70

125

90

161

70

125

2.2

Trồng cây công nghiệp

175

313

 

 

70

125

35

63

 

 

70

125

2.3

Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm

140

254

 

 

35

66

35

63

 

0

70

125

2.4

Trồng và khai thác rừng trồng

105

191

 

 

35

66

 

 

 

 

70

125

2.5

Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn

35

63

35

63

 

 

 

 

 

 

 

 

VII

QUANG BÌNH

3.085

5.412

240

430

620

1.088

645

1.133

860

1.495

720

1.267

1

Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209

1.410

2.524

240

430

270

483

300

537

300

537

300

537

1.1

Trồng chè

480

859

90

161

90

161

100

179

100

179

100

179

1.2

Trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP

480

859

90

161

90

161

100

179

100

179

100

179

1.3

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

450

806

60

107

90

161

100

179

100

179

100

179

2

Các nghềng nghiệp khác

1.675

2.888

0

0

350

604

345

596

560

958

420

730

2.1

Sản xuất kinh doanh giống thủy sản

170

304

 

 

35

63

30

54

70

125

35

63

2.2

Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng

175

203

 

 

35

41

35

41

70

81

35

41

2.3

Phòng trị bệnh cho vật nuôi, thủy sản nước ngọt

140

251

 

 

35

63

35

63

70

125

 

 

2.4

Trồng rau an toàn

210

376

 

 

35

63

35

63

70

125

70

125

2.5

Nuôi trồng thủy sản thâm canh

315

564

 

 

70

125

105

188

70

125

70

125

2.6

Chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại

245

439

 

 

70

125

35

63

70

125

70

125

2.7

Thâm canh cây trồng

210

376

 

 

35

63

35

63

70

125

70

125

2.8

Sản xuất giống cây trồng

210

376

 

 

35

63

35

63

70

125

70

125

VIII

XÍN MẦN

3.040

5.657

350

662

630

1.169

715

1.329

665

1.234

680

1.263

1

Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209

2.275

4.211

210

397

525

970

525

970

525

970

490

904

1.1

Trồng chè

420

794

 

 

70

132

175

331

70

132

105

198

1.2

Trồng cây dược liệu

560

1.058

 

 

175

331

105

198

175

330

105

198

1.3

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

910

1.720

210

397

175

331

175

331

175

331

175

331

1.4

Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật

245

463

 

 

70

132

35

66

70

132

70

132

1.5

Thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò

140

176

 

 

35

44

35

44

35

44

35

44

2

Các nghề nông nghiệp khác

765

1.446

140

265

105

198

190

359

140

265

190

359

2.1

Trồng cây lương thực

70

132

 

 

 

 

35

66

 

 

35

66

2.2

Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm

190

359

 

 

35

66

35

66

70

132

50

95

2.3

Nuôi trồng thủy sản

210

397

35

66

35

66

70

132

35

66

35

66

2.4

Sản xuất giống cây trồng

295

558

105

198

35

66

50

95

35

66

70

132

IX

HOÀNG SU PHÌ

4.070

7.560

420

771

770

1.433

810

1.509

925

1.704

1.145

2.142

1

Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209

2.950

5.553

350

639

500

1.058

565

1.068

610

1.153

865

1.635

1.1

Trồng chè

700

1.323

140

265

140

265

140

265

140

265

140

265

1.2

Trồng cây dược liệu

585

1.106

35

66

140

265

145

274

135

255

130

246

1.3

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

1.455

2.750

105

198

245

463

245

463

300

567

560

1.058

1.4

Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật

175

331

35

66

35

66

35

66

35

66

35

66

1.5

Thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò

35

44

35

44

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Các nghề nông nghiệp khác

1.120

2.006

70

132

210

375

245

441

315

551

280

507

2.1

Trồng và chăm sóc cây ăn quả (ôn đới và nhiệt đới)

455

860

70

132

70

132

105

198

105

198

105

198

2.2

Nuôi trồng thủy sản

140

265

 

 

35

66

35

66

35

66

35

66

2.3

Trồng rau an toàn

140

265

 

 

35

66

35

66

35

66

35

66

2.4

Chế biến và bảo quản nông lâm sản

175

221

 

 

35

44

35

44

70

88

35

44

2.5

Nông lâm kết hợp

210

397

 

 

35

66

35

66

70

132

70

132

X

TP. HÀ GIANG

1.495

2.760

35

63

455

828

380

694

315

577

310

598

1

Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209

595

1.149

35

63

175

327

175

327

70

139

140

294

1.1

Trồng chè

140

277

 

 

 

 

70

132

35

72

35

72

1.2

Trồng cây dược liệu

70

125

 

 

35

63

35

63

 

 

 

 

1.3

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

315

592

35

63

140

265

70

132

35

66

35

66

1.4

Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật

70

155

 

 

 

 

 

 

 

 

70

155

2

Các nghề nông nghiệp khác

900

1.611

0

0

280

501

205

367

245

439

170

304

2.1

Trồng lúa năng suất cao

140

251

 

 

35

63

35

63

35

63

35

63

2.2

Trồng rau an toàn

345

618

 

 

105

188

65

116

105

188

70

125

2.3

Nuôi cá nước ngọt

140

251

 

 

35

63

35

63

35

63

35

63

2.4

Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm

275

492

 

 

105

188

70

125

70

125

30

54

XI

BẮC MÊ

2.045

3.898

245

457

330

632

515

984

515

999

440

827

1

Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209

1.040

1.954

35

63

270

508

270

508

235

442

230

433

1.1

Trồng chè

280

521

 

 

70

130

70

130

70

130

70

130

1.2

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

760

1.433

35

63

200

378

200

378

165

312

160

302

2

Các nghề nông nghiệp khác

1.005

1.945

210

394

60

123

245

476

280

557

210

394

2.1

Trồng rau an toàn

415

743

35

63

30

54

140

251

105

188

105

188

2.2

Trồng nấm, mộc nhĩ

275

638

35

81

30

70

70

162

105

244

35

81

2.3

Trồng rừng

175

313

 

 

 

 

35

63

70

125

70

125

2.4

Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn

140

251

140

251

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 210/KH-UBND năm 2016 đào tạo nông nghiệp cho nông dân trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành

  • Số hiệu: 210/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 31/08/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Trần Đức Quý
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản