Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 204/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2020-2025

Hiện nay, công tác phòng chống thiên tai là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm; thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai làm cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của quê hương, đất nước. Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Thừa Thiên Huế đã luôn chú trọng thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai. Địa phương đã xây dựng Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 14/8/2018 triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai; triển khai Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức xây dựng và củng cố lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cấp xã với nòng cốt là dân quân tự vệ nhằm nâng cao năng lực dân sự trong ứng phó thiên tai tại cơ sở.

Năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai tổ chức công bố quyết định công nhận hoàn thành kế hoạch xây dựng tỉnh điển hình về phòng chống thiên tai cho Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tại 03 cấp (tỉnh, 02 huyện và 02 xã) theo Quyết định số 15/QĐ-TWPCTT ngày 22/11/2019 của Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.

Thực hiện các nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về tiếp tục triển khai, mở rộng phạm vi, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho 07 huyện, thị xã, thành phố Huế và các phường, xã, thị trấn còn lại trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 159-KH/TU ngày 18/6/2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm tiếp tục nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho 07 huyện, thị xã, thành phố Huế (huyện Nam Đông và Quảng Điền đã được công nhận hoàn thành Kế hoạch xây dựng nâng cao năng lực phòng chống thiên tai) và các phường, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ, tiến tới xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai; nâng cao năng lực phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức chỉ huy, điều hành của cả hệ thống chính trị, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp.

- Công tác phòng, chống thiên tai phải được xem là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết, vừa lâu dài; phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương và của toàn dân, toàn xã hội. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền các cấp; phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận và các đoàn thể.

- Phòng, chống thiên tai phải lấy phòng ngừa là chính, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” gắn với xây dựng cộng đồng an toàn, nông thôn mới, giảm nhẹ rủi ro thiên tai bắt đầu từ cộng đồng, kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, theo hướng đa mục tiêu; khôi phục, tái thiết sau thiên tai đảm bảo tính bền vững và yêu cầu xây dựng lại tốt hơn; tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ kết hợp với kế thừa những kinh nghiệm truyền thống.

- Các cơ quan phụ trách phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ tỉnh đến cơ sở chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng, cụ thể hóa thành kế hoạch lồng ghép triển khai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Yêu cầu

- Quán triệt sâu sắc chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ủy Ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trên cơ sở đó Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tiến hành chuẩn bị kế hoạch xây dựng tỉnh điển hình về phòng chống thiên tai bảo đảm hết sức khẩn trương, đầy đủ, chặt chẽ, chu đáo.

- Các cơ quan, đơn vị và địa phương triển khai Kế hoạch đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014; Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/02/2015, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 13/7/2018 về công tác phòng tránh lũ quét và sạt lở đất; Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 30/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia đến năm 2020; Kế hoạch số 159-KH/TU ngày 18/6/2020 và Kế hoạch số 164-KH/TU ngày 17/8/2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phù hợp với thực tế, bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện.

- Lồng ghép, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn để triển khai nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai gắn với phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành, nâng cao hiệu quả đầu tư làm cơ sở để tổ chức thực hiện kế hoạch đạt kết quả tốt nhất.

- Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh với các ngành, các địa phương, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc để triển khai kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ, đồng bộ.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2025 cơ bản hoàn thành nâng cao năng lực cho văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp (tỉnh, huyện, xã) để chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giảm tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; tạo điều kiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025

Đến năm 2025 có 145 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ; 09/09 Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực về phòng chống thiên tai tại chỗ.

III. NỘI DUNG

1. Đối với các đơn vị, địa phương đã được công bố hoàn thành Kế hoạch xây dựng tỉnh điển hình về phòng chống thiên tai năm 2019: Tiếp tục xây dựng chuyên sâu, toàn diện, hoàn thiện hơn cho Văn phòng thường trực cấp tỉnh, huyện, xã đã được công nhận.

2. Đối với các đơn vị, địa phương chưa được công nhận hoàn thành xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai: Tiếp tục nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho các huyện, thị xã, thành phố Huế và các phường, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ, cụ thể:

a) Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực tham mưu phòng, chống thiên tai

- Tổ chức bộ máy:

Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ huy và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp theo quy định tại Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018.

Rà soát Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp.

Ban hành Quyết định việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; Quyết định phân công nhiệm vụ các đơn vị có lực lượng, vật tư, phương tiện tham gia công tác phòng chống thiên tai cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.

- Nguồn nhân lực:

Rà soát, bố trí cán bộ chuyên môn của cấp huyện, cấp xã thực hiện Văn phòng thường trực Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Thành lập, củng cố và duy trì hoạt động thường xuyên của các đội xung kích phòng, chống thiên tai.

Tổ chức thu, nộp Quỹ phòng chống thiên tai.

b) Hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh

- Xây dựng, rà soát Kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp.

- Xây dựng phương án ứng phó với thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai.

c) Có cơ sở hạ tầng thiết yếu đảm bảo công tác phòng chống thiên tai tại chỗ

- Thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các quy hoạch.

- Lồng ghép, huy động mọi nguồn lực, các dự án, đề án như: Chương trình Nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững, Xóa nhà tạm, Cải cách hành chính, Chương trình quốc gia thích ứng biến đổi khí hậu, Chương trình di dân vùng sạt lở, lũ quét thực hiện các nội dung về phòng chiên tai, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án ngày chủ nhật xanh, Đề án 1002, Quỹ Phòng chống thiên tai, Quỹ Khí hậu xanh GCF, dự án Trường Sơn Xanh, dự án Luxembourg, Đô thị thông minh, GIS Huế.

- Tích hợp sử dụng, kết nối các hạ tầng hệ thống đô thị thông minh, hệ thống thông tin địa lý GIS Huế, ứng dụng hệ thống tin nhắn, phản ảnh trực tuyến Hue-S góp phần nâng cao năng lực phòng chống thiên tai.

- Tăng cường trang thiết bị tại Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Xây dựng Bản đồ thông tin phòng chống thiên tai trong các Phương án ứng phó thiên tai cấp tỉnh, huyện, xã.

- Thực thi pháp luật về bảo vệ công trình phòng chống thiên tai.

IV. KINH PHÍ

1. Kinh phí: 10,3 tỷ đồng, trong đó:

TT

Nội dung

Tổng cộng

Ngân sách tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Chủ công trình

Ghi chú

I

Nhu cầu kinh phí đã được phê duyệt tại Kế hoạch số 174/KH-UBND ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh

7.161.549

460.299

6.190.250

511.000

Báo cáo UBND tỉnh bổ sung khi có nhu cầu

1

Dự trữ vật tư tại các hồ chứa và địa phương

5.684.450

296.250

4.877.200

511.000

Chi tiết Phụ lục I

2

Trang thiết bị phục vụ tại Văn phòng Ban chỉ huy, các huyện, thị xã và thành phố Huế

1.393.000

139.300

1.253.700

 

Chi tiết Phụ lục II và III

3

Kinh phí in bản đồ

84.099

24.749

59.350

 

Chi tiết Phụ lục IV

II

Rà soát, cập nhật bản đồ phòng, chống thiên tai

50.000

50.000

 

 

 

III

Hệ thống camera giám sát kết nối đô thị thông minh (bổ sung lắp đặt tại các vị trí xung yếu: hồ chứa, vị trí thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở...)

300.000

300.000

 

 

Phân bổ giai đoạn 2020-2025

IV

Tập huấn nâng cao năng lực phòng chống thiên tai

180.000

180.000

 

 

Phân bổ giai đoạn 2020-2025

 

Tổng cộng

7.691.549

990.299

6.190.250

511.000

 

2. Nguồn kinh phí

- Kinh phí Trung ương hỗ trợ.

- Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, các đơn vị quản lý và khai thác công trình thủy lợi, thủy điện.

- Quỹ Phòng chống thiên tai.

- Nguồn xã hội hóa và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác, cụ thể:

a) Đối với các nội dung: Xây dựng, rà soát Kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp giai đoạn 2020-2025 (nhu cầu 900 triệu đồng); xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai (nhu cầu 900 triệu đồng) và nội dung sử dụng hệ thống thông tin cảnh báo ứng dụng HueS, mạng xã hội Facebook, Zalo, Viber (nhu cầu 50 triệu đồng) không làm phát sinh chi phí,

Sử dụng nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị để thực hiện (nếu có); Quỹ Phòng chống thiên tai; các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác

b) Dự kiến kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2020-2025 là 7.692 triệu đồng (ngân sách tỉnh là 991 triệu đồng, ngân sách các huyện, thị xã và thành phố Huế là 6.190 triệu đồng và chủ công trình là 511 triệu đồng), chi tiết đính kèm, trong đó:

- Hằng năm, trên cơ sở nhu cầu kinh phí của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, khả năng cân đối ngân sách và Quỹ Phòng chống thiên tai, Sở Tài chính sẽ tham mưu UBND tỉnh nguồn kinh phí thực hiện.

- Đối với nhu cầu dự trữ vật tư, trang thiết bị của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai các huyện, thị xã và thành phố Huế, đề nghị các địa phương căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh được ban hành, chủ động sử dụng từ nguồn ngân sách cấp mình, nguồn xã hội hóa và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác để triển khai thực hiện.

- Đối với nhu cầu dự trữ vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai tại các đập, công trình, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh làm việc với các chủ đập, chủ công trình để tăng cường bố trí thêm vật tư, trang thiết bị đảm bảo công tác phòng chống thiên tai.

3. Sau khi kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt các đơn vị, địa phương có liên quan chủ động lập dự toán, bố trí kinh phí triển khai thực hiện các nội dung được phân công; đồng thời gửi đề xuất về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh

Là đơn vị Thường trực chịu trách nhiệm liên hệ, kết nối với UBND các huyện thị xã và thành phố Huế thực hiện nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ đạo Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Chi cục Thủy lợi kiểm tra hướng dẫn, đôn đốc triển khai tiêu chí 3.2. “đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ” trong xây dựng nông thôn mới góp phần triển khai nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai.

Phối hợp cung cấp thông tin về kết quả triển khai tiêu chí 3.2. “đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ” về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh

Chỉ đạo các đơn vị cấp huyện xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm lòng cốt theo quy định tại Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2019 của Chính phủ.

Xây dựng phương án chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; thường xuyên kiểm tra, rà soát nhân lực và các vật tư, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức tập huấn, huấn luyện cho lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các đơn vị tham gia, hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ, gồm:

Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh thực hiện kết nối dữ liệu camera đã có tại một số vị trí ngập lụt xung yếu, các hồ chứa nước truyền về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phục vụ lãnh đạo chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai.

Phổ biến ứng dụng HUE-S phục vụ thông báo, cảnh báo thiên tai; tích hợp các bản đồ phòng chống thiên tai, sơ tán di dời dân cấp huyện, cấp xã hiện có lên hệ thống GIS Huế.

Hỗ trợ cấp huyện, cấp xã sử dụng Hệ thống tin nhắn các nhà mạng phục vụ nhắn tin phòng chống thiên tai.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội, phát triển ngành, cân đối ngân sách, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để bố trí hỗ trợ cho việc đầu tư phục vụ xây dựng nâng cao năng lực phòng chống thiên tai;

Tổng hợp đánh giá thiệt hại, phân tích các nhu cầu khắc phục hậu quả thiên tai tham mưu cho UBND tỉnh danh mục các dự án đầu tư, nguồn lực, giải pháp để tái thiết, khắc phục các công trình hư hỏng sau thiên tai.

6. Sở Công Thương

Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác dự trữ tại các địa phương, địa bàn xung yếu; chỉ đạo các chủ đập thủy điện xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du, lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định.

7. Sở Y tế

Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện dự trữ đầy đủ thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý môi trường, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cấp cứu; kiểm tra, xử lý bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh xảy ra.

8. Sở Xây dựng

Hướng dẫn các địa phương hoàn thành quy hoạch xây dựng, cơ sở hạ tầng đảm bảo công tác phòng chống thiên tai tại chỗ; chỉ đạo việc đảm bảo an toàn các khu tái định cư, Nhà xưởng, Kho tàng, các khu đô thị và công nghiệp, nhà cao tầng đang thi công; hệ thống thoát nước.

Chỉ đạo thực hiện chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

9. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Hướng dẫn các địa phương, cơ quan ban ngành trong việc thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội đột xuất đối với các hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai.

10. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai ngành giáo dục và đào tạo; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên khi có sự cố, thiên tai xảy ra; triển khai công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức, kỹ năng về phòng, tránh, ứng phó với tai nạn, sự cố, thiên tai cho học sinh, sinh viên.

11. Sở Giao thông vận tải

Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo công tác đảm bảo giao thông thông suốt khi có sự cố thiên tai; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất.

12. Sở Văn hóa và Thể thao

Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thể thao xây dựng phương án phối hợp sử dụng các địa điểm phòng tập, nhà thi đấu, sân vận động để làm nơi sơ tán dân khi có sự cố thiên tai; tiếp tục tăng cường phối hợp tổ chức chương trình dạy bơi an toàn, phòng, chống đuối nước ở trẻ em.

13. Sở Tài chính

Hàng năm cân đối ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho các hoạt động theo nội dung Kế hoạch, đồng thời thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách.

14. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thừa Thiên Huế

Tăng cường đưa tin trên sóng phát thanh, truyền hình tỉnh và các đài, trạm truyền thanh, truyền hình địa phương về dự báo, cảnh báo sự cố, thiên tai; các chủ trương, chỉ thị, công điện của tỉnh và Trung ương về phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai.

15. UBND các huyện thị xã và thành phố Huế

Chỉ đạo xây dựng Văn phòng thường Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.

Các huyện, thị xã và thành phố Huế căn cứ vào Kế hoạch của UBND tỉnh chủ động sử dụng từ nguồn ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa và các nguồn hỗ trợ khác để triển khai thực hiện.

16. Các đơn vị, địa phương còn lại triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2019 của Chính phủ quy định hướng dẫn Luật phòng chống thiên tai góp phần xây dựng nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.

17. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tăng cường giám sát, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.

Lồng ghép nội dung công tác phòng, chống thiên tai với hoạt động của các đơn vị, như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tiêu chí đánh giá công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.

18. Căn cứ nội dung Kế hoạch này, Thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ; Thành lập Tổ công tác để chỉ đạo xây dựng phòng chống thiên tai của địa phương, đơn vị triển khai đạt kết quả. Đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai Kế hoạch; định kỳ hàng năm sơ kết (tháng 7 hàng năm), báo cáo kết quả triển khai thực hiện (tháng 12 hàng năm) về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc cần thông tin kịp thời về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để được hướng dẫn, chỉ đạo và giải quyết.

Giao Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo nhiệm vụ được giao tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT (b/c);
- UBQG ƯPSCTTTKCN;
- Bộ NN&PTNT;
- Tổng cục PCTT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- VP: LĐ và các CV;
- Lưu: VT, NN.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

PHỤ LỤC I

NHU CẦU MUA SẮM CÁC TRANG THIẾT BỊ ĐẢM BẢO ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TẠI CÁC HỒ CHỨA NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 09/9/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Hạng mục công tác

Đơn vị

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền (đồng)

Địa điểm

I

Dự trữ vật tư do Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh quản lý

296.250.000

 

1

Tại kho Phòng chống thiên tai Tỉnh 2B Trần Cao Vân

 

Tại 2B Trần Cao Vân

a

Bao tải

cái

5000

4500

22.500.000

 

b

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

200

300.000

60.000.000

 

c

Vải lọc ART 15D

m2

3.000

19.500

58.500.000

 

2

Dự trữ Đá hộc tại đập Hòa Duân, thị trấn Thuận An, huyện Phú vang

Tại đập Hòa Duân

a

Đá hộc

m3

500

310.500

155.250.000

 

II

Dự trữ vật tư do Công ty TNHH NN 1TV QLKTCTTL quản lý

511.000.000

 

1

Dự trữ Đá hộc tại đập Thảo Long

 

 

 

Tại đập Thảo Long

a

Đá hộc

m3

300

287.500

86.250.000

 

2

Dự trữ vật tư tại hồ Thọ Sơn

 

 

 

Tại hồ Thọ Son

a

Đá hộc

m3

100

240.000

24.000.000

 

b

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

c

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

3

Dự trữ vật tư tại hồ Khe Ngang

 

 

 

Tại hồ Khe Ngang

a

Đá hộc

m3

100

240.000

24.000.000

 

b

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

c

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

4

Dự trữ vật tư tại hồ Truồi

 

 

 

 

Tại hồ Truồi

a

Bao tải

cái

2.000

4.500

9.000.000

 

5

Dự trữ vật tư tại hồ Hòa Mỹ

 

 

 

 

 

a

Đá hộc

m3

100

270.000

27.000.000

 

b

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

c

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

6

Dự trữ vật tư tại hồ Phú Bài

 

 

 

 

Tại hồ Phú Bài

a

Bao tải

cái

1.000

4.500

4.500.000

 

b

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

7

Dự trữ vật tư tại hồ Châu Sơn

 

 

 

Tại Hồ Châu Sơn

a

Bao tải

cái

1.000

4.500

4.500.000

 

b

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

8

Dự trữ vật tư tại hồ Mỹ Xuyên

 

 

 

Tại Hồ Mỹ Xuyên

a

Bao tải

cái

1.000

4.500

4.500.000

 

b

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

c

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

9

Dự trữ vật tư tại hồ A Lá

 

 

 

 

Tại hồ A Lá

a

Đá hộc

m3

100

200.000

20.000.000

 

b

Bao tải

cái

1.000

4.500

4.500.000

 

c

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

d

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

10

Dự trữ vật tư tại hồ Tà Rình

 

 

 

 

Tại hồ Tà Rình

a

Đá hộc

m3

100

200.000

20.000.000

 

b

Bao tải

cái

1.000

4.500

4.500.000

 

c

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

d

Vải lọc ART 15D

m2

1 500

19.500

9.750.000

 

II

Nhu cầu tập kết vật tư dự trữ ở các địa phương

 

 

 

1

Huyện Phong Điền quản lý

 

 

 

3.825.700.000

 

a

Xã Phong Sơn

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

100

270.000

27.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300000

30.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

200

19.500

3.900.000

 

b

Xã Phong An

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

500

240.000

120.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

500

300.000

150.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

1.000

19.500

19.500.000

 

c

Xã Phong Hiền

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

400

240.000

96.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

400

300.000

120.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

800

19.500

15.600.000

 

d

Xã Phong Thu

 

 

 

 

 

 

Đá hộc

m3

1.000

270.000

270.000.000

Tại UBND xã

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

1.000

300.000

300.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

2.000

19.500

39.000.000

 

đ

Xã Phong Hòa

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

1.000

270.000

270.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

1.000

300.000

300.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

2.000

19.500

39.000.000

 

e

Xã Phong Bình

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

800

270.000

216.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

800

300000

240.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

1.600

19.500

31.200.000

 

g

Xã Phong Chương

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

900

270.000

243.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

900

300.000

270.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

1.800

19.500

35.100.000

 

h

Xã Điền Hải

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

700

280.000

196.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

700

300.000

210.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

1.400

19.500

27.300.000

 

i

Xã Phong Hải

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

900

280.000

252.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

900

300.000

270.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

1.800

19.500

35.100.000

 

2

Huyện Quảng Điền quản lý

 

 

 

384.500.000

 

a

Dự trữ vật tư tại hồ Nam Giảng

 

 

 

Tại hồ Na Giảng

 

Đá hộc

m3

200

250.000

50.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

200

300.000

60.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

1.000

19.500

19.500.000

 

b

Dự trữ vật tư tại hồ Đồng Bào

 

 

 

Tại hồ Đồng Bào

 

Đá hộc

m3

100

250.000

25.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

c

Thôn An Xuân, xã Quảng An

 

 

 

 

 

Đá hộc

m3

100

240.000

24.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

d

Thị trấn Sịa

 

 

 

 

Tại UBND thị trấn

 

Đá hộc

m3

100

240.000

24.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

đ

xã Quảng Thọ

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

100

230.000

23.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

3

Huyện Phú Lộc quản lý

 

 

 

411.000.000

 

a

Thị trấn Lăng Cô

 

 

 

 

Tại UBND thị trấn

 

Đá hộc

m3

100

270.000

27.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

b

Xã Giang Hải

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

200

270.000

54.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

200

300.000

60.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

2.000

19.500

39.000.000

 

c

Xã Lộc Thủy

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

100

240.000

24.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

d

Xã Lộc Trì

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

100

240.000

24.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

đ

Xã Lộc An

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

100

240.000

24.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300 000

30.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

4

Thị xã Hương Trà

 

 

 

256.000.000

 

a

Xã Hương Thọ

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

100

210.000

30.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

b

Phường Hương Hồ

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

100

210.000

21.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

c

Phường Hương Xuân

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

100

230.000

23.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

d

Xã Hương Vinh

 

 

 

 

Tại UBND xã

 

Đá hộc

m3

100

230.000

23.000.000

 

 

Rọ đá (2x1x0,5)m

cái

100

300.000

30.000.000

 

 

Vải lọc ART 15D

m2

500

19.500

9.750.000

 

 

 

 

 

 

5.684.450.000

 

 

PHỤ LỤC II

NHU CẦU TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ TRỰC TIẾP CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TẠI VĂN PHÒNG BAN CHỈ HUY PCTT VÀ TKCN TỈNH

TT

Trang thiết bị

Mô tả

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

I

Phòng họp trực tuyến

 

1

Tivi 55 inch

Đảm bảo phục vụ công tác họp giao ban với Ban Chỉ đạo Trung ương PCTT và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh

Cái

1

15.000.000

15.000.000

2

Webcam Logitech Full HD

Bộ

1

2.000.000

2.000.000

3

Mic Phoenix PCS

Bộ

1

8.000.000

8.000.000

4

Dây cáp kết nối hình ảnh, âm thanh (VGA, HDMI, USB, Audio)

Bộ

2

1.000.000

2.000.000

5

Bộ chuyển đổi VGA sang HDMI

Bộ

1

300.000

300.000

6

Máy tính để bàn

Bộ

1

10.000.000

10.000.000

7

Máy chiếu (projector) độ phân giải Full HD

Cái

1

30.000.000

30.000.000

8

Màn chiếu treo tường 150 inch

Bộ

1

4.000.000

4.000.000

Tổng cộng I

71.300.000

II

Phòng trực ban

 

1

Máy tính để bàn

Đảm bảo phục vụ công tác trực ban phòng chống thiên tai

Bộ

2

10.000.000

20.000.000

2

Laptop

Cái

1

15.000.000

15.000.000

3

Máy fax

Cái

1

3.000.000

3.000.000

4

Máy ảnh kỹ thuật số

Cái

1

5.000.000

5.000.000

5

Máy in

Cái

1

4.000.000

4.000.000

6

Máy photocopy

Cái

1

20.000.000

20.000.000

7

Máy điện thoại để bàn

Cái

2

500.000

1.000.000

Tổng cộng II

68.000.000

Tổng cộng I + II

139.300.000

 

PHỤ LỤC III

NHU CẦU TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ TRỰC TIẾP CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TẠI VĂN PHÒNG BAN CHỈ HUY PCTT VÀ TKCN HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ

TT

Trang thiết bị

Mô tả

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

I

Phòng họp trực tuyến

 

1

Tivi 55 inch

Đảm bảo phục vụ công tác họp giao ban với Ban Chỉ đạo TWPCTT và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh

Cái

1

15.000.000

15.000.000

2

Webcam Logitech Full HD

Bộ

1

2.000.000

2.000.000

3

Mic Phoenix PCS

Bộ

1

8.000.000

8.000.000

4

Dây cáp kết nối hình ảnh, âm thanh (VGA, HDMI, USB, Audio)

Bộ

2

1.000.000

2.000.000

5

Bộ chuyển đổi VGA sang HDMI

Bộ

1

300.000

300.000

6

Máy tính để bàn

Bộ

1

10.000.000

10.000.000

7

Máy chiếu (projector) độ phân giải Full HD

Cái

1

30.000.000

30.000.000

8

Màn chiếu treo tường 150 inch

Bộ

1

4.000.000

4.000.000

Tổng cộng I

71.300.000

II

Phòng trực ban

 

1

Máy tính để bàn

Đảm bảo phục vụ công tác trực ban PCTT

Bộ

2

10.000.000

20.000.000

2

Laptop

Cái

1

15.000.000

15.000.000

3

Máy fax

Cái

1

3.000.000

3.000.000

4

Máy ảnh kỹ thuật số

Cái

1

5.000.000

5.000.000

5

Máy in

Cái

1

4.000.000

4.000.000

6

Máy photocopy

Cái

1

20.000.000

20.000.000

7

Máy điện thoại để bàn

Cái

2

500.000

1.000.000

Tổng cộng II

68.000.000

Tổng cộng I + II

139.300.000

Tổng cộng 09 văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện, thị xã và thành phố

1.253.700.000

 

PHỤ LỤC IV

NHU CẦU TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ TRỰC TIẾP CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TẠI VĂN PHÒNG BAN CHỈ HUY PCTT VÀ TKCN HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THỐNG KÊ CÁC LOẠI BẢN ĐỒ PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

TT

Tên bản đồ

Số lượng

Kích thước (m)

Đơn vị (m2)

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

A

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh

 

 

 

 

24.748.600

I

Đã có

 

 

 

 

6.757.400

1

Bản đồ đường đi của bão (tại phòng trực ban)

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

2

Biểu đồ đường quan hệ của các hồ chứa thủy lợi và thủy điện (tại phòng trực ban)

4

1,07x1,65

1,766

520.000

3.672.240

3

Biểu đồ mực nước trên các sông chính và các cấp báo động (tại phòng trực ban)

2

1,4x1,4

1,96

520.000

2.038.400

II

Chưa có (cần bổ sung)

 

 

 

 

17.991.200

1

Bản đồ đường đi của bão (tại phòng họp)

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

2

Biểu đồ đường quan hệ của các hồ chứa thủy lợi và thủy điện (tại phòng họp)

4

1,07x1,65

1,766

520.000

3.672.240

3

Biểu đồ mực nước trên các sông chính và các cấp báo động (tại phòng họp)

2

1,4x1,4

1,96

520.000

2.038.400

4

Bản đồ các công trình thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh (tại phòng họp)

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

5

Bản đồ ngập lụt ứng với từng cấp báo động mực nước trên sông (tại phòng họp)

3

1,22x1,65

2,013

520.000

3.140.280

6

Bản đồ lũ quét, sạt lở đất (tại phòng họp)

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

7

Tập biểu đồ đường quan hệ và hình ảnh của các hồ chứa thủy lợi và thủy điện (20 trang A3)

20

A3

 

300.000

6.000.000

B

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, thị xã, thành phố (chưa có)

 

 

 

 

59.350.460

I

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Huế

 

 

 

 

8.061.560

1

Bản đồ đường đi của bão

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

2

Bản đồ ngập lụt ứng với từng cấp báo động mực nước trên sông Hương

3

1,22x1,65

2,013

520.000

3.140.280

3

Biểu đồ mực nước và các cấp báo động trên sông Hương

2

1,4x1,4

1,96

520.000

2.038.400

4

Biểu đồ đường quan hệ của các hồ chứa Bình Điền, Tả Trạch

2

1,07x1,65

1,766

520.000

1.836.120

II

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị xã Hương Thủy

 

 

 

 

8.878.480

1

Bản đồ đường đi của bão

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

2

Bản đồ ngập lụt ứng với từng cấp báo động mực nước trên sông Hương

3

1,22x1,65

2,013

520.000

3.140.280

3

Biểu đồ mục nước và các cấp báo động trên sông Hương

1

1,4x1,4

1,96

520.000

1.019.200

4

Biểu đồ đường quan hệ của các hồ chứa Bình Điền, Tả Trạch, Phú Bài II, Châu Sơn

4

1,07x1,65

1,766

520.000

3.672.240

III

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị xã Hương Trà

 

 

 

 

11.890.060

1

Bản đồ đường đi của bão

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

2

Bản đồ ngập lụt ứng với từng cấp báo động mực nước trên sông Hương, sông Bồ

3

1,22x1,65

2,013

520.000

3.140.280

3

Biểu đồ mực nước và các cấp báo động trên sông Hương, sông Bồ

1

1,4x1,4

1,96

520.000

1.019.200

4

Biểu đồ đường quan hệ của các hồ chúa Bình Điền, Tả Trạch, Hương Điền, Khe Ngang, Thọ Sơn

5

1,07x1,65

1,766

520.000

4.590.300

5

Bản đồ sạt lở bờ sông, bờ biển

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

6

Bản đồ lũ quét, sạt lở đất

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

IV

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Phong Điền

 

 

 

 

7.042.360

1

Bản đồ đường đi của bão

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

2

Bản đồ ngập lụt ứng với từng cấp báo động mực nước trên sông Bồ, sông Ô Lâu

2

1,22x1,65

2,013

520.000

2.093.520

3

Biểu đồ mực nước và các cấp báo động trên sông Bồ, sông Ô Lâu

1

1,4x1,4

1,96

520.000

1.019.200

4

Biểu đồ đường quan hệ của các hồ chứa Hương Điền, Hòa Mỹ

2

1,07x1,65

1,766

520.000

1.836.120

5

Bản đồ sạt lở bờ sông, bờ biển

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

V

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Quảng Điền

 

 

 

 

5.206.240

1

Bản đồ đường đi của bão

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

2

Bản đồ ngập lụt ứng với từng cấp báo động mực nước trên sông Bồ, sông Hương

2

1,22x1,65

2,013

520.000

2.093.520

3

Biểu đồ mực nước và các cấp báo động trên sông Bồ, sông Hương

1

1,4x1,4

1,96

520.000

1.019.200

4

Bản đồ sạt lở bờ sông, bờ biển

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

VI

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Phú Lộc

 

 

 

 

7.042.360

1

Bản đồ đường đi của bão

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

2

Bản đồ ngập lụt ứng với từng cấp báo động mực nước trên sông Truồi

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

3

Biểu đồ mực nước và các cấp báo động trên sông Truồi

1

1,4x1,4

1,96

520.000

1.019.200

4

Biểu đồ đường quan hệ của các hồ chúa Truồi, Thủy Yên

2

1,07x1,65

1,766

520.000

1.836.120

5

Bản đồ sạt lở bờ sông, bờ biển

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

6

Bản đồ lũ quét, sạt lở đất

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

VII

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện A Lưới

 

 

 

 

3.011.580

1

Bản đồ đường đi của bão

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

2

Biểu đồ đường quan hệ của các hồ chứa Thủy Điện A Lưới

1

1,07x1,65

1,766

520.000

918.060

3

Bản đồ lũ quét, sạt lở đất

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

VIII

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Nam Đông

 

 

 

 

3.011.580

1

Bản đồ đường đi của bão

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

2

Biểu đồ đường quan hệ của các hồ chứa Thủy Điện Thượng Lộ

1

1,07x1,65

1,766

520.000

918.060

3

Bản đồ lũ quét, sạt lở đất

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

IX

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Phú Vang

 

 

 

 

5.206.240

1

Bản đồ đường đi của bão

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

2

Bản đồ ngập lụt ứng với từng cấp báo động mực nước trên sông Bồ, sông Hương

2

1,22x1,65

2,013

520.000

2.093.520

3

Biểu đồ mực nước và các cấp báo động trên sông Bồ, sông Hương

1

1,4x1,4

1,96

520.000

1.019.200

4

Bản đồ sạt lở bờ sông, bờ biển

1

1,22x1,65

2,013

520.000

1.046.760

 

Tổng cộng

 

 

 

 

84.099.060

 

PHỤ LỤC V

KHUNG TIẾN ĐỘ CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TẠI VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CÁC CẤP
(Kèm theo Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 09/9/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Nội dung công việc

Công việc cần triển khai

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Dự kiến kinh phí (triệu đồng)

 

Kinh phí

 

 

 

3.140

I

Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực tham mưu phòng, chống thiên tai

 

 

a

Kiện toàn Ban Chỉ huy, Văn phòng thường trực: 01 đơn vị cấp huyện; 145 đơn vị cấp xã.

Hoàn thành kiện toàn Ban Chỉ huy; Rà soát Quy chế hoạt động; phân công nhiệm vụ; các đơn vị có lực lượng, vật tư, phương tiện tham gia công tác phòng chống thiên tai cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn huyện, xã.

UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

Văn phòng thường trực tỉnh

 

b

Nguồn nhân lực Phòng chống thiên tai

 

 

 

 

 

 

Rà soát, bố trí phân công cán bộ chuyên môn của cấp huyện, cấp xã thực hiện Văn phòng thường trực Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

Văn phòng thường trực tỉnh

 

 

 

Thành lập, củng cố và duy trì hoạt động thường xuyên của các đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, thôn

UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

Bộ Chỉ huy Quân sự; Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thị xã và TP Huế.

 

2

Hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh

 

 

 

a

Xây dựng, rà soát Kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp giai đoạn 2020-2025.

Rà soát, cập nhật, bổ sung kế hoạch cấp tỉnh

Văn phòng thường trực tỉnh

Các đơn vị địa phương

900

Rà soát, cập nhật, bổ sung kế hoạch cấp huyện và cấp xã

 

 

 

b

Phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai

Rà soát, cập nhật bổ sung hoàn thiện phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai cấp tỉnh

Văn phòng thường trực tỉnh

 

900

 

 

Rà soát, cập nhật bổ sung hoàn thiện phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai cấp huyện

UBND các huyện, thị xã và TP Huế

 

 

3

Quỹ Phòng chống thiên tai

Triển khai công tác thu, chi Quỹ

Văn phòng thường trực tỉnh

 

 

4

Ứng dụng khoa học công nghệ và hiện đại hóa Văn phòng thường trực

 

 

 

a

Hệ thống giao ban trực tuyến

Rà soát, kết nối, vận hành hệ thống

Văn phòng thường trực tỉnh

 

 

b

Trang Web PCTT Tổ chức cơ sở dữ liệu PCTT

- Rà soát, cập nhật thông tin

- Tiến tới liên kết thông tin, dữ liệu về hồ chứa, KTTV, vị trí xung yếu và dữ liệu PCTT khác phục vụ điều hành ứng phó thiên tai

Văn phòng thường trực tỉnh

 

 

c

Bản đồ phòng, chống thiên tai

Rà soát, cập nhật số liệu năm 2020 hệ thống GIS Huế

Đô thị thông minh

Văn phòng thường trực tỉnh; các huyện, thị xã và TP Huế

90

d

Hệ thống camera giám sát Kết nối với hệ thống Đô thị thông minh

Bổ sung lắp đặt camera tại các vị trí xung yếu (hồ chứa, vị trí thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở,....)

Đô thị thông minh

Văn phòng thường trực tỉnh; các huyện, thị xã và TP Huế

300

đ

Sử dụng hệ thống thông tin cảnh báo ứng dụng HUE-S Hoạt động mạng xã hội Facebook, Zalo, Viber

- Tiếp nhận tài liệu từ VPTT BCĐ;

- Rà soát, bổ sung tài liệu cho Thừa Thiên Huế;

Đô thị thông minh

Văn phòng thường trực tỉnh; các huyện, thị xã và TP Huế

50

e

Tập huấn nâng cao năng lực phòng chống thiên tai các cấp

 

Văn phòng thường trực tỉnh

các huyện, thị xã và TP Huế

900

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2020 về nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai cho địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020-2025

  • Số hiệu: 204/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 09/09/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/09/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản