Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 201/KH-UBND | Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2019 |
Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 06-CTr/TU ngày 12/3/2016 về việc “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại giai đoạn 2016-2020”. Để hoàn thành chỉ tiêu của Chương trình tại Mục II, phần thứ hai về vận tải hành khách công cộng: tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng: 20-25% (trong đó đường sắt đô thị 1-3%), Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch “Thực hiện các giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020”, cụ thể như sau:
Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố theo đúng tinh thần của Chương trình số 06-CTr/TU ngày 12/3/2016 của Thành ủy Hà Nội về việc “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại giai đoạn 2016-2020” trong đó (tại Mục II, phần thứ hai) có đề ra chỉ tiêu chủ yếu: tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng: 20-25% (trong đó đường sắt đô thị 1-3%).
Để đạt được yêu cầu hoàn thành chỉ tiêu vận chuyển hành khách công cộng trong Chương trình số 06-CTr/TU ngày 12/3/2016, cần xây dựng Kế hoạch thực hiện các giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020 đối với các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
II. Các giải pháp cụ thể hoàn thành chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng đến năm 2020
1. Triển khai xây dựng, rà soát bổ sung các kế hoạch và đề án:
- Kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố.
- Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”;
- Đề án “Xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2030”;
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Đề án “Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030” phù hợp với Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố;
- Hoàn thiện đề án Củng cố nâng cấp tổ chức, bộ máy Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị hiện nay thành Trung tâm Điều hành giao thông công cộng Thành phố.
2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và các cơ chế chính sách
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút các thành phần tham gia vào hoạt động vận tải hành khách công cộng, cụ thể như:
+ Xây dựng bộ tiêu chí quy định về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội;
+ Xây dựng quy định tổ chức quản lý khai thác hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố;
+ Hoàn thiện, trình UBND Thành phố ban hành quy định về quản lý vận hành, khai thác và bảo trì tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông.
+ Xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành Quy định xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh hoạt động theo khu vực trên địa bàn Thành phố.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố về việc ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải.
3. Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng
a) Tăng cường kết nối các loại hình vận tải:
- Tiếp tục nghiên cứu, tổ chức kết nối các tuyến buýt thường với tuyến đường sắt số 2A Cát Linh - Hà Đông, tuyến BRT tại điểm đầu cuối và dọc hành lang đường sắt 2A và BRT; Tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy tại khu vực lân cận các nhà ga, nhà chờ tạo thuận lợi để hành khách gửi xe cá nhân chuyển sang sử dụng tuyến đường sắt số 2A Cát Linh - Hà Đông và tuyến BRT.
- Nghiên cứu, tổ chức hợp lý hóa mạng lưới tuyến xe buýt để tăng tính kết nối, trung chuyển hành khách giữa hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông).
- Nghiên cứu tổ chức các tuyến buýt có sức chứa nhỏ để phù hợp với những đường phố hẹp để tăng khả năng tiếp cận của xe buýt. Phát triển các tuyến buýt kế cận để giảm phương tiện cá nhân, giảm áp lực cho giao thông Thành phố.
- Triển khai đề án phát triển xe đạp công cộng để tăng thêm sự lựa chọn cho người dân khi sử dụng dịch vụ vận tải công cộng.
b) Phát triển hợp lý các loại hình vận tải:
1) Đối với hệ thống đường sắt đô thị:
- Đưa vào vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông) dự kiến trong năm 2019;
- Đối với tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội đoạn Nhổn - Ga Hà Nội: Đưa vào khai thác, vận hành đoạn trên cao vào tháng 04/2021; đưa vào khai thác, vận hành toàn tuyến vào tháng 12/2022 (Quyết định số 4036/QĐ-UBND ngày 26/7/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện và cơ cấu nguồn vốn Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội)
2) Đối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:
- Tiếp tục mở rộng vùng phục vụ của mạng lưới tuyến tới các khu vực ngoại thành, các trung tâm phát sinh nhu cầu (đô thị mới, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khu công nghiệp, chung cư,...). Dự kiến số lượng tuyến buýt mở mới đến năm 2020: từ 46 đến 51 tuyến. Cụ thể:
+ Năm 2019: mở mới 21 tuyến.
+ Năm 2020: mở mới từ 25 đến 30 tuyến.
- Rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới và lựa chọn phương tiện xe buýt phù hợp với các tuyến đường, nâng cao chất lượng và hiệu quả vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố.
- Đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện theo hướng ưu tiên sử dụng phương tiện chất lượng cao, xe buýt điện, xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường (xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch: khí CNG, LPG,...).
- Phát triển thêm các tuyến buýt kế cận để giảm phương tiện cá nhân từ các tỉnh lân cận vào Thành phố.
3) Đối với loại hình xe taxi:
- Phát triển số lượng xe taxi một cách hợp lý, đảm bảo theo đúng quy định và nhu cầu sử dụng (số lượng xe taxi được thể hiện trong kế hoạch Phát triển các phương tiện vận tải công cộng trên địa bàn Thành phố); tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xe taxi.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chặt đối với loại hình xe taxi công nghệ.
4) Đối với loại hình xe liên tỉnh: Tiếp tục sắp xếp, hợp lý hóa luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh theo hướng các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh tập trung kết nối vào các bến xe khách liên tỉnh trên địa bàn Thành phố, việc trung chuyển hành khách từ các bến xe vào trung tâm Thành phố và trung chuyển giữa các bến xe do hệ thống xe buýt và các phương tiện nội đô đảm nhận.
5) Đối với loại hình xe hợp đồng, du lịch:
- Quản lý có hiệu quả đối với loại hình xe hợp đồng (trong đó bao gồm cả xe hợp đồng dưới 9 chỗ) thông qua việc rà soát, thống kê số lượng xe hợp đồng đưa đón công nhân, đưa đón cán bộ công nhân viên và học sinh, xe phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư khu đô thị ...
- Nghiên cứu, đề xuất các tuyến vận tải du lịch từ trung tâm Thành phố đến các điểm du lịch (chùa Hương, Thành cổ Sơn Tây, Ba Vì, ...).
a) Đối với hạ tầng giao thông công cộng chung: Quy định cụ thể về ưu tiên quỹ đất đô thị cho việc xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật cho vận tải hành khách công cộng (điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, làn dành riêng,..) khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng đô thị.
b) Đối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:
- Tiếp tục đầu tư theo quy hoạch các hạng mục hạ tầng cơ bản gồm các điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, các hành lang ưu tiên để định hình một kết cấu mạng lưới ổn định, có phân cấp mạch lạc và kết nối hiệu quả với các loại hình vận tải hành khách công cộng khác.
- Duy trì và phát huy có hiệu quả làn đường ưu tiên cho xe buýt nhanh BRT, phát huy tối đa lợi thế tuyến buýt nhanh làm cơ sở đánh giá, nghiên cứu triển khai các làn đường dành riêng cho xe buýt.
- Hình thành các điểm trung chuyển mới ngoài vành đai 3 theo các trục hướng tâm vào Hà Nội với chức năng kết nối giữa vận tải liên vùng và vận tải công cộng trong đô thị. Các điểm trung chuyển này đồng thời là điểm đầu cuối kết nối giữa các tuyến buýt ngoại thành và các tuyến buýt nội đô, có bố trí các điểm trông giữ phương tiện cá nhân cho hành khách:
+ Điểm trung chuyển trong nội đô: điểm trung chuyển Cầu Giấy (kết nối với tuyến đường sắt đô thị thí điểm, đoạn Nhổn - ga Hà Nội), điểm trung chuyển ga Hào Nam (kết nối với tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông).
+ Trục phía Tây: Điểm trung chuyển khu vực Nhổn (kết nối buýt nội đô và tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội).
+ Trục phía Bắc (cầu Thăng Long - cầu Nhật Tân): Điểm trung chuyển công viên Kim Quy (đường Võ Nguyên Giáp giao cắt Quốc lộ 5 kéo dài), điểm trung chuyển Bến xe Nam Thăng Long.
+ Trục phía Bắc (Gia Lâm): Điểm trung chuyển Bến xe Gia Lâm cũ khi có Bến xe khách liên tỉnh Cổ Bi thay thế (theo Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050), điểm trung chuyển khu vực đầu cầu Vĩnh Tuy - Trung tâm thương mại Aeon Mall.
+ Trục phía Nam: Điểm trung chuyển khu vực bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở II.
+ Trục phía quốc lộ 6: Bến xe Yên Nghĩa; Thị trấn Xuân Mai.
+ Trục Đại lộ Thăng Long khu vực (Tây Mỗ hoặc Lê Trọng Tấn, Bảo Sơn)
- Mã hóa hệ thống điểm dừng, nhà chờ xe buýt và cải thiện, đổi mới cách thức thông tin về lộ trình, điểm dừng đỗ, đặc biệt thông tin giờ xe trên hệ thống hạ tầng xe buýt toàn Thành phố (tại các pano đầu tuyến, tại các điểm dừng, nhà chờ, điểm trung chuyển xe buýt).
- Rà soát, bố trí hợp lý các điểm dừng đỗ, điểm trung chuyển phục vụ kết nối giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng, các điểm giao thông tĩnh với phương tiện giao thông cá nhân.
c) Đối với loại hình xe taxi:
- Tiếp tục khảo sát, bố trí hợp lý các điểm dừng, đỗ xe taxi tại một số tuyến đường gần khu vực trung tâm thương mại, bệnh viện, nhà ga đường sắt đô thị, nhà ga đường sắt, bến xe, điểm đầu cuối tuyến BRT, các điểm trung chuyển lớn tạo điều kiện cho các phương tiện dừng, đỗ đúng quy định, tránh ùn tắc giao thông.
- Bố trí điểm dừng cho xe taxi tại khu vực tiếp giáp với các tuyến phố có tổ chức đi bộ vào các ngày cuối tuần trên các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại.
d) Đối với loại hình xe liên tỉnh:
- Tiếp tục đầu tư xây dựng các bến xe khách liên tỉnh theo quy hoạch đã được duyệt.
- Tiếp tục rà soát, bố trí hợp lý các điểm dừng đón trả khách cho phương tiện vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn Thành phố.
e) Đối với loại hình xe hợp đồng, du lịch: Phối hợp với Công an Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Sở Du lịch và các đơn vị liên quan rà soát, bố trí điểm dừng đón trả khách cho xe hợp đồng đưa đón công nhân, cán bộ công nhân viên và học sinh.
5. Tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho vận tải hành khách công cộng
- Nghiên cứu, triển khai tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến trục chính đủ điều kiện.
- Rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ô tô hoạt động.
- Tổ chức lại giao thông theo hướng ưu tiên cho vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn
6. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác hoạt động vận tải
- Đầu tư trang thiết bị và các ứng dụng công nghệ tiên tiến để hình thành trung tâm quản lý điều hành giao thông công cộng - một đầu mối quan trọng của hệ thống giao thông thông minh Thành phố.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu (số hóa) về hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông và các phần mềm khác phục vụ công tác quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh, điều hành tổ chức giao thông và xử lý vi phạm giao thông.
- Xây dựng bản đồ số giao thông trực tuyến để phục vụ công tác quản lý, điều hành và điều tiết giao thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng điểm đỗ xe nhằm tối ưu nhu cầu đỗ xe.
- Đánh giá, tổng kết việc triển khai thẻ vé điện tử trên tuyến BRT làm cơ sở triển khai nhân rộng cho toàn mạng lưới; Triển khai có hiệu quả dự án hỗ trợ phát triển hệ thống thẻ vé liên thông cho vận tải công cộng tại Hà Nội sử dụng nguồn vốn viện trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
- Tiếp tục đổi mới và dạng hóa hình thức bán vé (trực tuyến, online, qua điện thoại,...) và các loại vé cho khách du lịch (vé ngày, tuần,...); hoàn thiện phần mềm timbus, cung cấp dữ liệu thời gian thực về xe buýt cho hành khách.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối và chia sẻ nguồn thông tin chung về tình hình giao thông với Trung tâm thông tin giao thông của Thành phố để tăng cường hoạt động điều hành xe buýt, đảm bảo tốt nhất dịch vụ cho hành khách.
7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, các diễn đàn, mạng xã hội (kênh VOV Giao thông Quốc gia, diễn đàn otofun,...) thực hiện việc tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông, thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân thông qua các bài viết, tổ chức các sự kiện.
- Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình giao thông đến người dân đồng thời tiếp nhận và xử lý các thông tin phản ánh về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thủ đô nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông.
- Tăng cường thông tin tuyên truyền hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: Tăng cường lắp đặt bảng điện tử, hệ thống cung cấp thông tin trực tuyến trên xe buýt, tại các điểm đầu cuối, điểm trung chuyển và nhà chờ xe buýt; Tiếp tục khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải xây dựng chương trình nhận diện thương hiệu xe buýt (màu sơn phương tiện, lo go, đồng phục..); Tăng cường thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát triển ứng dụng phần mềm timbus.vn...cho người sử dụng.
8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về trọng tải xe, tình trạng xe dù, bến cóc, xe dừng, đón trả khách không đúng quy định gây mất an toàn giao thông, đặc biệt các khu vực gần các bến xe khách.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải khách qua hợp đồng du lịch. Tăng cường quản lý xe hợp đồng điện tử. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe hợp đồng dưới 9 chỗ, đặc biệt đối với các trường hợp sử dụng phần mềm không đúng quy định.
- Tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nhằm kiểm soát chất lượng dịch vụ xe buýt và tổ chức điều hành, ứng phó với các tình huống xảy ra trên tuyến để đảm bảo dịch vụ và an ninh, an toàn trên tuyến.
- Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đơn vị, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
9. Sắp xếp lại bộ máy quản lý, tăng cường hiệu quả công tác quản lý để giảm chi phí
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác quản lý vận tải hành khách công cộng;
- Tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị;
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý cho đội ngũ cán bộ làm quản lý vận tải hành khách công cộng từ Thành phố đến cơ sở đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hệ thống vận tải hành khách công cộng Thủ đô.
III. Phân công tổ chức thực hiện:
Các Sở, ban ngành Thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện nội dung nhiệm vụ của Kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, bám sát vào Kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020, cụ thể: (có bảng phân công chi tiết kèm theo)
1. Giao Sở Giao thông vận tải: Là cơ quan thường trực có trách nhiệm tham mưu cho UBND Thành phố chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch.
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất UBND Thành phố thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực tài chính và các nhiệm vụ khác có liên quan:
- Bố trí, dự trù nguồn kinh phí để phục vụ công tác triển khai mở mới các tuyến xe buýt;
- Điều chỉnh nguyên giá phương tiện tính trong đơn giá chi phí khấu hao của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cho phù hợp với giá thực tế của thị trường.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố:
- Thẩm định các dự án đầu tư về vận tải hành khách công cộng;
- Cơ chế chính sách để tạo động lực, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phương tiện tiêu chuẩn cao, thân thiện môi trường; bố trí nguồn vốn để đầu tư một lượng phương tiện chất lượng cao, tiêu chuẩn Châu Âu trên một số tuyến trọng điểm để thay đổi diện mạo xe buýt Thủ đô;
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia xã hội hóa về đầu tư xe đạp công cộng.
4. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố: Thành lập Trung tâm quản lý điều hành giao thông chung của Thành phố, đảm bảo chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND thành phố:
- Xây dựng đề án giao thông thông minh trong tổng thể đề án Thành phố thông minh tập trung vào những nội dung cụ thể: xây dựng cơ sở dữ liệu (số hóa) về hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông và các phần mềm phục vụ công tác quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh, điều hành tổ chức giao thông và xử lý vi phạm giao thông.
- Thông tin đến nhân dân về các chủ trương phát triển vận tải hành khách công cộng của Thành phố...
6. Sở Khoa học và Công nghệ: Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động quản lý xe đạp công cộng.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổng hợp và thống kê sản lượng vận chuyển học sinh bằng xe hợp đồng.
8. Cục Thuế thành phố Hà Nội: Miễn, giảm tiền thuê hạ tầng làm điểm trông, giữ xe đạp công cộng.
9. Ban Quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổng hợp và thống kê sản lượng vận chuyển cán bộ và công nhân viên làm việc tại các khu công nghiệp và khu chế xuất.
10. Tổng công ty Vận tải Hà Nội: Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Kế hoạch 123/KH-UBND ngày 01/6/2017 và Kế hoạch 212/KH-UBND ngày 28/9/2017 của UBND Thành phố.
11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thị xã: Phối hợp với Sở Giao thông vận tải để nghiên cứu phát triển mạng lưới vận tải hành khách bằng xe buýt. Đề xuất bố trí các điểm đầu cuối, các điểm dừng đỗ phù hợp trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý, xử lý nghiêm việc lấn chiếm các điểm dừng đỗ xe buýt trên địa bàn.
12. Các Sở, ban, ngành căn cứ vào chức năng nhiệm vụ phối hợp thực hiện tốt các giải pháp của Kế hoạch
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo đề xuất gửi về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kịp thời chỉ đạo, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢNG PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ HOÀN THÀNH CHỈ TIÊU TỶ LỆ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG VÀO NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 201/KH-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2019)
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Lãnh đạo phụ trách | Thời gian dự kiến hoàn thành | Ghi chú |
1 | - Kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố. - Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”; - Đề án “Phân vùng hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030” - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Đề án “Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025” phù hợp với Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố; - Hoàn thiện đề án Củng cố nâng cấp tổ chức, bộ máy Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị hiện nay thành Trung tâm Điều hành giao thông công cộng Thành phố. | Giao Sở Giao thông vận tải | - Sở KHĐT - Sở Tài chính - Sở Nội Vụ - Tổng công ty vận tải Hà Nội | Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng | - Theo chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2019 (văn bản số 1988/UBND-TH ngày 16/7/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố). - Theo Kế hoạch 212/KH-UBND ngày 28/9/2017 của UBND Thành phố |
|
2 | - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút các thành phần tham gia vào hoạt động vận tải hành khách công cộng, cụ thể như: + Xây dựng bộ tiêu chí quy định về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội; + Xây dựng quy định tổ chức quản lý khai thác hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố; + Hoàn thiện, trình UBND Thành phố ban hành quy định về quản lý vận hành, khai thác và bảo trì tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông. + Xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành và thực hiện Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội. + Xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành Quy định xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh hoạt động theo khu vực trên địa bàn Thành phố. - Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng: Rà soát, sửa đổi Nghị quyết 03/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND Thành phố về ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, trong đó chú trọng chính sách trợ giá đối với vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố, khuyến khích đổi mới, đầu tư phương tiện theo hướng hiện đại hóa và phương tiện có mức phát thải đạt tiêu chuẩn Euro 4, Euro 5, sử dụng nhiên liệu sạch, hỗ trợ lãi suất cho các đơn vị thực hiện đầu tư phương tiện tham gia cung ứng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố .... | Giao Sở Giao thông vận tải | - Hội đồng Nhân dân Thành phố - Sở GTVT - Sở KHĐT - Tổng công ty vận tải Hà Nội | Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng | - Theo chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2019 (văn bản số 1988/UBND-TH ngày 16/7/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố). - Theo Kế hoạch 212/KH-UBND ngày 28/9/2017 của UBND Thành phố |
|
3 | a) Đối với hệ thống đường sắt đô thị: - Đưa vào vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông) dự kiến trong năm 2019; Đối với tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội: Đưa vào khai thác, vận hành đoạn trên cao vào tháng 04/2021; đưa vào khai thác, vận hành toàn tuyến vào tháng 12/2022 (Quyết định số 4036/QĐ-UBND ngày 26/7/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện và cơ cấu nguồn vốn Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội) b) Đối với VTHKCC bằng xe buýt: - Tiếp tục mở rộng vùng phục vụ của mạng lưới tuyến tới các khu vực ngoại thành, các trung tâm phát sinh nhu cầu (đô thị mới, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khu công nghiệp, chung cư,...). Dự kiến số lượng tuyến buýt mở mới đến năm 2020: từ 46 đến 51 tuyến. Cụ thể: + Năm 2019: mở mới 21 tuyến. + Năm 2020: mở mới từ 25 đến 30 tuyến. - Rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới và lựa chọn phương tiện xe buýt phù hợp với các tuyến đường, nâng cao chất lượng và hiệu quả vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố. - Đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện theo hướng ưu tiên sử dụng phương tiện chất lượng cao, xe buýt điện, xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường (xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch: khí CNG, LPG, ...). - Phát triển thêm các tuyến buýt kế cận để giảm phương tiện cá nhân từ các tỉnh lân cận vào Thành phố. c) Đối với loại hình xe taxi: - Phát triển số lượng xe taxi một cách hợp lý, đảm bảo theo đúng quy hoạch và nhu cầu sử dụng; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xe taxi. - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chặt đối với loại hình xe taxi công nghệ. d) Đối với loại hình xe liên tỉnh: - Tiếp tục sắp xếp, hợp lý hóa luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh theo hướng các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh tập trung kết nối vào các bến xe khách liên tỉnh trên địa bàn Thành phố, việc trung chuyển hành khách từ các bến xe vào trung tâm thành phố và trung chuyển giữa các bến xe do hệ thống xe buýt và các phương tiện nội đô đảm nhận. e) Đối với loại hình xe hợp đồng, du lịch: - Quản lý có hiệu quả đối với loại hình xe hợp đồng thông qua việc rà soát, thống kê số lượng xe hợp đồng đưa đón công nhân, đưa đón cán bộ công nhân viên và học sinh, xe phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư khu đô thị. - Nghiên cứu, đề xuất các tuyến vận tải du lịch từ trung tâm Thành phố đến các điểm du lịch (chùa Hương, Thành cổ Sơn Tây, Ba Vì,...). | Giao Sở Giao thông vận tải | - Sở GTVT - Sở Tài chính - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội - Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội - Tổng công ty vận tải Hà Nội | Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng | 2019 |
|
4 | a) Đối với hạ tầng giao thông công cộng chung: - Quy định cụ thể về ưu tiên quỹ đất đô thị cho việc xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật cho vận tải hành khánh công cộng (điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, làn dành riêng,..) khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. b) Đối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: - Tiếp tục đầu tư theo quy hoạch các hạng mục hạ tầng cơ bản gồm các điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, các hành lang ưu tiên để định hình một kết cấu mạng lưới ổn định, có phân cấp mạch lạc và kết nối hiệu quả với các loại hình vận tải hành khách công cộng khác. Tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên các trục đường: Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông), đoạn từ Ngã tư Sở đến Cầu Trắng (Hà Đông)) dài: 5 km; Tuyến đường Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt: 4,7 km; Tuyến đường Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự: 5,9 km; Tuyến đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm: 9,6 km. Hình thành các điểm trung chuyển mới ngoài vành đai 3 theo các trục hướng tâm vào Hà Nội với chức năng kết nối giữa vận tải liên vùng và vận tải công cộng trong đô thị. Các điểm trung chuyển này đồng thời là điểm đầu cuối kết nối giữa các tuyến buýt ngoại thành và các tuyến buýt nội đô, có bố trí các điểm trông giữ phương tiện cá nhân cho hành khách: + Điểm trung chuyển trong nội đô: điểm trung chuyển Cầu Giấy (kết nối với tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội), điểm trung chuyển ga Hào Nam (kết nối với tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông). + Trục phía Tây: Điểm trung chuyển khu vực Nhổn (Kết nối buýt nội đô và tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội). + Trục phía Bắc (Cầu Thăng Long - cầu Nhật Tân): Điểm trung chuyển công viên Kim Quy (Đường Võ Nguyên Giáp giao cắt Quốc lộ 5 kéo dài), điểm trung chuyển Bến xe Nam Thăng Long. + Trục phía Bắc (Gia Lâm): Điểm trung chuyển Bến xe Gia Lâm cũ khi có Bến xe khách liên tỉnh Cổ Bi thay thế (theo Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050), điểm trung chuyển khu vực đầu cầu Vĩnh Tuy - Trung tâm thương mại Aeon Mall. + Trục phía Nam: Điểm trung chuyển khu vực bệnh viện Nội tiết trung ương cơ sở II. + Trục phía quốc lộ 6: bến xe Yên Nghĩa; Thị trấn Xuân Mai. + Trục Đại lộ Thăng Long khu vực (Tây Mỗ hoặc Lê Trọng Tấn, Bảo Sơn) - Mã hóa hệ thống điểm dừng, nhà chờ xe buýt và cải thiện, đổi mới cách thức thông tin về lộ trình, điểm dừng đỗ, đặc biệt thông tin giờ xe trên hệ thống hạ tầng xe buýt toàn Thành phố (tại các pano đầu tuyến, tại các điểm dừng, nhà chờ, điểm trung chuyển xe buýt). - Rà soát, bố trí hợp lý các điểm dừng đỗ, điểm trung chuyển phục vụ kết nối giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng, các điểm giao thông tĩnh với phương tiện giao thông cá nhân. c) Đối với loại hình xe taxi: - Tiếp tục khảo sát, bố trí hợp lý các điểm dừng, đỗ xe taxi tại một số tuyến đường gần khu vực trung tâm thương mại, bệnh viện, nhà ga đường sắt đô thị, nhà ga đường sắt, bến xe, điểm đầu cuối tuyến BRT, các điểm trung chuyển lớn tạo điều kiện cho các phương tiện dừng, đỗ đúng quy định, tránh ùn tắc giao thông. - Bố trí điểm dừng cho xe taxi tại khu vực tiếp giáp với các tuyến phố có tổ chức đi bộ vào các ngày cuối tuần trên các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại. d) Đối với loại hình xe liên tỉnh: - Tiếp tục đầu tư xây dựng các bến xe khách liên tỉnh theo quy hoạch đã được duyệt. - Tiếp tục rà soát, bố trí hợp lý các điểm dừng đón trả khách cho phương tiện vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn Thành phố. e) Đối với loại hình xe hợp đồng, du lịch: - Phối hợp với công an Thành phố, Sở Du lịch và các đơn vị liên quan rà soát, bố trí điểm dừng đón trả khách cho xe hợp đồng đưa đón công nhân, cán bộ công nhân viên và học sinh. | Giao Sở Giao thông vận tải | - Sở GTVT - Sở Tài chính | Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng | 2019-2020 |
|
5 | - Nghiên cứu, triển khai tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến trục chính đủ điều kiện. - Rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ô tô hoạt động. - Tổ chức lại giao thông theo hướng ưu tiên cho đường sắt đô thị khối lượng lớn | Giao Sở Giao thông vận tải | - Công An Thành phố - Tổng công ty vận tải Hà Nội | Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng | 11/2019 |
|
6 | - Đầu tư trang thiết bị và các ứng dụng công nghệ tiên tiến để hình thành trung tâm quản lý điều hành giao thông công cộng - một đầu mối quan trọng của hệ thống giao thông thông minh Thành phố. - Xây dựng cơ sở dữ liệu (số hóa) về hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông và các phần mềm khác phục vụ công tác quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh, điều hành tổ chức giao thông và xử lý vi phạm giao thông. - Xây dựng bản đồ số giao thông trực tuyến để phục vụ công tác quản lý, điều hành và điều tiết giao thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng điểm đỗ xe nhằm tối ưu nhu cầu đỗ xe. - Đánh giá, tổng kết việc triển khai thẻ vé điện tử trên tuyến BRT làm cơ sở triển khai nhân rộng cho toàn mạng lưới; Triển khai có hiệu quả dự án hỗ trợ phát triển hệ thống thẻ vé liên thông cho vận tải công cộng tại Hà Nội sử dụng nguồn vốn viện trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế (JICA). - Tiếp tục đổi mới và dạng hóa hình thức bán vé (trực tuyến, online, qua điện thoại,...) và các loại vé cho khách du lịch (vé ngày, tuần,...); hoàn thiện phần mềm timbus, cung cấp dữ liệu thời gian thực về xe buýt cho hành khách. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối và chia sẻ nguồn thông tin chung về tình hình giao thông với Trung tâm thông tin giao thông của Thành phố để tăng cường hoạt động điều hành xe buýt, đảm bảo tốt nhất dịch vụ cho hành khách. | Giao Sở Giao thông vận tải | - Sở Thông tin và truyền thông - Sở KHĐT - Sở Tài chính - Tổng công ty vận tải Hà Nội | Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng | 12/2019 |
|
7 | - Tiếp tục phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các diễn đàn, mạng xã hội (kênh VOV Giao thông Quốc gia, diễn đàn otofun,...) thực hiện việc tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông, thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân thông qua các bài viết, tổ chức các sự kiện. - Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình giao thông đến người dân đồng thời tiếp nhận và xử lý các thông tin phản ánh về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thủ đô nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông. - Tăng cường thông tin tuyên truyền hoạt động đường sắt đô thị bằng xe buýt: Tăng cường lắp đặt bảng điện tử, hệ thống cung cấp thông tin trực tuyến trên xe buýt, tại các điểm đầu cuối, điểm trung chuyển và nhà chờ xe buýt; Tiếp tục khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải xây dựng chương trình nhận diện thương hiệu xe buýt (màu sơn phương tiện, lo go, đồng phục..); Tăng cường thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát triển ứng dụng phần mềm timbus.vn...cho người sử dụng. | Giao Sở Giao thông vận tải | - Sở Thông tin và Truyền thông - Sở Tài chính - Tổng công ty vận tải Hà Nội | Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng | 10/2019 |
|
8 | - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về trọng tải xe, tình trạng xe dù, bến cóc, xe dừng, đón trả khách không đúng quy định gây mất an toàn giao thông, đặc biệt các khu vực gần các bến xe khách. - Kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải khách qua hợp đồng du lịch. Tăng cường quản lý xe hợp đồng điện tử. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe hợp đồng dưới 9 chỗ, đặc biệt đối với các trường hợp sử dụng phần mềm không đúng quy định. - Tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nhằm kiểm soát chất lượng dịch vụ xe buýt và tổ chức điều hành, ứng phó với các tình huống xảy ra trên tuyến để đảm bảo dịch vụ và an ninh, an toàn trên tuyến. - Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc chấp hành các quy định về hoạt động đường sắt đô thị bằng xe buýt tại các đơn vị, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. | Giao Sở Giao thông vận tải | - Công An Thành phố - Tổng công ty vận tải Hà Nội | Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng | 11/2019 |
|
9 | - Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác quản lý vận tải hành khách công cộng. - Tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị - Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý cho đội ngũ cán bộ làm quản lý vận tải hành khách công cộng từ Thành phố đến cơ sở đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hệ thống vận tải hành khách công cộng Thủ đô. | Giao Tổng công ty vận tải Hà Nội | - Sở Giao thông vận tải - Sở Tài chính - Sở Kế hoạch và Đầu tư | - Ủy ban nhân dân Thành phố | 12/2019 |
|
- 1Quyết định 34/2018/QĐ-UBND quy định về chính sách hỗ trợ đối với loại hình vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2Quyết định 11/2019/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ lãi suất vay vốn để đầu tư phương tiện, kết cấu hạ tầng và hỗ trợ giá vận chuyển phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 21/2019/QĐ-UBND bãi bỏ một phần Quyết định 23/2012/QĐ-UBND về đơn giá vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt; xe đưa rước học sinh, sinh viên và công nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 634/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án thí điểm dịch vụ vận chuyển hành khách du lịch trong đô thị bằng xe ô tô 2 tầng, thoáng nóc tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Nghị quyết 03/2013/NQ-HĐND ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 519/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2030”
- 4Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND thông qua Đề án Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030
- 5Quyết định 34/2018/QĐ-UBND quy định về chính sách hỗ trợ đối với loại hình vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 6Quyết định 11/2019/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ lãi suất vay vốn để đầu tư phương tiện, kết cấu hạ tầng và hỗ trợ giá vận chuyển phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 7Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND về ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải do thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 21/2019/QĐ-UBND bãi bỏ một phần Quyết định 23/2012/QĐ-UBND về đơn giá vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt; xe đưa rước học sinh, sinh viên và công nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 9Quyết định 634/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án thí điểm dịch vụ vận chuyển hành khách du lịch trong đô thị bằng xe ô tô 2 tầng, thoáng nóc tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2019 thực hiện giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 201/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/09/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra