Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 201/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 11 tháng 10 năm 2016 |
1. Công tác cai nghiện ma túy:
Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 1.290 người nghiện ma túy. Trong đó, nhiều huyện có số đối tượng nghiện ma tuý cao như thành phố Cao Lãnh (164 người), thành phố Sa Đéc (161 người), thị xã Hồng Ngự (63 người), huyện Thanh Bình (68 người), huyện Lấp Vò (227 người), huyện Tháp Mười (183 người).
Thời gian qua, hình thức cai nghiện chủ yếu là quản lý tại cộng đồng. Trại 05-06 trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có phương pháp cai nghiện khô không đặc hiệu. Do đó, công tác cai nghiện và quản lý người nghiện sau cai hiệu quả thấp, tỷ lệ tái nghiện rất cao (> 95%).
Đến nay, một số người sau khi cai nghiện đã có việc làm, đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên, số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh chưa có dấu hiệu giảm, nhiều trường hợp đối tượng cai nghiện tại gia đình và cộng đồng đã cắt cơn nhưng vẫn tái nghiện. Nguyên nhân là do trong cộng đồng vẫn còn định kiến, thiếu tin tưởng nên không chấp nhận các đối tượng tái hòa nhập. Bên cạnh đó, thị trường việc làm dành cho người cai nghiện đang cạnh tranh gay gắt, gây khó khăn trong tìm kiếm việc làm; bản thân người nghiện được cai nghiện chưa thoát khỏi mặc cảm lỗi lầm quá khứ nên dễ tổn thương trước kỳ thị của cộng đồng dẫn đến hành vi lệch lạc.
2. Kết quả hoạt động điều trị Methadone giai đoạn 2014 - 2015:
Hai năm qua, tỉnh đã triển khai 02 cơ sở điều trị Methadone, có 223/252 bệnh nhân đăng ký đã đến điều trị. Các cơ sở đã tư vấn 1.779 lượt người, xét nghiệm 143 mẫu máu, tổ chức 4.230 lượt khám điều trị và cấp phát 207.510,4 ml thuốc cho bệnh nhân. Năm 2015, tỉnh đã điều trị được 194 bệnh nhân, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao (194%) và đứng đầu cả nước trong công tác điều trị Methadone. Cơ sở tại Thành phố Cao Lãnh đã điều trị cho 93 bệnh nhân, tỷ lệ đáp ứng là 59,1% trong khi cơ sở tại Thành phố Sa Đéc đã điều trị 101 bệnh nhân với tỷ lệ đáp ứng là 42,57%. (Phụ lục 1 đính kèm)
3. Thuận lợi - khó khăn:
3.1. Thuận lợi:
- Công tác Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được tỉnh quan tâm, từ việc ban hành các văn bản chỉ đạo đến việc đầu tư cho công tác này.
- Được hỗ trợ, cung cấp nguồn thuốc điều trị Methadone, trang thiết bị và tổ chức đào tạo cán bộ tại các cơ sở điều trị Methadone từ các dự án Trung ương như Quỹ toàn cầu nâng cao hệ thống y tế, Chương trình mục tiêu Quốc gia,...
- Công tác chỉ đạo của UBND tỉnh và sự tham mưu tích cực của Sở Y tế đồng thời có sự phối hợp giữa các Trung tâm Y tế, cơ sở điều trị và các cấp, các ngành trong tỉnh đã góp phần quản lý bệnh nhân và an ninh trật tự tại điểm cấp phát thuốc đã vượt theo chỉ tiêu kế hoạch được giao (194%).
3.2. Khó khăn:
- Khái niệm về điều trị thay thế bằng Methadone, quan điểm, nhận thức cũng như hiệu quả của chương trình còn mới đối với người dân. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nghiện ma túy, người nhiễm HIV, người tái hòa nhập cộng đồng và kể cả đồng đẳng viên thực hiện các hoạt động can thiệp tại cộng đồng làm cho hoạt động của chương trình gặp nhiều khó khăn.
- Cán bộ công tác tại các cơ sở điều trị Methadone phải làm việc tất cả các ngày trong tuần (từ thứ hai đến chủ nhật), với đối tượng phức tạp, trong môi trường độc hại... nhưng chưa có quy định cụ thể về chế độ, chính sách đãi ngộ. Mặt khác, thời gian đào tạo ngắn, chưa được tập huấn bài bản trong báo cáo nên chất lượng báo cáo chưa cao.
- Bệnh nhân bị tác động từ các đối tượng buôn bán các chất gây nghiện nên dễ tái nghiện. Một vài bệnh nhân đồng thời sử dụng 02 loại ma túy là Heroin và ma túy đá nên dễ bị ảo giác, manh động và rất nguy hiểm trong khi một số khác không tuân thủ nội quy, có thái độ bất hợp tác với cán bộ và nhân viên tại cơ sở, chửi thề, nói tục, la hét gây mất trật tự.
- Tình trạng không tuân thủ điều trị (bỏ liều và tự ý ngừng điều trị) còn cao, đặc biệt là bệnh nhân ở các huyện có khoảng cách xa, đi lại khó khăn như Thị xã Hồng Ngự.
1. Mục tiêu và nguyên tắc triển khai:
1.1. Mục tiêu chung:
Góp phần làm giảm tỷ lệ người nghiện ma tuý và lây nhiễm HIV cũng như một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện ma tuý ra cộng đồng, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại 04 điểm trên địa bàn thị xã Hồng Ngự, huyện Thanh Bình, huyện Lấp Vò, huyện Tháp Mười.
Mỗi cơ sở sẽ điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho khoảng 150 người nghiện, tăng khoảng 250 người cho những năm sau, ước tính đến năm 2020 có khoảng 1500 bệnh nhân.
Giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tham gia điều trị.
Giảm tần suất sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng chất dạng thuốc phiện trong nhóm đối tượng tham gia điều trị.
1.3. Nguyên tắc triển khai:
a. Việc tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình phải phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương; đồng thời phải thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện và đồng thuận trong cộng đồng dân cư.
b. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone chỉ được thực hiện trên cơ sở người bệnh tự nguyện tham gia và có cam kết tuân thủ điều trị. Trong cùng một thời điểm, người bệnh chỉ được đăng ký điều trị bằng thuốc Methadone tại một cơ sở.
c. Việc điều trị thay thế bằng thuốc Methadone chỉ được triển khai tại các cơ sở y tế Nhà nước đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
d. Điều trị và quản lý thuốc Methadone phải được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế.
e. Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone phải được lồng ghép với hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm và các hoạt động tâm lý, xã hội để việc điều trị đạt hiệu quả.
g. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành: Y tế, Công an, Lao động
- Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc triển khai kế hoạch.
h. Trong quá trình triển khai Chương trình, nghiêm cấm các hành vi ngăn cản hoặc lợi dụng các hoạt động Chương trình để tiếp tay cho hoạt động mua bán và sử dụng ma túy.
2. Đối tượng, địa điểm và thời gian triển khai:
2.1. Đối tượng và điều kiện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone:
- Người bệnh đang nghiện các chất dạng thuốc phiện theo tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện chất dạng thuốc phiện của Bộ Y tế.
- Từ 18 tuổi trở lên nghiện các chất dạng thuốc phiện trong một thời gian dài và đã qua nhiều biện pháp cai nghiện nhưng không thành công.
- Không có hành vi phạm tội trong thời gian xét vào chương trình điều trị.
- Phải có đơn tự nguyện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone theo mẫu của Bộ Y Tế và cam kết tuân thủ điều trị.
- Không có chống chỉ định sử dụng thuốc Methadone.
- Người nghiện phải có hộ khẩu thường trú và nơi cư trú ổn định tại tỉnh Đồng Tháp. Trường hợp không có hộ khẩu thường trú nhưng đang tạm trú dài hạn tại Đồng Tháp phải có người cam kết hỗ trợ chỗ ở, điều kiện đi lại và tinh thần để đảm bảo việc uống thuốc hàng ngày tại cơ sở điều trị Methadone.
- Có giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Đối tượng ưu tiên:
+ Nghiện các chất dạng thuốc phiện trong một thời gian dài và đã qua nhiều biện pháp cai nghiện nhưng không thành công.
+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
+ Có cam kết hỗ trợ của gia đình.
2.2. Địa bàn triển khai:
a. Lựa chọn địa điểm triển khai: Theo Nghị định số 96/NĐ-CP và quy định của Bộ Y tế, địa bàn đặt cơ sở điều trị phải đáp ứng các yêu cầu:
- Là huyện, thị xã, thành phố có số lượng nhiễm HIV qua tiêm chích ma tuý cao.
- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố cam kết ủng hộ triển khai chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone trên địa bàn.
- Bố trí được cơ sở vật chất và nhân lực để triển khai Kế hoạch.
- Có sự kết nối tốt với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khác như tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT), các phòng khám ngoại trú (OPC)…
- Cơ sở bố trí xa trường học, chợ, khu vui chơi công cộng, gần bệnh viện (để chuyển bệnh nhân cấp cứu khi có trường hợp shock thuốc hoặc trường hợp tai biến).
b. Theo số liệu của Công an tỉnh về người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh, tính đến tháng 03/2016, có 1.290 người sử dụng ma túy, người sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý là 677 người, chưa có hồ sơ quản lý là 613 người (chi tiết phụ lục 4.1 và 4.2). Trong đó, ước tính số lượng đối tượng tiêm chích ma tuý được vận động tại các huyện trọng điểm là:
+ Thành phố Cao Lãnh: 164 người.
+ Thành phố Sa Đéc: 161 người.
+ Thị xã Hồng Ngự: 63 người.
+ Huyện Thanh Bình: 68 người.
+ Huyện Lấp Vò: 227 người.
+ Huyện Tháp Mười: 183 người.
2.3. Thời gian triển khai:
Với số lượng đối tượng ước lượng được sẽ có 4 cơ sở điều trị Methadone được triển khai giai đoạn 2016 – 2020.
- Năm 2016: Triển khai cơ sở Methadone vệ tinh của Thành phố Cao Lãnh đặt tại thị xã Hồng Ngự. Quỹ toàn cầu sẽ hỗ trợ chương trình Methadone đến cuối năm 2016.
- Năm 2017: Triển khai tiếp 3 cơ sở Methadone tại 3 huyện Thanh Bình, huyện Lấp Vò, huyện Tháp Mười; đồng thời hỗ trợ chuyên môn tại Khu điều trị Methadone trong Cơ sở điều trị nghiện ma tuý thuốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Các hoạt động cụ thể:
3.1. Thành lập cơ sở điều trị Methadone:
Theo quy định tại "Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone" ban hành kèm theo Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010 và hướng dẫn của ngành Y tế, việc bố trí các phòng chuyên môn tại cơ sở điều trị Methadone phải đảm bảo khoa học và thuận tiện cho việc tiếp nhận và điều trị người bệnh (bố trí 01 chiều), đủ rộng, thoáng, vệ sinh, an ninh để thực hiện tốt các chức năng đón tiếp, đăng ký, tư vấn, thu dung, xét nghiệm, bảo quản và cấp phát thuốc Methadone.
3.2. Trang thiết bị:
Trang thiết bị cho các cơ sở điều trị đầu tư từ nguồn ngân sách của tỉnh được phê duyệt trong Kế hoạch (Phụ lục 2).
3.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ sở Điều trị Methadone:
a. Tên tổ chức:
- Cơ sở điều trị Methadone đặt tại thị xã Hồng Ngự.
- Cơ sở điều trị Methadone đặt tại huyện Thanh Bình.
- Cơ sở điều trị Methadone đặt tại huyện Lấp Vò.
- Cơ sở điều trị Methadone đặt tại huyện Tháp Mười.
b. Nguyên tắc thành lập:
Cơ sở điều trị Methadone có chức năng của 01 khoa trực thuộc Trung tâm Y tế thị xã Hồng Ngự, Trung tâm Y tế huyện Thanh Bình, Trung tâm Y tế huyện Lấp Vò, Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười.
c. Loại hình của cơ sở điều trị Methadone:
- Cơ sở điều trị Methadone là Khoa Điều trị Methadone thuộc Trung tâm Y tế thị xã Hồng Ngự, Trung tâm Y tế huyện Thanh Bình, Trung tâm Y tế huyện Lấp Vò, Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc các Trung tâm nêu trên, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật của Sở Y tế, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS.
d. Nhiệm vụ cụ thể:
- Tổ chức điều trị thay thế bằng thuốc Methadone cho người bệnh đúng với Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện theo Quyết định số 5076/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế.
- Tổ chức theo dõi người bệnh tuân thủ điều trị, đảm bảo cho người bệnh được uống thuốc hàng ngày. Thực hiện tốt các biện pháp tư vấn hỗ trợ.
- Thực hiện tốt quy chế hồ sơ bệnh án, lưu trữ đầy đủ an toàn.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện một số biện pháp hỗ trợ tâm lý, xã hội để nâng cao hiệu quả điều trị; giới thiệu, tuyên truyền về chương trình.
- Lập kế hoạch nhu cầu thuốc Methadone của cơ sở gửi Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS để tổng hợp báo cáo Cục Phòng, Chống HIV/AIDS khi Trung ương còn đầu tư thuốc.
- Nhập, bảo quản và sử dụng thuốc Methadone theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Thực hiện báo cáo theo quy trình quy định.
- Phối hợp với công an địa phương đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở điều trị.
- Xây dựng quy chế hoạt động của khoa.
- Quản lý cán bộ, nhân viên, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị chuyên môn theo quy định của Nhà nước.
e. Cơ cấu tổ chức, nhân lực:
Lãnh đạo: Trưởng và Phó cơ sở điều trị Methadone.
Cán bộ chuyên môn: Y, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, xét nghiệm. Nhân viên: hành chính, kế toán, bảo vệ, nhân viên vệ sinh.
g. Biên chế và định mức lao động:
Giao Sở Y tế làm việc với Sở Nội vụ để thống nhất nhân sự. Cụ thể có các chức danh sau:
- Bác sĩ: chịu trách nhiệm khám, điều trị cho bệnh nhân và quản lý chung các hoạt động hàng ngày tại cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được phân công (Trưởng cơ sở).
- Dược sĩ đại học hoặc trung cấp: tham gia quản lý, lưu giữ thuốc Methadone, cấp phát và giám sát người bệnh uống thuốc.
- Cán bộ điều dưỡng hoặc y sĩ, cử nhân chuyên ngành tâm lý xã hội học: chịu trách nhiệm hỗ trợ bác sĩ trong việc khám và điều trị cho bệnh nhân, là tư vấn viên đã được tập huấn kiến thức, kỹ năng và có kinh nghiệm làm việc, tư vấn với người tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ dược sĩ trong việc cấp phát và giám sát người bệnh uống thuốc khi cần thiết.
- Kỹ thuật viên xét nghiệm: chịu trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm và làm xét nghiệm nước tiểu, chất gây nghiện dạng thuốc phiện, máu, xét nghiệm lao…; hỗ trợ dược sỹ trong việc cấp phát và giám sát người bệnh uống thuốc khi cần thiết.
- Nhân viên hành chính văn thư, kế toán, tổng hợp, lưu trữ quản lý số liệu của cơ sở.
- Bảo vệ, hộ lý.
Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở điều trị Methadone được hưởng lương (bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội) theo quy định hiện hành, chế độ làm việc ngoài giờ, chế độ đãi ngộ đặc thù như nhân viên trực tiếp chăm sóc điều trị bệnh nhân HIV/AIDS và các chế độ ưu đãi khác theo quy định của Nhà nước dành cho cán bộ viên chức Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS.
Phương thức tuyển dụng vào biên chế theo quy định của Nhà nước; cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tiếp nhận để điều trị các đối tượng nghiện chích ma tuý nên tất cả cán bộ tham gia vào công tác điều trị thay thế bằng thuốc Methadone đều phải được tập huấn và phải có giấy chứng nhận do Bộ Y tế cấp; công việc có tính chất đặc biệt và nhạy cảm, cán bộ phải có cam kết làm việc lâu dài.
Dự kiến mỗi phòng khám 13 cán bộ viên chức được tiếp nhận mới và đào tạo chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ theo từng chức năng (Phụ lục 8).
h. Kinh phí hoạt động:
- Ngân sách sự nghiệp y tế địa phương của tỉnh.
- Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ thuốc Methadone (phân phối hàng năm) điều trị cho đối tượng và đào tạo tập huấn cho cán bộ y tế tại 02 cơ sở điều trị.
3.4. Quy trình xét chọn người bệnh tham gia điều trị thay thế bằng thuốc Methadone: (Phụ lục 5).
3.5. Quy trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone: (Phụ lục 6).
3.6. Quy trình tiếp nhận, bảo quản và phân phối thuốc: (Phụ lục 7)
4. Chỉ đạo, theo dõi và đánh giá
- Bổ sung nhiệm vụ điều trị thay thế bằng thuốc Methadone cho Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm các cấp.
- Năm 2016, thành lập Ban Xét chọn người bệnh Thị xã Hồng Ngự. Năm 2017 đối với các huyện Thanh Bình, Lấp Vò, Tháp Mười, tùy tình hình thực tế triển khai kế hoạch, sẽ xem xét thành lập Ban xét chọn. UBND cấp huyện ra Quyết định thành lập Ban xét chọn người bệnh của địa phương theo hướng dẫn của ngành Y tế (Phụ lục 5).
5. Nội dung đầu tư và kinh phí hoạt động:
5.1. Nội dung đầu tư:
- Xây dựng các cơ sở điều trị Methadone: nâng cấp 02 cơ sở điều trị Methadone tại thị xã Hồng Ngự và huyện Tháp Mười.
- Mua sắm trang thiết bị chuyên môn y tế, thiết bị văn phòng, vật tư tiêu hao, xét nghiệm.
- Mua thuốc Methadone (nếu Bộ Y tế ngừng cung cấp và có hướng dẫn thực hiện).
- Đào tạo nhân lực.
5.2. Kinh phí hoạt động
Tổng kinh dự toán cho kế hoạch điều trị Methadone giai đoạn 2016 – 2020 là 35.629.052.600 đồng từ nguồn kinh phí địa phương.
(Phụ lục 3)
1. Sở Y tế:
- Sở Y tế là cơ quan thường trực, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, làm đầu mối tổng hợp và báo cáo kết quả hoạt động của Chương trình.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị cơ sở vật chất của cơ sở điều trị Methadone cho việc thành lập và triển khai hoạt động theo hướng dẫn của ngành Y tế; tuyển chọn, bố trí nhân sự cho cơ sở điều trị Methadone và cử người tham dự các khóa tập huấn về điều trị Methadone; tạo điều kiện cho người bệnh nhận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ khác; phối hợp chặt chẽ với Công an xã, phường, thị trấn để có phương án hỗ trợ về an ninh, trật tự tại cơ sở điều trị Methadone; phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để hỗ trợ các đối tượng về đào tạo nghề và việc làm.
- Chỉ đạo việc phối hợp giữa các đơn vị y tế địa phương và cơ quan chuyên môn trực thuộc để hỗ trợ chuyên môn y tế cho cơ sở điều trị Methadone.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc triển khai các hoạt động theo đúng kế hoạch và lộ trình thực hiện; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động chuyên môn và đánh giá hiệu quả của chương trình tại cơ sở điều trị Methadone; tham mưu huy động, quản lý, điều phối các nguồn kinh phí.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan để đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
2. Công an tỉnh:
Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và các ban, ngành, đoàn thể trong việc triển khai các hoạt động của kế hoạch.
Đảm bảo tốt tình hình an ninh, trật tự nơi triển khai kế hoạch điều trị Methadone; đồng thời phối hợp quản lý chặt chẽ người điều trị.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Y tế và các ban, ngành có liên quan trong công tác tổ chức, hoạt động Khu điều trị Methadone tại Cơ sở điều trị nghiện ma tuý thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và quản lý người bệnh tại cộng đồng, hỗ trợ đào tạo dạy nghề, tạo công ăn việc làm để giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch:
Chỉ đạo các cơ quan báo, đài địa phương, các đơn vị có liên quan thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc triển khai kế hoạch tại địa phương, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân nơi triển khai kế hoạch.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép các chỉ tiêu về phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
6. Sở Tài chính:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hàng năm từ nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, hướng dẫn các đơn vị sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đúng luật ngân sách.
7. Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định về biên chế, tổ chức, bố trí nhân lực, chế độ lương, phụ cấp và các chế độ chính sách có liên quan cho các cơ sở điều trị Methadone.
8. Sở Tư pháp:
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công tác tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân tỉnh:
- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành liên quan trong công tác thông tin, truyền thông, tạo sự đồng thuận của xã hội trong việc triển khai kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
- Giám sát quá trình triển khai thực hiện, hỗ trợ người bệnh điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- UBND thị xã Hồng Ngự, các huyện: Thanh Bình, Lấp Vò, Tháp Mười căn cứ kế hoạch của tỉnh, đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai cho phù hợp với thực tế tại địa phương; thành lập Ban Xét chọn người bệnh; phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành tại địa phương đảm bảo thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ của kế hoạch.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai Kế hoạch trên địa bàn; đặc biệt chú trọng công tác truyền thông để cộng đồng dân cư hiểu, tích cực tham gia ủng hộ kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
- Chỉ đạo công tác theo dõi, giám sát, hỗ trợ người bệnh được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, đánh giá hoạt động của kế hoạch trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đào tạo, dạy nghề, tìm việc làm và hỗ trợ tâm lý xã hội cho người bệnh.
- Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, vận động quản lý, giáo dục và hỗ trợ người nghiện tham gia điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
Trên đây là nội dung Kế hoạch điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn năm 2016 - 2020. Yêu cầu các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRỊ METHADONE GIAI ĐOẠN 2014 – 2015
1. Hành chính:
- Số bệnh nhân đến đăng ký Điều trị: 252
- Số bệnh nhân điều trị trong năm: 223
- Số bệnh nhân đang điều trị đến thời điểm hiện tại: 194
- Bệnh nhân bỏ điều trị: 29
2. Tư vấn:
- Số buổi giáo dục nhóm: 202
- Số bệnh nhân tham gia giáo dục nhóm: 218
- Số người nhà bệnh nhân tham gia giáo dục nhóm: 186
- Số lượt người nhận tư vấn trước điều trị: 440.
- Số lượt người nhận tư vấn trong điều trị: 1339
- Số người được tư vấn trong quá trình điều trị: 221
3. Công tác điều trị:
- Khám sàng lọc: 235 bệnh nhân
- Khám điều trị: 223 bệnh nhân với 4.230 lượt khám.
- Bệnh nhân uống liều duy trì tới thời điểm hiện tại: 49
- Bệnh nhân đang dò liều: 145
4. Xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu: 143 mẫu
+ Nhiễm HIV: 27
+ Nhiễm vi rút viêm gan siêu vi B: 28
+ Nhiễm vi rút viêm gan siêu vi C: 57
- Test nước tiểu: 610 lượt bệnh nhân
5. Công tác cấp phát thuốc:
- Số thuốc đã sử dụng:
+ Cấp phát cho bệnh nhân: 207.510,4 ml
+ Hao hụt: 1137,3 ml
+ Dư thừa: 576,7 ml
- Liều thấp nhất: 02ml
- Liều cao nhất: 39ml.
- Số lượt bệnh nhân bỏ uống thuốc: 493 lượt.
6. Đáp ứng điều trị:
- Cơ sở Methadone tại Thành phố Cao Lãnh: điều trị 93 bệnh nhân trong đó đáp ứng điều trị là 55 đạt tỷ lệ là 59,1%.
- Cơ sở Methadone tại Thành phố Sa Đéc: điều trị 101 bệnh nhân trong đó đáp ứng điều trị là 43 đạt tỷ lệ là 42,57%.
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ CHO 01 CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT | Tên trang thiết bị, vật tư tiêu hao | Số lượng | Dự kiến kinh phí |
Phòng/khu vực đón tiếp | |||
1 | Bộ bàn ghế ngồi (bảo vệ) | 1 | 4.500 |
2 | Giường gấp (bảo vệ ban đêm) | 1 | 1.800 |
3 | Bộ bàn ghế làm việc (hành chính) | 1 | 4.800 |
4 | Bộ máy vi tính và máy in Bình tích điện máy vi tính | 1 | 17.000 |
5 | Đầu đọc mã vạch (hoặc máy quét đồng tử, vân tay) | 1 | 1.500 |
6 | Ghế ngồi đợi | 1 | 8.500 |
7 | Tủ đựng hồ sơ lưu có khóa Giá để tài liệu truyền thông | 20 | 22.000 |
8 | Quạt đứng | 1 | 7.500 |
9 | Bình nước uống (01 bình/ngày) | 2 | 1.700 |
10 | Cốc uống nước | 2 | 2.800 |
11 | Đồng hồ treo tường | 365 | 7.300 |
12 | Hệ thống camera theo dõi toàn bộ khu vực Điều trị | 10 | 300 |
13 | Bộ bàn ghế ngồi (bảo vệ) | 1 | 800 |
14 | Giường gấp (bảo vệ ban đêm) | 1 | 10.000 |
Phòng tư vấn | |||
1 | Bộ bàn ghế làm việc | 1 | 4.500 |
2 | Ghế ngồi cho người bệnh và người nhà | 3 | 2000 |
3 | Bộ máy vi tính và máy in Bình tích điện máy vi tính | 1 | 17.000 |
4 | Quạt đứng | 1 | 1.500 |
5 | Tủ đựng tài liệu | 1 | 2.500 |
6 | Giá để tài liệu tư vấn, truyền thông | 1 | 7.500 |
7 | Bộ bàn ghế làm việc | 1 | 17.000 |
Phòng khám | |||
1 | Bộ bàn ghế làm việc | 1 | 4.500 |
2 | Ghế ngồi cho người bệnh và người nhà | 3 | 2.000 |
3 | Bộ máy vi tính và máy in Bình tích điện máy vi tính | 1 | 17.000 |
4 | Quạt đứng | 1 | 1.500 |
5 | Tủ lưu hồ sơ bệnh án có khóa | 1 | 2.500 |
6 | Giá để tài liệu tư vấn, truyền thông | 1 | 7.500 |
7 | Tủ đựng thuốc và trang thiết bị cấp cứu | 1 | 17.000 |
8 | Bộ trang thiết bị cấp cứu ban đầu | 1 | 7.500 |
9 | Xe đẩy (ghế) | 1 | 5.800 |
10 | Cáng cứu thương | 1 | 4.500 |
11 | Ống nghe | 1 | 3.500 |
12 | Máy đo huyết áp | 1 | 350 |
13 | Cân sức khỏe (cân bàn có thước đo) | 1 | 900 |
14 | Nhiệt kế thủy ngân | 1 | 1.500 |
15 | Giường bệnh | 1 | 100 |
16 | Bộ bàn ghế làm việc | 1 | 3000 |
17 | Các vật dụng rẻ tiền mau hỏng khác…(tùy theo nhu cầu) | 1 | 10.000 |
Phòng cấp phát thuốc | |||
1 | Bộ bàn ghế làm việc | 1 | 4.500 |
2 | Tủ đựng hồ sơ lưu có khóa | 1 | 7.500 |
3 | Ghế ngồi cho người bệnh | 4 | 2.000 |
4 | Bộ máy vi tính và máy in | 1 | 17.000 |
5 | Bình tích điện máy vi tính | 1 | 1.500 |
6 | Két sắt nhỏ có khóa, dung tích tối thiểu trữ được 01 bình khối thể tích 01 lít | 1 | 4.500 |
7 | Quạt đứng | 2 | 2.800 |
8 | Ly uống thuốc | 200 | 3.000 |
9 | Bồn rửa ly chén | 1 | 3.500 |
10 | Bộ giá để ly (đủ cho 250 ly) | 1 | 1.000 |
11 | Các vật dụng rẻ tiền mau hỏng khác...(tùy theo nhu cầu) |
| 10.000 |
Phòng lưu trữ và bảo quản thuốc | |||
1 | Két sắt 2 khóa, dung tích tối thiểu trữ được 13 bình khối thể tích 01 lít | 1 | 6.000 |
2 | Điều hòa | 1 | 15.000 |
Phòng xét nghiệm | |||
1 | Bàn lấy máu (mặt bàn ốp đá hoặc gạch men) | 1 | 3.500 |
2 | Xe bàn tiêm 2 tầng | 1 | 850 |
3 | Ghế xoay cho nhân viên và bệnh nhân | 2 | 700 |
4 | Tủ lạnh 180 lít trữ máu | 1 | 6.800 |
5 | Ống nghiệm lấy máu (4 ống/người bệnh/năm) | 1000 | 700 |
6 | Cốc lấy nước tiểu (4 cốc/người bệnh/năm) | 1000 | 5.000 |
7 | Kim tiêm lấy máu | 1000 | 690 |
8 | Que thử nước tiểu | 1000 | 20.000 |
9 | Phích lạnh đựng mẫu máu (loại đựng vaccine) | 1 | 2.050 |
10 | Quạt đứng | 1 | 2.800 |
11 | Hóa chất xét nghiệm và các vật dụng rẻ tiền mau hỏng khác (theo nhu cầu) |
| 75.000 |
Phòng họp giao ban | |||
1 | Bàn họp (loại bàn oval) đủ ngồi cho 25 nguời | 1 | 24.000 |
2 | Ghế ngồi | 20 | 1.250 |
3 | Bảng trắng | 2 | 2.000 |
4 | Tủ nhân viên | 2 | 7.500 |
5 | Bộ ấm, ly uống nước đủ dùng cho 25 người | 1 | 2.500 |
6 | Đồng hồ treo tường | 1 | 500 |
7 | Quạt đứng | 2 | 2.500 |
8 | Điện thoại bàn | 1 | 800 |
9 | Máy ảnh và quay camera | 1 | 15.000 |
10 | Các vật dụng, văn phòng phẩm, vật tư tiêu hao khác ...(tùy theo nhu cầu sử dụng) |
| 10.000 |
| Tổng cộng |
| 493.240 |
| Tổng cộng 03 cơ sở (Thị xã Hồng Ngự đã được trang bị) |
| 1.479.720 |
CHI MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ VÀ DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG CỦA 04 CƠ SỞ
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT | Nội dung chi | Cộng | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018-2020 | Ghi chú |
I | Kinh phí thường xuyên | 14.576.832.600 | 662.583.300 | 1.987.749.900 | 11.926.499.400 | KP sự nghiệp y tế |
1 | Thanh toán cho cá nhân | 11.408.832.600 | 518.583.300 | 1.555.749.900 | 9.334.499.400 |
|
2 | Chi về hàng hóa dịch vụ | 3.168.000.000 | 144.000.000 | 432.000.000 | 2.592.000.000 |
|
II | Kinh phí không thường xuyên | 21.052.220.000 | 816.500.000 | 6.438.720.000 | 13.797.000.000 | KP sự nghiệp y tế |
1 | Chi phí nghiệp vụ chuyên môn từng ngành | 19.162.500.000 | 766.500.000 | 4.599.000.000 | 13.797.000.000 |
|
2 | Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn | 1.479.720.000 | 0 | 1.479.720.000 | 0 |
|
3 | Kinh phí sửa chữa xây dựng cơ bản | 410.000.000 | 50.000.000 | 360.000.000 | 0 |
|
| Tổng cộng | 35.629.052.600 | 1.479.083.300 | 8.426.469.900 | 25.723.499.400 |
|
BẢNG THUYẾT MINH DỰ TOÁN NĂM 2016 ĐIỂM VỆ TINH CỦA TPCL TẠI THỊ XÃ HỒNG NGỰ
(Từ 2017-2020 tính thêm 03 cơ sở mới Thanh Bình, Lấp Vò, Tháp Mười)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
MỤC | TIỂU MỤC | DIỄN GIẢI | SỐ TIỀN 2016 (01 điểm) | SỐ TIỀN 2017 (03 điểm) (TM, TB, LVò) | SỐ TIỀN 2018, 2019, 2020 (06 điểm) (TPCL, TPSĐ, TXHN, TB, TM, LVò) |
I |
| Kinh phí thường xuyên | 662,583,300 | 1,987,749,900 | 11,926,499,400 |
|
| Thanh toán cho cá nhân | 518,583,300 | 1,555,749,900 | 9,334,499,400 |
6000 |
| TIỀN LƯƠNG | 289,110,000 | 867,330,000 | 5,203,980,000 |
| 6001 | Lương 09 CBVC là:(24.092.500 đ) 20,95 x 1.150.000 x 12 tháng | 289,110,000 | 867,330,000 | 5,203,980,000 |
6100 |
| PHỤ CẤP LƯƠNG: | 162,978,000 | 488,934,000 | 2,933,604,000 |
| 6112 | PC ưu đãi nghề 09 người: 13.581.500 x 12 tháng | 162,978,000 | 488,934,000 | 2,933,604,000 |
6300 |
| CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP | 66,495,300 | 199,485,900 | 1,196,915,400 |
| 6300 | Các khoản đóng góp (23% nhà nước đóng) | 66,495,300 | 199,485,900 | 1,196,915,400 |
| 6301 | Các khoản đóng góp (17% BHXH) |
|
|
|
| 6302 | Các khoản đóng góp (3% BHYT) |
|
|
|
| 6303 | Các khoản đóng góp (2% KPCĐ) |
|
|
|
| 6304 | Các khoản đóng góp (1% BHTN) |
|
|
|
| 6301 | Các khoản đóng góp (17% BHXH) |
|
|
|
|
| Chi về hàng hóa dịch vụ ( 09 người x 16 triệu = 144.000.000đ) | 144,000,000 | 432,000,000 | 2,592,000,000 |
6500 |
| THANH TOÁN DỊCH VỤ CÔNG CỘNG : | 37,800,000 | 113,400,000 | 680,400,000 |
| 6501 | Thanh toán tiền điện: 1.500.000đ *12 tháng | 18,000,000 | 54,000,000 | 324,000,000 |
| 6502 | Tiền nước : 200.000đ x 12 tháng | 2,400,000 | 7,200,000 | 43,200,000 |
| 6503 | Thanh toán nhiên liệu : 1.000.000 đồng / tháng x 12 tháng | 12,000,000 | 36,000,000 | 216,000,000 |
| 6504 | Tiền vệ sinh môi trường 150.000đ x 12 tháng | 1,800,000 | 5,400,000 | 32,400,000 |
| 6549 | Chi khác 300.000đ x 12 tháng | 3,600,000 | 10,800,000 | 64,800,000 |
6550 |
| VẬT TƯ VĂN PHÒNG : | 15,600,000 | 46,800,000 | 280,800,000 |
| 6551 | Văn phòng phẩm: 1.000.000đ x 12 tháng | 12,000,000 | 36,000,000 | 216,000,000 |
| 6559 | Vật tư văn phòng khác : 300.000 đ x 12 tháng | 3,600,000 | 10,800,000 | 64,800,000 |
6600 |
| THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN LIÊN LẠC : | 14,400,000 | 43,200,000 | 259,200,000 |
| 6601 | Cước phí điện thoại trong nước + Internet : 400.000đ x 12 tháng | 4,800,000 | 14,400,000 | 86,400,000 |
| 6603 | Cước phí bưu chính : 300.000đ x 12 tháng | 3,600,000 | 10,800,000 | 64,800,000 |
| 6606 | Tuyên truyền : 300.000đ x 12 tháng | 3,600,000 | 10,800,000 | 64,800,000 |
| 6612 | Sách, báo, tạp chí … : 300.000đ x 12 tháng x | 1,200,000 | 3,600,000 | 21,600,000 |
|
| 2phòng |
|
|
|
| 6649 | Khác : 500.000đ x 12 tháng x 2 phòng | 1,200,000 | 3,600,000 | 21,600,000 |
6650 |
| Hội nghị | 4,200,000 | 12,600,000 | 75,600,000 |
| 6651 | In tài liệu : 20.000đ x 30 người x 2 lần/năm | 1,200,000 | 3,600,000 | 21,600,000 |
| 6652 | Giảng viên báo cáo viên : 400.000đ x 2 lần/năm | 800,000 | 2,400,000 | 14,400,000 |
| 6655 | Thuê hội trường : 500.000đ x 2 lần/năm | 1,000,000 | 3,000,000 | 18,000,000 |
| 6699 | Chi khác : 20.000 đ x 30 người x 2 lần/năm | 1,200,000 | 3,600,000 | 21,600,000 |
6700 |
| CÔNG TÁC PHÍ | 4,920,000 | 14,760,000 | 88,560,000 |
| 6702 | Phụ cấp công tác phí : 70.000đ/ người x 3 người 12 tháng | 2,520,000 | 7,560,000 | 45,360,000 |
| 6749 | Khác : 200.000đ x 12 lần | 2,400,000 | 7,200,000 | 43,200,000 |
6750 |
| CHI THUÊ MƯỚN | 1,200,000 | 3,600,000 | 21,600,000 |
| 6751 | Thuê mướn: 100.000đ x tháng 12 x 2 phòng | 1,200,000 | 3,600,000 | 21,600,000 |
6900 |
| SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN | 2,400,000 | 7,200,000 | 43,200,000 |
| 6912 | Sửa chữa thiết bị tin học: 100.000đ x 12 tháng | 2,400,000 | 7,200,000 | 43,200,000 |
7000 |
| CHI PHÍ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN TỪNG NGÀNH | 58,350,000 | 175,050,000 | 1,050,300,000 |
| 7001 | Nghiệp vụ thuốc, hóa chất, bông gòn…: 600đ/ngày | 54,750,000 | 164,250,000 | 985,500,000 |
|
| x 250 BN x 365 ngày |
|
|
|
| 7049 | Chi khác: 300.000đ/tháng x 12 tháng | 3,600,000 | 10,800,000 | 64,800,000 |
7750 |
| CHI KHÁC | 5,130,000 | 6,390,000 | 92,340,000 |
| 7799 | Chi các khoản khác : 427.000đ | 5,130,000 | 15,390,000 | 92,340,000 |
II |
| Kinh phí không thường xuyên | 816,500,000 | 6,438,720,000 | 13,797,000,000 |
6100 |
| PHỤ CẤP LƯƠNG: | 0 | 0 | 0 |
| 6106 | PC làm thêm giờ thứ 7 chủ nhật, lễ tết … của 1 phòng/năm |
|
|
|
7000 |
| CHI PHÍ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN TỪNG NGÀNH | 766,500,000 | 4,599,000,000 | 13,797,000,000 |
| 7001 | Mua thuốc methadone , chai 1000ml (1.050.000đ/chai) :(1BN uống 80ml/ngày = 8.400đ/ ngày) x 250 BN x 365 ngày = 766.500.000 đồng (năm 2017 mua cho 06 điểm ) | 766,500,000 | 4,599,000,000 | 13,797,000,000 |
9050 |
| Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn | 0 | 1.479.720.000 |
|
9050 | 9055 | Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng cho 03 cơ sở |
| 1.479.720.000 |
|
III |
| Kinh phí sửa chữa xây dựng cơ bản | 50,000,000 | 360,000,000 | 0 |
6900 | 6907 | Sửa chữa nhà cửa năm 2016 của TXHN | 50,000,000 |
|
|
6900 | 6907 | Sửa chữa nhà cửa (năm 2017 của TB, TM, LVò) |
| 360,000,000 |
|
|
| 120 triệu/ năm /phòng x 3 phòng |
|
|
|
|
| TỔNG CỘNG | 1,479,083,300 | 8,426,469,900 | 25,723,499,400 |
THỐNG KÊ CHI TIẾT NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY CHƯA CÓ HỒ SƠ QUẢN LÝ
TT | Địa phương | Giới tính | Loại ma túy sử dụng | Căn cứ nghi vấn | |||||
Nam | Nữ | Heroin | Cần sa | MTTH | CTVBM | Người SDMT có hồ sơ | Qua công tác trinh sát | ||
1 | TPCL | 55 | 02 | 04 |
| 53 |
|
| 57 |
2 | TP SĐ | 58 | 09 | 26 | 03 | 38 | 17 | 06 | 44 |
3 | TXHN | 22 | 02 | 09 |
| 15 | 03 | 08 | 13 |
4 | Hồng Ngự | 56 | 04 | 07 |
| 53 | 09 | 01 | 50 |
5 | Tân Hồng | 21 |
|
|
| 21 |
|
| 21 |
6 | Thanh Bình | 37 |
| 24 | 01 | 12 | 18 |
| 19 |
7 | Tháp Mười | 131 | 04 |
|
| 135 |
|
| 135 |
8 | Lai Vung | 22 |
| 12 |
| 10 |
|
| 22 |
9 | Châu Thành | 12 |
| 04 |
| 08 | 05 | 03 | 04 |
10 | Tam Nông | 43 |
|
|
| 43 | 17 | 02 | 24 |
11 | H. Cao Lãnh | 48 |
|
|
| 48 |
|
| 48 |
12 | Lấp Vò | 81 | 06 |
| 07 | 80 | 25 | 28 | 34 |
| Cộng | 586 | 27 | 86 | 11 | 516 | 94 | 48 | 471 |
THỐNG KÊ CHI TIẾT NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY CÓ HỒ SƠ QUẢN LÝ
TT | Địa phương | Giới tính | Loại ma túy sử dụng | Diện đối tượng | Hình thức quản lý | Biểu hiện ĐT hiện tại | ||||||||||
Nam | Nữ | Heroin | CS | MTTH | Có HS XPHC | Có TA | Có TS | QL SC | Chưa HS | Đã mở ST | Đã mở HN | C/biến tốt | Đang hoạt động nổi | Đang nghi vấn PT (HS,MT) | ||
1 | TPCL | 107 | 05 | 41 | 01 | 70 | 85 | 03 |
| 09 |
| 06 |
| 24 |
| 10 |
2 | TP SĐ | 85 | 09 | 52 | 05 | 37 | 94 |
|
|
|
| 03 | 01 |
|
| 27 |
3 | TXHN | 39 |
| 34 |
| 05 | 06 |
|
| 33 |
| 01 |
| 01 | 02 | 02 |
4 | Hồng Ngự | 13 |
| 08 |
| 05 | 10 |
|
| 03 |
| 01 |
| 04 | 07 | 02 |
5 | Tân Hồng | 09 | 02 |
|
| 11 |
|
| 11 |
|
|
|
|
|
|
|
6 | Thanh Bình | 31 |
| 18 |
| 13 | 26 | 01 |
| 02 |
| 03 | 01 | 12 |
| 07 |
7 | Tháp Mười | 45 | 03 |
|
| 48 | 46 |
|
|
|
| 02 |
|
|
| 02 |
8 | Lai Vung | 60 |
| 23 | 02 | 35 | 60 |
|
|
|
|
|
|
|
| 08 |
9 | Châu Thành | 38 | 01 | 16 |
| 23 | 35 |
|
| 04 |
|
|
| 21 |
| 05 |
10 | Tam Nông | 12 | 02 | 02 |
| 12 | 13 |
|
| 01 |
|
|
| 12 |
| 02 |
11 | H. Cao Lãnh | 74 | 02 | 03 |
| 73 | 76 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 | Lấp Vò | 130 | 10 | 14 | 08 | 118 | 126 | 01 |
| 11 |
| 03 | 01 |
|
| 05 |
| Cộng | 643 | 34 | 211 | 16 | 450 | 577 | 05 | 11 | 63 |
| 19 | 03 | 74 | 09 | 70 |
QUY TRÌNH XÉT CHỌN NGƯỜI BỆNH THAM GIA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ BẰNG THUỐC METHADONE
Việc xét chọn người bệnh tham gia điều trị duy trì bằng thuốc Methadone đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và tuân thủ các tiêu chí đề ra ở trên. Công tác xét chọn được tiến hành như sau:
- Thông báo rộng rãi chương trình điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone cho các đối tượng đăng ký tham gia.
- Đối tượng đến Trạm Y tế để được hướng dẫn làm thủ tục xin đăng ký điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone (có thể trực tiếp đến cơ sở điều trị để được hướng dẫn làm thủ tục xin đăng ký tham gia điều trị).
- Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm xã, phường, thị trấn dựa vào tiêu chuẩn quy định, tham mưu Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu bệnh nhân về Ban Xét chọn tuyến thị xã, thành phố để xét chọn.
- Đối với những trường hợp không thuộc địa bàn TP. Cao Lãnh, TP. Sa Đéc: UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú gửi danh sách về BCĐ Tỉnh (qua Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Tỉnh); tuỳ theo lựa chọn cơ sở điều trị của đối tượng, BCĐ Tỉnh giới thiệu về Ban Xét chọn bệnh nhân TP. Cao Lãnh hoặc TP. Sa Đéc để xét chọn.
- Ban Xét chọn bệnh nhân tuyến thành phố, thị xã căn cứ vào tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh, ý kiến của thành viên Ban Xét chọn để quyết định chính thức người bệnh được tham gia điều trị và gửi danh sách người bệnh được lựa chọn tham gia điều trị đến cơ sở điều trị, UBND xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú.
- Những trường hợp ngoại lệ, đối tượng đăng ký nhưng không đảm bảo các tiêu chuẩn đã quy định; Ban Xét chọn tuyến thành phố, thị xã trình Ban Chỉ đạo Tỉnh xem xét, quyết định (thông qua Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Tỉnh).
- UBND xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú thông báo cho người bệnh đến tham gia chương trình điều trị.
QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ BẰNG THUỐC METHADONE
1. Quy trình Điều trị
Việc điều trị được thực hiện đúng theo quy định tại "Hướng dẫn Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện" do Bộ Y tế ban hành, cụ thể:
1.1. Tư vấn về điều trị thay thế bằng thuốc Methadone: Bao gồm tư vấn trước điều trị, trong điều trị, tư vấn về giảm liều và tiến tới kết thúc điều trị.
1.2. Khám lâm sàng và xét nghiệm:
a) Lý do xin tham gia điều trị của người bệnh.
b) Khai thác tiền sử người bệnh: Tiền sử sử dụng ma túy, các hành vi nguy cơ cao (dùng chung bơm kim tiêm, không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục...), tiền sử sức khoẻ, tâm lý xã hội.
c) Nội dung thăm khám, đánh giá sức khỏe: Đánh giá sức khỏe toàn trạng, sức khỏe tâm thần, các triệu chứng có liên quan đến sử dụng ma túy.
d) Chẩn đoán nghiện CDTP: Theo "Hướng dẫn chẩn đoán người nghiện ma túy nhóm Opiat (CDTP)" của Bộ Y tế.
e) Xét nghiệm:
- Thực hiện các xét nghiệm thường quy: Công thức máu; chức năng gan: ALT (SGPT), AST (SGOT); xét nghiệm nước tiểu tìm CDTP bằng test nhanh.
- Một số xét nghiệm cần thiết khác: Xét nghiệm HIV, xét nghiệm HBV, HCV, xét nghiệm chẩn đoán lao, xét nghiệm chẩn đoán có thai,...
f) Lập hồ sơ bệnh án: Theo mẫu Bệnh án điều trị bằng thuốc Methadone quy định tại "Hướng dẫn Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện" do Bộ Y tế ban hành.
1.3. Làm thẻ và cấp thẻ điều trị. Mẫu thẻ quy định tại "Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện" do Bộ Y tế ban hành.
1.4. Xây dựng lịch điều trị và tư vấn liều điều trị đầu tiên.
1.5. Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone.
Hàng ngày người bệnh phải đến cơ sở điều trị Methadone để uống thuốc dưới sự giám sát trực tiếp của nhân viên y tế.
Liều Methadone sử dụng cho mỗi người bệnh theo từng giai đoạn điều trị thực hiện theo "Hướng dẫn Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện" do Bộ Y tế ban hành.
a) Liều điều trị ban đầu và điều chỉnh liều
- Được xác định dựa trên: thời gian sử dụng CDTP, liều thường dùng trong thời gian gần nhất, mức độ dung nạp với CDTP và nguy cơ quá liều. Liều điều trị khởi đầu thường là 20mg/ngày. Thận trọng khi khởi liều từ 25mg-30mg.
- Không tăng liều Methadone trong ít nhất 03 ngày điều trị đầu tiên.
- Điều chỉnh liều Methadone: từ ngày thứ 03 đến ngày thứ 10. Tổng liều tăng không vượt quá 20mg/tuần.
- Liều tối đa ở cuối tuần điều trị đầu tiên không vượt quá 40mg/ngày.
- Theo dõi chặt chẽ người bệnh trong 02 tuần đầu điều trị.
b) Liều điều trị duy trì: Tuỳ thuộc người bệnh, mức độ nghiện CDTP và các thuốc điều trị kết hợp khác.
- Liều thấp nhất: 20mg/ngày.
- Liều thông thường: 40 - 60mg/ngày.
- Đối với người bệnh có độ dung nạp cao, liều duy trì có thể từ 60 - 100mg/ngày. Cá biệt có những người bệnh cần liều cao hơn 100mg/ngày (cần phải được hội chẩn).
Thay đổi liều khi:
- Người bệnh có sử dụng đồng thời CDTP khác.
- Người bệnh có sử dụng các thuốc khác có tương tác với Methadone.
- Người bệnh có thai.
- Người bệnh nghiện nhiều chất ma tuý khác.
- Do thay đổi chuyển hóa Methadone ở từng cá thể.
c) Giảm liều:
Sau thời gian điều trị Methadone có hiệu quả, nếu người bệnh mong muốn, có thể thảo luận với người bệnh về dự kiến giảm liều để tiến tới ngừng điều trị.
Với liều Methadonde đang điều trị > 40mg/ngày thì giảm 10mg/lần/tuần, cho đến liều 40mg/ngày thì giảm 5mg/lần/tuần, đến liều 20mg/ngày có thể tiến hành cai Methadone cho người bệnh.
d) Ngừng điều trị:
Ngừng điều trị tự nguyện: Việc ngừng điều trị thay thế bằng thuốc Methadone sẽ được thực hiện sau khi đã giảm liều và được sự đồng ý của người bệnh. Khi liều đang điều trị là 20mg/ngày, có thể thực hiện ngừng hoàn toàn Methadone nhưng phải kết hợp điều trị hội chứng cai theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ngừng điều trị bắt buộc: Được thực hiện khi có dấu hiệu chống chỉ định xuất hiện trong quá trình điều trị Methadone, vì sức khoẻ người bệnh, vì sự an toàn của nguời bệnh khác hoặc của nhân viên cơ sở điều trị. Quy trình thực hiện giống như ngừng điều trị tự nguyện.
Cần thực hiện các chăm sóc hỗ trợ khác ít nhất trong 06 tháng sau khi ngừng điều trị Methadone.
e) Uống lại thuốc methadone sau khi bỏ liều
Tùy theo thời gian người bệnh bỏ uống thuốc Methadone, sau khi cho uống Methadone trở lại thực hiện theo "Hướng dẫn Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện" do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Bỏ thuốc 01 ngày: Không thay đổi liều Methadone đang điều trị.
- Bỏ thuốc 01 ngày: Không thay đổi liều Methadone đang điều trị, nếu không quá liều.
- Bỏ thuốc 03 đến 04 ngày: Đánh giá lại sự dung nạp thuốc của người bệnh. Cho ½ liều Methadone đang điều trị đồng thời khám lại và cho y lệnh điều trị thích hợp.
- Bỏ thuốc > 5 ngày: Khởi liều lại từ đầu.
f) Điều trị Methadone cho một số đối tượng đặc biệt
Đối với người bệnh đang mang thai, đang cho con bú, bị nhiễm HIV, bị bệnh lao hoặc viêm gan siêu vi B và C; việc điều trị không giống người bệnh khác mà yêu cầu có sự điều chỉnh về liều Methadone sử dụng cũng như các theo dõi đặc biệt khác theo quy định "Hướng dẫn Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện" do Bộ Y tế ban hành.
g) Theo dõi uống thuốc Methadone
Nhân viên y tế phải theo dõi người bệnh uống thuốc Methadone.
Sau khi uống Methadone người bệnh phải uống nước trước mặt nhân viên y tế để khẳng định người bệnh đã thực sự uống Methadone.
1.6. Hội chẩn
Để quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận người bệnh điều trị.
Hội chẩn trong trường hợp cần thiết: tăng liều cho bệnh nhân (với liều điều trị >100mg/ngày) hoặc trường hợp bệnh nhân có bệnh lý khác phối hợp (biểu hiện tâm thần, bệnh cấp tính khác, ...).
Thành phần tham gia hội chẩn: Tùy theo tình trạng bệnh nhân và cấp độ hội chẩn để triệu tập các thành phần tham gia hội chẩn.
2. Theo dõi quá trình điều trị Methadone
2.1. Theo dõi lâm sàng
Đánh giá để thay đổi liều điều trị duy trì: Đánh giá trên bệnh nhân về liều Methadone đang sử dụng, các biểu hiện của hội chứng cai xuất hiện trên bệnh nhân, bệnh nhân có còn tiếp tục sử dụng CDTP bất hợp pháp, tương hỗ với các thuốc đang sử dụng, có thai....
Theo dõi tiến triển lâm sàng: Sức khoẻ tâm thần, chức năng lao động, tâm lý xã hội, các hành vi nguy cơ cao tiếp diễn trong quá trình điều trị và tiến triển của các bệnh kèm theo.
2.2. Xét nghiệm nước tiểu
Mục đích để chẩn đoán, đánh giá hiệu quả điều trị, giúp điều chỉnh liều Methadone thích hợp và kiểm tra việc sử dụng đồng thời CDTP khác trong quá trình điều trị.
Nguyên tắc xét nghiệm nước tiểu: Đảm bảo người bệnh không biết trước, có giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế, không sử dụng loại test nhanh có phản ứng chéo với Methadone. Xét nghiệm phải đảm bảo khách quan, chính xác và được thực hiện tối đa 02 lần/tháng.
Khi xét nghiệm nước tiểu có ma túy cần tăng cường tư vấn tìm hiểu nguyên nhân, xem xét lại liều Methadone đang sử dụng và tăng liều nếu cần thiết. Nếu người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng CDTP sau nhiều lần điều chỉnh kế hoạch điều trị một cách thích hợp, nhóm điều trị cần xem xét lại trường hợp đó và cân nhắc ngừng điều trị nếu cần thiết.
2.3. Theo dõi tuân thủ điều trị
a) Người bệnh phải uống Methadone hàng ngày dưới sự giám sát của cán bộ y tế để đảm bảo điều trị hiệu quả, tránh nguy cơ tái sử dụng ma túy.
b) Thực hiện một số biện pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị, bao gồm:
- Tư vấn cho người bệnh và gia đình.
- Phối hợp với gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội trong việc động viên người bệnh tuân thủ điều trị.
2.4. Xử trí các tác dụng phụ thường gặp và một số vấn đề khác
Trong quá trình điều trị người bệnh có thể có một số tác dụng phụ như: ra nhiều mồ hôi, táo bón, rối loạn giấc ngủ, bệnh về răng miệng, ... hoặc xuất hiện một số vấn đề đặc biệt như: Nhiễm độc Methadone, uống sai liều Methadone, nôn Methadone v.v... Cần xử trí và hướng dẫn người bệnh theo quy định tại "Hướng dẫn Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện" do Bộ Y tế ban hành.
2.5. Chuyển người bệnh sang cơ sở điều trị khác
Khi chuyển người bệnh sang cơ sở điều trị Methadone khác phải có giấy giới thiệu của cơ sở điều trị Methadone trước đó (có dấu, chữ ký) và tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế. Tóm tắt cần nêu được các nội dung đã thăm khám, điều trị, kết quả và tình trạng hiện tại của người bệnh. Hồ sơ bệnh án của người bệnh phải được tổng kết và lưu trữ theo quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án. Cơ sở điều trị mới tiếp tục điều trị cho người bệnh theo liều đang được điều trị. Nếu người bệnh điều trị gián đoạn trong quá trình chuyển cơ sở điều trị thì thực hiện điều trị theo liệu trình uống lại Methadone theo đúng quy định trong "Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện" do Bộ Y tế ban hành. Trong quá trình điều trị, cơ sở điều trị Methadone lập hồ sơ, bệnh án mới cho người bệnh.
2.6. Các dịch vụ hỗ trợ khác
Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong ngành Y tế thực hiện việc chuyển gửi người bệnh đến các dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS khi cần thiết.
Phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để người bệnh được hỗ trợ việc đào tạo nghề và tìm việc làm, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, BẢO QUẢN VÀ PHÂN PHỐI THUỐC
1. Nhu cầu thuốc hàng tháng cho mỗi cơ sở điều trị Methadone
- Ước lượng số lượng người bệnh và nhu cầu thuốc Methadone:
+ Số lượng người bệnh ước tính trong tháng thứ 1: 15 người bệnh/01cơ sở điều trị Methadone.
+ Số lượng người bệnh ước tính trong tháng thứ 2: 30 người bệnh/01cơ sở điều trị Methadone.
+ Sau tháng thứ 2, sẽ tăng dần từ 15 đến 30 người bệnh/tháng và đạt 200 người bệnh vào tháng thứ 12 tại một cơ sở điều trị Methadone.
- Ước lượng liều điều trị Methadone trung bình: 100mg/ngày/người bệnh.
- Ước lượng số ngày trung bình/tháng: 30,5 ngày/tháng.
Tháng | Số lượng người bệnh | Lượng thuốc dung dịch 10mg/ml (mg) | Lượng thuốc dung dịch 10mg/ml (ml) | Lượng thuốc dung dịch 10mg/ml (lít) |
1 | 15 | 45.750 | 4.575 | 4,575 |
2 | 30 | 91.500 | 9.150 | 9,15 |
3 | 45 | 137.250 | 13.725 | 13,725 |
4 | 60 | 183.500 | 18.350 | 18,35 |
5 | 75 | 228.750 | 22.875 | 22,875 |
6 | 90 | 274.500 | 27.450 | 27,45 |
7 | 110 | 335.500 | 33.550 | 33,55 |
8 | 130 | 396.500 | 39.650 | 39,65 |
9 | 160 | 488.000 | 48.800 | 48,8 |
10 | 190 | 579.500 | 57.950 | 57,95 |
11 | 220 | 671.000 | 67.100 | 67,1 |
12 | 250 | 762.500 | 76.250 | 76,25 |
2. Tiếp nhận thuốc Methadone
Các cơ sở điều trị Methadone gửi dự trù nhu cầu sử dụng Methadone hàng tháng về Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS để tổng hợp và gửi dự trù Methadone hàng tháng về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS).
Công ty nhập khẩu và phân phối thuốc sẽ vận chuyển Methadone đến các cơ sở điều trị Methadone hàng tháng theo công văn điều chuyển thuốc của Bộ Y tế (Cục Phòng, Chống HIV/AIDS) dựa trên phê duyệt thuốc Methadone của Sở Y tế.
3. Bảo quản thuốc Methadone
Cơ sở điều trị Methadone phải đảm bảo điều kiện bảo quản Methadone. Methadone phải được bảo quản trong tủ có khóa đặt trong phòng riêng có cửa và khóa chắc chắn, đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm như quy định của nhà sản xuất in trên bao bì, ít người qua lại. Tủ bảo quản Methadone của cơ sở điều trị gọi là tủ chính, tủ bảo quản Methadone cho ca làm việc trong ngày gọi là tủ lẻ.
Tủ chính phải chắc chắn, có 02 khóa độc lập (chỉ mở được tủ khi mở hai khóa đồng thời do 02 người khác nhau cùng mở và 01 người chứng kiến), dung tích chứa được ít nhất 50 bình Methadone 1 lít. Người giữ chìa khóa thứ nhất của tủ chính phải là dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung cấp được ủy quyền, và người giữ chìa khóa thứ hai do phụ trách cơ sở điều trị giữ hoặc phân công người có trách nhiệm giữ.
Lượng Methadone sử dụng trong ngày được giữ trong tủ lẻ có một khóa chắc chắn. Người giữ chìa khóa tủ lẻ là dược sĩ đại học hoặc trung học trực tiếp phụ trách cấp phát thuốc cho người bệnh.
Dược sỹ được ủy quyền giữ tủ Methadone là người chịu trách nhiệm về chế độ bảo quản Methadone, chế độ ghi chép sổ xuất nhập, xuất nhập tồn hàng ngày, hàng tháng, theo dõi hạn dùng, theo dõi chất lượng thuốc (đánh giá cảm quan, nếu có bất thường phải lập biên bản, gửi thông báo cho nhà phân phối).
4. Phân phát thuốc Methadone
Người cấp phát chịu trách nhiệm cấp phát đúng thuốc, đúng liều, đúng quy định cho đúng bệnh nhân theo chỉ định của bác sỹ. Người cấp phát thuốc phải theo dõi để đảm bảo rằng người bệnh đã uống hết lượng Methadone được cấp phát trước khi rời phòng phát thuốc và phải thực hiện ghi chép theo quy định.
Trong thời gian tạm ngừng cấp phát Methadone (nghỉ giải lao, họp đột xuất, trao đổi chuyên môn, giải quyết tình huống đặc biệt...), lượng Methadone chưa cấp phát phải được bảo quản trong tủ lẻ có khóa. Ca làm việc chịu trách nhiệm bảo quản lượng Methadone của ca đó.
Bàn giao ca: Người cấp phát của ca trước phải chịu trách nhiệm vào sổ quản lý thuốc Methadone và bàn giao lại cho người cấp phát của ca sau.
Cuối ngày làm việc, người cấp phát tính tổng lượng Methadone đã cấp cho người bệnh, kiểm tra lượng Methadone còn tồn, vào sổ và ký. Lượng Methadone tồn phải nhập lại vào tủ chính của cơ sở điều trị để bảo quản.
Số TT | Tên công việc | Ghi chú |
I | Công việc lãnh đạo, quản lý, Điều hành |
|
1 | Trưởng khoa |
|
| - Quản lý chung và chịu trách nhiệm trong hoạt động của Phòng khám. - Tổ chức, thực hiện khám sức khỏe cho người đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tại phòng khám sau khi nhận đủ hồ sơ và lập hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Quyết định bằng văn bản việc tiếp nhận trường hợp đủ điều kiện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Trường hợp không đồng ý tiếp nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Quyết định tiếp nhận trường hợp đủ điều kiện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được lập thành 04 bản và gửi tới cơ quan, cá nhân liên quan. - Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm, X quang, điện tâm đồ... hỗ trợ cho công tác chẩn đoán điều trị bệnh; - Thực hiện và điều trị bệnh cho đối tượng do cơ quan có liên quan chuyển đến. - Dự trù vật tư y tế tiêu hao, văn phòng phẩm, quản lý và dự trù thuốc sử dụng trong khám và điều trị bệnh, kiểm tra, đôn đốc việc duy tu, sửa chữa thiết bị, cơ sở hạ tầng,... của phòng khám. - Lập kế hoạch, báo cáo các hoạt động của phòng khám. - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn, quản lý của phòng khám. - Tham gia nghiên cứu khoa học, Hội nghị khoa học. - Chủ trì triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên. - Kiểm tra việc thu, chi ngân sách; việc sử dụng những thiết bị y tế, Tài sản cố định và tài sản khác. - Tham dự họp giao ban với Trung tâm, Chủ trì cuộc họp giao ban tại phòng khám; Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc trung tâm về mọi hoạt động của phòng khám. |
|
2 | Phó trưởng khoa |
|
| Giúp trưởng phòng về từng mặt công tác do trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về những quyết định của mình. trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác sau: - Thực hiện khám sức khỏe cho người đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại phòng khám sau khi nhận đủ hồ sơ và lập hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Công tác kế hoạch, thống kê, báo cáo của toàn đơn vị, công tác - Thi đua khen thưởng - Kỹ luật, pháp chế; Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. - Tạo quan hệ mở rộng hợp tác trong và ngoài nước về vấn đề chuyên môn. - Kiểm tra việc cấp phát và sử dụng thuốc, vật tư y tế, vật tư tiêu hao, thiết bị y tế. - Kiểm tra, giám sát các hoạt động của phòng khám thường quy, đột xuất. - Ký, duyệt, kiểm tra công văn, văn bản, chứng từ... - Sơ kết, tổng kết hoạt động của Trung tâm Y tế - Nghiên cứu khoa học, tham gia hội thảo khoa học hàng năm. - Chỉ đạo và tham gia công tác đào tạo, đào tạo lại. Tham gia trực lãnh đạo và tiếp dân. - Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công hoặc được ủy quyền của trưởng phòng và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với trưởng phòng. |
|
II | Công việc hoạt động nghề nghiệp |
|
1 | Dược sĩ (16.134) |
|
| - Thực hiện Quy chế đơn vị, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa dược và quy chế sử dụng thuốc. - Pha chế các thuốc thông thường và pha chế theo đơn. Chịu trách nhiệm bảo quản, phân phối, cung ứng thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc. - Thực hiện quy trình kỹ thuật, tiến hành sản xuất một số thuốc thông thương phục vụ cho chữa bệnh. - Sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị, chịu trách nhiệm bảo quản các máy móc thiết bị và nguyên liệu để làm thuốc. Dự trù các hóa chất, nguyên liệu, dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ cho pha chế, kiểm nghiệm dược phẩm, xét nghiệm sinh học cũng như sản xuất thuốc. - Lập kế hoạch cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa). - Nắm vững số lượng, hàm lượng, hạn dùng của thuốc, giới thiệu thuốc mới, biệt dược, hóa chất và y dụng cụ có trong kho để phục vụ công tác điều trị. - Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. - Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc. - Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại đơn vị. - Trực tiếp giữ và cấp phát các thuốc, hóa chất độc bảng A - B, thuốc gây nghiện theo quy chế. - Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. - Thông tin thuốc cho cán bộ y tế. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo. |
|
2 | Dược sĩ trung cấp (16.135) |
|
| - Thực hiện quy chế đơn vị, kiểm tra chặt chẽ xuất, nhập theo quy chế, đảm bảo kho an toàn tuyệt đối. - Báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất với lãnh đạo về công tác kho và cấp thuốc - Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp phát cho điều trị và cho các nhu cầu đột xuất khác. - Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong đơn vị, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốn của thuốc và công tác cảnh giác dược. - Tham gia nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. - Cấp phát thuốc theo đơn, hướng dẫn sử dụng và tư vấn cho người bệnh cách dùng thuốc, tác dụng phụ của thuốc. - Tham gia thường trực. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo. |
|
3 | Y sĩ (hoặc Điều dưỡng TH) |
|
| - Thực hiện quy chế đơn vị, khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật. - Trợ giúp Bác sỹ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người đến điều trị. - Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu và các vết thương thông thường. - Hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. - Hướng dẫn và tư vấn cho nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh. - Quản lý, theo dõi, chăm sóc các bệnh nhân mắc bệnh xã hội, bệnh mạn tính tại cơ sở y tế, tại nhà. - Tham gia công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ, tư vấn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng về các vấn đề sức khoẻ và tái hòa nhập cộng đồng. - Hỗ trợ dược sỹ trong việc cấp phát và giám sát người bệnh uống thuốc khi cần thiết. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo. |
|
4 | Kỹ thuật viên trung cấp y (16.287) |
|
| - Thực hiện Quy chế đơn vị. - Tổ chức đón tiếp, hướng dẫn, chuẩn bị và giúp đỡ người bệnh khi tiến hành kỹ thuật; lấy mẫu xét nghiệm và làm xét nghiệm nước tiểu, chất gây nghiện dạng thuốc phiện, máu, xét nghiệm lao ... - Kiểm tra công tác chuẩn bị phương tiện dụng cụ thuốc hóa chất theo yêu cầu của các kỹ thuật chuyên khoa - Thực hiện thành thạo các kỹ thuật chuyên môn, ứng dụng những kỹ thuật mới trong hoạt động chuyên ngành. Đề xuất những biện pháp thích hợp để đảm bảo chất lượng kỹ thuật chuyên ngành - Tổ chức thực hiện kiểm tra các hoạt động chuyên môn theo nhiệm vụ được phân công - Quản lý sử dụng bảo quản định kỳ kiểm kê phát hiện và xử lý lỗi kỹ thuật thường gặp của các trang thiết bị, dụng cụ trong phạm vi được giao - Lập kế hoạch dự trù vật tư, trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm, ... - Quản lý theo dõi, lưu trữ các tài liệu và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo đúng quy định trong lĩnh vực được giao - Tham gia nghiên cứu khoa học, thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên khoa - Thực hiện các quy định về Y đức, quy tắc ứng xử và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Hỗ trợ dược sỹ trong việc cấp phát và giám sát người bệnh uống thuốc khi cần thiết. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo. |
|
5 | Hộ lý (16.130) |
|
| - Thực hiện Quy chế đơn vị, - Thực hiện vệ sinh sạch, đẹp, ngăn nắp, trật tự trong các khoa, phòng, hội trường... buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang. - Thu gom, quản lí chất thải trong phòng khám theo đúng quy định về chống nhiễm khuẩn. - Bảo quản tài sản trong phạm vi được phân công. - Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của cấp trên. |
|
III | Công việc hỗ trợ, phục vụ |
|
1 | Nhân viên tư vấn (chuyên viên 01.003) |
|
| - Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu và tư vấn cho người đến đăng ký tham gia điều trị các thông tin về các thủ tục cần thiết, có liên quan đến quá trình tham gia điều trị. - Tìm hiểu, tư vấn cho người tham gia điều trị tái hòa nhập cộng đồng. - Hỗ trợ dược sỹ trong việc cấp phát và giám sát người bệnh uống thuốc khi cần thiết. - Hoàn thành các báo cáo đúng thời hạn theo yêu cầu. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Trưởng khoa. |
|
2 | Nhân viên văn thư (01.008) |
|
| - Thực hiện Quy chế đơn vị, - Thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ theo quy định; - Tổ chức thực hiện công tác quản lý hồ sơ lý lịch đối tượng tham gia điều trị, làm thống kê báo cáo theo quy định, đảm bảo kịp thời. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo. |
|
3 | Kế toán viên (06.031) |
|
| - Thực hiện Quy chế đơn vị, - Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành và kế hoạch công tác của đơn vị, lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của đơn vị và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt. - Theo định hướng hạch toán kinh tế trong các chương trình y tế theo kế hoạch ngân sách và các nguồn thu khác. - Tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của đơn vị. - Lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán đúng theo quy định. - Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị theo đúng quy định hiện hành. - Thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản, hành chính sự nghiệp chính xác, kịp thời. - Tổ chức kiểm tra công tác kế toán, chế độ thu chi của đơn vị. - Định kỳ thực hiện báo cáo quyết toán, tổng kết tài sản, kiểm kê tài. - Tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể, phân tích kết quả hoạt động của đơn vị. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo. |
|
IV | Công việc hợp đồng theo Nghị định 68 |
|
1 | Bảo vệ (01.011) |
|
| - Thực hiện Quy chế đơn vị, nguyên tắc bảo vệ - Hướng dẫn người và các phương tiện ra - vào đơn vị theo đúng quy định. - Lập biên bản, tổ chức bảo vệ hiện trường theo đúng quy định khi có sự vi phạm an toàn, an ninh trật tự trong khu vực, báo cáo kịp thời lên cấp trên và các cơ quan có trách nhiệm xử lý. - Chịu trách nhiệm cá nhân nếu để xảy ra mất tài sản, phương tiện của cơ quan, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ được phân công. Giữ gìn bí mật công tác. - Bảo quản tốt các phương tiện và trang bị làm việc. - Bảo vệ cơ quan, quản lý tài sản trang thiết bị cơ quan không để hư hao mất mát - Thành viên tổ PCCC. |
|
Số TT | Các yếu tố ảnh hưởng | Mức độ ảnh hưởng | Ghi chú | ||
Cao | Trung bình | Thấp | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | Chế độ làm việc |
| x |
|
|
2 | Phạm vi hoạt động |
| x |
|
|
3 | Tính đa dạng về lĩnh vực hoạt động |
| x |
|
|
4 | Tính chất, đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp | x |
|
|
|
5 | Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động |
| x |
|
|
6 | Mức độ hiện đại hóa công sở |
| x |
|
|
7 | Các yếu tố khác (nếu có) |
| x |
|
|
DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM KHOA ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE
Số TT | DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM | Chức danh lãnh đạo, quản lý | Chức danh nghề nghiệp | Hạng của chức danh | Xác định số lượng làm việc cần thiết |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
I | Tên vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý Điều hành |
|
|
|
|
1 | Vị trí cấp Trưởng đơn vị sự nghiệp công lập | Trưởng khoa | Bác sĩ | III | 1 |
2 | Vị trí cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập | Phó trưởng khoa | Bác sĩ | III | 1 |
II | Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp |
|
|
|
|
1 | Dược sĩ (16.134) |
| Dược sĩ | III | 1 |
2 | Dược sĩ trung cấp (16.135) |
| Dược sĩ TH | IV | 1 |
3 | Y sĩ hoặc Điều dưỡng TH (16.119 - 16b.121) |
| YS-ĐDTC | IV | 1 |
4 | Kỹ thuật viên trung cấp y (16.287) |
| KTVTH | IV | 2 |
5 | Hộ lý (16.130 |
| Hộ lý |
| 1 |
III | Công việc hỗ trợ, phục vụ |
|
|
|
|
1 | Nhân viên tư vấn (01.003) |
| NV Tư vấn | III | 1 |
2 | Nhân viên văn thư (01.008) |
| NV Văn thư | IV | 1 |
3 | Kế toán viên (06.031) |
| Kế toán viên | III | 1 |
IV | Công việc hợp đồng theo Nghị định 68 |
|
|
|
|
1 | Bảo vệ (01.011) |
| Bảo vệ |
| 2 |
KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỞNG KHOA
TT | Năng lực, kỹ năng | Ghi chú |
1 | 2 | 3 |
1 | Khung năng lực và tiêu chuẩn trình độ chuyên môn |
|
1.1 | Năng lực, điều hành phối hợp khám và điều trị bệnh; |
|
1.2 | Khả năng tham mưu và đề xuất các vấn đề tốt; |
|
1.3 | Khả năng đoàn kết tập hợp quy tụ nhân viên; |
|
1.4 | Xử lý tốt các tình huống phức tạp phát sinh trong lĩnh vực chuyên môn; |
|
1.5 | Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống xung quanh hoạt động của nhiệm vụ được giao; |
|
1.6 | Phương pháp nghiên cứu tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất cải tiến các biện pháp quản lý bệnh tật; |
|
1.7 | Am hiểu những kiến thức rất cơ bản về pháp y; |
|
1.8 | Tốt nghiệp Bác sĩ trở lên; Có trình độ B ngoại ngữ. |
|
1.9 | Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A, |
|
1.10 | Có chứng chỉ tốt nghiệp trung cấp chính trị hoặc quản lý hành chính |
|
2 | Kỹ năng |
|
2.1 | Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt; |
|
2.2 | Kỹ năng phối hợp công tác; |
|
2.3 | Có kỹ năng tham mưu xây dựng các kế hoạch của đơn vị; |
|
2.4 | Có kỹ năng tư duy chiến lượt phát triển của đơn vị. |
|
CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
TT | Khoa phòng và tương đương | Số lượng viên chức và người lao động tương ứng với chức danh nghề nghiệp hoặc tương đương | |||||
Tổng số | Chức danh nghề nghiệp hạng I | Chức danh nghề nghiệp hạng II | Chức danh nghề nghiệp hạng III | Chức danh nghề nghiệp hạng IV | Khác | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
1 | Lãnh đạo, quản lý điều hành | 8 |
|
| 8 |
|
|
2 | Công việc hoạt động nghề nghiệp | 24 |
|
| 4 | 16 | 4 |
3 | Công việc hỗ trợ, phục vụ | 12 |
|
| 8 | 4 |
|
4 | Công việc Hợp đồng theo NĐ 68 | 8 |
|
|
|
| 8 |
| Tổng cộng | 52 | 0 | 0 | 20 | 20 | 12 |
- 1Quyết định 1826/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Y tế dự phòng về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Quảng Bình
- 2Quyết định 89/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp triển khai Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (thuốc Methadone) trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 1312/QĐ-UBND năm 2019 sửa đổi Điểm 9.2 Khoản 9 Điều 1 của Quyết định 2465/QĐ-UBND phê duyệt Đề án mở rộng cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018-2020
- 1Quyết định 5076/QĐ-BYT năm 2007 hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone do Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 1826/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Y tế dự phòng về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 89/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp triển khai Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (thuốc Methadone) trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4Quyết định 1312/QĐ-UBND năm 2019 sửa đổi Điểm 9.2 Khoản 9 Điều 1 của Quyết định 2465/QĐ-UBND phê duyệt Đề án mở rộng cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018-2020
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2016 về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 201/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Đoàn Tấn Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra