Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2007/KH-UBND

Kon Tum, ngày 29 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Triển khai Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030” của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

2. Yêu cầu: Các Sở, ban, ngành, địa phương xác định các mục tiêu cần đạt được trên phạm vi quản lý và triển khai đồng bộ, quyết liệt nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, góp phần phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non (GDMN) vùng khó khăn tỉnh Kon Tum. Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận GDMN có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với trẻ em

- Đến năm 2025: Có trên 21% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN, trong đó có 30% trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp độ tuổi; có ít nhất 50% các huyện tập trung đông trẻ em người DTTS có mô hình tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

- Đến năm 2030: Có trên 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 96% trẻ em độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN, trong đó có 60% trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp độ tuổi; có ít nhất 80% các huyện tập trung đông trẻ em người DTTS có mô hình tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

- Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.

b) Đối với giáo viên

- Đến năm 2025: Bồi dưỡng 30% giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt có khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ.

- Đến năm 2030: Bồi dưỡng 60% giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt có khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định.

c) Đối với cơ sở GDMN

Đến năm 2030: phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường, lớp mầm non của địa phương; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho trường và phòng học mới do tăng quy mô.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển GDMN vùng khó khăn

a) Rà soát, nghiên cứu bổ sung, đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và cơ sở GDMN vùng khó khăn, nhất là đối tượng trẻ em nhà trẻ, như chính sách hỗ trợ ăn trưa, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập tại địa phương.

b) Phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/trẻ theo quy định đối với vùng khó khăn; ưu tiên đối với giáo viên dạy các nhóm, lớp tại điểm lẻ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

c) Rà soát, nghiên cứu, đề xuất xây dựng, bổ sung cơ chế chính sách đối với đội ngũ giáo viên vùng khó khăn, nhất là đội ngũ trực tiếp dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; hoàn thiện các chính sách đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển và tuyển dụng, sử dụng đối với đội ngũ giáo viên là người địa phương dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; thực hiện đầy đủ, kịp thời cơ chế thu hút, động viên giáo viên công tác lâu dài ở vùng khó khăn.

d) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp: ưu tiên đầu tư kinh phí để xóa phòng học nhờ, phòng học tạm; xây dựng nhà công vụ cho giáo viên; mua sắm đồ dùng học tập đáp ứng nhu cầu phát triển GDMN vùng khó khăn.

2. Bổ sung giáo viên mầm non; nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở GDMN vùng khó khăn, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ

a) Bổ sung giáo viên cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập đảm bảo định mức giáo viên/trẻ theo quy định.

b) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về: công tác quản lý, triển khai chương trình GDMN phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn và phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em người dân tộc thiểu số, đặc biệt quan tâm đến trẻ em nhà trẻ, trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi mới ra lớp; tham quan chia sẻ học tập mô hình điểm.

c) Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên dạy lớp có trẻ em người dân tộc thiểu số.

d) Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em.

e) Bổ sung nội dung giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non tại cơ sở đào tạo của tỉnh.

3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất

a) Có kế hoạch, lộ trình, giải pháp xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung phòng học còn thiếu, mua sắm thêm đồ dùng học tập tại vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu tới trường, lớp của trẻ em, quan tâm đến đối tượng trẻ em nhà trẻ, mẫu giáo 3 - 4 tuổi; bổ sung tài liệu, học liệu phục vụ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ và nâng chất lượng GDMN vùng khó khăn.

b) Chú trọng bổ sung đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp, xây dựng mô hình môi trường giáo dục đậm đà văn hóa, bản sắc dân tộc, phát huy ưu thế của vùng miền, có cảnh quan môi trường phù hợp nhất với trẻ và văn hóa riêng của cơ sở; tạo dựng và nhân rộng mô hình điểm làm nơi tập huấn, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ cho GDMN vùng khó khăn.

(Chi tiết tại phụ lục 1, 2, 3,4 kèm theo)

4. Triển khai chương trình GDMN phù hợp với vùng khó khăn, phù hợp với đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ em

a) Triển khai chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, phù hợp với đặc điểm của trẻ em người dân tộc thiểu số. Rà soát, hoàn thiện chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp GDMN phù hợp với vùng khó khăn, đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ.

b) Chú trọng khai thác yếu tố văn hóa địa phương trong tổ chức, thực hiện chương trình GDMN đối với trẻ em vùng khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số.

c) Tổ chức biên soạn, tập huấn và chia sẻ tài liệu, học liệu thân thiện, phù hợp với trẻ em tại các cơ sở GDMN vùng khó khăn; đẩy mạnh tập huấn việc thực hiện chương trình và phương pháp giáo dục phù hợp đối với đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy trẻ em người dân tộc thiểu số.

d) Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em; xây dựng và bảo đảm duy trì môi trường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong các cơ sở GDMN có trẻ em người dân tộc thiểu số; quan tâm đến đối tượng trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo mới ra lớp chưa nói được tiếng Việt.

5. Huy động các nguồn lực phát triển GDMN vùng khó khăn

a) Huy động nguồn lực xã hội và cộng đồng

- Hình thành cơ chế, khuyến khích tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trường, lớp mầm non theo quy định. Vận động sự tham gia của toàn dân và các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp; phát huy sáng kiến của cộng đồng phát triển GDMN vùng khó khăn; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 1588/KH-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025.

- Huy động cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tham gia dạy tiếng Việt cho cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em là người dân tộc thiểu số vùng biên giới; động viên, khuyến khích cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ và các hoạt động thiết thực khác cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn.

b) Tăng cường công tác phối hợp liên ngành

- Tăng cường công tác phối hợp, huy động sức mạnh, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị; các ban, ngành có liên quan, đặc biệt là vai trò của Ban Dân tộc, các tổ chức Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Ban công tác Mặt trận thôn, già làng người có uy tín trong cộng đồng hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn; nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em ở gia đình và cộng đồng.

- Lồng ghép triển khai các nhiệm vụ giải pháp của Chương trình này với Đề án Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2025.

c) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật; hợp tác và tiếp thu có chọn lọc các phương pháp tiến bộ trong việc nâng chất lượng GDMN, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số, phát triển GDMN vùng khó khăn.

6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Kế hoạch

a) Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến về sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển GDMN vùng khó khăn.

b) Hình thành chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức đối với các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ trẻ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc đầu tư, chăm lo phát triển GDMN vùng khó khăn.

c) Tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Biên soạn tài liệu truyền thông, tập huấn về thực hiện GDMN phù hợp với đặc điểm vùng miền, về chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số, cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

d) Phối hợp chặt chẽ với các già làng, người có uy tín trong cộng đồng để vận động các gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho con, em đến trường, lớp mầm non và học 2 buổi/ngày.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí

a) Nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025) được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hằng năm của các Sở, ban, ngành, địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành.

b) Nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được giao và giai đoạn 2026-2030 phù hợp khả năng cân đối của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công.

c) Nguồn kinh phí triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với GDMN: Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2021 về thông qua Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình GDMN và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 25/HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2021 về thông qua Đề án phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030; Nghị quyết số 26/HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2021 về thông qua Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

d) Nguồn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

(Chi tiết tại phụ lục 5,6 kèm theo)

2. Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn của Nhà nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Chương trình, tổ chức sơ kết, tổng kết, định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tổ chức biên soạn, tập huấn và chia sẻ tài liệu, học liệu thân thiện, phù hợp với trẻ em tại các cơ sở GDMN vùng khó khăn.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số về công tác quản lý, phát triển, đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện chương trình GDMN phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn; phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với đối tượng trẻ em người dân tộc thiểu số. Triển khai bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số tại các cơ sở GDMN nơi giáo viên công tác.

- Tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách cần thiết của địa phương, đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn vốn hợp pháp khác để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở GDMN, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện mô hình thí điểm tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người DTTS tại các huyện, thành phố.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với GDMN: Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2021 về thông qua Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình GDMN và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 25/HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2021 về thông qua Đề án phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030; Nghị quyết số 26/HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2021 về thông qua Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Ban Dân tộc

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ban, ngành địa phương tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển GDMN vùng khó khăn, tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; tổ chức kiểm tra việc triển khai, thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch; chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chính sách có liên quan đối với giáo viên và trẻ em mầm non vùng khó khăn theo chức năng quản lý được giao.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động xã hội và nâng cao năng lực để thực hiện Chương trình; bảo đảm việc thực hiện quyền trẻ em tại vùng khó khăn theo chức năng quản lý được giao.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn đầu tư công hàng năm của các dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 và hằng năm theo quy định; tổ chức thẩm định, đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành để đảm bảo thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền mục tiêu, nhiệm vụ và phương án phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hằng năm bao gồm các nội dung để thực hiện Chương trình theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước.

6. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ban, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động của Kế hoạch theo phân cấp Ngân sách Nhà nước hiện hành.

7. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Trung ương giao số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập; tham mưu ưu tiên đảm bảo số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập theo quy định.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng, sử dụng, thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý GDMN ở vùng khó khăn.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha, mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển GDMN vùng khó khăn.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo, đài xây dựng các chuyên trang, chuyên mục nhằm nâng cao nhận thức đối với các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ trẻ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc hỗ trợ đầu tư, chăm lo phát triển GDMN.

9. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Chỉ đạo xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện tại địa phương.

- Tăng cường các biện pháp huy động trẻ mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo) ra lớp đảm bảo điều kiện thực hiện các chỉ tiêu theo Kế hoạch.

- Quan tâm, ưu tiên kinh phí đầu tư cơ sở vật chất (phòng học, công trình vệ sinh, công trình nước sạch…), thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của các trường mầm non vùng khó khăn; có kế hoạch, lộ trình, giải pháp xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung phòng học còn thiếu; mua sắm thêm đồ dùng học tập, bổ sung tài liệu, học liệu phục vụ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ từ các nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án1 được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hằng năm theo phân cấp quản lý hiện hành; nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030 phù hợp khả năng cân đối của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công và nguồn kinh phí triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với GDMN2.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn vốn hợp pháp khác để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong các cơ sở GDMN, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao giáo dục địa phương.

- Ưu tiên tuyển dụng, bố trí, bổ sung số lượng giáo viên, nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập cho vùng khó khăn thuộc địa phương bảo đảm thực hiện mục tiêu Kế hoạch theo quy định.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn; tổ chức sơ kết, tổng kết, định kỳ hằng năm báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo (cơ quan chủ trì) trước ngày 01/12 hàng năm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Theo chức năng, nhiệm vụ tham gia tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, chăm lo, hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn.

Căn cứ nội dung Kế hoạch và chức năng, nhiệm vụ; các đơn vị, địa phương xây dựng chương trình/kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Định kỳ hàng năm (trước ngày 05/12) và đột xuất (khi có yêu cầu), báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan có liên quan theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (đ/b);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (p/h);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (đ/b);
- Các tổ chức đoàn thể CTXH tỉnh (p/h);
- Các Sở, ban ngành liên quan (t/h);
- Hội Khuyến học tỉnh (t/h);
- UBND các huyện, thành phố (t/h);
- VP UBND tỉnh: CVP, PCVP phụ trách (đ/b);
- Lưu VT, Cổng TTĐT tỉnh, KGVX.THT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Ngọc

 

THÔNG TIN VỀ PHÒNG HỌC MẦM NON

(Tính đến tháng 12/2022)

(Kèm theo Kế hoạch số 2007/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Đơn vị

Phòng học

Năm học 2022 - 2023

Dự báo 2024 - 2025

Dự báo 2029 - 2030

Tổng

Trong đó

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Thiểu

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

Nhờ, mượn

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

Nhờ, mượn

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

Nhờ, mượn

Xã khó khăn

đặc biệt khó

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

Nhờ, mượn

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

Nhờ, mượn

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

Nhờ, mượn

Kiên cố

Bán kiên

Tạm

Nhờ, mượn

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

Nhờ, mượn

Kiên cố

Bán kiên cố

Tạm

Nhờ, mượn

1

Thành phố Kon Tum

374

143

220

6

5

2

9

0

0

0

22

1

0

2

1

190

184

0

0

0

0

0

0

10

20

0

0

268

185

0

0

0

0

0

0

32

0

0

0

2

Huyện Đăk Hà

194

24

166

1

3

0

17

0

1

2

75

1

2

1

5

22

79

0

0

0

50

0

0

2

41

1

1

22

88

0

0

0

63

0

0

2

23

0

0

3

Huyện Đăk Tô

156

21

134

1

0

 

 

 

 

4

66

0

0

0

0

21

67

0

0

0

0

0

0

6

65

0

0

22

65

0

0

0

0

0

0

10

65

0

0

4

Huyện Ngọc Hồi

161

55

106

0

0

0

0

0

0

0

14

0

0

0

0

55

85

0

0

0

14

0

0

0

0

0

0

56

85

0

0

0

14

0

0

0

0

0

0

5

Huyện Tu Mơ Rông

124

15

107

0

2

0

0

0

0

15

107

0

2

0

24

0

0

0

0

0

0

0

0

15

100

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

15

102

0

0

6

Huyện Đăk Glei

154

9

139

0

6

0

12

0

1

9

73

0

1

0

4

0

75

0

0

0

8

0

0

9

80

0

0

0

102

0

0

21

20

0

0

0

39

0

0

7

Huyện Sa Thầy

178

44

126

 

8

0

0

0

0

20

81

0

4

0

14

32

70

0

0

0

0

0

0

12

64

0

0

37

113

0

0

0

0

0

0

7

21

0

0

8

Huyện Kon Rẫy

95

10

85

0

0

0

0

0

0

8

67

0

0

0

1

2

18

0

0

0

0

0

0

8

67

0

0

2

48

0

0

0

0

0

0

8

39

0

0

9

Huyện Kon Plong

121

7

114

0

0

0

12

0

0

0

69

0

0

0

7

8

82

0

0

0

13

0

0

0

29

0

0

17

110

0

0

0

14

0

0

0

0

0

0

10

Huyện Ia H’Drai

66

59

 

1

6

0

0

0

0

50

0

1

4

0

0

59

2

0

1

0

0

0

0

24

0

0

0

60

4

0

0

9

0

0

0

23

0

0

0

11

Trường mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum

20

20

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

20

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

20

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

Toàn tỉnh

1643

407

1197

9

30

2

50

0

2

108

574

3

13

3

56

409

662

0

1

0

85

0

0

86

466

1

1

504

800

0

0

30

111

0

0

97

289

0

0

 

PHỤ LỤC 2

THÔNG TIN VỀ ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI, THIẾT BỊ TRONG LỚP VÀ NGOÀI TRỜI MẦM NON

(Tính đến tháng 12/2022)

TT

Đơn vị

Đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy học tại nhóm,lớp tối thiểu theo quy định (ĐVT: Bộ)

Đồ chơi ngoài trời (ĐVT: Bộ)

Hiện có

Thiếu

Nhu cầu năm 2025

Nhu cầu năm 2030

Hiện có

Thiếu

Nhu cầu năm 2025

Nhu cầu năm 2030

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

1

Thành phố Kon Tum

337

30

28

1

1

20

0

1

9

0

0

169

48

25

9

14

25

0

10

9

0

4

2

Huyện Đăk Hà

141

53

28

0

25

23

10

15

7

1

1

41

39

11

7

21

10

9

5

15

4

0

3

Huyện Đăk Tô

71

79

51

0

28

32

0

17

19

0

11

26

26

6

0

20

4

0

18

2

0

10

4

Huyện Ngọc Hồi

96

56

47

0

9

32

10

0

11

6

0

56

30

27

0

3

17

2

0

10

1

0

5

Huyện Tu Mơ Rông

96

19

0

0

19

0

0

19

0

0

2

18

55

0

0

55

0

0

43

0

0

27

6

Huyện Đăk Glei

88

65

30

15

20

30

15

20

8

2

0

12

53

17

5

31

1

0

2

16

5

29

7

Huyện Sa Thầy

73

105

47

 

58

38

0

23

43

0

4

26

41

17

0

24

23

0

18

0

0

6

8

Huyện Kon Rẫy

19

74

30

0

44

21

0

33

27

0

20

7

25

7

0

18

5

0

15

10

0

2

9

Huyện Kon Plong

81

40

12

1

27

21

2

13

29

3

0

53

31

10

8

13

8

5

5

2

3

8

10

Huyện Ia H’Drai

35

34

0

0

34

0

0

24

0

0

10

4

4

0

0

4

0

0

3

0

0

1

11

Trường mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum

20

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Toàn tỉnh

1057

555

273

17

265

217

37

165

153

12

48

413

352

120

29

203

93

16

119

64

13

87

 

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ NHÀ CÔNG VỤ GIÁO VIÊN

(Tính đến tháng 12/2022)

TT

Đơn vị

Công trình nước sạch (ĐVT: Công trình)

Nhà công vụ dành cho viên

Hiện có

Thiếu

Nhu cầu năm 2025

Nhu cầu năm 2030

Hiện có

Nhu cầu

Tổng

Đạt chuẩn

Tổng

Trong đó:

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

1

Thành phố Kon Tum

122

122

2

 

2

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Huyện Đăk Hà

69

47

11

0

1

1

4

1

4

0

3

0

4

0

0

0

0

1

0

1

4

0

7

3

Huyện Đăk Tô

47

38

5

0

2

0

0

0

3

0

0

0

0

0

2

0

2

0

0

0

1

0

10

4

Huyện Ngọc Hồi

38

38

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Huyện Tu Mơ Rông

72

35

1

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

20

10

6

Huyện Đăk Glei

83

36

13

0

8

0

3

1

1

0

8

0

3

1

1

0

0

0

0

0

0

12

8

7

Huyện Sa Thầy

69

67

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

0

0

0

0

0

0

0

14

8

Huyện Kon Rẫy

26

16

20

0

0

0

0

2

18

0

0

0

0

2

18

0

0

0

0

0

0

3

6

9

Huyện Kon Plong

43

11

41

1

7

1

10

2

20

1

7

1

6

1

10

0

0

0

4

1

10

0

10

10

Huyện Ia H’Drai

31

31

9

0

0

0

0

5

4

0

0

0

0

3

2

0

0

0

0

2

2

10

4

11

Trường mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum

1

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Toàn tỉnh

601

442

102

1

20

2

17

11

51

1

18

1

13

7

33

0

2

1

4

4

18

45

69

 

PHỤ LỤC 4

THÔNG TIN VỀ CÔNG TRÌNH VỆ SINH CẤP MẦM NON

(Tính đến tháng 12/2022)

TT

Đơn vị

Công trình vệ sinh của trẻ

Công trình vệ sinh của Giáo viên

Hiện có

Thiếu

Nhu cầu năm 2025

Nhu cầu năm 2030

Hiện có

Thiếu

Trong đó:

Trong đó:

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

Điểm chính

Điểm lẻ

1

Thành phố Kon Tum

348

21

14

1

1

0

0

14

10

0

0

0

0

8

5

0

0

0

0

94

1

3

0

12

2

Huyện Đăk Hà

72

1

12

0

2

8

10

1

7

2

7

0

6

0

4

0

6

0

0

25

1

1

3

7

3

Huyện Đăk Tô

145

0

2

0

0

0

3

0

2

0

0

0

3

0

0

0

0

0

0

12

0

0

1

24

4

Huyện Ngọc Hồi

113

10

5

0

0

0

2

6

3

0

1

0

0

4

2

0

1

0

0

22

0

0

1

1

5

Huyện Tu Mơ Rông

86

0

0

0

0

4

16

0

0

0

0

3

12

0

0

0

0

1

4

11

0

0

0

24

6

Huyện Đăk Glei

145

0

5

4

1

3

7

4

4

1

0

3

2

3

5

1

1

2

1

23

0

0

5

10

7

Huyện Sa Thầy

128

8

0

0

0

3

5

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

15

0

0

0

55

8

Huyện Kon Rẫy

74

0

1

0

0

7

12

0

1

0

0

7

13

3

7

0

0

4

8

12

0

0

4

24

9

Huyện Kon Plong

109

1

3

0

1

2

5

2

7

0

1

0

2

0

11

0

0

0

0

14

1

0

3

44

10

Huyện Ia H’Drai

25

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

7

0

0

0

0

1

4

4

0

0

0

2

11

Trường mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum

20

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

20

0

0

0

0

Toàn tỉnh

1265

41

42

5

5

27

60

27

34

3

9

16

45

18

34

1

8

8

17

252

3

4

17

203

 

KINH PHÍ CHO GIÁO DỤC MẦM NON TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRUNG HẠN

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

TT

Đơn vị

Chi đầu tư cơ sở vật chất (từ nguồn chi sự nghiệp)

Nguồn vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030

Năm 2022

Dự báo 2025

Dự báo 2030

Năm 2022

Dự báo 2025

Dự báo 2030

Tổng

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Tổng

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Tổng

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Tổng

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Tổng

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Tổng

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

1

Thành phố Kon Tum

69,280

0

0

0

1,200

1,200

0

0

650

650

0

0

9,779

3,500

0

6,279

10,515

10,515

0

0

9,779

3,500

0

6,279

2

Huyện Đăk Hà

51,803

1,800

0

1,800

3,780

3,780

0

0

3,960

3,960

0

0

4,500

0

0

4,500

5,500

5,500

0

0

6,500

6,500

0

0

3

Huyện Đăk Tô

168,024

81,328

0

86,696

12,237

4,688

0

7,549

12,850

4,923

0

7,927

5,400

3,700

0

1,700

20,130

16,950

0

3,180

23,000

15,000

0

8,000

4

Huyện Ngọc Hồi

35,713

0

0

1,700

1,000

500

500

0

1,600

800

800

0

9,900

9,900

0

0

13,000

11,000

2,000

0

14,000

10,000

4,000

0

5

Huyện Tu Mơ Rông

5,049

0

0

1,449

1,700

0

0

1,700

1,900

0

0

1,900

100

0

0

100

100

0

0

100

0

0

0

0

6

Huyện Đăk Glei

175,547

0

0

6,465

10,000

3,000

0

7,000

15,000

5,000

0

10,000

9,426

4,713

0

4,713

4,590

0

0

4,590

10,000

0

0

10,000

7

Huyện Sa Thầy

43,297

600

0

1,900

2,750

0

0

2,750

3,162

850

0

2,312

7,364

4,089

0

3,275

22,093

12,267

 

9,826

40,504

22,489

0

18,015

8

Huyện Kon Rẫy

26,462

0

0

433

1,000

0

0

1,000

3,000

2,000

0

1,000

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

9

Huyện Kon Plong

32,387

289

0

1,090

4,955

1,050

890

3,015

8,450

6,360

2,090

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

10

Huyện Ia H’Drai

1,449

0

0

483

483

0

0

483

483

0

0

483

102

0

0

102

0

0

0

0

5,000

0

0

5,000

11

Trường mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum

0

0

0

0

1,000

1,000

0

0

1,500

1,500

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Toàn tỉnh

609,011

84,017

0

102,016

40,105

15,218

1,390

23,497

52,555

26,043

2,890

23,622

46,571

25,902

0

20,669

75,928

56,232

2,000

17,696

108,783

57,489

4,000

47,294

 

THÔNG TIN VỀ KINH PHÍ CHO GIÁO DỤC MẦM NON TỪ NGUỒN KINH PHÍ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

TT

Đơn vị

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Dự báo 2025

Dự báo 2030

Năm 2022

Dự báo 2025

Dự báo 2030

Năm 2022

Dự báo 2025

Dự báo 2030

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

Xã thuận lợi

Xã khó khăn

Xã đặc biệt khó khăn

1

Thành phố Kon Tum

825

0

58

767

0

0

0

0

767

0

0

767

1431

0

1,431

0

0

0

0

0

1431

1,431

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Huyện Đăk Hà

300

0

0

300

1,000

0

0

1,000

2000

0

0

2,000

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Huyện Đăk Tô

4,460

0

0

4,460

12,569

0

0

12,569

12,569

0

0

12,569

439

439

0

0

3,937

1,561

0

2,376

7,000

3,000

0

4,000

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4

Huyện Ngọc Hồi

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Huyện Tu Mơ Rông

153

0

0

153

150

0

0

150

150

0

0

150

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4709

0

0

4,709

0

0

0

0

0

0

0

0

6

Huyện Đăk Glei

2,151

0

0

2,151

15,317

0

0

15,317

20,000

0

0

20,000

500

500

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

7

Huyện Sa Thầy

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

8

Huyện Kon Rẫy

1,402

0

0

1,402

1,604

400

0

1,204

3,204

2,204

0

1,000

0

0

0

0

2,140

400

0

1,740

3,140

2,004

0

1,136

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

9

Huyện Kon Plong

612

0

0

612

765

 

 

765

6,050

3,200

2,850

0

480

0

0

480

1,400

0

0

1,400

2,850

2,850

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

10

Huyện Ia H’Drai

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2,630

0

0

2,630

948

0

0

948

0

0

0

0

11,599

0

0

11,599

10,401

0

0

10,401

0

0

0

0

11

Trường mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Toàn tỉnh

9,903

0

58

9,845

31,405

400

0

31,005

44,740

5,404

2,850

36,486

5,480

939

1,431

3,110

8,425

1,961

0

6,464

14,421

9,285

0

5,136

16,308

0

0

16,308

10,401

0

0

10,401

0

0

0

0

 

PHỤ LỤC 7

PHỤ LỤC RÀ SOÁT ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN HUY ĐỘNG TRẺ NHÀ TRẺ RA LỚP NĂM HỌC 2022 - 2023

STT

Đơn vị

Trẻ nhà trẻ

Ghi chú

Năm học 2022 - 2023

Rà soát

Dân số độ tuổi

Trẻ nhà trẻ ra lớp

Tỷ lệ huy động

Nhóm trẻ

Phòng học

Giáo viên hiện có

Tỉ lệ bình quân GV/lớp

Số lượng trẻ cần huy động để đảm bảo mục tiêu trên 21%

Số nhóm trẻ cần để đảm bảo mục tiêu

Phòng học thiếu

Số lượng GV thiếu

Đạt

Thiếu so với chỉ tiêu

Theo định mức TT06 (2,5 GV/lớp)

Theo định mức GV/trẻ

1

Thành phố Kon Tum

5812

1269

23.1%

0

81

81

158

1.95

0

81

0

44,5

4

 

2

Huyện Đăk Hà

4154

633

15%

6%

29

29

38

1.31

595

49

20

73

59

 

3

Huyện Đăk Tô

2769

389

14.05

7.0%

18

18

34

1.89

190

26

8

20

16

 

4

Huyện Ngọc Hồi

2247

614

27.3%

0

24

24

43

1.79

0

26

2

5

4

 

5

Huyện Đăk Glei

2562

296

11.6%

7.6%

16

16

27

1.69

200

20

4

40

24

 

6

Huyện Tu Mơ Rông

1758

208

11.8%

9.2%

17

17

18

1.06

375

23

6

19

12

Hiện có 02 phòng học cho nhóm trẻ đang học tại phòng chờ của giáo viên không đảm bảo diện tích

7

Huyện Sa Thầy

2519

542

21.5%

0

31

31

41

1.32

0

31

1

39

21

Hiện có 01 phòng học cho nhóm trẻ đang học nhờ phòng chờ của giáo viên không đảm bảo diện tích

8

Huyện Kon Rẫy

1486

302

20.3%

0

14

14

23

1.64

315

25

1

30

28

 

9

Huyện Kon Plong

1221

257

21.0%

0

16

16

21

1.31

282

17

1

21

12

 

10

Huyện Ia Hdrai

423

279

66.0%

0

18

18

24

1.33

 

11

 

 

 

 

Tổng

24,951

4,789

19.2%

1.80%

264

231

406

1.76

1,392

309

42

226

168

 

 



1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;…

2 Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 09-7-2021 về thông qua Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 25/HĐND ngày 09-7-2021 về thông qua Đề án phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030; Nghị quyết số 26/HĐND ngày 09-7-2021 về thông qua Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2007/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2023" trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  • Số hiệu: 2007/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 29/06/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Y Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/06/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản