Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 02 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Thực hiện Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Thông tư số 29/2016/TT-BTNMT ngày 12/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế với những nội dung chính như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ
1. Mục đích
- Phục vụ công tác quản lý, quy hoạch, khai thác và sử dụng bền vững vùng bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ.
- Giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
2. Yêu cầu
- Phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
- Bảo đảm tính khoa học, khách quan; hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ và phát triển, có tính đến hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ở vùng đất ven biển; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Phải phù hợp với quy định của pháp luật về đê điều, khu vực biên giới trên biển; bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Phải xác định rõ chỉ giới hành lang bảo vệ bờ biển ở các khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
- Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
3. Nhiệm vụ
- Điều tra, khảo sát, thu thập, đánh giá thông tin, dữ liệu, tài liệu liên quan đến việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
- Xác định mực nước triều cao trung bình nhiều năm vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xác định đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Lập danh mục các khu vực cần phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xác định chiều rộng ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Cắm mốc ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển; cắm mốc đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm, đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xây dựng quy định quản lý hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN
1. Điều tra, thu thập về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ phục vụ việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái;
- Dữ liệu về: Ảnh viễn thám, ảnh hàng không; gió; sóng; mực nước ven biển; lưu lượng nước của cửa sông có liên quan;
- Dữ liệu về địa hình, địa chất; đường bờ, địa vật; bùn cát...
- Cảnh quan tự nhiên, di sản văn hóa;
- Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên;
- Hiện trạng môi trường, rủi ro ô nhiễm môi trường;
- Tình hình diễn biến và rủi ro thiên tai, sạt lở bờ biển.
- Các thông tin, dữ liệu khác có liên quan.
2. Xác định đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm.
- Xác định trên bản đồ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm.
- Xác định ngoài thực địa đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm.
- Xây dựng bản đồ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm.
3. Xác định đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm.
- Xác định trên hải đồ (bản đồ) đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm.
- Xác định ngoài thực địa đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm.
- Xây dựng bản đồ đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm.
4. Lập danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
- Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu; đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ.
- Xác định các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
- Đề xuất dự thảo Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
- Lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về Dự thảo Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
- Lập Hồ sơ, trình phê duyệt Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
5. Xác định chiều rộng ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển.
Chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển được tính toán, xác định tại các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển thuộc Danh mục đã được phê duyệt. Việc xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển bao gồm:
- Thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu phục vụ xác định chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển.
- Tính toán, xác định các khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; nhằm bảo vệ hệ sinh thái; nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
- Xác định đường ranh giới ngoài của khu bảo vệ I của di tích lịch sử - văn hóa; đường ranh giới về phía đất liền của hành lang bảo vệ đê biển
- Xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển; Lập bản đồ thể hiện ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển.
- Lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư liên quan về ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển.
6. Lập Hồ sơ, trình phê duyệt ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
7. Tổ chức công bố hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
8. Xây dựng kế hoạch và tổ chức cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển; cắm mốc đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm, đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
9. Xây dựng quy định quản lý hành lang bảo vệ bờ biển.
III. SẢN PHẨM, KẾT QUẢ
- Báo cáo đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ.
- Báo cáo Danh mục các khu vực cần thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phương án, kế hoạch cắm mốc ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế; đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm, đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Bản đồ các khu vực cần thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; bản đồ ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển; bản đồ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm; hải đồ (bản đồ) đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm.
- Mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển; mốc đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm; mốc đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm.
- Các chuyên đề, tài liệu hội thảo.
- Các sản phẩm trung gian khác (nếu có)
IV. PHẠM VI THỰC HIỆN
Vùng ven biển, đảo thuộc các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, Phong Điền và thị xã Hương Trà.
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 1: Từ tháng 02/2017 đến tháng 6/2017
Lập đề cương và dự toán chi tiết trình cơ quan có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
2. Giai đoạn 2: Từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2018
- Triển khai thực hiện các nội dung dự án theo đề cương và dự toán được phê duyệt: Xác định mực nước triều cao trung bình nhiều năm; đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế; lập Danh mục các khu vực cần phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế; xác định chiều rộng ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế; xây dựng quy định quản lý hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế, trình phê duyệt theo quy định.
- Tổ chức công bố hành lang bảo vệ bờ biển đến các sở, ban ngành và địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
3. Giai đoạn 3: Từ tháng 8/2018 đến tháng 10/2018
Tổ chức cắm mốc ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển, đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm, đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải và các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã ven biển tổ chức triển khai việc lập và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển theo đúng quy định.
- Chủ trì thực hiện các nội dung trong Kế hoạch liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường
- Lập, tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch.
3. Các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong Kế hoạch.
4. UBND các huyện, thị xã ven biển
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển; đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần thiết bổ sung, điều chỉnh nội dung Kế hoạch, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã có ý kiến gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 20/2013/QĐ-UBND năm 2013 Quy định phân cấp quản lý vùng biển ven bờ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã ven biển tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 1423/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Dự án Trồng mới, phục hồi và kết hợp quản lý bảo vệ rừng chống xâm thực bờ biển thuộc địa bàn các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015-2020
- 3Quyết định 357/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí thực hiện việc Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Bình Định
- 4Quyết định 749/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 2592/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 6Quyết định 296/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Danh mục khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Bình Định
- 7Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2020 về ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển do tỉnh Phú Yên ban hành
- 1Quyết định 20/2013/QĐ-UBND năm 2013 Quy định phân cấp quản lý vùng biển ven bờ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã ven biển tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 1423/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Dự án Trồng mới, phục hồi và kết hợp quản lý bảo vệ rừng chống xâm thực bờ biển thuộc địa bàn các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015-2020
- 3Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
- 4Nghị định 40/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- 5Thông tư 29/2016/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Quyết định 357/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí thực hiện việc Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Bình Định
- 7Quyết định 749/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi
- 8Quyết định 2592/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 9Quyết định 296/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Danh mục khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Bình Định
- 10Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2020 về ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển do tỉnh Phú Yên ban hành
Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2017 Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 20/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/02/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra