Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 196/KH-UBND

Hà Giang, ngày 11 tháng 08 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 29/9/2015 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016- 2020, tỉnh Hà Giang;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung cơ bản như sau:

A. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015:

Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 6,55%; Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2015 đạt trên 19 triệu đồng, vượt gần 8% so với mục tiêu đề ra.

I. Về phát triển kinh tế

1. Sản xuất nông lâm nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 26,5%, tăng thêm trên 4%; tổng sản lượng lương thực đạt trên 39 vạn tấn, đạt 97,5% kế hoạch; bình quân lương thực đạt 484 kg/người/năm; giá trị sản phẩm lên trên 41 triệu đồng/ha đất canh tác. Công tác tổ chức lại sản xuất đạt kết quả tốt. Đã trồng được 64.398 ha rừng, đạt 99% mục tiêu; tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,4%. Nuôi trồng thủy sản đã có sự phát triển, nhiều loài thủy sản đặc trưng được nuôi trồng, bảo tồn và được chuyển giao mở rộng sản xuất.

- Chương trình xây dựng Nông thôn mới được quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, có trọng điểm với cách nhiều cách làm sáng tạo; 100% xã hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM; Đến hết năm 2015 có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Những thành tựu trên sẽ là động lực rất lớn, để tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong các năm tiếp theo.

2. Về lĩnh vực công nghiệp - thủ công nghiệp đã có sự phát triển nhanh, giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) năm 2015 đạt 3.416 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2010, vượt trên 85% so với mục tiêu. Hệ thống lưới điện nông thôn tiếp tục được đầu tư, tỷ lệ hộ được sử dụng điện toàn tỉnh đạt 83,1%. Công tác khuyến nông, dạy nghề, cấy nghề được quan tâm; tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 28 làng nghề được công nhận, đạt 100% KH.

3. Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2015 ước đạt trên 6.447 tỷ đồng, tăng trên 2,5 lần so với năm 2010,vượt 40,2% so với KH. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu ước đạt 1.432 triệu USD; cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy được nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế; công tác quy hoạch các cặp cửa khẩu được thực hiện theo đúng lộ trình.

- Du lịch phát triển cả về quy mô, chất lượng, tạo tiền đề để xây dựng Hà Giang từng bước trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc gia. Lượng khách du lịch đến Hà Giang tăng mạnh, bình quân trên 20%/năm, tổng thu từ khách du lịch tăng bình quân hằng năm trên 25%.

4. Tài chính, tín dụng, thu hút vn đầu tư tăng trưởng khá, năm 2015 đạt 1.666,6 tỷ đồng (tăng 37,8% so năm 2010), vượt 22,9% KH. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm đạt trên 24.680 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, tăng bình quân hàng năm 20%.

Hoạt động của các tổ chức tín dụng được đảm bảo, tổng nguồn vốn huy động năm 2015 ước đạt 12.600 tỷ đồng, trong đó tại địa phương đạt 6.593 tỷ đồng (tăng 175% so với năm 2010); tổng dư nợ ước đạt 12.041 tỷ đồng (tăng 107%), nợ xấu ở mức dưới 1 % tổng dư nợ. Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp được thực hiện có hiệu quả.

5. Công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đẩy mạnh; Đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương và một số quy hoạch ngành. Đến nay 100% số xã trong tỉnh có đường ô tô đến trung tâm; 89,2% các thôn có đường đi được xe cơ giới. 100% các xã có trường học trung tâm, trạm y tế được đầu tư xây dựng kiên cố. Bệnh viện đa khoa tỉnh được đầu tư xây dựng quy mô 500 giường bệnh; các huyện lỵ và khu vực đông dân cư có bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực; trang thiết bị y tế từng bước được đầu tư tiên tiến, hiện đại.

- Hoạt động của các thành phần kinh tế được tăng cường, hoàn thành đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước từ 2012 trở về trước. Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 1.320 doanh nghiệp ngoài nhà nước. Toàn tỉnh hiện có 770 hợp tác xã và 6.345 tổ hợp tác, quy mô và hình thức tổ chức hoạt động sản xuất có sự đổi mới, hiệu quả, một số mô hình đã được nhân rộng.

- Công tác quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ được quan tâm và đổi mới về nội dung và hình thức quản lý. Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm túc. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên được chú trọng, quản lý chặt chẽ hơn, nhất là tài nguyên khoáng sản. Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai tích cực, góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

II. Về lĩnh vực văn hóa - xã hội

1. Giáo dục và đào tạo tiếp tục được nâng cao chất lượng, 100% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, 100% các xã có trường học trung tâm được đầu tư xây dựng kiên cố. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được đẩy mạnh. Hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo được thực hiện có hiệu quả.

2. Công tác Y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ, chất lượng các dịch vụ y tế được nâng lên; có 67,7% số xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, vượt 5% KH. Tỷ lệ tăng dân số được kiểm soát, mức tăng tự nhiên giảm còn 1,62%; hàng năm trên 97% trẻ em dưới 1 tuổi được uống và tiêm vắc xin; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 22,1%.

3. Hoạt động Văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông đã có chuyển biến mạnh mẽ. Chương trình về phát triển văn hóa gắn với du lịch sinh thái, lịch sử... được quan tâm. Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển mạnh; ứng dụng công nghệ thông tin có bước đột phá. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt 100%; thuê bao điện thoại đạt 70 máy/100 người; Internet đạt 5 thuê bao/100 người...

4. Công tác giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và an sinh xã hội được chú trọng; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 41,8% năm 2010 xuống còn 18,1% năm 2015. Trong 5 năm qua đã giải quyết việc làm cho trên 79 nghìn lao động, đạt 105,4% KH; Tổ chức dạy nghề cho trên 87 nghìn người, tăng 16,3% so với KH; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% năm 2010 lên 46% năm 2015. Chế độ, chính sách cho các đối tượng được đảm bảo, các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, hoạt động từ thiện đi vào thực chất và hiệu quả. Các quyền cơ bản của trẻ em được đảm bảo, chính sách bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ được quan tâm.

3. Công tác cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại tố cáo được triển khai quyết liệt; Tỉnh đã thành lập TT hành chính công của Tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính công. Tập trung giải quyết cơ bản các vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài.

4. Quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, di cư tự do được kiềm chế; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia, biên giới ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển; thực hiện có hiệu quả chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; công tác tư pháp có chuyển biến tích cực, đời sống pháp luật của nhân dân được nâng lên.

Quan hệ kinh tế đối ngoại có bước phát triển khá, đã vận động, tiếp nhận 44 dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài, tổng kinh phí cam kết và giải ngân trên 244 tỷ đồng. Tích cực, chủ động vận động, thu hút các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

B. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020.

I. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội:

1. Mục tiêu: Đảm bảo triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu xây dựng Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, có trình độ phát triển đạt mặt bằng chung của các tỉnh miền núi.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020:

a) Chỉ tiêu kinh tế:

- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt tốc độ tăng bình quân 5 năm từ 8%/năm trở lên;

- Cơ cấu kinh tế: Thương mại - dịch vụ chiếm 42,1%, Công nghiệp - xây dựng 24,7%, Nông lâm nghiệp - thủy sản 28,6%, Thuế sản phẩm 4,6%;

- Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm;

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 2.500 tỷ đồng;

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 50.000 tỷ đồng;

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) đạt 8.000 tỷ đồng;

- Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đạt 880 triệu USD;

- Tổng sản lượng lương thực đạt 42 vạn tấn. Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân/ha đất canh tác hằng năm đạt 50 triệu đồng. Tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp đạt 30%;

- Doanh thu du lịch, dịch vụ đạt 2.050 tỷ đồng;

- Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới là 38 xã (thêm 27 xã công nhận mới);

b) Chỉ tiêu xã hội:

- Tỷ lệ huy động trẻ từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 99%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia 30%;

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,4%; 100% số xã đạt chuẩn Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế và đạt 10,5 bác sỹ/1 vạn dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 98,2%;

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm đạt trên 4%;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55%, trong đó qua đào tạo nghề 45%;

- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 94,4%;

c) Chỉ tiêu về môi trường:

- Tỷ lệ dân số thành thị được sử dụng nước sạch đạt 90%.

- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 86%.

- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt 90%.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 58% trở lên.

d) Chỉ tiêu về lĩnh vực nội chính:

- Công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng (1,2,3,4) là 19.176 lượt người;

- Hàng năm giảm số vụ tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết, số người bị thương là 5%;

- Giảm tai tệ nạn xã hội đạt 12% so với năm 2015 về số đối tượng vi phạm/1.000 dân.

3. Một số nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên tập trung thực hiện

a) Tập trung thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế của tỉnh, theo hướng: Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chọn đúng trọng tâm cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tập trung đột phá phát triển du lịch gắn với kinh tế biên mậu;

b) Tập trung các nguồn lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông gắn kết với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, các tuyến giao thông gắn kết với các tỉnh vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc, các tuyến đường phục vụ cho phát triển mạnh kinh tế biên mậu (kinh tế cửa khẩu), dịch vụ, du lịch của tỉnh và một số tuyến đường dân sinh vào vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung;

c) Tập trung phát triển một số sản phẩm có thế mạnh theo chuỗi giá trị và tiêu chuẩn VietGAP, như: Chăn trâu, bò, nuôi ong... Phát triển các cây dược liệu gắn với chế biến để trở thành sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao, mang thương hiệu của tỉnh;

d) Đẩy nhanh tốc độ phát triển thương mại, dịch vụ, đặc biệt là phát triển kinh tế biên mậu. Chú trọng phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn;

đ) Hình thành vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh tại các huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê và thành phố Hà Giang.

e) Thực hiện đồng bộ, quyết liệt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; đột phá trong công tác cán bộ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

(có Phụ lục các chỉ tiêu kinh tế - xã hội kèm theo)

II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Các ngành, các cấp quán triệt và thực hiện tốt 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 của cả nước; Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung thực hiện có hiệu quả 02 khâu đột phá, 5 chương trình trọng tâm và các nhiệm vụ chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Chương trình hành động số 74/CTr-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đồng thời tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

1. Về phát triển kinh tế:

1.1. Triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt. Nâng cao khả năng dự đoán, dự báo tình hình kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách phân cấp ủy quyền cho vùng động lực, tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế.

1.2. Phát triển nông nghiệp có trọng tâm, trọng điểm, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch. Tập trung phát triển một số sản phẩm có thế mạnh theo chuỗi giá trị và tiêu chuẩn VietGAP, như: Chè, cam, cây dược liệu, trâu, bò, ong... có thương hiệu, có tính cạnh tranh cao. Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 209/NQ - HĐND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2020 có 38 xã hoàn thành 19 tiêu chí, trong đó: Kế hoạch 2016-2020 hoàn thành thêm 27 xã.

1.3. Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, khu kinh tế, khu cửa khẩu. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận các nguồn lực, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Phấn đấu tốc độ phát triển ngành công nghiệp tăng bình quân hàng năm 10%.

Quản lý chặt chẽ đầu tư xây dựng cơ bản trên cơ sở thực hiện đúng quy định của Luật Đầu tư công; tập trung ưu tiên cho công tác xử lý nợ đọng XDCB. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư để đầu tư cho các chương trình đột phá, công trình trọng điểm và các công trình thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020. Tiếp tục triển khai đầu tư nâng cấp các đô thị trên địa bàn tỉnh theo lộ trình đến năm 2020.

1.4. Tiếp tục mời gọi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết 206/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 10%.

Triển khai có hiệu quả về cơ chế, chính sách phát triển du lịch trên địa bàn; có giải pháp cụ thể, khả thi để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tốt các lợi thế của tỉnh. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng cường liên kết phát triển du lịch với các đối tác ngoài tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, thu hút 1,5 triệu lượt khách trở lên.

1.5. Tập trung công tác thu ngân sách; huy động tối đa các nguồn thu, hạn chế thất thu, nâng cao tỷ lệ các nguồn thu mang tính bền vững; Phấn đấu tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm từ 8-10%. Thực hiện chi tiêu công tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên chi cho đầu tư phát triển. Chú trọng huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đáp ứng nhu cầu đầu tư của tỉnh.

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động của hệ thống tín dụng. Phấn đấu tăng trưởng tín dụng bình quân 8 - 10%/năm, tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%.

1.6. Tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ; triển khai xây dựng đề án tổng thể phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh; xây dựng Kế hoạch thực hiện mô hình doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao, tiến tới thành lập doanh nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tập trung thực hiện tốt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

2. Phát triển văn hóa - xã hội

2.1. Phát triển giáo dục đào tạo, dạy nghề và nguồn nhân lực:

Đẩy mạnh triển khai đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đầu tư trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới. Tăng cường xã hội hóa giáo dục. Đảm bảo huy động tối đa trẻ em và học sinh trong độ tuổi vào các lớp đầu cấp và duy trì sỹ số, chất lượng học tập của học sinh của từng cấp học, bậc học.

Đổi mới mô hình quản lý và tổ chức đào tạo nghề, nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn với nhu cầu thị trường, xây dựng cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, đào tạo phải gắn với giải quyết việc làm.

2.2. Tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống y tế công từ tỉnh đến cơ sở; khai thác có hiệu quả bệnh viện tuyến tỉnh, huyện. Đẩy mạnh công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực ngành y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Khuyến khích phát triển cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập chất lượng cao. Tập trung phòng chống dịch bệnh. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế.

2.3. Tiếp tục khôi phục và phát triển các hoạt động văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa; phát huy hiệu quả các công trình văn hóa, di tích đã được đầu tư. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao.

2.4. Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo, chính sách dân tộc; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công. Tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách bảo trợ xã hội.

3. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước

Triển khai có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, nâng cao hiệu quả thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh. Điều hành tốt hoạt động Trung tâm hành chính công của tỉnh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.

4. Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, tình hình chính trị - xã hội ổn định; bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Thực hiện có hiệu quả chiến lược an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; tập trung thực hiện các giải pháp kiềm chế gia tăng tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh nông thôn. Thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; Thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chủ động, tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, vận động các nguồn ODA, tổ chức phi chính phủ.

5. Đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, làm tốt công tác dân vận chính quyền, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận, đoàn thể và nhân dân tham gia quản lý nhà nước, góp ý xây dựng chính quyền.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch 5 năm cụ thể hóa thành các nhiệm vụ hàng năm để tổ chức thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hàng năm hướng dẫn, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (B/cáo);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (B/cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (B/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (B/cáo);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- CVNCTH UBND tỉnh;
- Vnpti Office;
- Lưu: VT, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

CHỈ TIÊU

Đơn vị tính

Thực hiện 2011-2015

Kế hoạch 2016-2020

I

CHỈ TIÊU KINH TẾ

 

 

 

1

Tốc độ tăng trưởng GRDP (Giá so sánh)

%

6.55

8.0

2

Cơ cấu kinh tế

%

100.0

100.0

 

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản

%

31.6

28.6

 

- Công nghiệp và xây dựng

%

22.6

24.7

 

- Dịch vụ

%

40.7

42.1

 

- Thuế sản phẩm

%

5.2

4.6

3

GRDP bình quân đầu người

Triệu đồng

19.19

30.0

II

NGÀNH CÔNG NGHIỆP

 

 

 

1

Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá thực tế)

Tỷ đồng

3,416.0

8,000.0

2

Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện

%

83.1

94.4

3

Số làng nghề

Làng

28.0

40.0

III

NGÀNH NÔNG LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

 

 

 

1

Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh năm 2010)

Tỷ đồng

5,697.4

7,190.0

2

GTSP thu hoạch bình quân/ha đất nông nghiệp

Tr.đồng/ha

41.1

50.0

3

Sản lượng lương thực có hạt

Tấn

390,194.3

420,000.0

4

Diện tích Cây Chè

Ha

20,890.7

23,200.0

 

Tr.đó: Diện tích trồng mới

Ha/năm

393.9

440.3

5

Diện tích Cây Đậu tương

Ha

23,779.6

24,350.0

6

Diện tích Cây Lạc

Ha

8,553.2

8,700.0

7

Diện tích Cây Cam, quýt (Lũy kế)

Ha

5,689.4

5,239.6

8

Diện tích Dược liệu

Ha

8,864.9

13,014.0

 

Trong đó: Diện tích trồng mới

Ha

 

5,416.0

9

Chăn nuôi, thủy sản

 

 

 

 

- Tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp

%

26.5

>30

 

- Tổng đàn gia súc (trâu, bò, lợn, dê)

Vạn con

98.7

122.4

 

- Tổng đàn gia cầm

Nghìn con

4,130.0

5,846.0

 

- Diện tích nuôi trồng thủy sản

Ha

1,926.0

2,250.0

10

Diện tích rừng trồng mới tập trung (Lũy kế)

Ha

64,398.6

19,059.3

IV

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

 

 

 

1

Số xã đạt tiêu chí XD nông thôn mới (*)

11

38.0

2

Số xã đạt từ 5-9 tiêu chí nông thôn mới

127

19.0

3

Số xã đạt từ 10-14 tiêu chí nông thôn mới

32

89.0

4

Số xã đạt từ 15-18 tiêu chí nông thôn mới

5

30.0

5

Tỷ lệ thôn, bản có đường đi được xe cơ giới

%

89.2

90.0

6

Tỷ lệ đô thị hóa

%

30

55-60

V

HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ

 

 

 

1

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội

Tỷ đồng

6,447.1

12,000.0

2

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa

Triệu USD

250.0

880.0

VI

THU CHI NGÂN SÁCH VÀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI

 

 

 

1

Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

Nghìn tỷ đồng

24.68

51.81

2

Thu NSNN trên địa bàn

 

1,666.6

2,500.0

3

Tăng trưởng tín dụng hằng năm

 

14.6

8-10

4

Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng

 

<1

3

V

CHỈ TIÊU XÃ HỘI

 

 

 

1

Giáo dục, đào tạo, lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo, trẻ em

 

 

 

 

- Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đi nhà trẻ

%

32.0

35.0

 

- Tỷ lệ huy động 3-5 tuổi đi học mẫu giáo

%

98.0

>99

 

- Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo

%

99.5

>99

 

- Tỷ lệ huy động trẻ 6-14 tuổi đến trường

%

98.7

99.0

 

- Tỷ lệ huy động 6 tuổi vào lớp 1

%

99.8

>99

 

- Tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở vào học Trung học phổ thông (phổ thông và bổ túc)

%

61.6

75.0

 

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia

%

22.1

30.0

 

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

46.0

55.0

 

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

%

37.1

45.0

 

- Số lao động được tạo việc làm

Nghìn người

79.0

81.2

 

- Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo

%

5.0

4.0

2

Y tế

 

 

 

 

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

1.62

1.40

 

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi)

%

22.1

18.0

 

- Số giường bệnh/1 vạn dân (không tính giường của trạm y tế xã)

Giường

28.2

44.0

 

- Số bác sỹ/1 vạn dân

Bác sỹ

10.0

10.5

 

- Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế

%

67.70

100.00

 

- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 7 loại vaccine

%

97.10

98.20

 

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

%

95.3

98.2

3

Văn hóa, thông tin truyền thông và du lịch

 

 

 

 

- Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa

%

54.1

70

 

- Tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa

%

37.0

50

 

- Thu hút khách du lịch

%

0.8

1.5

 

- Doanh thu du lịch, dịch vụ

%

708.0

2,050.0

VI

CHỈ TIÊU TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

 

 

 

1

- Tỷ lệ che phủ rừng

%

54.4

58.0

2

- Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch

%

90.0

90.0

3

- Tỷ tệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh

%

71.5

86.0

4

- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom

%

85.0

90.0

5

- Tỷ lệ chất thải y tế nguy hại được xử lý

%

99.2

100.0