Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 195/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 18 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NGUY CƠ HẠN, XÂM NHẬP MẶN, ĐẢM BẢO NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ DÂN SINH TRONG MÙA KHÔ 2021-2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, hạn chế thiệt hại cho sản xuất và đảm bảo nước sinh hoạt cho Nhân dân trong mùa khô 2021-2022; Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định cụ thể các nội dung công việc, trách nhiệm của các Sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; đảm bảo triển khai kịp thời, thống nhất và hiệu quả.

- Rà soát tình hình, đánh giá khả năng tác động của hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2021-2022 đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước sinh hoạt của Nhân dân.

- Chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp, có hiệu quả, bảo đảm an toàn nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai, ổn định sản xuất và đời sống Nhân dân.

- Phối hợp công tác ngăn mặn, trữ ngọt để tạo nguồn nước ngọt cho các nhà máy nước tại các đô thị: thành phố Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc và các huyện: Kiên Lương, Kiên Hải.

2. Yêu cầu

- Mức ứng phó: xây dựng kế hoạch ứng phó tương ứng với kịch bản hạn, mặn đã xảy ra trong mùa khô 2019-2020.

- Các Sở, ban, ngành chức năng có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất và đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân trong mùa khô 2021-2022.

- Chuẩn bị phương án, kế hoạch cấp nước, đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn, nhất là đối với người dân tại các khu vực khó khăn, vùng không có tuyến ống cấp nước, điều kiện giao thông đi lại không thuận lợi để lấy nước sinh hoạt.

- Sử dụng tiết kiệm nước, chủ động nguồn nước để đảm bảo cung cấp cho sản xuất lúa vụ Đông Xuân năm 2021-2022 và đầu vụ Hè Thu năm 2022; đồng thời, phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cho diện tích sản xuất tôm- lúa.

- Trong trường hợp hạn, xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng thì cân đối nguồn nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi, tưới cho cây trong có giá trị kinh tế cao và quán triệt phương châm không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt.

II. NỘI DUNG

1. Nhận định xu thế khí tượng, thủy văn mùa khô 2021-2022

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng- Thủy văn Quốc gia: tổng lượng dòng chảy trong mùa khô 2021-2022 từ thượng nguồn sông Mê Công về hạ lưu ở mức thiếu hụt từ 5-10% so với trung bình nhiều năm (TBNN), nhưng cao hơn mùa khô năm 2019-2020 khoảng 15 ÷ 25%. Đỉnh lũ năm 2021 ở đầu nguồn sông Cửu Long dao động ở mức báo động 1 (BĐI) (BĐI tại Châu Đốc là 3,0m) và xuất hiện muộn khoảng giữa tháng 10/2021. Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ đến sớm và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, khả năng tương đương mùa khô năm 2020-2021, 2016-2017, không nghiêm trọng như mùa khô 2019-2020.

Theo dự báo của Đài Khí tượng- Thủy văn Kiên Giang:

- Hiện tượng ENSO: xu thế ENSO từ trạng thái trung tính đang chuyển dần sang La Nina và khả năng trạng thái La Nina sẽ còn kéo dài đến đầu năm 2022 với xác suất 70%.

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình trong tháng 10 và 11/2021 xấp xỉ TBNN; tháng 12/2021, tháng 01 ÷ 02/2022, nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh nhiều khả năng xấp xỉ đến thấp hơn TBNN do ảnh hưởng bởi mùa Đông của Bắc Bộ.

- Lượng mưa: tháng 10, lượng mưa cao hơn TBNN trên hầu hết toàn bộ khu vực với lượng mưa vượt chuẩn khoảng 10 ÷ 20%; tháng 11, phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN; tháng 12/2021, tháng 01 ÷ 02/2022, tổng lượng mưa trên khu vực hầu hết thấp hơn TBNN; mùa mưa kết thúc muộn, hầu hết rơi vào khoảng tuần giữa đến cuối tháng 11/2021. Trong những tháng mùa khô tại khu vực Nam Bộ nói chung trong đó có tỉnh Kiên Giang nhiều khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa ở vài nơi.

- Nhận định khả năng hạn, xâm nhập mặn: đỉnh lũ các Trạm nội đồng Kiên Giang xuất hiện vào cuối tháng 10/2021, ở mức xấp xỉ BĐI đối với các trạm thuộc huyện Giang Thành, Kiên Lương (BĐI Trạm Vĩnh Phú là 1,50m) và cao hơn BĐI khoảng 0,10 ÷ 0,20m tại các trạm thuộc huyện Hòn Đất, Tân Hiệp (BĐI Trạm Tân Hiệp là 0,90m). Từ tháng 12/2021, các cửa sông chưa có công trình ngăn mặn chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Xâm nhập mặn khu vực Kiên Giang khả năng cao hơn TBNN nhưng không gay gắt như mùa khô 2019- 2020. Tuy nhiên, tình hình hạn, xâm nhập mặn vẫn đe dọa sản xuất vụ Mùa, Đông Xuân năm 2021-2022 và nước sinh hoạt của Nhân dân. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh cần chủ động, kịp thời có các biện pháp phòng chống hạn và xâm nhập mặn.

2. Xác định vùng có khả năng chịu ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt

2.1. Đối với sản xuất nông nghiệp: vùng ven biển từ thành phố Rạch Giá đến thành phố Hà Tiên; vùng ven sông Cái Lớn, sông Cái Bé; các huyện vùng U Minh Thượng.

2.2. Đối với nước sinh hoạt: trung tâm thành phố Rạch Giá, thành phố Hà Tiên; trung tâm của các huyện, các khu dân cư trong tỉnh và vùng hải đảo.

2.3. Đối với diện tích đất rừng: trọng tâm là Vườn Quốc gia Phú Quốc, Vườn Quốc gia U Minh Thượng.

3. Giải pháp thực hiện

3.1 Giải pháp công trình

3.1.1. Đảm bảo nước sinh hoạt vùng nông thôn và trung tâm các thành phố, các huyện; xã, phường, thị trấn trong tỉnh

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện:

- Vận hành hệ thống cống trên địa bàn thành phố Rạch Giá, ven sông Cái Bé thuộc huyện Châu Thành có hiệu quả để giữ ngọt, ngăn mặn xâm nhập sâu vào kênh Rạch Giá - Long Xuyên, đảm bảo có đủ nước ngọt cung cấp cho hồ Tà Tây, thành phố Rạch Giá.

- Vận hành cống Ba Hòn, kết hợp đập ngăn mặn trên kênh Rạch Giá - Hà Tiên tại xã Hòa Điền (đã đắp trong mùa khô 2019-2020 và lưu đập đến nay), đảm bảo cung cấp nước ngọt cho nhà máy nước trên địa bàn huyện Kiên Lương. Vận hành cống Hà Giang để ngăn mặn, đảm bảo nguồn nước cấp cho nhà máy nước Hà Tiên (hồ nước ngọt 1 triệu m3 tại huyện Giang Thành).

- Chủ động tích nước an toàn vào các hồ chứa: Dương Đông (thành phố Phú Quốc), Bãi Nhà (huyện Kiên Hải), để cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân trên đảo vào mùa khô; đông thời, khẩn trương hoàn thành đưa vào sử dụng các hô chứa nước đang xây dựng.

- Có kế hoạch đảm bảo nước sinh hoạt vùng nông thôn, kể cả ở đất liền và hải đảo; như sau:

Qua khảo sát, thống kê số hộ có khả năng thiếu nước sinh hoạt do bị ảnh hưởng bởi hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô 2021 -2022 khoảng 9.896 hộ.

Thổi rửa các giếng khoan sẵn có; khoan thêm giếng để dự phòng và bổ sung nguồn cho các trạm cấp nước để tăng khả năng khai thác đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các trạm cấp nước và điểm cấp nước tập trung.

Thay thế một số tuyến ống đã đầu tư hiện đang xuống cấp. Kéo dài tuyến ống và lắp đặt đồng hồ nước nhà dân để tăng số hộ phục vụ cấp nước. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đang xây dựng sớm đưa vào hoạt động phục vụ cấp nước cho người dân.

Rà soát, thống kê các hộ dân ở phân tán thuộc các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa có trạm cấp nước hoặc chưa có tuyến ống đi qua, đầu tư hỗ trợ cấp nước nhỏ lẻ bằng bồn nhựa 1m3 chứa nước và hóa chất xử lý nước khẩn cấp (PAC) cho các hộ dân ở phân tán, những vùng khó khăn về nước sạch mà nguồn nước mặt có thể sử dụng được. Chở nước đến những nơi thiếu nước nghiêm trọng, không có nguồn để sinh hoạt hoặc chở nước từ ở những nơi khác về cấp cho những nơi thiếu nước.

Kinh phí để khắc phục tình trạng thiếu nước của một số khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo đảm bảo có nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2021-2022; như sau:

Dụng cụ chứa nước (bồn 01m3): 7.488 triệu đồng

Giếng khoan, kéo dài tuyến ống, lắp đồng hồ: 4.951 triệu đồng

Chi phí vận chuyển nước từ đất liền ra đảo: 4.625 triệu đồng

Tổng cộng: 17.064 triệu đồng

(Phụ lục Im theo)

b) Công ty TNHH MTV Cấp Thoát nước Kiên Giang:

- Đối với hệ thống cấp nước thành phố Rạch Giá (hồ chứa nước Vĩnh Thông và kênh dẫn 560.000m3, công suất 55.000m3/ngày đêm và hệ thống cấp nước dự phòng 33.000m3/ngày đêm): sau 02 ngày không thu được nước vào hồ, sang ngày thứ 3 sẽ đưa các trạm xử lý cấp nước ngầm vào hoạt động và nhận nước từ Công ty Thạnh Lộc, Nhà máy nước Nam Rạch Giá. Thời gian duy trì cấp nước bình thường được 20 ngày, sau đó sẽ cấp bằng nguồn nước dự phòng 33.000 m3/ngày đêm.

- Đối với hệ thống cấp nước Hà Tiên - Hòn Chông - Kiên Lương: mạng lưới hệ thống cấp nước Hà Tiên, Hòn Chông, Kiên Lương được liên kết với nhau, do đó nếu khu vực Hòn Chông không thu được nước mưa vào hồ chứa, và tùy theo lượng nước còn lại trong hồ sẽ thực hiện cắt giảm công suất và tiếp nhận nguồn nước từ Hà Tiên và Kiên Lương để đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực Hòn Chông.

- Đối với hệ thống cấp nước huyện Phú Quốc: hiện tại, hồ chứa nước Dương Đông đang trong quá trình nâng cấp. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để điều tiết cung cấp nước hợp lý nhằm duy trì hoạt động cung cấp nước cho người dân trên địa bàn được liên tục và ổn định.

3.1.2. Đảm bảo ngăn mặn - giữ ngọt, phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Các địa phương trong tỉnh tập trung rà soát, xác định các khu vực có nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn để chủ động ứng phó. Thực hiện nạo vét kênh, mương để tăng cường khả năng trữ nước ngọt, sử dụng trong mùa khô. Triển khai gia cố, đắp mới các đập ngăn mặn theo thời vụ, làm bờ bao để tăng cường bảo vệ lúa trong vụ Đông Xuân năm 2021-2022 và tiếp tục phòng, chống hạn mặn cho vụ Hè Thu năm 2022.

- Vận hành hiệu quả hệ thống cống vùng Tứ giác Long Xuyên, ven biển An Biên - An Minh, đê bao U Minh Thượng và đê bao Ô Môn - Xà No để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, Đối với vùng ven biển An Biên- An Minh, một số khu vực cục bộ ở huyện Châu Thành, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành bị xâm nhập mặn do hệ thống cống ngăn mặn chưa được xây dựng đồng bộ, cần sớm khảo sát, rà soát, nắm chắc tình hình có biện pháp gia cố, đắp mới các đập thời vụ tại các khu vực có khả năng bị nhiễm mặn. Thường xuyên kiểm tra, có giải pháp khắc phục ngay các điểm xâm nhập mặn, thiếu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt vùng nông thôn.

- Ban Quản lý Dự án đầu tư- xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành lắp đặt, kịp thời vận hành cửa van các cống: kênh thứ Nhất, kênh thứ Hai, kênh thứ Ba, kênh thứ Năm, kênh thứ Sáu, huyện An Biên và các cống: xẻo Bần, kênh thứ Tám, kênh thứ Chín, kênh thứ Mười, huyện An Minh trong tháng 9/2021 để ngăn mặn, giữ ngọt, bảo vệ sản xuất của người dân trong khu vực.

- Chi cục Thủy lợi:

Vận hành cống kênh Cụt, cống rạch Tà Tiên trong trường hợp đắp đập trên kênh Ông Hiển, huyện Châu Thành để điều tiết một phần giao thông thủy trong thời gian đắp đập (vận hành đóng, mở cống khi đảm bảo yêu cầu về điều kiện mực nước; hạn chế thất thoát nước ra biển và xâm nhập mặn vào thượng lưu cống).

Cống Cái Bé đã được Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vận hành vào ngày 05/02/2021, cống Cái Lớn dự kiến vận hành vào cuối tháng 12/2021. Như vậy, các khu vực trên địa bàn huyện Giồng Riềng, Gò Quao và một phần huyện Châu Thành ít có khả năng bị xâm nhập mặn từ 02 cửa sông này; tuy nhiên, các địa phương thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn khi triều cường để kịp thời triển khai các giải pháp ứng phó khi cần thiết. Phối hợp Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (đơn vị được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao tiếp nhận và tổ chức quản lý, khai thác hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé) để vận hành hợp lý các cống: Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô; đảm bảo cho yêu cầu sản xuất vụ Mùa, Đông Xuân 2021-2022.

- Trạm Kiểm soát Biên phòng Kênh Cụt, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát đường thủy: phối hợp với Chi cục Thủy lợi điều tiết giao thông qua thủy qua cống kênh Cụt khi đắp đập trên kênh Ông Hiển. Tổng kinh phí mua nhiên liệu cần thiết thiết bị phục vụ công tác điều tiết giao thông cống kênh Cụt là 296 triệu đồng; trong đó: Thanh tra Sở Giao thông vận tải là 90 triệu đồng, Phòng Cảnh sát đường thủy là 156,8 triệu đồng, Trạm Kiểm soát Biên phòng Kênh Cụt là 49,2 triệu đồng.

- Phương án đắp đập, làm bờ bao để ứng phó với nguy cơ hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô 2021-2022 trên địa bàn tỉnh là 72 đập. Trong đó: 02 đập lớn bằng cừ thép Larsen, 70 đập đất (đắp mới 17 đập, gia cố 53 đập cũ) và nạo vét kênh kết hợp làm 06 bờ bao. Tổng kinh phí 19.402 triệu đồng; cụ thể như sau:

a) Đập ngăn mặn:

- Hoàn thành trước ngày 15/12/2021:

Tổng số 58 đập; trong đó, lưu 01 đập cừ Larsen trong mùa khô 2020- 2021, đắp mới 06 đập, gia cố 51 đập; kinh phí 7.352 triệu đồng; cụ thể:

Sở Nông nghiệp và PTNT: kinh phí lưu đập T3- Hòa Điền, huyện Kiên Lương: 4.620 triệu đồng (tính luôn phần kinh phí đã đắp trong mùa khô 2019- 2020 nhưng chưa được cấp).

Huyện An Minh: gia cố 08 đập; kinh phí: 660 triệu đồng.

Huyện An Biên: gia cố 34 đập; kinh phí: 482 triệu đồng.

Huyện Châu Thành: đắp mới 04 đập; kinh phí: 640 triệu đồng.

Huyện Giang Thành: gia cố 02 đập; kinh phí: 300 triệu đồng.

Huyện Kiên Lương: đắp mới 02 đập, gia cố 07 đập; kinh phí: 650 triệu đồng.

- Các đập dự phòng khi hạn, mặn xâm nhập sâu đến thành phố Rạch Giá, huyện Châu Thành, Hòn Đất:

Tổng số 14 đập; trong đó, 01 đập bằng cừ thép Larsen, đắp mới 11 đập, gia cố 02 đập; kinh phí 6.240 triệu đồng; cụ thể:

Sở Nông nghiệp và PTNT: 01 đập cừ thép Larsen tại kênh Ông Hiển, huyện Châu Thành; kinh phí 4.500 triệu đồng.

Huyện Hòn Đất: đắp mới 11 đập, gia cố 02 đập; kinh phí: 1.740 triệu đồng.

b) Bờ bao ngăn mặn, trữ ngọt:

- Huyện Gò Quao: nạo vét kênh kết hợp làm 06 bờ bao; kinh phí: 5.810 triệu đồng.

(Phụ lục II kèm theo)

3.2. Giải pháp phi công trình

- Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông, hướng dẫn để từng hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn hiểu, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, trong đó mỗi gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, ấp, xã, huyện, tỉnh cần chủ động có giải pháp phù hợp để dự trữ nước ngọt ngay từ cuối mùa mưa nhằm bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong các tháng mùa khô, không đê bị động, bất ngờ. Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước. Xây dựng các chương trình tập huấn, tăng cường vai trò của báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng trong tuyên truyền, cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng nguồn nước một cách khoa học, tiết kiệm, hợp lý.

- Theo dõi chặt chẽ tình hình thời, tiết, diễn biến mặn. Tăng cường công tác điều tra xâm nhập mặn trên các tuyến kênh chính, kịp thời thông báo cho các ngành, địa phương và Nhân dân biết để chủ động trong sản xuất và sinh hoạt.

- Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai gieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 sớm hơn, sử dụng giống lúa ngắn ngày để đảm bảo an toàn cho sản xuất, giảm áp lực thiếu nước trong giai đoạn từ giữa đến cuối vụ khi xảy ra hạn - mặn kéo dài, gay gắt. Kế hoạch gieo sạ lúa Đông Xuân 284.408ha, trong đó: vùng U Minh Thượng là vùng nhiễm mặn, bố trí sản xuất chủ yếu là lúa- tôm, vụ Đông Xuân 18.248ha bố trí gieo sạ sớm trong tháng 9, tháng 10/2021, thu hoạch dứt điểm trong tháng 12/2021, sau đó lấy nước mặn cho vụ tôm. Diện tích còn lại (266.160ha) trong vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu, chỉ đạo gieo sạ sớm hơn so với thường năm từ 1/2 đến 01 tháng để cùng các biện pháp công trình khác đảm bảo an toàn, giảm áp lực thiếu nước tưới, mặn xâm nhập vào cuối vụ.

- Tổ chức hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, phòng trừ dịch hại và các kỹ thuật canh tác trong điều kiện hạn chế về nước tưới. Khuyến cáo nông dân kiểm tra chất lượng nước trước khi bơm tưới. Trên cơ sở đặc điểm nguồn nước của từng vùng, khu vực, hướng dẫn người dân bố trí cơ cấu cây trồng, thời vụ sản xuất hợp lý, khuyến cáo sử dụng giống lúa ngắn ngày; tăng cường thăm đồng, kết hợp kiểm tra các vùng sản xuất có khả năng bị ảnh hưởng mặn.

- Trường hợp nước đầu nguồn đổ về đồng bằng thấp trong thời gian dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang thống nhất lịch thực hiện lấy nước luân phiên trong vùng Tứ giác Long Xuyên để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, bảo vệ sản xuất.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí dự kiến: 36.762 triệu đồng; trong đó:

- Nguồn kinh phí theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP cho công tác đắp đập ngăn mặn: 13.592 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí từ hỗ trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi (thủy lợi phí) cho công tác bờ bao ngán mặn, trữ ngọt: 5.810 triệu đồng.

- Nguồn ngân sách tỉnh cho nước sinh hoạt nông thôn và điều tiết giao thông: 17.360 triệu đồng.

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

Tên đơn vị

Nguồn kinh phí theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP

Nguồn kinh phí từ hỗ trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi (thủy lợi phí)

Ngân sách tỉnh

Tổng

Đập cừ Larsen

Đập Đất

Bờ bao ngăn mặn

Tổng

Nước sinh hoạt nông thôn

Điều tiết giao thông

Tổng cộng

13.592

9.120

4.472

5.810

17.360

17.064

296

1

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

9.120

 

 

 

 

 

2

Huyện Giang Thành

 

 

300

 

 

 

 

3

Huyện Kiên Lương

 

 

650

 

 

 

 

4

Huyện Châu Thành

 

 

640

 

 

 

 

5

Huyện An Biên

 

 

482

 

 

 

 

6

Huyện An Minh

 

 

660

 

 

 

 

7

Huyện Hòn Đất

 

 

1.740

 

 

 

 

8

Huyện Gò Quao

 

 

 

5.810

 

 

 

9

Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

 

 

 

 

 

17.064

 

10

Thanh tra giao thông vận tải tỉnh

 

 

 

 

 

 

90

11

Cảnh sát giao thông tỉnh

 

 

 

 

 

 

156,8

12

Trạm Kiểm soát Biên phòng Kênh Cụt

 

 

 

 

 

 

49,2

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đôn đốc, các sở, ban, ngành chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn. Thường xuyên tổng hợp tình hình, các đề xuất, kiến nghị của các ngành, địa phương, kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để có hướng xử lý, giải quyết kịp thời.

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng, duy tu sửa chữa các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là các công trình giữ ngọt, kiểm soát mặn, hệ thống kênh mương, đường ống dẫn nước ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn theo kế hoạch để kịp thời đưa vào phục vụ sản xuất.

- Phối hợp với Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh; Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến khí tượng, thủy văn, cập nhật tình hình mực nước đầu nguồn tại Châu Đốc và các trạm nội đồng trên địa bàn tỉnh. Triển khai công tác điều tra xâm nhập mặn trên các tuyến sông, kênh trục chính; kịp thời thông báo tình hình mặn, diễn biến mực nước cho các ngành, địa phương và Nhân dân biết để chủ động trong sản xuất và sinh hoạt.

- Vận hành hiệu quả hệ thống cống trên tuyến đê biển để ngăn mặn, giữ ngọt phù hợp theo yêu cầu thực tế tại từng thời điểm sản xuất, từng khu vực. Phối hợp với các địa phương để thường xuyên kiểm tra, có giải pháp khắc phục ngay các diêm xâm nhập mặn, thiếu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt vùng nông thôn.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang để thống nhất lịch thực hiện lấy nước luân phiên trong vùng Tứ giác Long Xuyên nhằm đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, bảo vệ sản xuất. Phối hợp cùng các địa phương, tập trung chỉ đạo chăm sóc diện tích lúa vụ Đông Xuân 2021-2022, đề phòng thiếu nước, xâm nhập mặn từ giữa đến cuối vụ; đồng thời, trên cơ sở đặc điểm nguồn nước của từng vùng, hướng dẫn, bố trí cơ cấu cây trồng, thời vụ sản xuất hợp lý; tăng cường thăm đồng, kết hợp kiểm tra các vùng sản xuất có khả năng bị ảnh hưởng mặn. Tổ chức hướng dẫn nông dân làm thủy lợi nội đồng ngay từ đầu mùa khô, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước, phòng trừ dịch hại và các kỹ thuật canh tác trong điều kiện hạn chế về nước tưới. Khuyến cáo nông dân kiểm tra chất lượng nước trước khi bơm tưới.

- Tăng cường công tác khuyến nông, thực hiện tuyên truyền, phổ biến lịch thời vụ sản xuất và các thông tin liên quan đến hạn, xâm nhập mặn. Hướng dẫn người dân về phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

- Theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến thời tiết, nguồn nước, chủ động tích trữ nước ở các hồ chứa (đặc biệt là các hồ chứa trên các đảo), bảo đảm an toàn công trình và kế hoạch cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn trong mùa khô; tập trung triển khai đầu tư xây dựng các công trình cấp nước theo kế hoạch để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch ở vùng nông thôn, hải đảo. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình cấp nước nông thôn để kịp thời phục vụ dân sinh trong mùa khô.

- Phối hợp cùng với các địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho Nhân dân hiểu rõ tình hình biến đổi khí hậu, khó khăn về nguồn nước, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô để nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước và chủ động dự trữ nước mưa để sử dụng trong mùa khô.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời thông tin về dự báo, cảnh báo cháy rừng. Rà soát các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ cháy, có phương án phòng, chữa cháy cụ thể cho từng địa bàn. Tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác chuẩn bị tại cơ sở, kiểm tra, bảo dưỡng các trang thiết bị phòng, chữa cháy rừng, củng cố lực lượng, tăng cường dự báo cháy rừng. Tổ chức công tác ứng trực phòng cháy, chữa cháy rừng 24/24 giờ trong những tháng cao điểm của mùa khô và đảm bảo sẵn sàng thực hiện có hiệu quả theo phương châm “04 tại chỗ”.

- Tăng cường quan trắc môi trường để khuyến cáo kịp thời cho các doanh nghiệp, người dân nuôi trồng thủy sản có biện pháp chủ động đối phó, bảo vệ cho từng loại thủy sản. Phối hợp với các địa phương theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình xâm nhập mặn trên các tuyến sông, kênh, rạch, nhất là các khu vực tiếp giáp giữa ranh mặn và ngọt, các vùng mà hệ thống thủy lợi chưa khép kín, có thể ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản.

- Tập trung nguồn vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung, lồng ghép vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

2. Ban Quản lý Dự án đầu tư- xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh

- Đẩy nhanh tiến độ thi công cống âu thuyền vàm Bà Lịch, huyện Châu Thành và các cống trên tuyến đê biển An Biên - An Minh. Triển khai thi công hoàn thành công tác đóng khung vây khép kín dòng phục vụ thi công cống âu, thuyền T3- Hòa Điền (huyện Kiên Lương) và các cống còn lại trên tuyến đê biển An Biên- An Minh để tạo nguồn tưới tiêu, ngăn mặn - giữ ngọt, phục vụ sản xuất.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, tình hình xâm nhập mặn, chủ động xây dựng xây dựng kế hoạch vận hành đóng, mở các cống đang thi công trên tuyến đê biển An Biên - An Minh, đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt, bảo vệ sản xuất cho các địa phương trong khu vực trong mùa khô 2021-2022.

- Phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, TKCN và PTDS huyện Châu Thành chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện để triển khai đắp đập bằng cừ thép Larsen trên kênh Ông Hiển, huyện Châu Thành khi có yêu cầu, đảm bảo nước ngọt cho sinh hoạt của thành phố Rạch Giá và các vùng phụ cận. Xây dựng phương án điều tiết giao thông thủy trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận trước khi tiến hành đóng đập.

3. Công ty TNHH MTV Cấp Thoát nước Kiên Giang

- Chủ động đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho Nhân dân trong phạm vi cấp nước của công ty tại các huyện, thành phố trong tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ độ mặn tại các kênh lấy nước vào các hồ để có kế hoạch trữ nước sử dụng trong mùa khô.

- Chuẩn bị phương án đảm bảo cấp nước dự phòng trong 20 ngày đối với khu vực thành phố Rạch Giá khi bị xâm nhập mặn, không lấy được nước ngọt vào hồ Tà Tây. Kiểm tra, vận hành thử hệ thống giếng khoan để sẵn sàng đưa vào sử dụng.

4. Sở Tài chính

Trên cơ sở Kế hoạch, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan trong khả năng cân đối nguồn ngân sách.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện đúng các quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu thi công các công trình ứng phó với tình hình hạn, mặn.

6. Sở Xây dựng

Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh định hướng, quy hoạch, các giải pháp về bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch và huy động, phân bổ các nguồn lực thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt, đẩy mạnh hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân, nhất là trong mùa khô hàng năm.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp các cơ quan, địa phương có liên quan trong việc bảo vệ, phòng ngừa các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, khu vực bảo vệ nguồn nước và chỉ đạo xử lý khắc phục kịp thời các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước.

8. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với địa phương, các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp lấn chiếm kết cấu hạ tầng giao (thủy - bộ). Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý tình trạng sụt lún gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh và các tuyến đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của tỉnh trong mùa khô hạn. Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải phối hợp với địa phương và các cơ quan chức năng tham gia điều tiết giao thông thủy trong thời gian vận hành công kênh Cụt (trường hợp đắp đập trên kênh Ông Hiển, huyện Châu Thành) khi có yêu cầu.

9. Công an tỉnh

Chỉ đạo Phòng Cảnh sát Giao thông đường thủy phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan để điều tiết, phân luồng giao thông đường thủy trong thời gian mở công kênh Cụt (trường hợp đắp đập trên kênh Ông Hiển, huyện Châu Thành).

10. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Chỉ đạo Trạm Biên phòng Kênh Cụt, Kênh Dài tham gia điều tiết giao thông thủy trong thời gian mở cống. Bố trí lực lượng và phương tiện kiểm tra, kiểm soát các phương tiện thủy trước khi tiến hành mở cống nhằm tránh gây ùn tắc giao thông trong quá trình lưu thông qua cống; kịp thời phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép bằng đường biển qua khu vực này.

11. Sở Y tế

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sinh hoạt; phòng, tránh phát sinh dịch bệnh do ảnh hưởng của xâm nhập mặn kéo dài.

12. Ban Chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn tỉnh

Chỉ đạo các lực lượng chức năng, các địa phương có rừng và chủ rừng tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung, theo Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; Chỉ thị số 557/CT-BNN- TCLN ngày 25/01/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường ngăn chặn các điểm nóng và phá rừng, cháy rừng; Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021 và Công văn số 1073/UBND -KT ngày 21/7/2021 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

13. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kiên Giang

Chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan và các địa phương tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng để truyền tải thông tin, nâng cao ý thức về phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động thực hiện.

14. Công ty Điện lực Kiên Giang

Xây dựng kế hoạch đảm bảo cung cấp liên tục nguồn điện, phục vụ cho các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh để vận hành cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

15. Ban An toàn giao thông tỉnh

Tổ chức phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng và các địa phương thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông và ùn tắc giao thông khi đắp đập kênh Ông Hiển và vận hành điều tiết giao thông cống kênh Cụt.

16. Ủy ban nhân dân; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và PTDS các huyện, thành phố

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, tình hình xâm nhập mặn, chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn cho mùa khô năm 2021-2022 với các kịch bản khả năng ảnh hưởng của hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, bao gồm cả kịch bản ứng phó với xâm nhập mặn cực đoan như đã xảy ra năm 2019-2020. Cần xác định từng vùng, từng khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chỉ đạo, triển khai giải pháp cụ thể, bảo đảm nguồn nước ngọt cho sản xuất, sinh hoạt, nhất là nguồn nước cho các nhu cầu thiết yếu như nước sinh hoạt cho người dân, nước cho bệnh viện, trường học, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; quán triệt phương châm không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt, phải dùng nước không đảm bảo vệ sinh. Các hoạt động triển khai ứng phó với hạn - mặn phải đảm bảo quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện hành.

- Chủ động thực hiện sớm việc nạo vét kênh, mương; gia cố bờ bao, đắp đập ngăn mặn; duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi phục vụ phòng, chống hạn mặn. Đề phòng các đợt triều cường, nước biển có khả năng dâng cao gây vỡ đập, nước mặn tràn qua đập.

- Tập trung rà soát, khoanh vùng cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn; tính toán, cân đối nguồn nước tưới cần thiết trong toàn bộ thời gian ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chủ động tích trữ nước ngọt, bảo đảm đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu, tránh ảnh hưởng đến cây trồng.

- Huy động cả hệ thống chính trị trên địa bàn vào cuộc, tập trung công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động Nhân dân chủ động duy tu, sửa chữa máy bơm, trạm bơm để kịp thời bơm tưới khi cần thiết; sử dụng nước tiết kiệm, thực hiện tốt công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.

- Vận động, hướng dẫn người dân chủ động có các biện pháp phòng, chống phù hợp theo phương châm “04 tại chỗ”, bắt đầu “Từ người dân, từ cơ sở là chính”. Mỗi hộ gia đình, mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chủ vườn phải chủ động các biện pháp phòng, chống, chủ động trữ nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất; nhà nước hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn. Tuyên truyền, vận động người dân không xả rác thải vào các kênh, rạch nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, môi trường trong thời gian đắp đập tạm và đóng cống ngăn mặn, giữ ngọt.

- Chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn; vận động doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình, nghiên cứu các mô hình, giải pháp về kỹ thuật sản xuất, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước để ứng phó với hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, hỗ trợ các thiết bị chứa nước, lọc nước cho người dân.

- Huyện U Minh Thượng phối hợp Vườn Quốc gia U Minh Thượng triển khai kịp thời phương án ngăn mặn, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất trong mùa khô; tăng cường chỉ đạo tuyên truyền, tập huấn khuyến nông để nông dân (khu vực xã Vĩnh Hòa, Hòa Chánh, Thạnh Yên) đồng thuận, không tiếp tục gieo sạ lúa vụ 3 sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân trong điều kiện nguồn nước không đảm bảo. Tiếp tục rà soát, định hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững và nâng cao giá trị gia tăng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, đề nghị các sở, ban, ngành chức năng và các địa phương kịp thời báo cáo, đề xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- BCĐQG về PCTT;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tổng cục Phòng, chống thiên tai;
- Tổng cục Thủy lợi;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT và các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh (Đảng, CQ, ĐT và DNNN);
- Đài KT-TV KG;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPTT BCH PCTT, TKCN&PTDS tỉnh;
- LĐVP, Phòng: KT, KGVX, TH;
- Lưu: VT, tvhung.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Nhàn

 

PHỤ LỤC I:

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN ỨNG PHÓ HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN TRONG MÙA KHÔ 2021-2022
(Kèm theo Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Số TT

Đơn vị

Địa điểm

Kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

Tổng

Dụng cụ chứa nước (bồn 01m3)

Giếng khoan, kéo dài tuyến ống, lắp đồng hồ

Vận chuyển nước từ đất liền ra đảo

1

Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh

Huyện An Minh

2,517

1,526

991

 

 

2

Huyện An Biên

2,530

1,130

1,400

 

 

3

Huyện Kiên Hải

3,943

2,818

 

1,125

 

4

Thành phố Hà Tiên

1,614

614

 

1,000

 

5

Huyện Kiên Lương

5,910

1,400

2,010

2,500

 

6

Huyện Gò Quao

550

 

550

 

 

Tổng cộng

17,064

7,488

4,951

4,625

 

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐẬP, BỜ BAO NGĂN MẶN, GIỮ NGỌT PHỤC VỤ SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT MÙA KHÔ 2021-2022
(Kèm theo Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Số TT

Tên đơn vị

Địa điểm

Quy mô đập/bờ bao

Kết cấu

Kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

Dài (m)

Rộng (m)

Chiều cao đập/ Cao trình đỉnh đập (m)

Tổng

Đắp mới

Gia cố

TỔNG CỘNG:

 

 

 

 

 

19,402

17,410

1,992

 

A

Danh mục đập hoàn thành trước ngày 15/12/2021

 

 

 

 

7,352

5,510

1,842

 

I

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

 

 

 

4,620

4,620

 

 

 

Kinh phí lưu đập T3-Hòa Điền trên kênh Rạch Giá - Hà Tiên

Xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương

47

3.5

Đỉnh đập: 2,0

Cừ thép Larsen

4,620

4,620

 

Theo Công văn số 6738/VP-KT ngày 06/9/2021 của Văn phòng UBND tỉnh

II

Huyện Giang Thành

 

 

 

 

 

300

 

300

 

1

Đập kênh Ranh

Xã Phú Mỹ

25

3

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

150

 

2

Đập kênh Trần Thệ

Xã Phú Mỹ

25

3

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

150

 

III

Huyện Kiên Lương

 

 

 

 

 

650

250

400

 

1

Đập kênh 5

Xã Hòa Điền

10

5

Đỉnh đập: 1,0

Đập đất

 

 

60

 

2

Đập kênh 7

Xã Hòa Điền

10

5

Đỉnh đập: 1,0

Đập đất

 

 

60

 

3

Đập kênh nhà Chung

Xã Hòa Điền

10

3

Đỉnh đập: 1,3

Đập đất

 

 

50

 

4

Đập kênh 1000

Xã Hòa Điền

10

3

Đỉnh đập: 1,0

Đập đất

 

 

50

 

5

Đập kênh 5 Thước I

Xã Bình Trị

15

5

Đỉnh đập: 1,3

Đập đất

 

 

60

 

6

Đập 327 I

Xã Bình Trị

15

5

Đỉnh đập: 1,3

Đập đất

 

 

60

 

7

Đập 327 nhánh 1

Xã Bình Trị

15

5

Đỉnh đập: 1,3

Đập đất

 

 

60

 

8

Đập 327 nhánh 2

Xã Bình Trị

15

5

Đỉnh đập: 1,3

Đập đất

 

100

 

 

9

Đập kênh An Bình 2

Xã Bình Trị

15

5

Đỉnh đập: 1,3

Đập đất

 

150

 

 

IV

Huyện Châu Thành

 

 

 

 

 

640

640

 

 

1

Đập kênh Xéo Cối

Xã Vĩnh Hòa Hiệp

13

3.5

Đỉnh đập: 1,0

Đập đất

 

150

 

 

2

Đập kênh Lò Than

Xã Vĩnh Hòa Hiệp

11

3.5

Đỉnh đập: 1,0

Đập đất

 

140

 

 

3

Đập kênh Hào Dầu

Xã Bình An

18

5

Đỉnh đập: 1,0

Đập đất

 

200

 

 

4

Đập kênh xẻo thầy Bảy

Xã Bình An

12.5

3.5

Đỉnh đập: 1,0

Đập đất

 

150

 

 

V

Huyện An Biên

 

 

 

 

 

482

 

482

 

1

Đập kênh 500 Vườn Cau giáp Kiểm 1

Xã Hưng Yên

6.5

2.5

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

17

 

2

Đập kênh Tư Liệt

TT. Thứ Ba

11.5

2.5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

20

 

3

Đập kênh Ông Tà

TT. Thứ Ba

11.5

2.5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

20

 

4

Đập kênh TL HTX Thành Công

TT. Thứ Ba

8.0

2.5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

14

 

5

Đập kênh Chùa thứ Ba

TT. Thứ Ba

8.0

2.5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

14

 

6

Đập kênh Ông Nhị Tỳ

TT. Thứ Ba

8.0

2.5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

14

 

7

Đập kênh Ông Hồng

TT. Thứ Ba

8.0

2.5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

14

 

8

Đập kênh Ông Đô

TT. Thứ Ba

9.0

3.0

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

12

 

9

Đập kênh Ông Trạng

TT. Thứ Ba

8.0

3.0

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

12

 

10

Đập kênh Ông Chí Hùng

TT. Thứ Ba

8.0

2.5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

12

 

11

Đập kênh Ông 7 Trà

TT. Thứ Ba

7.0

2.5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

12

 

12

Đập kênh Lung thứ Ba (Bà 10)

Xã Đông Yên

10.0

3.0

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

19

 

13

Đập kênh Nhà Lầu - kênh ngang Xã (bờ Đông)

Xã Đông Yên

8.0

2.5

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

13

 

14

Đập kênh Nhà Lầu - kênh ngang Xã (bờ Tây)

Xã Đông Yên

6.5

2.5

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

12

 

15

Đập nhà Ông Ngoan (Nhà Lầu-Quản Di)

Xã Đông Yên

8.0

2.5

Đỉnh đập: 1,7

Đập đất

 

 

12

 

16

Đập Ông Trại kênh Trung Thành (Quản Di)

Xã Đông Yên

9.0

3.0

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

12

 

17

Đập kênh Họa Hình (Quản Di)

Xã Đông Yên

7.0

4.0

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

12

 

18

Đập kênh Họa Hình - kênh ngang Xã (bờ Đông)

Xã Đông Yên

7.5

2.5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

12

 

19

Đập kênh Họa Hình - kênh ngang Xã (bờ Tây)

Xã Đông Yên

7.0

3.0

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

11

 

20

Đập kênh Họa Hình giáp Quản Di

Xã Đông Yên

10.0

3.0

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

16

 

21

Đập kênh Trung Thành - kênh ngang Xã (bờ Đông)

Xã Đông Yên

9.0

3.0

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

11

 

22

Đập kênh Trung Thành - kênh ngang Xã (bờ Tây)

Xã Đông Yên

8.0

2.5

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

12

 

23

Đập kênh 15 - kênh ngang Xã (bờ Đông)

Xã Đông Yên

6.5

2.5

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

11

 

24

Đập kênh 15 - kênh ngang Xã (bờ Tây)

Xã Đông Yên

10.0

2.5

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

16

 

25

Đập kênh 15 - kênh Lung Xẻo Đước

Xã Đông Yên

9.0

3.0

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

12

 

26

Đập kênh 15 - kênh Ranh

Xã Đông Yên

7.0

2.5

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

12

 

27

Đập kênh Thủy Lợi - 4 Thước

Xã Đông Yên

6.0

3.0

Đỉnh đập: 1,7

Đập đất

 

 

12

 

28

Đập kênh Bàu Sen - 4 Thước

Xã Đông Yên

8.0

2.5

Đỉnh đập: 1,7

Đập đất

 

 

15

 

29

Đập kênh Đường Cộ

Xã Đông Thái

7.0

2.0

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

13

 

30

Đập kênh Bờ Chuối

Xã Đông Thái

10.0

2.0

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

19

 

31

Đập kênh Hai Cầm

Xã Đông Thái

11.3

2.0

Đỉnh đập: 1,2

Đập đất

 

 

20

 

32

Đập kênh Ấp Chiến Lược

Xã Đông Thái

7.0

2.0

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

13

 

33

Đập kênh giấp ấp Nam Quý-Đông Thành

Xã Đông Thái

9.0

2.0

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

17

 

34

Đập kênh 500

Xã Đông Thái

10.0

2.0

Đỉnh đập: 1,5

Đập đất

 

 

19

 

VI

Huyện An Minh

 

 

 

 

 

660

 

660

 

1

Đập thứ 9

Xã Thuận Hòa

56

6

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

 

140

 

2

Đập Xẻo Quao (Đê QP)

Xã Thuận Hòa

34

6

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

 

90

 

3

Đập Xẻo Ngát

Xã Thuận Hòa

36

5

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

 

70

 

4

Đập Xẻo Nhàu Tả

Xã Thuận Hòa

25

5

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

 

40

 

5

Đập Xẻo Lá

Xã Thuận Hòa

32

6

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

 

70

 

6

Đập Xẻo Lúa

Xã Tân Thạnh - Đông Hưng A

28

5

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

 

50

 

7

Đập Thuồng Luồng

Xã Đông Hưng A

32

5

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

 

80

 

8

Đập Rọ Ghe

Xã Đông Hưng A

36

5

Đỉnh đập: 1,4

Đập đất

 

 

120

 

B

Danh mục đập dự phòng

 

 

 

 

6,240

6,090

150

 

 

I

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

 

 

 

4500

4500

 

 

 

Đập tạm trên kênh ông Hiển

Xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành

52

 

 

Cừ thép Larsen

 

4500

 

 

II

Huyện Hòn Đất

 

 

 

 

 

1,740

1,590

150

 

1

Đập kênh Tiêu đê trong - bờ Tây kênh 284

Xã Lình Huỳnh

20

2

Đỉnh đập: 1.2

Đập đất

 

150

 

 

2

Đập kênh Tiêu đê trong - bờ Đông kênh 284

Xã Lình Huỳnh

21

2

Đỉnh đập: 1.2

Đập đất

 

150

 

 

3

Đập kênh Tiêu đê trong - bờ Tây kênh 282

Xã Lình Huỳnh

17

2

Đỉnh đập: 1.2

Đập đất

 

150

 

 

4

Đập kênh Tiêu đê trong - bờ Đông kênh 282

Xã Lình Huỳnh

20

2

Đỉnh đập: 1.4

Đập đất

 

150

 

 

5

Đập kênh Tiêu đê trong - kênh 7

Xã Bình Giang

22

2

Đỉnh đập: 1.2

Đập đất

 

150

 

 

6

Đập kênh Tiêu đê trong - kênh 8

Xã Bình Giang

18

2

Đỉnh đập: 1.3

Đập đất

 

130

 

 

7

Đập kênh Tiêu đê trong - kênh 10

Xã Bình Giang

20

2

Đỉnh đập: 1.3

Đập đất

 

130

 

 

8

Đập kênh Tiêu đê trong - bờ Tây kênh 8 Nguyên

Xã Bình Sơn

22

2

Đỉnh đập: 1.8

Đập đất

 

130

 

 

9

Đập kênh Tiêu đê trong - bờ Đông kênh 8 Nguyên.

Xã Bình Sơn

24

2

Đỉnh đập: 1.8

Đập đất

 

150

 

 

10

Đập kênh Tiêu đê trong - bờ Đông kênh 287

Xã Bình Sơn

24

2

Đỉnh đập: 2.0

Đập đất

 

150

 

 

11

Đập kênh Tiêu đê trong - bờ Tây kênh 286

Xã Bình Sơn

25

2

Đỉnh đập: 2.0

Đập đất

 

150

 

 

12

Đập kênh Tà Lức cũ

Xã Thổ Sơn

30

3

Đỉnh đập: 2.2

Đập đất

 

 

80

 

13

Đập kênh Tà Lức mới

Xã Thổ Sơn

25

3

Đỉnh đập: 2.0

Đập đất

 

 

70

 

C

Danh mục bờ bao ngăn mặn, trữ ngọt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyện Gò Quao

 

 

 

 

 

5,810

5,810

 

 

1

Nạo vét bờ bao kênh KH5

Xã Định Hòa

5,000

 

 

 

 

2,500

 

 

2

Nạo vét bờ bao rạch Nàng Trăng

Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc

3,000

 

 

 

 

1,200

 

 

3

Nạo vét Bờ bao kênh Thác Lác

Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc

3,000

 

 

 

 

1,200

 

 

4

Nạo vét bờ bao kênh Sườn

Xã Vĩnh Hòa Hưng Nam

2,300

 

 

 

 

300

 

 

5

Nạo vét bờ bao kênh 3 Lộc

Xã Định An

2,800

 

 

 

 

350

 

 

6

Nạo vét bờ bao kênh Rọc Lá

Xã Định An

2,000

 

 

 

 

260

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

  • Số hiệu: 195/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 18/10/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
  • Người ký: Nguyễn Thanh Nhàn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/10/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản