Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1944/KH-UBND | Điện Biên, ngày 05 tháng 07 năm 2016 |
Thực hiện Quyết định số 1584/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2015-2020,
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020
UBND tỉnh Điện Biên xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế do Thủ tướng Chính phủ giao, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế, tăng tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế và phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT: Đẩy nhanh tỷ lệ tham gia BHYT để đến cuối năm 2020 đạt tỷ lệ 99% dân số tham gia BHYT.
2.2. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT được thụ hưởng chính sách BHYT theo quy định của pháp luật, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT; cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh nâng cao chất lượng phục vụ tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh khi đi khám chữa bệnh.
2.3. Quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích quỹ BHYT.
3. Chỉ tiêu tỷ lệ dân số tham gia BHYT
- Năm 2015: Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 98% dân số.
- Năm 2016: Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 98,2% dân số.
- Năm 2017: Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 98,4% dân số.
- Năm 2018: Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 98,5% dân số.
- Năm 2019: Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 99% dân số.
- Năm 2020: Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 99% dân số.
(Có bảng phụ lục giao chỉ tiêu cụ thể cho các huyện đính kèm)
1. Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT
1.1. Đối với các nhóm đối tượng tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật:
- Triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý các doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động nhằm thực hiện nghiêm chính sách pháp luật về BHYT;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, xử lý nghiêm, kịp thời các doanh nghiệp vi phạm luật BHYT (Không đăng ký đóng BHYT, bỏ sót đối tượng không tham gia, đóng thiếu, đóng chậm, không đóng quỹ BHYT...).
1.2. Đối với nhóm do tổ chức BHXH đóng gồm: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: Rà soát đối tượng, theo dõi biến động, lập danh sách tham gia cấp phát thẻ BHYT đúng, đủ, kịp thời nhằm duy trì tỷ lệ tham gia.
1.3. Nhóm do Ngân sách nhà nước đóng
- Nhóm trẻ em dưới 6 tuổi:
+ Tăng cường triển khai và thực hiện Quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Điện Biên về việc công khai các thủ tục hành chính; tuyên truyền rộng rãi để người dân biết và tham gia thực hiện quy trình liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, đăng ký cấp thẻ BHYT tại UBND xã, phường, thị trấn. Tiến tới toàn bộ trẻ em khi sinh ra trên địa bàn đều được thực hiện 3 thủ tục hành chính/lần giao dịch với chính quyền địa phương, từ đó trẻ em sinh ra đều được tham gia BHYT kịp thời.
- Nhóm người thuộc hộ gia đình nghèo: Hàng năm, Ban Chỉ đạo rà soát hộ gia đình nghèo, cận nghèo ban hành kế hoạch và chỉ đạo rà soát đảm bảo đúng người, đúng đối tượng theo quy định của Nhà nước. Đối chiếu xác nhận đối tượng trong diện chuyển cơ quan BHXH thực hiện cấp thẻ BHTYT kịp thời cho đối tượng.
- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Thực hiện cấp thẻ BHYT theo Luật BHYT. Chú trọng quan tâm rà soát đối tượng, tránh bỏ sót đối tượng và cấp trùng thẻ BHYT.
1.4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
Ngoài phần hỗ trợ của Ngân sách nhà nước, ngân sách tỉnh cân đối hỗ trợ bổ sung một số nhóm đối tượng (thực hiện theo Điểm 4. Điều 3, Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ), gồm:
- Nhóm đối tượng hộ gia đình cận nghèo: Hỗ trợ toàn bộ 100% mức đóng BHYT. Giải pháp: Huy động các nguồn lực từ nguồn tài trợ, viện trợ; Quỹ kết dư BHYT để hỗ trợ 30% phần còn lại cho người thuộc hộ cận nghèo.
- Nhóm người thuộc hộ gia đình nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình tham gia BHYT và Nhóm Học sinh, sinh viên: Giải pháp Huy động các nguồn lực từ nguồn tài trợ, viện trợ; Quỹ kết dư BHYT để hỗ trợ một phần kinh phí mua thẻ BHYT cho đối tượng tham gia.
1.5. Đối với các nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc hướng dẫn, huy động và vận động hộ gia đình tham gia BHYT; cải tiến cách thức tổ chức vận động, thu phí, hình thành hệ thống đại lý ở các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đăng ký tham gia BHYT theo hộ gia đình.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT
- Công tác tuyên truyền phải được xác định là nhiệm vụ của toàn xã hội.
- Tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền về chính sách BHYT, có chương trình, kế hoạch cụ thể để tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng tham gia BHYT;
- Hình thức, nội dung tuyên truyền:
+ Đa dạng các hình thức tuyên truyền, đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng để tạo thuận lợi cho các nhóm đối tượng tiếp cận các thông tin tuyên truyền đầy đủ nhất;
+ Nội dung tuyên truyền cần ngắn ngọn, chính xác, dễ hiểu; trong đó tập trung vào tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của BHYT, trách nhiệm và nghĩa vụ, lợi ích của mỗi người dân khi tham gia BHYT. Tham gia BHYT thông qua các đại lý hoặc cơ quan đơn vị thu BHYT, sử dụng, bảo quản thẻ BHYT, trách nhiệm của các cấp chính quyền, đơn vị, trường học, doanh nghiệp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách BHYT.
- Ngoài kinh phí tuyên truyền được cấp hàng năm, cần nghiên cứu huy động từ các nguồn khác và ngân sách địa phương theo quy định để hỗ trợ công tác tuyên truyền, vận động.
3. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT
- Mở rộng mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh BHYT, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhất là tuyến cơ sở, đảm bảo phục vụ tốt nhất đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT.
- Củng cố và hoàn thiện hệ thống các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến xã đến tuyến tỉnh, đảm bảo các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh BHYT;
- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ; tăng cường triển khai có hiệu quả Đề án 1816 hỗ trợ đưa khoa học kỹ thuật và một số dịch vụ khám chữa bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới tạo điều kiện cho người tham gia BHYT được tiếp cận thuận lợi nhất các dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe;
- Chủ động triển khai thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh nhằm tiếp nhận các kỹ thuật được chuyển giao, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chuyển tuyến và tạo thuận lợi cho người bệnh khi tham gia khám chữa bệnh.
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, áp dụng triển khai công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong khám chữa bệnh, chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật...
- Đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư đáp ứng cho công tác khám chữa bệnh BHYT.
- Thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sư nghiệp y tế và các quy định về y đức, đổi mới toàn diện phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
4. Cân đối và bảo toàn quỹ BHYT
- Các ngành Y tế, Tài chính, Bảo hiểm xã hội thực hiện các giải pháp để sử dụng có hiệu quả và cân đối được quỹ BHYT, tránh tình trạng lạm dụng Quỹ BHYT. Chỉ đạo thực hiện việc đấu thầu cung ứng thuốc, vật tư, hóa chất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quản lý chặt chẽ giá thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, cung ứng thuốc đúng chất lượng, sử dụng thuốc hiệu quả.
- Tăng cường công tác giám định BHYT cả về số lượng và chất lượng; tiếp tục nâng cao chất lượng của phương pháp giám định tập trung; tăng cường ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong giám định BHYT.
5. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.
- Thực hiện nghiêm các biện pháp xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về BHYT.
6. Nâng cao hiệu lực quản lý và xã hội hóa thực hiện BHYT
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, Chính quyền, đoàn thể xã hội trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia BHYT và triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về BHYT.
- Xây dựng cơ chế phối hợp và kế hoạch cụ thể về chỉ tiêu vận động người dân tham gia BHYT hằng năm của từng địa phương;
- Huy động sự tham gia của cộng đồng, hỗ trợ của các tổ chức mua thẻ BHYT cho các đối tượng khó khăn.
- Ngân sách Trung ương;
- Ngân sách địa phương;
- Nguồn kết dư quỹ bảo hiểm y tế;
- Huy động nguồn tài trợ, viện trợ và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đóng BHYT cho nhóm đối tượng cận nghèo, hộ nông - lâm - ngư nghiệp có mức sống trung bình và học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch, đảm bảo mục tiêu đề ra.
- Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp trong khám chữa bệnh BHYT; nhất là năng lực khám chữa bệnh tại trạm y tế xã. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh; đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh BHYT; đổi mới phong cách phục vụ từng bước đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
- Phối hợp với BHXH tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp để sử dụng có hiệu quả và cân đối được quỹ BHYT, tránh tình trạng lạm dụng lãng phí quỹ BHYT. Chỉ đạo thực hiện việc đấu thầu cung ứng thuốc, vật tư, hóa chất theo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp với BHXH tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thanh tra định kỳ, thực hiện công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT, thực hiện Hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật BHYT.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT trên địa bàn toàn tỉnh.
- Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu đã xây dựng; báo cáo tiến độ thực hiện về Sở Y tế và UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo. Trước mắt năm 2016 tập trung thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ tham gia BHYT tại các địa bàn có tỷ lệ tham gia BHYT thấp để đạt được kế hoạch đề ra.
- Tăng cường phối hợp với các các cơ quan truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền nhằm giúp cho người lao động và nhân dân hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ đối với việc tham gia BHYT.
- Tăng cường công tác quản lý, kiện toàn tổ chức bộ máy BHXH các cấp, đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống BHYT theo hướng phục vụ đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.
- Hướng dẫn quy định về quản lý thu, cấp và quản lý thẻ BHYT cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh, cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT; thực hiện tốt các chế độ chính sách về BHYT; Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các chế độ, thanh toán khám chữa bệnh BHYT.
- Hàng năm lập dự toán và tổng hợp đối tượng tham gia BHYT do nhà nước đóng kinh phí và hỗ trợ kinh phí đề nghị Sở Tài chính cấp chuyển kinh phí theo quy định.
- Định kỳ hàng quý tổ chức đánh giá tình hình sử dụng quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT, kịp thời kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT và cân đối quỹ BHYT.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt; kiến nghị xử phạt các đơn vị vi phạm pháp luật về BHYT.
3. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
- Hàng năm chỉ đạo công tác bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và các quy định hiện hành về hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình; lập danh sách chuyển cho cơ quan BHXH kịp thời để có cơ sở cấp phát, bán thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng tham gia BHYT.
- Chỉ đạo việc lập danh sách mua BHYT, chuyển kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước đóng BHYT đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.
- Triển khai thực hiện tốt Chương trình phối hợp giữa Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và BHXH tỉnh về thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về lao động của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với BHXH tỉnh kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi ở cơ sở.
- Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của BHXH tỉnh về cấp kinh phí đóng, hỗ trợ đóng BHYT hằng quý có trách nhiệm thẩm định dự toán cấp kinh phí cho quỹ BHYT do BHXH tỉnh quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng theo quy định.
Phối hợp với BHXH tỉnh triển khai BHYT học sinh, sinh viên trong các trường học thuộc Sở quản lý. Đưa chỉ tiêu tham gia BHYT học sinh, sinh viên vào kế hoạch năm học, là tiêu chí đánh giá chuẩn quốc gia, xếp loại hàng năm;
Phối hợp với Sở Y tế và BHXH tỉnh triển khai hoạt động y tế trường học làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên ngay tại trường học, sử dụng kinh phí y tế học đường đúng mục đích và theo đúng quy định hiện hành.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Theo dõi, cung cấp kịp thời danh sách các doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động cho cơ quan BHXH và các cơ quan chức năng liên quan để tuyên truyền đôn đốc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách BHYT cho người lao động.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với BHXH tỉnh, các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các huyện, thị xã thành phố, các cơ quan liên quan, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chính sách, pháp luật BHYT tới các cấp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, nhân dân trong tỉnh.
8. Đài phát thanh truyền hình, Báo Điện Biên Phủ
Phối hợp với BHXH tỉnh, Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT, kịp thời đưa tin, bài các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt, phê phán những đơn vị, doanh nghiệp vi phạm.
9. Các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện đề án BHYT toàn dân giai đoạn 2015-2020
Tăng cường chỉ đạo công tác phối hợp với cơ quan BHXH và Y tế thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng tích cực tham gia BHYT đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu bao phủ BHYT hằng năm tại địa phương. Đưa mục tiêu, tỷ lệ bao phủ BHYT là một chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương triển khai đến tận xã phường, thị trấn. Triển khai thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các phòng ban chức năng thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT. Bình xét hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình, lập danh sách theo hộ gia đình chuyển cho cơ quan BHXH kịp thời để cấp phát, bán thẻ BHYT cho các đối tượng.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHYT theo đúng quy định của pháp luật.
- Định kỳ sáu tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế, BHXH tỉnh để theo dõi, tổng hợp.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện chỉ tiêu bao phủ Bảo hiểm y tế do Thủ tướng Chính phủ giao giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỈ TIÊU TỶ LỆ BAO PHỦ BẢO HIỂM Y TẾ GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 1944/KH-UBND ngày 5/7/2016 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT | Đơn vị | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||||||||||
Dân số Trung bình | Số có thẻ BHYT | Tỷ lệ bao phủ | Dân số Trung bình | Số có thẻ BHYT | Tỷ lệ bao phủ | Dân số Trung bình | Số có thẻ BHYT | Tỷ lệ bao phủ | Dân số Trung bình | Số có thẻ BHYT | Tỷ lệ bao phủ | Dân số Trung bình | Số có thẻ BHYT | Tỷ lệ bao phủ | Dân số Trung bình | Số có thẻ BHYT | Tỷ lệ bao phủ | ||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
I | Thành phố Điện Biên Phủ | 55 072 | 44 285 | 80% | 56 082 | 51 034 | 91% | 57 049 | 52 714 | 92% | 58 021 | 53 612 | 92% | 59 009 | 55 357 | 94% | 60 014 | 56 300 | 94% |
2 | Thị xã Mường Lay | 11 176 | 8 592 | 77% | 11 381 | 10 504 | 92% | 11 575 | 10 783 | 93% | 11 772 | 10 967 | 93% | 11 972 | 11 353 | 95% | 12 176 | 11 546 | 95% |
3 | Huyện Mường Nhé | 37 136 | 38 541 | 100% | 37 816 | 39 247 | 100% | 38 460 | 39 915 | 100% | 39 115 | 40 595 | 100% | 39 781 | 41 286 | 100% | 40 458 | 41 989 | 100% |
4 | Huyện Mường Chà | 43 051 | 43 872 | 100% | 43 840 | 44 676 | 100% | 44 587 | 45 437 | 100% | 45 346 | 46 210 | 100% | 46 118 | 46 997 | 100% | 46 903 | 47 797 | 100% |
5 | Huyện Tủa Chùa | 51 942 | 52 968 | 100% | 52 895 | 53 940 | 100% | 53 796 | 54 859 | 100% | 54 712 | 55 793 | 100% | 55 644 | 56 743 | 100% | 56 592 | 57 710 | 100% |
6 | Huyện Tuần Giáo | 80 327 | 84 185 | 100% | 81 797 | 85 726 | 100% | 83 190 | 87 186 | 100% | 84 607 | 88 671 | 100% | 86 048 | 90 181 | 100% | 87 513 | 91 716 | 100% |
7 | Huyện Điện Biên | 114 404 | 101 307 | 89% | 116 501 | 104 935 | 90% | 118 485 | 106 722 | 90% | 120 260 | 108 921 | 91% | 122 805 | 112 980 | 92% | 125 028 | 115 025 | 92% |
8 | Huyện Điện Biên Đông | 61 916 | 61 299 | 99% | 63 051 | 62 423 | 99% | 64 125 | 63 486 | 99% | 65 217 | 64 567 | 99% | 66 328 | 65 997 | 100% | 67 458 | 67 121 | 100% |
9 | Huyện Mường Ảng | 44 979 | 46 090 | 100% | 45 804 | 46 935 | 100% | 46 584 | 47 734 | 100% | 47 377 | 48 547 | 100% | 48 184 | 49 374 | 100% | 49 005 | 50 215 | 100% |
10 | Huyện Nậm Pồ | 47 375 | 47 238 | 100% | 48 244 | 48 104 | 100% | 49 066 | 48 924 | 100% | 49 902 | 49 758 | 100% | 50 752 | 50 606 | 100% | 51 616 | 51 468 | 100% |
| Cộng | 547 378 | 528 377 | 97% | 557 411 | 547 524 | 98,2% | 566 917 | 557 760 | 98,4% | 576 329 | 567 641 | 98,5% | 586 641 | 580 874 | 99,0% | 596 763 | 590 887 | 99,0% |
Ghi chú:
- Tỷ suất sinh thô: 24,3‰
- Tỷ suất chết thô: 7,27‰
- Chưa tính lực lượng vũ trang, công an nhân dân, thân nhân quân đội tham gia BHYT
- 1Quyết định 151/QĐ-UBND năm 2016 về giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND về giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hưng Yên
- 3Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2016 truyền thông về bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Bắc Kạn
- 4Quyết định 2186/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Sơn La
- 5Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2018 tiếp tục thực hiện Thông báo 150/TB-VPCP và 197/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang
- 1Luật bảo hiểm y tế 2008
- 2Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế
- 3Quyết định 1584/QĐ-TTg năm 2015 về giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 769/QĐ-UBND năm 2015 công bố liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã do tỉnh Điện Biên ban hành
- 5Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 151/QĐ-UBND năm 2016 về giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 7Nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND về giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hưng Yên
- 8Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2016 truyền thông về bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Bắc Kạn
- 9Quyết định 2186/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Sơn La
- 10Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2018 tiếp tục thực hiện Thông báo 150/TB-VPCP và 197/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang
Kế hoạch 1944/KH-UBND năm 2016 thực hiện chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế do Thủ tướng Chính phủ giao, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- Số hiệu: 1944/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/07/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lê Văn Quý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra