Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 193/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 18 tháng 05 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 85/QĐ-UBDT ngày 24 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt Kế hoạch “Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025”,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025 với các nội dung cụ thể như sau:
1. Nâng cao trách nhiệm của gia đình người dân tộc thiểu số về xây dựng gia đình hạnh phúc; xác định gia đình là môi trường quan trọng trong việc hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người và lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc; là nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc.
2. Góp phần giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Đẩy mạnh về tuyên truyền văn hóa truyền thống dân tộc, chú trọng giáo dục giá trị gia đình; xây dựng nhân cách con người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
4. Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi để các gia đình nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, tiếp cận các giá trị tốt đẹp của nền văn hóa, văn minh nhân loại và các thành tựu của khoa học công nghệ.
1. Mục tiêu chung
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho đồng bào dân tộc thiểu số về xây dựng gia đình hạnh phúc; thực hiện bình đẳng giới trong gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình: phòng, chống xâm hại trẻ em, đặc biệt xâm hại tình dục trẻ em; ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
2. Mục tiêu cụ thể
- 80% các địa phương có mô hình về truyền thông, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống, gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cơ sở.
- 85% nam, nữ thanh niên vùng dân tộc thiểu số trước khi kết hôn được tư vấn và khám sức khỏe; hiểu biết về hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và các kiến thức liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản; được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc.
- 90% các gia đình vùng dân tộc thiểu số và miền núi được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa dân tộc; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đặc biệt quan tâm hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số.
- 100% già làng, trưởng bản, người có uy tín ở các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống được phổ biến nội dung về giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới.
- Phấn đấu 100% Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025; quy ước, hương ước của cộng đồng dân tộc thiểu số và miền núi được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.
- Tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển gia đình vùng dân tộc thiểu số và miền núi; cơ quan công tác dân tộc địa phương tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển gia đình.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống, phòng ngừa tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ.
- Tuyên truyền các gương gia đình dân tộc thiểu số tiêu biểu về văn hóa gia đình, ứng xử chuẩn mực; trang bị, phổ biến kiến thức, kỹ năng để các gia đình chủ động phòng, chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội; kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
- Tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đặc biệt là các nội dung thuộc Dự án 6 đến Dự án 9.
- Xây dựng chương trình, Kế hoạch tuyên truyền hằng năm nhằm nâng cao nhận thức để xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình.
- Định kỳ hằng năm hướng dẫn, tổ chức chiến dịch truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), ngày gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình với nội dung thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm tạo sự lan tỏa, hiệu ứng xã hội mạnh mẽ tôn vinh giá trị gia đình.
- Nâng cao trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình; chung tay giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
- Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp, các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực gia đình, đặc biệt phòng, chống bạo lực gia đình.
- Lồng ghép và triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án: “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”; Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số 2015-2025”.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác gia đình các cấp, cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ xã, thôn, bản, già làng, trưởng bản, người có uy tín.
- Thực hiện tuyên truyền trên báo, tạp chí, Cổng thông tin điện tử và trên sóng phát thanh địa phương các nội dung về nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình và buôn bán phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số; ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Biên soạn, xây dựng tài liệu, lựa chọn nội dung phù hợp xuất bản sổ tay, cẩm nang về công tác gia đình, công tác bình đẳng giới và phòng, chống lực trên cơ sở giới; tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thiết kế băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình trên các trang thông tin điện tử, tại trụ sở cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, giá trị gia đình; phát huy vai trò của ông, bà, cha, mẹ trong giáo dục cho con cháu, tạo sự gắn kết, xây dựng nhân cách đạo đức, lối sống văn minh cho thế hệ trẻ thông qua sự phối hợp giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.
- Tổ chức tọa đàm, giao lưu, biểu dương, khen thưởng những tấm gương gia đình tiêu biểu, hạnh phúc.
1. Kinh phí thực hiện bao gồm: Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị; các chương trình, đề án liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; các nguồn hợp pháp khác.
2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, hằng năm các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị được giao chủ trì, triển khai thực hiện nhiệm vụ trong Kế hoạch này lập dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã cân đối, bố trí nguồn kinh phí của địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có liên quan hướng dẫn tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Kế hoạch.
- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch; định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định.
- Chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo sơ kết 05 năm, báo cáo tổng kết 10 năm gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chỉ đạo các cơ quan truyền thông thực hiện tuyên truyền trên báo, tạp chí, Cổng thông tin điện tử và trên kênh sóng phát thanh địa phương các nội dung về nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình và buôn bán phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số; ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Chỉ đạo các hoạt động nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; lồng ghép các hoạt động, loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình; xây dựng chương trình truyền thông vận động gia đình thực hiện chính sách dân số trong tình hình mới vào nội dung Dự án 7 tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chủ trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về thúc đẩy bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống xâm hại trẻ em, chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Căn cứ khả năng ngân sách và chế độ tài chính hiện hành, chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí hăng năm để thực hiện Kế hoạch.
Lồng ghép hướng dẫn, triển khai thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; khuyến khích sáng tác các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật chủ đề tôn vinh, phát huy giá trị gia đình; nêu cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; xây dựng phong trào văn hóa và thể dục thể thao ở cơ sở; thực hiện nếp sống văn minh vào nội dung Dự án 6 tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Lồng ghép các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em vào nội dung Dự án 8 tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tích cực tham gia triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số về vị trí, vai trò của gia đình và công tác xây dựng gia đình.
- Vận động, hỗ trợ cán bộ, hội viên thực hiện trách nhiệm vun đắp, gìn giữ giá trị truyền thông dân tộc tốt đẹp của gia đình.
9. UBND các huyện, thị xã có liên quan
Xây dựng Kế hoạch thực hiện giai đoạn và hằng năm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; chỉ đạo lồng ghép nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch vào các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025.
Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công tại mục V của Kế hoạch này chủ động triển khai tổ chức thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện (trước ngày 30/11) về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh) để được kịp thời xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Đồng Nai Đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025
- 5Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025 do tỉnh An Giang ban hành
- 1Quyết định 498/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Quyết định 1898/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2238/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 85/QĐ-UBDT năm 2022 phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 7Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 8Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 9Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 10Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Đồng Nai Đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025
- 11Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025 do tỉnh An Giang ban hành
Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 193/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/05/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/05/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra